Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG


Hình 3 - Chi tiết thiết kế quầy sạp



tải về 303.86 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích303.86 Kb.
#19255
1   2   3

Hình 3 - Chi tiết thiết kế quầy sạp




a) Chủ hàng đứng bên trong quầy để giao dịch với khách


b) Chủ hàng đứng cùng vị trí khách hàng


c) Kiểu bố trí quầy sạp để khách hàng có thể tự do lựa chọn




  1. 7.2.6. Với ngành hàng tươi sống, do đặc tính của của hàng không thể lưu chứa lâu ngày (hoặc chỉ trong ngày) đồng thời để cải thiện sự thông thoáng, dễ dàng vệ sinh cọ rửa… nên thường không ngăn chia cứng mà theo hình thức ngăn chia thoáng là chủ yếu. Ranh giới giữa các chủ hàng thường bằng quầy, bàn, tủ kệ, giá và có thể là vách ngăn lửng (ở các chợ có điều kiện, các vách ngăn lửng làm bằng kính, tạo được hiệu quả thông thoáng và sang trọng).

7.6.3. Đối với khu vực bố trí ngành hàng tươi sống cần có khu giết mổ gia cầm tập trung hoặc sơ chế thực phẩm tươi sống. Phải có hệ thống thu gom rác thải và xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực
7.3. Không gian giao thông mua hàng của khách.

  1. 7.3.1. Không gian giao thông mua hàng của khách là không gian đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng của khách. Tuỳ theo mặt bằng cụ thể để tổ chức hệ thống giao thông cho khách thuận tiện đi lại, tiếp cận với các lô quầy.



  2. 7.3.2. Các tuyến giao thông trong chợ được phân thành 2 loại, giao thông chính (lối đi chính) có chiều rộng không nhỏ hơn 3,6m, và giao thông phụ (lối đi phụ) có chiều rộng không nhỏ hơn 2,4m. Khoảng cách giữa 2 lối đi chính không lớn hơn 20m theo cả 2 phương dọc và ngang (xem hình 4 và hình 5).



Hình 4 - Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ






Hình 5 - Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ



  1. 7.3.3. Trong trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng ghép nhiều điểm kinh doanh để hình thành cụm bán hàng, có bố trí lô quầy cho khách vào bên trong thì chiều rộng lối đi trong cụm bán hàng phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 5.


Bảng 5 - Chiều rộng lối đi giữa các dãy quầy

  1. STT

  1. Vị trí lối đi

  1. Chiều rộng lối đi (m)

  1. 1

  1. Lối đi giữa 2 dãy quầy > 10m

  1. 2,4

  1. 2

  1. Lối đi giữa 2 dãy quầy ≥ 5m

  1. 1,8

  1. 3

  1. Lối đi giữa 2 dãy quầy < 5m

  1. 1,2

  1. 7.3.4. Tỷ lệ diện tích giao thông không nên nhỏ hơn 50% diện tích kinh doanh (không kể diện tích giao thông bên trong cụm bán hàng như quy định tại điều 7.3.3).

  2. 7.3.5. Các lối đi chính ở tầng 1 cần liên hệ trực tiếp với các cửa ra vào nhà chợ chính. Từ tầng 2 trở lên, các lối đi chính phải liên hệ trực tiếp được với các thang bộ và thang thoát hiểm của công trình.

  3. 7.3.6. Các quy định về lối thoát hiểm và thang thoát hiểm phải tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy TCVN 2622 : 1995 và TCVN 6161 : 1996, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát theo quy định trong bảng 6.


Bảng 6: Khoảng cách xa nhất đến cửa (hay thang) thoát hiểm gần nhất

Chợ

Cấp công trình

Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát (≤m)

Chiều dài lối thoát cụt (≤m)

Loại 1

1

40

25

2

30

15

Loại 2

2

30

15

3

25

12

Loại 3

3

25

12

4

20

10



  1. 7.3.7. Trên một sàn tầng chợ nên hạn chế tối đa thay đổi cốt cao độ. Trong trường hợp phải liên hệ giữa các cốt cao độ hoặc tầng nhà khác nhau cần thiết kế đường dốc để vận chuyển hàng hoá cũng như đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

  2. 7.3.8. Thiết kế giao thông trong chợ phải chú ý đến điều kiện đi lại cho người tàn tật có thể tiếp cận được mọi quầy hàng và dịch vụ ở các tầng. Giải pháp thiết kế phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264 : 2002 – “Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”.

  3. 7.3.9. Lối ra, vào và cầu thang nội bộ cho cán bộ, nhân viên nên thiết kế để khi cần có thể sử dụng làm lối thoát nạn cho khách hàng ở khu vực diện tích kinh doanh.

  4. 7.3.10. Hệ thống giao thông và thoát hiểm phải có biển báo để chỉ dẫn cho cả người bình thường và người tàn tật cùng sử dụng.



  5. 7.4. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ.

  6. 7.4.1. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ bao gồm các phòng làm việc theo tính chất hành chính. Tuỳ theo quy mô và tính chất của chợ, bộ phận này có thể được bố trí trong nhà chợ chính hoặc bên ngoài, có thể hợp khối với các hạng mục khác trong khu chợ.

  7. Chú thích: Trường hợp các chợ có quy mô nhỏ thì tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà một ban quản lý có thể điều hành nhiều chợ nhỏ.



  8. 7.4.2. Tiêu chuẩn diện tích cho bộ phận Ban quản lý chợ đối với các phòng làm việc được xác định theo tiêu chuẩn nhà làm việc. Quy mô diện tích của Ban quản lý chợ căn cứ vào số người làm việc. Diện tích sàn của Ban quản lý chợ được xác định bằng khoảng 3% tổng diện tích sàn chợ (không bao gồm trường hợp chợ có thiết kế diện tích văn phòng cho thuê).



  9. 7.4.3. Đối với các chợ có quy mô lớn, có thể bố trí một phòng họp. Số chỗ của phòng họp được xác định trong khoảng từ 5%-10% số hộ kinh doanh tại chợ, hoặc diện tích phòng họp được xác định theo tiêu chuẩn ≤ 0,1m2/ĐKD.



  10. 7.5. Không gian kinh doanh dịch vụ.

  11. 7.5.1. Quy mô và tính chất của loại hình kinh doanh dịch vụ thường không xác định mà tuỳ thuộc vào điều kiện của từng chợ. Chợ có quy mô lớn thì chức năng này càng nhiều và đa dạng.

  12. 7.5.2. Cửa hàng ăn uống – giải khát: ngành hàng này thường được bố trí ở một khu vực riêng đối với chợ có quy mô nhỏ. Đối với chợ có quy mô lớn, có thể bố trí ở nhiều khu vực. Khi thiết kế cần tránh những ảnh hưởng về hơi, khói, mùi… tới các ngành hàng kinh doanh khác.

  13. 7.5.3. Phòng trông giữ đồ: được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp.

  14. 7.5.4. Phòng trông giữ trẻ: được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp. Nơi trông giữ trẻ cần bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, có bố trí đồ chơi cho các cháu.

  15. 7.5.5. Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình: thường được bố trí ở một khu vực riêng. Quy mô và số lượng loại hình dịch vụ này được xác định theo nhu cầu thực tế. Nên bố trí ở các điểm kinh doanh phía ngoài để dễ tiếp cận.

  16. 7.5.6. Khu vui chơi giải trí: không gian của các chức năng này thường được xác định ở những vị trí chuyển tiếp chức năng, ở khu vực sảnh, khu trung tâm hay các khoảng giãn cách cần thiết. Các loại hình dịch vụ này tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng loại chợ để xác định quy mô diện tích và vị trí trong nhà hay ngoài trời cho phù hợp.

  17. 7.5.7. Các dịch vụ khác: Tuỳ theo nhu cầu và mức độ tiện nghi của từng dự án chợ có thể bổ sung thêm một số dịch vụ khác như bộ phận cung cấp thông tin thương mại, tín dụng – ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông...



  18. 7.6. Không gian chức năng phụ trợ.

  19. 7.6.1. Khu vệ sinh: cần được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, có vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người tàn tật có thể tiếp cận sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh lân cận. Phải ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho các khu vệ sinh trong chợ.

  20. Chú thích: - Tiêu chuẩn sử dụng thiết bị vệ sinh được quy định trong bảng 7.

  21. - Số lượng người để tính toán quy mô khu vệ sinh bao gồm số chủ

  22. hàng và khách hàng có mặt ở chợ tại một thời điểm.

  23. - Số chủ hàng được lấy trung bình 1người /hộ kinh doanh, số khách

  24. hàng áp dụng như cách tính ở điều 6.7.4 của tiêu chuẩn này.

  25. 7.6.2. Kho: Thường có 2 loại cơ bản (kho chứa hàng thông thường và kho lạnh) để phục vụ cho các chủ hàng kinh doanh tại chợ thuê diện tích, theo nhu cầu gửi hàng dài hoặc ngắn hạn. Khi thiết kế cần điều tra khảo sát thực tế, tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng chợ để xác định quy mô nhu cầu cho thích hợp. Kho thường bố trí thành một nhà riêng hoặc ở tầng hầm, phải chú ý tới điều kiện giao thông vận chuyển hàng hoá, thông thoáng và PCCC.

  26. 7.6.3. Khu để xe: Thường được bố trí ở ngoài trời hoặc có nhà riêng. Đối với nhà chợ chính thì vị trí thích hợp là tầng hầm. Khi thiết kế để xe trong tầng hầm nên có 2 cửa đường dốc và đặt cách xa nhau, không nên nhỏ hơn 25m để bảo đảm an toàn và tránh gây ùn tắc. Xác định quy mô diện tích khu để xe xem điều 6.7.4 của tiêu chuẩn này.



  27. 7.6.4. Nhà thường trực, bảo vệ thường bố trí ở khu cổng ra vào, vị trí dễ quan sát các hoạt động trong chợ và đảm bảo tiếp ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra. Trong nhà chợ chính thường không bố trí cụ thể các phòng này.

  28. 7.6.5. Không gian tín ngưỡng nên bố trí ở ngoài nhà chợ chính, ở một vị trí thích hợp trong khuôn viên của chợ. Nếu phải bố trí trong nhà chợ chính, chỉ nên bố trí ở tầng 1 và có cửa ra vào độc lập quay ra phía ngoài. Tường ngăn và trần phải bảo đảm chống cháy không ảnh hưởng đến không gian bên trong nhà chợ.

  29. 7.6.6. Nơi thu gom rác, xử lý rác: được bố trí ở ngoài nhà chợ chính. Trường hợp phải hợp khối trong nhà chợ chính cần được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh, không ảnh hưởng đến các diện tích kinh doanh xung quanh, thuận tiện cho giao thông vận chuyển rác hàng ngày. Diện tích nơi chứa rác phải tính đến việc áp dụng công nghệ xử lý rác sơ bộ trước khi vận chuyển đi.



  30. 7.7. Không gian chức năng kỹ thuật công trình.

  31. 7.7.1. Không gian chức năng kỹ thuậtcông trình bao gồm: Phòng chứa các thiết bị và phòng quản lý điều hành hệ thống kỹ thuật. Diện tích các phòng chứa thiết bị được xác định cụ thể tuỳ theo công suất tính toán và công nghệ của từng loại thiết bị.

  32. 7.7.2. Các phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, thông gió, điều hoà không khí, PCCC… là các phòng trực, quản lý theo dõi và điều khiển thiết bị. Cần có cửa ra vào độc lập, bố trí ở các vị trí thuận lợi để dễ dàng vận hành hệ thống thường ngày cũng như khi có sự cố. của chợ.

  33. 7.7.3. Vị trí không gian chức năng kỹ thuật tuỳ theo từng loại thiết bị có thể bố trí ở một nhà riêng hoặc trong nhà chợ chính, trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn và ít ảnh hưởng đến diện tích kinh doanh



7.8. Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính.

Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính được quy định trong bảng 7.



Bảng 7: Chỉ tiêu diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính

TT

Loại không gian

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Ghi chú

1

Các điểm kinh doanh của chủ hàng

ĐKD

3 m2

Theo quy mô chợ (số ĐKD)

2

Diện tích giao thông mua hàng của khách



% Diện tích kinh doanh trong nhà

≥ 50

3

Bộ phận làm việc hành chính

  1. Phòng làm việc của trưởng - phó BQL.

m2/phòng

12 – 18

Số lượng xác định theo quy mô chợ

  1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

m2/phòng

10 – 12

  1. Phòng tiếp khách

m2/phòng

12 – 18

  1. Phòng họp

m2/ĐKD

≤ 0,1

1 phòng

  1. Phòng thông tin điều hành

m2/phòng

10 – 12

1 phòng

  1. Phòng quản lý kỹ thuật công trình

m2/phòng

10 -12

1 phòng

  1. Phòng y tế

m2/phòng

10 – 12

1 phòng

  1. Phòng công an, thuế vụ

m2/phòng

12 – 18

Thích hợp với các chợ có quy mô lớn

  1. Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

m2/phòng

12 – 18

  1. Phòng quản lý chất lượng hàng hoá

m2/phòng

10 -12



4

Bộ phận kinh doanh dịch vụ

  1. Cửa hàng ăn uống, giải khát

m2

Không quy định

Tuỳ theo điều kiện thực tế

  1. Khu vui chơi giải trí

m2

  1. Khu dịch vụ tắm rửa, giặt là công cộng

m2

  1. Phòng trông giữ trẻ

m2

≥ 12

  1. Phòng trông giữ đồ

m2

≥ 12

  1. Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình

m2

≥ 6

  1. Thông tin thương mại

m2

Không quy định

  1. Quảng cáo

m2

  1. Ngân hàng - Tín dụng

m2

  1. Bưu chính viễn thông

m2

5

Bộ phận chức năng phụ trợ

  1. Khu vệ sinh

500 người

1xí, 1 rửa

Nên tính tỉ lệ nữ > nam

100 người

1 tiểu

  1. Kho chứa hàng

m2/ĐKD

≤ 0,3

Tuỳ theo tính chất chợ

  1. Nhà trực bảo vệ

m2/phòng

6 – 9

Số lượng tuỳ thuộc vào quy mô chợ

  1. Không gian tín ngưỡng

m2

≥ 6

Tuỳ thực tế địa phương




6

Bộ phận chức năng kỹ thuật công trình

  1. Trạm biến áp và trạm máy phát điện dự phòng

m2

Không quy định

Tuỳ theo công suất tính toán và giải pháp công nghệ

  1. Trạm bơm nước

m2

  1. Phòng kỹ thuật điện, nước

m2

  1. Phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí

m2

  1. Phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, PCCC.

m2


7.9. Yêu cầu về giải pháp thiết kế kết cấu và kiến trúc nhà chợ chính.

  1. 7.9.1. Giải pháp thiết kế kết cấu cho nhà chợ chính phải được tính toán tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và tiêu chuẩn tải trọng và tác động hiện hành .

  2. 7.9.2. Tải trọng phân bố đều trên mặt sàn nhà chợ chính được tính toán với tải trọng tiêu chuẩn toàn phần là 500kg/m2.

  3. 7.9.3. Căn cứ vào số tầng nhà chợ chính để xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng (hệ khung, sườn chịu lực: tường, cột, dầm, sàn, kết cấu sườn mái). Hệ kết cấu công trình nhà chợ chính được phân thành 2 loại:

  • Nhà chợ chính 1 tầng.

  • Nhà chợ chính lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng.

  1. Kết cấu và sử dụng vật liệu áp dụng theo bảng 8.



Bảng 8 - Phân loại hệ kết cấu chịu lực nhà chợ chính

Hệ kết cấu chịu lực

1 tầng

Lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng

Tường, cột chịu lực

Gạch, BTCT, thép

BTCT

Dầm

BTCT, thép

BTCT, thép

Dầm đỡ sàn




BTCT

Sàn




BTCT

Kết cấu sườn mái

BTCT, thép

BTCT, thép

Chú thích: Đối với chợ lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng, nếu giải pháp kết cấu cột, dầm đỡ sàn bằng thép, phải được cơ quan phê duyệt xem xét trường hợp cụ thể.



7.9.4. Kết cấu khung bê tông cốt thép cần có cấu tạo kháng chấn. Đối với tường xây có cửa lớn cần có khung bao quanh bằng bê tông cốt thép. Các cầu thang bộ chính nên đổ bê tông cốt thép liền cả bậc thang.

  1. 7.9.5. Hệ lưới cột cần chú ý tới khả năng thích ứng trong tương lai khi có nhu cầu nâng cấp chợ và chuyển đổi chức năng. Trường hợp chợ có tầng hầm dùng làm ga-ra để xe, không nên chọn lưới cột nhỏ hơn lưới 8m x 8m.




  1. 7.9.6. Khi xác định chiều cao chợ cần chú ý tới các yếu tố như chỉ tiêu khối tích, độ thông thoáng, tiếng ồn và hệ thống chiếu sáng tự nhiên của chợ:

  1. Nhà chợ chính 1 tầng mái tôn:

  • Khẩu độ lớn hơn hoặc bằng 12m: Chiều cao lớn hơn hoặc bằng 6m;

  • Khẩu độ nhỏ hơn 12m: Chiều cao lớn hơn hoặc bằng 4,5m;

  1. Nhà chợ chính từ 2 tầng trở lên:

  • Đối với các tầng diện tích kinh doanh (ngoại trừ tầng trên cùng có mái dốc): Chiều cao từ sàn đến sàn lớn hơn hoặc bằng 4,5m;

  • Đối với tầng trên cùng có mái dốc: Chiều cao xác định theo các quy định tại mục a điều này.

  1. 7.9.7. Khi thiết kế kiến trúc chợ có khẩu độ lớn hoặc nhiều nhịp có các cạnh mặt bằng lớn trên 60m cần phải chú ý tới khả năng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho chợ. Trong trường hợp này phải khai thác triệt để chiếu sáng cửa bên hoặc tạo giếng trời hay cửa mái ở khu vực giữa.

Chú thích : Diện tích cửa thoáng thông gió không nên nhỏ hơn 20% tổng diện tích cửa lấy sáng.
7.9.8. Chiếu sáng tự nhiên qua hệ thống cửa của chợ cần tránh các luồng ánh sáng trực tiếp vào khu vực các điểm kinh doanh của chủ hàng. Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên phải tuân theo các quy định trong TCXD 29 : 1991 "Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế".
Каталог: Resources -> Documents -> 2013
2013 -> 20 tcn 25 – 1991 ĐẶT ĐƯỜng dẫN ĐIỆn trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
2013 -> 20 tcn 27-91 ĐẶt thiết bị trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
2013 -> Tcn 58 – 1997 phòng cháy chữa cháy chợ VÀ trung tâm thưƠng mạI, YÊu cầu an toàn trong khai tháC
Documents -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
2013 -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
Documents -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
Documents -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc
Documents -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 303.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương