Caùc bieän phaùp nhaèm taêng cöÔØNG


III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu



tải về 75 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2024
Kích75 Kb.
#57156
1   2   3   4
QuanHeNhaTruong&CSSX Unicode

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể thứ nhất là sinh viên các trường Cao Đẳng, Đại Học từ năm thứ ba trở lên. Khách thể thứ hai là nguồn lực về vốn liếng, trang thiết bị hiện đại cao cấp và nhất là môi trường làm việc chuyên nghiệp, những đề tài hay dự án mang đậm tính thời sự của các doanh nghiệp.
- Đối tượng nghiên cứu là chương trình giảng dạy, đào tạo trong nhà trường. Mở rộng ra là các chương trình ngoại khóa, thực tập của sinh viên, các chương trình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp vì mục tiêu lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng.


IV. Giả thuyết khoa học
- Xuất phát từ luận điểm huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho công cuộc giáo dục, đặc biệt là nguồn lực vô cùng to lớn từ các doanh nghiệp, chúng tôi tin rằng khi đã tạo được một mối quan hệ hỗ tương bền vững, lâu dài giữa nhà trường và doanh nghiệp, chắc chắn chất lượng đào tạo trong nhà trường sẽ được nâng cao lên một tầm cỡ mới; còn những hoạt động sản xuất sáng tạo của doanh nghiệp ở phía kia cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ. Hệ quả tất yếu là toàn xã hội, cộng đồng, khi hưởng thụ những lợi ích sinh ra từ mối quan hệ đó, sẽ tiến dần lên thịnh vượng, văn minh, hạnh phúc.
- Để thiết lập được mối quan hệ vừa nêu, cần có một công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện nhằm đề ra những biện pháp hữu hiệu để từng bước liên kết nhà trường với doanh nghiệp, và nhất thiết phải đặt trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.


V. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên giả thuyết khoa học ở trên và căn cứ vào khả năng chủ quan của nhà trường, cũng như căn cứ vào hiện thực khách quan của xã hội, chúng tôi xác định những nhiệm vụ phải hoàn thành trong công trình nghiên cứu này là:

  1. Khảo sát, phân tích thực trạng tình hình giảng dạy và học tập trong các trường Đại học, Cao đẳng trên qui mô vừa hoặc lớn.

  2. Khảo sát, phân tích thực trạng tình hình nhân sự, năng lực và phương hướng phát triển của các doanh nghiệp trong phạm vi vừa.

  3. Xác định những mối liên hệ chính cần có giữa nhà trường và doanh nghiệp.

  4. Tiến hành thực nghiệm trên qui mô nhỏ hoặc vừa, rút ra kết luận khoa học.

  5. Xây dựng những biện pháp cụ thể để từng bước tạo lập và củng cố các mối liên hệ chính giữa nhà trường và doanh nghiệp.

  6. Xây dựng những biện pháp tăng cường các mối liên hệ chính đồng thời phát triển các mối liên hệ thứ yếu khác.

  7. Thiết lập các qui chế, các tiêu chuẩn bổ sung để đánh giá, bình chọn, xếp hạng sinh viên.




tải về 75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương