Caùc bieän phaùp nhaèm taêng cöÔØNG



tải về 75 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2024
Kích75 Kb.
#57156
  1   2   3   4
QuanHeNhaTruong&CSSX Unicode




BÀI THU HOẠCH


Học viên LÂM VĨNH LONG – Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng
Lớp PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÀO DỤC (từ 01/03/2006 đến 05/04/2006)
__________________________________________________________________________________________


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG


MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG & DOANH NGHIỆP

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội hiện nay là các biện pháp cải cách giáo dục và các kết quả cũng như hệ lụy do chúng mang lại. Các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cũng có nhiều ưu tiên cho ngành giáo dục nói chung. Tất cả đều nhắm tới mục tiêu đào tạo ra những công dân trẻ, khỏe, giàu năng lực chuyên môn, có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. Đó sẽ là động lực mạnh mẽ giúp dân ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đưa nước ta đuổi kịp các nước tiên tiến khác trên toàn thế giới.


Trong bối cảnh đó, chúng tôi nghĩ rằng việc huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho giáo dục là một việc làm không thể thiếu để tăng cường sinh lực cho ngành giáo dục, góp phần cùng nhà nước xây dựng một nền giáo dục hiện đại và hiệu quả.
Một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để gắn kết chặt chẽ nhà trường với doanh nghiệp, tăng cường tính hai chiều của mối quan hệ này để cho đôi bên cùng lợi, gắn bó hữu cơ cùng nhau, bổ sung cho nhau những khiếm khuyết; làm thế nào để những sản phẩm sinh ra từ mối quan hệ này/ người lao động có tri thức và các giá trị vật chất, tinh thần/ đều là “Hàng chánh phẩm”.


I. Sinh viên tốt nghiệp Đại học không tìm được việc làm phù hợp – Doanh nghiệp không tuyển dụng được người lao động đủ trình độ
- Dễ dàng nhận thấy xã hội chúng ta vẫn đang tồn tại mâu thuẫn trên một cách dai dẳng và rộng khắp.
- Hiện nay, phần lớn sinh viên đang học “chay”, giảng viên đang dạy “chay” trong các trường Đại học và Cao đẳng. Kiến thức sách vở, từ chương được nhồi nhét đầy đầu nhưng sinh viên ít có cơ hội vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Sinh viên một số ngành học thiếu điều kiện cơ sở vật chất (xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính …) để thực hành, kiểm nghiệm lý thuyết. Sinh viên một số ngành khác hầu như không có cơ hội cọ xát thực tế, không được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, không được đối mặt với những vấn đề thời sự nóng bỏng phải suy nghĩ , không có lớp đàn anh, đàn chú trong nghề để học hỏi kinh nghiệm, không có những “đơn đặt hàng” hoặc “nhiệm vụ được giao” thật sự nghiêm túc, cấp bách, hay những cơ hội thử thách theo kiểu “Thành công hay là chết”…. Do đó sau khi tốt nghiệp, kỹ năng làm việc hầu như chỉ là con số O. Khi bắt đầu được tiếp xúc với thực tế, các sinh viên vừa tốt nghiệp thường rất lúng túng, thiếu tự tin, không hoàn thành tốt được các công việc – có vẻ như hoàn toàn xa lạ với sách vở – và rồi họ đánh mất luôn cơ hội làm việc, cơ hội tiến thân. Một số khác, may mắn hơn, rơi vào những môi trường làm việc ít khắc nghiệt hơn, bình lặng hơn, cũng đã phải mất rất nhiều thời gian, có khi là đôi ba năm hoặc thậm chí hơn nữa, trong những cương vị mờ nhạt, phải làm những công việc nhàm chán hay là trái với chuyên môn, dần dà họ trở nên trì trệ và cũng thui chột dần cái nhiệt huyết của tuổi trẻ, cái hăm hở của người đi chinh phục cuộc sống.
- Ở một phía khác, các doanh nghiệp thường luôn phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân lực đủ năng lực làm việc, có kiến thức chuyên môn phù hợp, có chút ít kinh nghiệm tối thiểu cho các công việc của mình. Trong điều kiện kinh doanh bình thường, doanh nghiệp vốn đã luôn rất cần nguồn bổ sung nhân sự khi mà các nhân viên kỳ cựu, lành nghề, giàu kinh nghiệm thường hay nhấp nhổm trong vị trí của mình, nhắm nhe những vị trí cao hơn, thu nhập hậu hĩ hơn, không còn màng đến vị trí cũ, công việc cũ nữa. Thêm vào đó, quá trình cạnh tranh gay gắt không ngưng nghỉ giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng gây nên một làn sóng dịch chuyển lao động, dù âm thầm nhưng vô cùng mạnh mẽ, người giỏi việc luôn có khuynh hướng tìm đến những doanh nghiệp lớn và giàu có hơn làm cho doanh nghiệp nhỏ luôn trong nguy cơ thiếu thốn nhân lực. Ngoài ra, khi doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh sản xuất thì bài toán về nhân sự cũng là một bài toán hóc búa dành cho nhà tuyển dụng. Trong thực tế, sinh viên vừa ra trường, nếu được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp, phần lớn đều chỉ được phân công, bố trí vào những vị trí phụ, ít quan trọng, làm những công việc linh tinh lặt vặt hoặc không đúng với chuyên môn đã được đào tạo trong nhà trường. Không sử dụng được nguồn nhân lực này hoặc sử dụng không hiệu quả, hoạt động của các doanh nghiệp khó thể đạt được những thành quả mong muốn.
- Đưa ra vấn đề trên, chúng tôi mong muốn làm rõ nét hơn mâu thuẫn giữa cung và cầu: một bên là nhà trường cung cấp nhân lực cho các hoạt động sản xuất hay sáng tạo của doanh nghiệp, còn bên kia là doanh nghiệp luôn có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực đó vào hoạt động của mình,để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Giải quyết mối mâu thuẫn này là việc làm rất cấp thiết đối với sự phát triển của quốc gia. Tìm được cách nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy theo hướng liên kết chặt chẽ nhà trường với doanh nghiệp, cũng là tìm ra biện pháp làm cho cuộc sống dân ta ngày càng no ấm, văn hóa ta ngày càng đẹp đẽ, đất nước ta ngày càng vững mạnh về mọi mặt, dù là biện pháp gián tiếp, nhưng lại rất căn cơ.


II. Làm sao để sinh viên vừa bước ra từ nhà trường đã có được tư thế sẵn sàng tiếp nhận công việc – Làm sao để doanh nghiệp luôn có một lực lượng lao động dự bị giàu năng lực, nắm vững tri thức và tràn đây nhiệt tâm ?
Nghiên cứu và đề xuất những biện pháp khả thi nhằm mục đích gắn kết chặt chẽ nhà trường với doanh nghiệp. Một mặt bổ sung cho kiến thức từ chương trong nhà trường những kinh nghiệm thực tiễn hết sức sinh động và đa dạng, giúp sinh viên trang bị thêm những kỹ năng làm việc từ những trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình. Mặt khác hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nhân tài, theo dõi người lao động tương lai của mình suốt trong những năm còn miệt mài học tập để có sự cân nhắc, dự kiến, lập kế hoạch nhân sự “ từ xa” và trên cơ sở đó có thể hoạch định trước phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.



tải về 75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương