Óc Sáng Suốt



tải về 0.54 Mb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2022
Kích0.54 Mb.
#51757
Webhoctap.net oc-sang-suot - Copy




Óc sáng suốt

Thu Giang

Nguyễn Duy Cần

e-bookprc.blogspot.com

Kho Ebook Prc “Chuẩn” nhất

Phần lớn nhất trong các tai họa của nhân loại đều do cái sổ khổng lồ của

những khối óc sai ngoa, trong nhóm trí thức cũng như trong đám quần chúng.

La plus grande partie des malheurs de l’humanité vient du nombre énorme

d’esprits faux, dans l’élite comme dans la foule

A.FAVRE


Tiểu dẫn

Người xưa có nói : Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó

là chân hạnh phúc của con người.

Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không

thể  bàn  đến  hạnh  phúc  được.  Vả  lại,  có  được  một  thân  thể  tráng  kiện  mà

không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ? Đối với con

người mà có một điều kiện vật chất thôi, không đủ.

Có một định luật về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là : bất kí một cơ

quan nào thiếu tập luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta

cũng là một cơ quan như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái

công lệ tự nhiên ấy. Nếu không tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày

rồi nó cũng sẽ thành phế vật không sai.

Nhưng bảo rằng không hoạt động có quá đáng không ? Vậy chớ ai là người

không tư tưởng, không phán đoán ? Vậy chớ hằng ngày ta không thấy họ bàn

bạc cãi lẫy nhau đến đánh đập nhau, tương tàn tướng sát nhau sao ? Có lẽ họ

tư tưởng nhiều hơn họ ăn, ngủ, thở, hát…nữa kia. Thế mà bảo khối óc họ thiếu

hoạt động là nghĩa lý gì ? Không. Muôn vàn lần không. Nào ai dám bảo là họ

không tư tưởng. Nhưng có điều là họ tư tưởng theo kẻ khác, họ tư tưởng theo

giai cấp họ, họ tư tưởng theo sách vở, theo báo chí, theo radio, theo đảng phái

hay theo tôn giáo họ. Họ đâu có tư tưởng. Hiện thời thuật nhổi sọ đã đến một

trình độ cực kỳ tinh vi, người ta chỉ còn là một bộ máy mặc tình ai sai-sử dụng

cách  nào  cũng  được.  Cái  hiểm  tượng  há  không  phải  là  một  ác  mộng  cho  cả

thảy chúng ta ngày nay sao ?



Nếu  ta  nhận  cho  cái  định  nghĩa  về  con  người  của  Pascal  là  đúng  (Tất  cả

phẩm giá con người là nơi tư tưởng) , thì để cho khối óc ta thành phế vật hay

không săn sóc đến sự huấn luyện nó là một việc hết sức ô nhục cho cái nhân

phẩm mình.

Có được một khổi óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ

địa  vị  ưu  thắng  trên  trường  đời,  luôn  cả  cái  phẩm  cách  con  người  của  mình.

Thật vậy, một kẻ mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không

làm nên trò trống gì nếu không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi

kẻ khác họ dìu dắt nâng đỡ cho.

Cũng là « đầu đen máu đỏ » như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào kẻ khác họ «

nâng niu ẵm bế » mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng có đủ điều

kiện tinh thần vật chất như họ ? Vậy, tập luyện cho mình có một khối óc sáng

suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy mạng vận của mình đầu phải chỉ để mưu

hạnh phúc cho mình mà thôi đâu, mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của mình

nữa.

*

* *



Giờ muốn có được một khối óc sáng suốt, ta phải làm thế nào ?

Có  thể  trông  cậy  nơi  giáo  dục  ở  nhà  trường  không  ?  Chắc  chắn  là  không

thể  hoàn  toàn  trông  cậy  nới  đó  được.  Có  nhiều  duyên  cớ  mà  có  lẽ  duyên  cớ

nầy là quan trọng nhứt : chương trình quá nặng nề mà thời gian để tiêu hóa rất

ngắn ngủi. Trong ba bốn năm mà bắt đầu óc phải chứa đựng không biết bao

nhiêu điều mà có lẽ suốt đời ta, nếu thật thông minh, cũng không đủ để tiêu

hóa.  Ta  nên  nhớ  :  một  sự  hiểu  biết  gì  mà  không  phải  tự  mình  tìm  ra,  không

phải là hiểu biết. Huống chi, bắt người ta phải thâu nhận những điều người ta

chưa muốn thâu nhận để thi cử thì cái biết ấy hoàn toàn không ích lợi gì cho

khối  óc  thông  minh  của  mình  cả.  Đó  chẳng  qua  là  một  sự  nhồi  sọ  mà  thôi.

Những  cấp  bằng  ấy  là  những  cấp  bằng  trí  nhớ,  một  lối  trí  nhớ  cơ  giới

(mémoire  mécanique)  không  thể  hoàn  toàn  đảm  bảo  sự  thông  minh  trí  thức

của họ được như có nhiều người lầm tưởng. Phần đông những kẻ có cấp bằng

trung học hay đại học mà làm nên một kỳ công đại nghiệp gì đều nhờ cái học

tiếp tục của họ sau khi ra trường. Những thí sinh qua khỏi cuộc thi rồi, không

bao  lâu  họ  sẽ  trả  lại  nhà  trường  cả  và  chỉ  giữ  lại  một  ít  hiểu  biết  vụn  vặt,

những cái hiểu biết ngoài da hết sức dở dang, chỉ đủ làm một phận sự thơ lại

trong các công sở mà phận sự không cần đến thông minh, chỉ biết cúi đầu làm

theo những gì mà bề trên đã sẵn sàng vạch trước. Một anh tú tài vừa tách ghế

nhà trường có thể có một cái biết của một nhà thông thái, nhưng mà là một thứ




biết không ra hồn : cái gì cũng biết mà không có một thứ gì thật biết. Phải nói :

người ta « ăn nhiều quá », nhưng « chưa kịp tiêu ». Vấn đề văn hóa là một vấn

đề thời gian. Bỏ thời gian thì công trình văn hóa phải dở dang hư hỏng cũng

như phải có thời gian hoa mới có thể nở, trái mới có thể chín, cây mới có thể

mọc… vậy. Bởi thế nói đến công trình văn hóa ở nhà trường thật khó mà trông

mong một cách ổn thỏa được.

Những phương pháp giáo dục ở nhà trường, đứng về phương diện trí dục

đành là khuyết điểm rồi, nhưng về phương diện đức dục và cách thức cư xử ở

đời thì hoàn toàn lại càng khuyết điểm hơn nữa. Thanh niên ra đời, sau khi rời

bỏ nhà trường, thật bỡ ngỡ lạ thường… Bởi vậy, như tôi đã nói ở trên, phần

nhiều những kẻ lập nên kỳ công đại nghiệp gì ở đời đều nhờ nơi công phu tự

học cả. Muốn được thế họ phải trải qua không biết bao nhiêu gian lao khổ cực

để tìm lấy cho mình một lề lối, một kỷ luật để tự dìu dắt trên con đường tu tập.

Nhưng tiếc thay, đâu phải hojluoon luôn đều được may mắn cả đâu : một phần

đông  vì  thiếu  thời  giờ  bởi  vấn  đề  sinh  kế  mà  phải  «  bán  đồ  nhi  phế  »,  hoặc

thiếu tài liệu vì thời cuộc mà phải đành buông trôi ý chí của mình…

Quyển sách nầy viết ra đây là vì những bạn trẻ ấy.

Đây là tinh hoa của rất nhiều bộ sách về phép huấn luyện trí não của các

bực vĩ nhân hiền triết đông-tây mà tôi đã đọc qua và tóm tắt cho các bạn, luôn

cả những kinh nghiệm của tôi trong thời gian tự học… Cốt cầu được đơn giản

và rõ ràng, bao giờ tôi cũng nhắm về thực tiễn hơn là lý thuyết suông.

*

* *



Người ta thường dung cái danh từ « đa văn quảng kiến » để chỉ những bực

tài hoa xuất thế đâu phải là không có lý do. Nhãn quan và thính quan là nguồn

gốc  của  một  phần  rất  lớn  trong  sự  hiểu  biết  của  ta.  Kẻ  nào  khéo  điêu  luyện

giác  quan  thì  kinh  nghiệm  của  họ  về  việc  đời  càng  thêm  phong  phú  và  sâu

rộng.  Trái  lại  có  nhiều  kẻ  đi  trên  đường  đời  như  người  mơ  ngủ  :  họ  có  mắt

nhưng không biết xem, họ có tai nhưng không biết nghe… Những người như

thế chắc chắn khối óc họ luôn luôn lù mù, tinh thần họ luôn luôn tăm tối có

khác nào kẻ đui người điếc đâu.

Nhưng  quan  sát  mà  được  tinh  vi  đúng  đắn  là  nhờ  khéo  biết  tập  trung  tư

tưởng.  Thiếu  tập  trung  tinh  thần  thì  các  quan  năng  đặc  biệt  như  trí  nhơ,  trí

phán đoán hay suy luận đều không thể phát triển được. Trong phép điêu luyện

tinh thần, phải lấy nó làm gốc. Bởi vậy, trong quyển nầy tôi đã phải dành cho

nó và thuật quan sát một địa vị tương đương và quan trọng nhất.



Trong khi quan sát, ta còn phải để ý đặc biệt về yếu tố này: trí tưởng tượng.

Sỡ dĩ trong khi quan sát mà thường bị sai lầm là vì nhận xét không tinh và vì

óc tưởng tượng quá mạnh nhưng không qui củ. Trong khi quan sát không gì

nguy bằng để cho trí tưởng tượng chen vào, nó thường làm cho ta thấy sự vật,

không phải y như sự vật ấy đã xảy ra, mà là theo ý của ta muốn cho sự vật ấy

phải xảy ra như thế nào. Trái lại, nếu biết huấn luyện nó cho có qui củ thì trí

tưởng  tượng  sẽ  là  một  lợi  khí  giúp  ta  tìm  chân  lý  một  cách  hết  sức  đắc  lực.

Những bực thông thái đã phát minh được những gì đều nhờ biết dùng trí tưởng

tượng  tạo  ức  thuyết  để  dẫn  đường  trong  con  đường  tìm  chân  lý.  Thiếu  trí

tưởng tượng, là thiếu một cơ năng quí báu nhứt của tinh thần. Nó là tinh lực

của  tư  tưởng.  Thiếu  nó,  con  người  không  sáng  tạo  được  gì  cả  mà  đời  sống

cũng không còn gì là hứng thú.

Biết quan sát cho tinh, biết tưởng tượng cho đúng cũng chưa đủ gọi là sáng

suốt. Tư tưởng mà đúng đắn, trước hết là nhờ tư tưởng có trật tự và có một trí

nhớ trung thành. Thiếu sự tổ chức tư tưởng thì không thể nào có được trí nhớ

trung  thành,  mà  không  có  trí  nhớ  trung  thành  thì  chắc  chắn  không  làm  gì  tư

tưởng cho có đầu đuôi minh bạch được. Trí nhớ đây, không còn là một thứ trí

nhớ cơ giới nữa, mà là một thứ trí nhớ của tinh thần hoạt động điều hòa.

Vì nhứng lẽ nói trên, tôi chia công phu huấn luyện tinh thần làm năm phần,

sắp theo thứ tự sau đây:

A – Thuật quan sát;

B – Thuật tập trung tinh thần;

C – Thuật tưởng tượng;

D – Thuật tổ chức tư tưởng;

E – Thuật nhớ lâu;

Một chương trình như thế tuy đơn giản thật nhưng cũng có thể tạm gọi là

vừa đủ cho các bạn muốn đào tạo cho mình một khối óc sáng suốt, hoặc không

được thế, thì ít ra cũng không đến nỗi mù mờ như xưa nữa.

Những  bạn  nào  muốn  lên  một  từng  cao  hơn,  hãy  đọc  tiếp  quyển  sách  kế

tiếp của nó, quyển THUẬT TƯ TƯỞNG.

Ta có thể gọi quyển này là quyển nhập môn cho Thuật Tư Tưởng cũng nên.

Đọc  xong  quyển  này,  các  bạn  nếu  thực  hành  ngay  từng  nguyên  tắc,  chắc

chắn cuộc đời bạn sẽ thấy đổi mới, tinh thần bạn sẽ thấy minh mẫn hơn xưa

nhiều. Và được bấy nhiều cũng đã nhiều rồi…

Nguyễn Duy Cần



Chương I

I.TƯ TƯỞNG LÀ GÌ?

TRƯỚC khi bàn qua những phương pháp tư tưởng cần định nghĩa tư tưởng

là gì?


Tư tưởng là một chữ khó định nghĩa, vì nó có cái nghĩa vừa rộng rãi, vừa

thay đổi. Thử lấy một vài trường hợp đặc biệt mà người ta thường đem chữ ấy

ra dùng:

A.__ Người ta hay dũng chữ « tư tưởng » để chỉ « bất kỳ là thứ gì thoáng

qua trong đầu óc ». Cái định nghĩa này thật hàm hồ… là vì, sự thật, phàm tư

tưởng một điều gì, tức là để tâm đến điều ấy, tuy rằng để tâm một cách sơ sài

hay sâu rộng cũng vậy.

B. __ Tư tưởng cũng dùng để chỉ « những ý nghĩ ở ngoài sự nhận thức của

giác  quan  ».  Ta  tư  tưởng  những  vật  gì  ta  không  thể  thấy,  nghe,  hay  rờ  rẫm

được.


C.  __  Tư  tưởng  lại  cũng  dùng  để  chỉ  «  những  ý  kiến  căn  cứ  đàng  hoàng

trên một số bằng cớ chắc chắn », về định nghĩa này, có 2 loại như sau đây, cần

phải để ý phân biệt:

a) có khi ta chỉ nhận suông một ý kiến nào, không cần đòi hỏi hay tìm kiếm

những lý lẽ hay bằng cứ để làm cơ sở cho ý kiến ấy.

b) có khi trái lại, ta chỉ nhận một ý kiến, khi nào ta tìm thấy nó có cơ sở

vững  vàng,  bằng  cứ  chắc  chắn.  Lối  này,  là  lối  tư  tưởng  chính  đính  (pensée

réfléchie). Chỉ có lối tư tưởng này là có giá trị thôi. Cho nên nó là trụ cột của

quyển sách này vậy.

Sau đây, ta thử phân tích rộng ra, những lối tư tưởng trên đây cho dễ hiểu

hơn.

A. __ Tư tưởng lông bông, không phải là tư tưởng.



Những  cảm  xúc  thoáng  qua,  những  ký  ức  mơ  màng,  những  mộng  tưởng

bâng quơ lảng vảng trong đầu óc những khí nhàn rồi… đó là lối tư tưởng mà

ta không nên vì nó đỡ phải mất thời giờ vô ích. Trái lại, tư tưởng đính chính là

một sự liên lạc chặc chẽ, chớ không phải là một sự tiếp tục hoang mang những

ý nghĩ không đầu đuôi, không dính líu với nhau đâu. Bắt đầu từ ý này sang ý

kia, bắt từ ý kia sáng ý nọ không dính dấp gì với nhau cả, đó không phải là tư

tưởng  đính  chính.  Tư  tưởng  là  khi  nào  mỗi  ý  nghĩ  đều  để  lại  một  dư  nghĩa,

dùng làm chỗ nối cho một ý nghĩa khác theo sau và cuồn cuộn như dòng nước

chảy…



B. __ Tư tưởng dùng để chỉ vào « những sự vật ở ngoài nhận thức của giác

quan » cũng chưa phải là tư tưởng hoàn toàn được.

Một  người  kia  thuật  cho  ta  nghe  một  câu  chuyện.  Nếu  ta  hỏi  họ  có  thật

nghe thấy chuyện ấy như thế không, thì có khi người đó sẽ trả lời: đó toàn là

sự ước định mà thôi: « Tôi nghĩ nó như thế… » Đây, người ấy không tư tưởng

theo quan sát mà một phần do nơi sự « sáng tạo » mà ra. Những việc người ấy

thuật cho ta nghe có thể hữu lý lắm, cái này ăn chịu với cái kia, chằng chịt ráo

riết như sự thật vậy. Lối tư tưởng này, nếu được liên lạc nhau, cũng có phần na

ná với lối tư tưởng chính đính. Thường lối tư tưởng này để chỉ có những người

có óc luận lý họ bày ra được thôi. Đó là lối tưởng tượng đi tiền đạo cho lối tư

tưởng chính đính sẽ bàn sau nầy.

C.__ Lối tư tưởng « chỉ nhận suống một ý kiến, mà không tìm coi nó có cơ

sở hay bằng cứ chắc chắn không », cũng không phải là tư tưởng hoàn toàn.

Khi ta nói: « Người ta tin rằng trái đất hình giẹp » hoặc: « Tôi tưởng anh

không có ở nhà »… v.v., đó là ta đã tỏ ra một « ý kiến ». Ta tuy đã quả quyết,

đã  chứng  minh  một  việc,  những  tư  tưởng  lối  này  có  thể  là  những  ức  thuyết

chưa kiểm tra, ngẫu nhiên phát sanh ra trong đầu óc ta. Ta cũng không lo tìm

kiếm những lý lẽ, những bằng cứ để làm cơ sở cho nó. Ta chỉ thu nhặt nó, vô

tâm đem sáp nhập nó vào tâm trí ta một cách thờ ơ lơ đễnh… Lối tư tưởng này

là lối tư tưởng theo tập quán, theo giáo dục, hòa lẫn với dục vọng bồng bột của

ta. Ta gọi là « thành kiến » vì nó không căn cứ vào một lẽ hiển nhiên nào cả.

Trái lại, « tư tưởng chính đính » là « kết quả của một sự khám xét chặt chẽ,

dày  dặn,  tinh  mật  một  ý  kiến  nào;  và  có  thêm  rất  nhiều  bằng  cứ,  lý  lẽ  chính

đính làm cơ sở cho nó ».Tỉ như trước kia, người ta đều tin rằng « trái đất hình

giẹp »…Người ta tin suông như thế…

Đến sau Christophe Colomb cho nó là hình tròn. Ở đây không còn phải là

một lối tin tưởng suông như trước nữa, trái lại, nó là kết quả của một quan sát

rất chu đáo những sự thực đã xảy ra: ông đã suy đi xét lại sự hiển nhiên trước

mắt ông cho đến khi ông không thấy còn chỗ nào nghi ngờ nữa, bấy giờ ông

mới quả quyết tin là nó là thế ấy.

Hoài nghi đối với bất kỳ là cái chi do cựu lệ truyền lại, ông không chịu thối

lui trước sự khó nhọc để quan sát, để kiểm tra những điều ông nghe thấy, ông

tìm kiếm đủ bằng cứ để chứng minh điều ông suy nghĩ, chừng ấy mới chịu tin

ý kiến mình là phải. Dầu kiết luận của ông có sai lầm đi nữa, ý kiến của ông đã

nhận là một ý kiến rất khác xa ý kiến kia của những người « tin suông » trước

ông: ý kiến ông là kết quả của lối « tư tưởng chính đính ».

Tóm lại, « tư tưởng chính đính » là tư tưởng có bằng cứ chắc chắn, không



phải lối tư tưởng vu vơ, bổng lổng thêu lêu, không gốc rễ.

II. ĐIÊU LUYỆN TINH THẦN

MUỐN có được một tư tưởng chính đính, điều kiện đầu tiên là phải có một

tinh thần đầy đủ, một trí tuệ hoạt bát.

A.__ « Trí tuệ » là gì? Là sự tổng hợp của 3 quan năng này: Giác cảm, Trí

Nhớ và Trí Phán Đoán.

a) Giác cảm đứng đầu. Nhờ có mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi…, ta mới biết

được hình trạng cùng vị trí tương quan của mọi vật. Nếu ngũ quan của ta khéo

điêu luyện thì sự hiểu biết của ta về ngoại giới sẽ đặng dồi dào phong phú hơn.

Nếu rủi mà tai ta lảng, mắt ta mờ… lại là một cái cớ ta cần phải chuyên tâm

huấn luyện nó hơn ai cả thảy, để bù vào chỗ thiếu sót của ta. Vậy, sự hiểu biết

của ta về sự đời, nếu không có mắt thấy, tai nghe… ta sẽ tưởng tượng nó sẽ ra

như thế nào? Huống chi có mắt mà không biết xem, có tai mà không biết lóng,

thời có hơn gì kẻ đui người điếc bao nhiêu. Vậy bước đường đầu để điêu luyện

trí tuệ là phải tập quan sát.

b) Nhưng, nếu những cảm giác ấy như cái bóng phớt qua tường, không để

lại  một  chút  ấn  tượng  gì  cả,  thì  những  cảm  giác  ấy  có  ích  gì  cho  ta  không?

May  thay,  trí  não  ta,  tạo  hóa  sanh  ra  tự  nhiên  có  được  cái  tính  ghi  nhớ,  dẫu

không  thèm  muốn  nhớ.  Cái  đó,  ta  gọi  là  «  ký  ức  »:  Ký  ức  được  vững  vàng

phong  phú  bao  nhiêu,  thì  đời  sống  tinh  thần  của  ta  được  dồi  dào  ý  vị  bấy

nhiêu:  ta  sở  dĩ  hiểu  được  hiện  tại  và  lo  liệu  được  tương  lai,  vẫn  nhờ  nơii  tài

liệu của cảm giác đã qua mà ta còn khăng khăng nơi lòng. Trí Nhớ mà được

dẻo  dai,  trung  thành  rất  cần  thiết  cho  sự  phát  triển  của  Trí  Tuệ.  Vậy,  bước

đường kế đó, là phải tập Trí Nhớ cho dẻo dai.

c) Có cảm giác, có trí nhớ, nhưng không biết dùng nó cho trúng thời trúng

tiết theo những trường hợp bất ngờ trong đời sống hằng ngày của ta, thì những

cảm  giác  và  trí  nhớ  ấy  cũng  không  ích  lợi  gì  cho  ta  cả.  Phải  biết  sắp  đặt  lại

những  tư  tưởng  của  mình  cho  có  trật  tự,  nhiên  hậu  mới  có  thể  suy  luận  một

cách sáng suốt và đích xác được. Có suy luận được một cách sáng suốt và đích

xác mới có thể phán đoán không sai sót. Không có Trí Phán Đoán thì không

tìm  thấy  được  cái  trật  tự,  cái  liên  lạc  trong  mớ  tư  tưởng  hỗn  độn  của  mình.

Vậy, thiếu Trí Phán Đoán thì giàu cảm giác, giàu trí nhớ bao nhiêu cũng thành

ra vô dụng.

o

o o



B.__ “Tinh thần” là gì? Là sự tổng hợp của Tình cảm, Trí tệ và Ý chí.


Lấy tình cảm để làm nguyên động lực cho Trí tuệ, dụng Ý chí để đem Trí

tuệ dìu dắt lại Tình cảm… đó là căn bản của sự đào luyện Tinh thần.

Tinh  thần  cần  phải  tự  do  mới  được  hoàn  toàn  phát  triển  đặng.  Đành  rằng

nói đến Tinh thần tự do là đã nói dư tiếng, vì đã gọi là tinh thần thì bản thể nó

là  tự  do  rồi.  Tinh  thần  không  tự  do,  không  còn  gọi  là  “tinh  thần”  nữa.  Tuy

nhiên,  tinh  thần  loài  người  bị  dục  vọng  mờ  ám,  làm  cho  nó  mất  cả  sự  tự  do

hoạt động, nên phải nói đến tự do, tức là giải phóng nó ra khỏi cái vòng hắc

ám của Dốt nát và Dục vọng.

Điêu luyện tinh thần, tức là giải thoát Tinh thần. Tinh thần mà bị Dục vọng

làm mờ ám, thì tư tưởng phải sai ngoa thiên lệch. Tinh thần được giải thoát, tư

tưởng mới sáng suốt đúng đắn. Cho nên điêu luyện tinh thần, mà không giải

thoát nó, lại còn đem nó làm tôi tớ cho một khuôn mẫu nào, xiềng trói nó vào

một tôn chỉ hay chủ nghĩa nào, là đã đi sai cả tôn chỉ của ta rồi.

Bị giam hãm trong cảnh đói lạnh, lầm than khổ sở mấy muôn đời, trí thức

loài  người  lần  lần  giải  phóng  ra  khỏi  cảnh  lù  mù  của  sự  Dốt  nát  và  Ich  kỷ.

Người  cổ  lỗ,  trí  tưởng  tượng  của  họ  hẹp  hòi  nô  lệ  bao  nhiêu  còn  người  văn

minh ngày nay, trí tuệ của họ rộng rãi tự do bao nhiêu, đủ cho ta thấy rằng “tự

do tinh thần” không phải là một việc an bài của Tạo hóa, mà là một chinh phục

cao quí nhất của loài người. Tất cả danh dự con người là nơi đó.

C.__  Tinh  thần  tư  tưởng  con  người  sở  dĩ  không  đặng  tự  do,  vì  3  nguyên

nhân sau này:

1/ bị nô lệ lấy những cảm giác ngoại giới nó lôi cuốn tinh thần ta như chiếc

ghe không lái, trôi giạt tha hồ theo luồng sóng…;

2/  bị  nô  lệ  lấy  dục  vọng  bên  trong,  làm  cho  tinh  thần  ta  mờ  ám  hỗn  độn,

hành động ta vô tâm như bộ máy;

3/ bị nô lệ lấy cái bã của danh từ.

Giải thoát tinh thần tư tưởng là giải thoát nó ra khỏi ba loại xiềng xích nầy

vậy.


o

Giờ, thử bàn rộng ra những ba nguyên nhân đã nói trên:

1.__ Cảm giác bên ngoài:

Những việc xảy ra chung quanh ta hằng ngày thật hết sức phức tạp. Nó dồn

dập như sóng bể, lớp sau theo lớp trước… khiến cho tinh thần ta tản mát đảo

điên không khác nào con thuyền trôi chơi vơi trên mặt bể. Thử lấy ngay đời

sống hằng ngày của một người mà ta thường gọi là trí thức, ta sẽ thấy rõ ràng



sự tản mác tinh thần hơn. Sáng sớm dậy, nếu không phải bị radio nhồi cho một

mớ  tin  tức  lặt  vặt  không  đâu,  thì  lại  có  báo  chí  họ  cung  phụng  cho.  Rồi  đến

phiên đi làm… nơi công sở hay hãng buôn để làm cho một công việc như bộ

máy, không cần phải dùng đến trí phán đoán gì cả. Đến trưa hay tối về nhà, thì

sống cái đời sống bằng phẳng tầm thường của gia đình: vợ chồng, anh em, bè

bạn  xúm  nhau  bàn  bàn  tán  tán  những  cấu  chuyện  nhảm…  bên  Tây  bên  Tàu,

chuyện  giặc  giả,  chuyện  nhà  người.  Khó  mà  thoát  khỏi  cái  ạn  báo  chí  kích

thích bồn phương: kẻ nói nọ, người nói kia, những tin tức không thực, những

lý lẽ vụng về, những lập luận hấp tấp… bấu xé đầu óc, làm cho tinh thần mình

như  chiếc  lá  khô  quây  cuồng  theo  con  gió  trốt.  Tinh  thần  không  tập  trung

được… cho nên không có cái gì mình nhận thức rõ rệt được, hay suy nghĩ đính

chính được.

Sống  giữa  luồng  sóng  gió,  mà  tự  mình  không  có  một  phương  hướng  nào

nhất định, thì sự nhận thức của mình về mọi vật chung quanh không khác nào

một cái bóng phớt ngang tường, không để lại được chút gì là dấu vết cả. Hơn

nữa, phần đông con người chỉ biết chiều theo dục vọng để suy nghĩ, chớ không

chịu nhọc công tìm hiểu sự vật theo cái thực diện của nó. Môt mặt thì bị trôi

giạt theo làn sóng của cảm giác bên ngoài; một mặt lại bị sự nung nấu của tình

dục  bên  trong,  thảo  nào  tinh  thần  ta  không  như  chiêc  thuyền  bị  thả  trôi  theo

dòng nước.

Muốn cho tinh thần khỏi bị lôi cuốn tha hồ theo những cảm giác bên ngoài,

ta phải biết “Quan Sát”. Có biết quan sát, thì minh fmowis thoát khỏi cái ách

hỗn  độn  của  cảm  xúc  bên  ngoài,  mình  mới  làm  chủ  được  nó  một  cách  vững

vàng.


2.__ Trí thức loài người đời xưa, không phải để dùng vào sự Hiểu Biết, mà

chỉ để dùng tự vệ, tranh đấu với những nguy hiểm rình rập quanh mình hằng

giờ. Hành động của họ chỉ là một phản động như bộ máy, hễ ngộ lấy một cảm

xúc nào thì nó tung ra như cái “ruột gà” (Ressort) không suy nghĩ , không dè

dặt gì cả. Tinh thần trí não họ như của đứa trẻ thơ, mừng giận thương vui đều

phát  hiện  liền  bằng  những  cử  động  sát  một  bên  với  xúc  động.  Hay  nói  một

cách khác cho dễ hiểu hơn: giữa cái “cảm xúc” và “cử động” không có cái gì

chen ngăn cả. Hễ giận thì thét, thích thì cười, thuận thì sướng, nghịch thì khổ.

Lần lần, trí khôn mới phát hiện ra, chen ngăn giữa “cảm xúc” và “cử động”.

Bấy giờ con người thông minh, biết lấy Ý chí mà “cưỡng lại sự phản động quá

vội vàng” kia lại, nghĩa là sau khi “cảm xúc”, thay vì “cử động” liền, họ biết

suy nghĩ cân nhắc lợi hại rồi mới “hành động”. Đó là bắt đầu phát sanh ra sự

“suy nghĩ”, trí khôn ngoan biết tư tưởng.

Tuy nhiên, cái gốc “hung hăng” của ông cha ta, đã di truyền lại cho ta tự




mấy ngàn đời, ẩn núp nơi đáy lòng, là một mối tai hại, làm cho sự giải phóng

tinh thần rất khó khăn hết sức. Tiếp theo, là cái tính tự đắc điên cuồng…Người

cổ lỗ sợ chê thích khen: dư luận đối với họ có một thế lực phi thường. Sỡ dĩ họ

dám hy sinh cả đời sống họ, chịu lắm sự khổ cực mà không nao lòng, chỉ vì

một cái tính “hiếu danh”. Than ôi! Đó là tình trạng trí thức của người cổ lỗ,

sống toàn trong thiên tính, thế nhưng, người bây giờ phần đông tự gọi là văn

minh tiến bộ hơn nhiều, trong cách hành động suy nghĩ hằng ngày cũng đâu có

xa cho mấy. Người bây giờ, suy được cái vỏ ngoài là văn minh, nhưng thật sự

bên trong hãy còn mang lấy cái di tính của người bản khai: thích khen sợ chê,

tự đắc, hiếu danh… ai ai cũng muốn thiên hạ phục mình, nên không chịu nhọc

công  suy  nghĩ  chính  đính  chi  cho  mất  thời  giờ,  họ  thích  hoạt  động  mau  lẹ,

quyết đoán một cách cẩu thả. Sự phản động của họ đối với những kích động

của ngoại giới rất lẹ như bộ máy, không có chút dấu vết gì là tư tưởng cả. Lý

luận  của  họ  là  lối  lý  luận  của  tình  cảm,  của  dục  vọng.  Lại  nữa,  đầu  óc  bạc

nhược, không đủ sức tập trung tư tưởng vào một vấn đề nào cho ráo riết, họ để

tha hồ bên trong dục vọng làm chủ, bên ngoài giác cảm lôi cuốn, tinh thần bị

rời rạt, đảo điên như ngọn đền chon dưới gió.

Trái lại, kẻ biết tự chủ lấy tình dục bên trong, giác cảm bên ngoài, là kẻ biết

vận dụng tư tưởng để vào một việc gì mà không xao lãng.

Napoléon  là  tiêu  biểu  hạng  người  này,  De  Pradt  nói  đến  ông  như  vầy:

“Trong khi ông chú ý vào một việc nào, thì ngoài việc ấy, ông không còn biết

có cái gì khác nữa: chính là một cuộc săn đuổi mà không còn có cái chi đổi

hướng được nữa…” “Trong lúc ông đang làm bộ Dân luật (Code civil), những

tin  may  mắn  hoặc  rủi  ro  của  trận  giặc  Égypte  đưa  đến  cho  ông  hằng  ngày,

cũng không làm cho ông xao lãng ra ngoài công việc ông đang làm…Sức chú

ý  của  ông  thật  là  bền  vững,  mãnh  liệt  hết  sức”.  Nước  ta,  có  Phạm  Ngũ  Lão,

trong khi ông ấy đang suy nghĩ về một vấn đề gì, ông không hay có đạo binh

của  Hưng  đạo  vương  đi  qua,  đến  có  tên  lính  cầm  giáo  đâm  vào  đùi  mà  ông

cũng  không  để  ý  tới…Câu  chuyện  có  không  chẳng  rõ,  nhưng  ý  vị  của  câu

chuyện  thật  hay:  những  bực  vĩ  nhân  sở  dĩ  khác  người  là  chỗ  đó.  Théodule

Ribot nói: “Sỡ dĩ có thể phân biệt được trình độ tiến hóa của loài thú và loài

người là nhờ căn cứ nơi sự Chú ý…” “Chú ý là khí cụ duy nhứt để giải thoát

tinh thần vậy.”

3.__ Danh từ là cái dấu hiệu con người bày ra, để trao đổi ý kiến với nhau.

Cái hay của nó không biết nói sao là cùng: nhờ nó ta giải thoái được sự hỗn

độn của nội tâm, vừa lại giải thoát được sự loạn tạp của ngoại cảnh. Danh từ

mà được rõ ràng tinh tế chừng nào, là bằng cứ con người được tiến bộ chừng

nấy.  Bởi  thế,  Jules  Payot  nói:  “Tư  tưởng  và  Lợi  nói,  là  một  sự  giải  phóng”.




Thiếu danh từ, tư tưởng con người sẽ hoang mang mờ tỏ: không ai có thể hiểu

mình, mà mình cũng không thể hiểu ai, cùng nhau sống chung mà không khác

nào một mình lẻ loi trong chốn rừng sâu, giữa loài hoa cỏ. Trí thức con người

như bị chôn chặt trong vòng tăm tối.

Tuy nhiên, đã có hay thì cũng phải có dở. Nếu danh từ giúp cho tinh thần ta

giải thoát ra khỏi cái vòng hỗn độn của nội giới, cái loạn tạp của ngoại cảnh,

có khi nó cũng nô lệ tinh thần ta lại một cách gắt gao nếu ta để cho nó hội hợp

với tánh lười biếng, kiêu căng và hung dữ của ta. Thật vậy, phải chi tiếng nói

của ta không biểu diễn được một cách rõ ràng sự vật, cũng không hại gì mấy.

Trái lại, có khi nó phản cái sứ mạng nó đi: có nhiều tiếng, nếu đọc lên nghe

kêu vang như sấm nổ, mà thực sự thì trống rỗng như cái thùng không. Người

ta dùng nó không đúng với cái nghĩa của nó. Có khi vì muốn lừa gạt, nhồi sọ

kẻ khác, người ta đem nó dùng vào những chỗ không nên dùng, làm cho con

người  suy  nghĩ  sai  hẳn  với  sự  thật.  Hơn  nữa,  quen  suy  nghĩ  theo  danh  từ  ấy

muốn ám chỉ nữa. Có nhiều kẻ dùng toàn lời là lời, tuyệt không có hàm một ý

tứ nào là đúng đắn cả. Tôi thấy có nhiều nhà văn, viết báo viết sách, bàn đến

Tự Do, Bình Đẳng, Giáo Dục, Chân Lý, v.v…, nhưng chính họ không biết rõ

thế nào là Tự Do, Bình Đẳng, Giáo Dục, Chân Lý… Cũng như có lắm nhà thi

sĩ  (!)  tả  những  cảnh  “tuyết  rơi  mai  rụng”,  mà  chính  họ  từ  nhỏ  đến  lớn  chưa

từng thấy tuyết ra thế nào cả… Cách giáo dục ở nhà trường, cốt sao cho học

sinh học cho được nhiều sách mà không thiết gì đến sự thật, đào tạo cho chúng

ta  ngày  nay  một  lũ  người  “ngụy  trí  thức”  (esprits  faux),  “bác  học  nửa  mùa”

(demi-savants)  rất  tai  hại  cho  xã  hội  ngày  nay  không  biết  bao  nhiêu  mà  kể.

Chữ nghĩa của bọn nầy thì nhiều lắm, họ biết đủ thứ…nhưng chỉ để mà nói,

mà viết… chớ dùng vào những việc thực tế trong đời, họ là bọn người không

dùng vào đâu được cả. Bọn nầy, nếu chính phủ không dùng, thì họ không còn

biết cách nào xoay trở mà sống được cả: họ không nuôi sống nổi họ bằng một

anh thợ máy. Thế là họ đâm ra làm cách mạng: bất kỳ là chủ nghĩa xã hội quá

khích nào đều được họ làm tên lính tiền phong trung thành và nhiệt liệt hơn

hết. Chính hạng người này là lũ người đem những chủ nghĩa không tưởng rỗng

tuếch về xã hội, dắt dẫn quần chúng vào những cái hố sâu không đáy của sự

lầm than, của chiến tranh và trộm cướp. Danh từ mà dùng không đúng với sự

thật  của  nó,  Leibnitz  gọi  là  “danh  từ  rơm”  (la  paille  des  mots)  (“Thay  vì  tép

lúa đầy hột, danh từ chỉ còn lại là cọng rơm thôi.) . J. Payot gọi nó là “giấy bạc

giả”, chỉ có hình sắc mà không có thực giá. Ông lại nói: “Nguy hiểm thay cho

những xứ dân quyền, chỗ mà thiên hạ đều lấy cái tài miệng lưỡi làm cái phẩm

giá  duy  nhứt  của  nhà  dẫn  đạo,  chỗ  mà  ai  ai  cũng  tin  tưởng  rằng  “với  ba  tấc

lưỡi  khoon  khéo,  có  thể  xoay  chuyển  cả  cuộc  diện  của  xã  hội  như  chơi”.

Người ta, thay vì dùng lời nói để khêu gợi tư tưởng, họ dùng để khêu gợi dục



vọng và nịnh nọt dân chúng. “Dân chúng họ thích những lời nói rườm rà, kích

thích tình cảm hơn là tìm sự thật trong đó. Vì thế, những nhà chánh trị, những

nhà làm báo hay dùng những danh từ trống rỗng mà kêu to để kích thích dục

vọng  của  quần  chúng  một  cách  rất  hiệu  quả.  Họ  có  kể  gì  đến  tinh  thần  của

quần chúng, họ chỉ làm sao thỏa đợc lòng tham muốn của họ thôi và lấy quần

chúng làm nấc thang để đưa họ lên địa vị cao sang quyền quí của họ ao ước là

đủ rồi.” (Gustave Le Bon. – Psychologie des Foules. Chap II, pp.83-86)

Danh từ, không phải tự nhiên thuộc về khách quan. Hồi nguyên thủy, người

ta dùng lời nói để “ra lệnh”, “dọa hẩm”, hoặc để tự vệ hay than thở, cầu xin…

Bởi vậy, danh từ ban sơ thuần thuộc về chủ quan, thuần nhuộm màu của dục

vọng. Về sau, lần lần Lý trí nẩy nở, những danh từ ấy được cởi bớt lần cái màu

chủ quan đi, biến thành những danh từ khách quan. Đó là con đường tiến hóa

của nhân loại vậy.

Ngày nay, thay vì dùng tiếng nói để chỉ sự thật của mỗi sự mỗi vật, người

ta thay đổi xác thể của nó đi: họ đem nó hòa lẫn với quyền lợi, với tính tự đắc,

lòng yếm ổ cùng thiên kiến… Té ra, danh từ ngày nay lại thối về nguồn gốc

của nó tự ngàn xưa: tư tưởng con người cũng theo cái chiều đó mà thối hóa.

Đó là tư cách rất trái ngược với tư cách nhà khoa học chân chính. Nhà khoa

học ức chế cả sự ưa thích riêng của mình, không bao giờ chịu dùng đến lý luận

của dục vọng (logique passionnelle), rất nhẫn nại dò xét sự thật một cách chu

đáo, tìm đủ bằng cớ rồi mới chịu tin, nhất là không bao giờ vội vàng trong sự

phán đoán. Trái lại, các nhà làm báo, các nhà chính trị, những bọn mị dân chủ

nghĩa… họ làm cho danh từ biến thể, cốt dùng lời nói để lôi cuốn, phấn khởi

quần  chúng  (passionner  la  foule),  đào  tạo  những  hạng  người  hung  hăng  đầy

dục vọng để làm tay sai cho họ.

Vậy,  ta  cần  phải  biết  suy  nghĩ  lấy  một  mình,  biết  “làm  thinh”  khi  nào

không biết và nhứt là phải coi chừng đừng để bị lôi cuốn theo những danh từ

“hổ đầu xà vĩ” ” to vóc mà trống ruột”, nghĩa là “biết xem sự hùng biện như

một sự thiếu lễ đối với kẻ nghe nó” (1). Tại sao dùng sự hùng biện là thiếu lễ

đối với kẻ nghe mình? J.Payot trả lời: “Hùng biện là cốt làm cho đê mê óc phê

bình đi. Dùng sự hùng biện để dẫn dụ người nào, là tỏ ra mình khinh khi người

đó đến bực.”(“L’éloquence a pour but d’endormir l’esprit critique. Convaincre,

par l’éloquence, un home, quelle prevue qu’on le méprise.” (Apprentisage de

l’Art d’Ecrire, p.26.))

*

* *


Tóm  lại,  muốn  tư  tưởng  cho  đúng,  phải  có  một  tinh  thần  độc  lập,  tự  do.


Muốn có được một tinh thần độc lập và tự do, phải giải phóng cho nó ra khỏi

ba cái xiềng xích đã nói trên, là

1) Những cảm giác hoang mang loạn tạp bên ngoài;

2) Những dục vọng hỗn độn bên trong;

3) Những danh từ “hữu danh vô thực”.

Giải phóng tinh thần khỏi bị lôi cuốn theo những cảm giác lung tung bên

ngoài, chính là cách làm cho sự hỗn độn ấy thành ra trật tự: lượt bỏ những cảm

giác vô ích và đem cái phụ mà tùng cái chánh. Đem cái hỗn độn về trật tự, là

công phu của quan sát, sẽ bàn ở chương sau.

Chương II

THUẬT QUAN SÁT

Tập quan sát là mở cửa cho con đường tiến hóa của tri thức. Vì nhờ nó mà

ta  làm  chủ  được  những  cảm  giác  ngoại  giới  không  để  nó  lôi  cuốn  ta  và  làm

hỗn độn tinh thần trí não ta.

Ta hãy tập tánh đừng ỷ lại vào ai cả, bất kỳ là sách vở hay kinh điển nào.

Phải  bổn  thân  xem  xét  và  hiểu  biết  sự  vật  bằng  những  giác  quan  và  óc  suy

nghiệm của mình thôi. Tinh thần mình có tiêu được cùng không cũng gốc nơi

đó. Nhờ vậy, mình mới có được lòng tự tin, quả quyết và ảnh hưởng lây đến kẻ

khác được. Bất kỳ là trong giới nào: chính trị, văn chương, nghệ thuật, khoa

học  hay  thương  mại…  chỉ  có  những  kẻ  nào  biết  quan  sát,  và  suy  nghĩ  đúng

đắn là đứng trên hết mà thôi.

*

* *



Mỗi vật, đối với sự kích động các vật khác chung quanh nó, đều có một lối

phản  động  riêng.  Như  loại  kim  gặp  nóng  thì  mềm,  loại  nước  gặp  lửa  thì  lên

hơi… Đó là cách phản động của mỗi vật đối với những mối kích động chung

quanh: hễ yếu thì bị mạnh lấn một cách chắc chắn.

Nhưng mà, ta không phải giống hẳn như một thể. Ta không phải loài vật vô

tri vô giác: ta sống, ta cảm, ta suy nghĩ. Ta có thể thoát ra khỏi được cái quyền

chi phối của sự vật. Ta thắng được ngoại vật và làm chủ muôn loài. Nhờ giác

quan, ta biết và tránh trước được những họa hại rình rập ta. Cách ta đối phó

với  sự  vật  chung  quanh,  không  phải  giống  như  bộ  máy  nữa,  mà  là  một  cách

phản động đầy ý thức.

Vả  lại,  ta  không  phải  sống  độc  lập:  sự  sống  của  ta  cùng  vạn  vật  quan  hệ



liên lạc với nhau rất mật thiết. Vậy, ta phải biết một cách rạch ròi những điều

quan hệ chung quanh ta, để cùng sống đừng lỗi nhịp. Nếu bỏ giác quan ra, ta

lấy gì cùng nó tiếp xúc? Đừng sống một cách vô tâm, sống như kẻ đui mù điếc

lác.  “có  mắt  không  biết  ngó,  có  tai  không  biết  nghe”…  sống  như  người  phế

nhân nữa.

*

* *



Sự quen thuộc thường làm cho ta không thấy đặng những cái hay đẹp của

chỗ ta ở hằng ngày. Kẻ ngoại bang đến xứ ta,thấy biết bao nhiêu là việc lạ mà

chính ta không dè. Ta phải phản động ngay với những thái độ tiêu cực ấy: hãy

xem xét chung quanh ta với cặp mắt của người xứ lạ. Ta sẽ thấy, đời ta sẽ đổi

khác với nhiều tư tưởng mà xưa nay ta chưa từng có.(“L’éloquence a pour but

d’endormir  l’esprit  critique.  Convaincre,  par  l’éloquence,  un  home,  quelle

prevue qu’on le méprise.” (Apprentisage de l’Art d’Ecrire, p.26.))

Thành kiến, cũng làm cho tai ta lãng, mắt ta lờ. Khoa học dạy ta: nước lạnh

đặc lại thì bớt thể vóc của nó đi.

Ta tin như vậy, nhưng có mấy ai chịu để ý quan sát tại sao mấy thùng nước

đầy bể đi khi nước đặc lại không?

Ta  phải  để  cho  trí  thức  ta  bao  giờ  cũng  tỉnh  mỉnh.  Đừng  để  cho  những

thành kiến, những thói quen ấy làm cho đê mê.

Chẳng phải tập cho giác quan ta luôn luôn tỉnh táo mà thôi, ta cần phải làm

cho nó biết khao khát sự nhận thức mới đặng.

Biết  quan  sát  tức  là  biết  cật  vấn,  bất  kỳ  đối  với  người  hay  vật.  Đừng  để

trong trí rằng dưới đời không còn có gì mới lạ cả, và cái chi gọi là mới lạ, đều

đã có nói rồi, không cần phải quan sát thêm làm gì nữa…

Không!  Bất  kỳ  là  sự  gì,  vật  gì  đối  với  ta,  phải  là  một  sự  vật  mới  lạ  để

nghiên cứu, để học hỏi.

*

* *


Người ta phần nhiều sở dĩ không thể quan sát được là tại, hoặc vì tinh thần

quá tản mát đó đây, hoặc vì quá tập trung vào một ý tưởng nhứt định.

1/ Tinh thần tản mát: Ấy là cái khuyết điểm của trẻ con, của thanh niên và

những  người  nhạy  cảm.  Họ  tò  mò  lắm,  cái  gì  cũng  xem,  cái  gì  cũng  ngó,

nhưng mà sự chú ý của họ rất dao động, rất nông nổi, chỉ có phớt qua sự vật



thôi, như con bướm lượn trên các đoá hoa… Quá tò mò, mãi đi tìm cái lạ, thế

mà cặp mắt không chịu đi sâu vào một vật nào cả. Mấy người ấy họ đi trong

con  đường  đời  cũng  như  đi  qua  một  đám  sương  mù.  Họ  có  thể  là  người  đã

từng  du  lịch  cùng  năm  châu  bốn  bể  nhưng  chỉ  nhớ  được  có  những  chuyện

không đâu, mờ mờ tỏ tỏ.

Không phải họ là kẻ mơ màng ủ rủ đâu, có khi họ đứng suốt giờ xem một

cuộc ẩu đả ngoài đường, nhưng một khi đã xem rồi, họ không còn nhớ rõ cái

gì nữa cả.

Ở cao đẳng học viện Genève, có một cái cửa sổ lớn, ngang nhà người gác

cửa.  Chỗ  ấy,  sinh  viên  hàng  ngày  qua  qua  lại  lại  không  biết  mấy  chục  lần.

Ngày  kia  ông  Claparède  muốn  thí  nghiệm  óc  quan  sát  của  học  trò,  bèn  mở

cuộc chất vấn các anh ấy về cái cửa sổ đó. Một phần đông quả quyết rằng cái

cửa sổ ấy không có. Chỉ có một phần ít nói có thôi. Mà phần ấy là bao nhiêu?

Cả thảy là 54 cậu sinh viên, mà hết 44 cậu không thấy có. Gần cửa sổ ấy lại là

chỗ  dán  các  tờ  yết  thị  của  nhà  trường  (Ed.  Claparède.  –  Expériences

collectives sur le Témoignage. (Archives dè Psychologie, f .V)) nữa.

2/  Chú  ý  thái  quá:  Trái  lại,  nhiều  kẻ  vì  quá  mê  say  hoặc  quá  chuyên  chú

vào một lo nghĩ gì, nên sống trong đời như người mù quáng. Ngoài ý nghĩ của

họ đang đeo đuổi, họ không nghe thấy gì cả. Ấy là cái khuyết điểm của người

già, của kẻ si tình, nhiệt vọng, của kẻ nhà nghề quá chuyên môn, của những

người  quá  thiên  vị  chức  vụ.  Anh  tình  nhân  chỉ  thấy  có  người  mình  thương.

Người thích sưu tập đi đâu chỉ thu có những đồ họ thích sưu tập. Người làm

tiền bất kỳ ở trường hợp nào cũng chỉ thấy có cách làm tiền. Còn người thầy

thuốc thì thấy cái chi cũng là bệnh cả… Người ta thường thuật những cái đãng

trí lạ lùng của nhiều ông thông thái, đi ngoài đường không thèm ngó đến chiếc

xe hơi đang chạy vào mình họ.

Thái  quá  như  bất  cập,  cũng  đều  không  nên  bắt  chước.  Thật  là  nhà  thông

thái, phải biết để tinh thần tiếp xúc với toàn thể sự sống. Người thông thái là

người biết hơn ai tất cả rằng trong đời thảy đều chằng chịt với nhau một cách

rất  mật  thiết,  và,  lắm  khi  những  điều  họ  phát  minh  ra  được,  chính  là  do  nơi

một sự quan sát không ăn chịu gì đến cái điều họ đang đeo đuổi nghiên cứu

kia.


Phải mở rộng giác quan, cho rộng đường nhận thức.

*

* *



A. – LỢI ÍCH CỦA QUAN SÁT


Những kẻ sống như đui như điếc, thật là nhiều. Những kẻ sống hẫng hờ đối

với  những  việc  quan  trọng  đến  đời  sống  của  mình,  cũng  thật  là  nhiều.  Họ

không quan sát cái gì cả. Gặp phải việc bất đắc dĩ phải ngó thì ngó vậy thôi,

rồi  thì  tinh  thần  trí  não  họ,  lẳng  lặng  trôi  xui  đi  vào  cõi  không  không…  Đời

sống họ là một đời sống không hoạt động. Họ chỉ sống trong mộng, gặp phải

thực sự thì họ bị thất bại ngay.

Trái lại, những kẻ biết điêu luyện giác quan, tập quan sát, chuyện gì quan

hệ đến đời sống của họ hay của người, họ cũng ham để ý nghiên cứu cho tới

nơi tới chốn, thì hành động họ dễ dàng và nếu rủi có thất bại, thì thất bại ấy là

bài học thêm của họ. Quan sát giúp họ thấy được những chỗ liên lạc quan hệ,

những chỗ đồng, dị trong các sự vật, mà xưa nay họ không nhận thấy được.

Chỉ  vì  thiếu  quan  sát,  hay  quan  sát  sơ  sót,  vụng  về  mà  sự  suy  nghĩ  phán

đoán  của  ta  phải  sai  lầm,  gây  cho  ta  biết  bao  điều  hối  hận.  Có  nhiều  người

ngoại  quốc  đến  xứ  ta,  không  phân  biệt  được  người  Nam  và  người  Bắc.  Thật

sự, họ khác nhau xa, cả vật chất lẫn tinh thần. Người Trung Hoa cũng có nhiều

người giống người Trung Hoa, người Pháp cũng có nhiều người giống người

Pháp. Người Quảng Đông không giống người Phúc Kiến, Bắc Kinh.

Người Việt miền Nam với người Việt ở miền Bắc cũng như con một nhà,

thế mà mỗi người một vẻ. Người ta ở đời thường hay lấy chung mà phê phán

lắm. Họ hay “vơ đũa cả nắm”, không hay rằng sự vật phân phiền, ở đời không

bao  giờ  có  được  “2  hột  cát  giống  nhau  nơi  bãi  sa  mạc”.  Nếu  họ  chịu  ®Ó  ý

quan sát kỹ càng một chút, họ sẽ có nhiều cái phán đoán đúng với sự thật hơn.

Đứng về mặt thực dụng, cũng như đứng về mặt lý thuyết, có được những suy

nghĩ phán đoán đúng thì còn gì khẩn yếu hơn? Nhà trí thức mà thiếu óc thực

dụng là tại họ chỉ dùng đến sách vở mà không chịu trực tiếp với thật sự bằng

quan sát.

*

* *


Khoa  học:  Quan  sát  đồi  với  khoa  học  thật  là  quan  trọng  vô  cùng.  Phần

nhiều, những phát minh về khoa học đều nhờ quan sát mà ra. Denis Papin, nấu

nước thấy khói bưng nấp lên rất mạnh đến đỗi ông ta không còn làm cách nào

giữ nó lại nổi. Nhân đó ông tìm ra nguyên tắc của máy hơi nước. Ta không thể

kể  ra  hết  những  gương  quan  sát  như  thế,  tưởng  chừng  như  không  còn  ai  là

không biết.

Mỹ thuật: Bất kỳ là nhà mỹ thuật của Á Đông hay của Âu Tây đều phải là

nhà  quan  sát  tinh  tế.  Người  ta  thường  tưởng  lầm  rằng  các  họa  sĩ  Á  Đông  vẽ

không cần đến sự thật, nên không cần quan sát. Nói như thế là không rõ mỹ



thuật của Á Đông chút nào vậy. Tuy nét vẽ của nhà họa sĩ Á Đông không tỉ mỉ

như nét vẽ của nhà họa sĩ Âu Tây, nhưng không bao giờ tưởng tượng mà vẽ

bao giờ. Tuy là một nét vẽ đơn sơ, nhưng là kết tinh của nhiều công phu quan

sát mà đúc nên. Nhà họa sĩ Nhật Foujita cắt nghĩa công phu của một bức tranh

“Đêm trăng nơi rừng trúc” cho tôi nghe như vầy: “Ngài có biết nhà họa sĩ tạo

bức tranh này tốn bao nhiêu công phu trong đó không? Ba năm trường, hễ đến

đêm trăng là họa sĩ ra rừng trúc ngồi thiền định, đem cả tinh thần ý chí thâu cả

bức tranh thiên nhiên vào trong tâm trí. Đến khi nội tâm cùng ngoại cảnh hòa

hiệp làm một rồi, tinh thần diêu động lên, liền chấp bút phóng ra như thế. Suốt

đời họa sĩ chỉ không bao giờ vẽ lại một bức thứ hai.”

Còn nói gì nhà họa sĩ Âu Tây. Đối với họ, quan sát là cả sự sống của nghệ

thuật họ.

Người viết tiÓu sö nhà họa sĩ Whistler thuật rằng:”Tôi không bao giờ quên

được bài học quan sát của ông cho tôi một buæi chiều kia. Chúng tôi đi dọc

theo nhà thương Chelsca. Đột nhiên, ông ngừng lại và chỉ cho tôi xem đàng xa

một nhóm nhà và một cái quán cũ yến sáng giọi ra khung cửa sæ nhấp nhem

trong đám sương chiều. Ông bảo: “Kìa, cảnh đẹp làm sao!” Ông không có đem

theo  giấy  bút  gì  cả  nên  tôi  lấy  bút  giấy  của  tôi  đưa  ông.  Ông  xua  tay

bảo:”Không không, để yên đấy.” Ngắm một hồi lâu,ông bèn xoay lưng đi luôn

không ngó lại nữa. Ông nói với tôi: “Bây giờ ta hãy ôn lại cái bài vừa mới học

thử  xem.”  Rồi  cũng  như  trả  lời  bài  thuộc  lòng,  ông  tả  cái  cảnh  ông  vừa  mới

ngắm  đó.  Đi  một  khoảng  xa,  một  cảnh  khác  rất  đẹp  hiện  lên.  Tôi  nói:  “Kìa,

thêm  một  cảnh  đẹp  nữa!”  Ông  nói:  “Không,  không!  Đừng  bao  giờ  hai  cảnh

một  lượt!”  Ít  ngày  sau,  trong  họa  thất  của  ông,  tôi  thấy  thêm  được  một  bức

tranh tuyệt đẹp của cái cảnh mà chúng tôi đã được ngắm buæi chiều hôm nọ.”

Rembrandt(Nhà họa sĩ Hòa Lan trứ danh thế kỷ 17.) đến năm 24 tuổi, chưa

vẽ thuộc lòng được. Ông bền chí kiên gan luyện tập hằng ngày: đến sau, ngắm

những bức tranh của ông, người ta không phân biệt được cái nào ông vẽ thuộc

lòng, cái nào ông vẽ có kiểu trước mặt.

Nghề nghiệp: Làm nghề gì bất kỳ, nghề thầy thuốc, nghề kỹ sư, nghề giáo

sư, nghề luật sư, nghề thợ máy, nghề buôn bán… đều phải lấy Quan Sát làm

căn bản.


Nghề thầy thuốc cần phải quan sát cho lẹ làng và chắc chắn để quyết định,

không khác nào nhà cầm binh ra trận mạc. Sơ sót một chút, có thể giết mạng

người trong nháy mắt.

Các nghề khác, quan sát có thể dần dà, nhưng cũng không thể thiếu được,

vì đối với ông kỹ sư một quan sát sơ sài cẩu thả, lắm khi gây ra tai nạn ghê



gớm cho cả nhân dân một thành cũng không chừng. Thậm chí, một bà nội trợ

mà thiếu quan sát, thử hỏi bà sẽ làm hại cho gia đình bà bao nhiêu? Công việc

trị  gia  không  khác  nào  công  việc  ở  ngoài  công  sở:  Con  mắt  không  tinh,  con

đòi thằng ở sẽ lường hết cơm tiền.

Có một bà kia đi vô nhà hàng mua một cái cæ áo thêu. Người bán hàng đưa

ra đồ rẻ tiền. Bà xem rồi bỏ đi không chịu. Người bán để ý quan sát thấy bà

không  biết  phân  biệt  thứ  nào  thêu  bằng  tay  với  thứ  nào  thêu  bằng  máy,  mới

đem ra một bó khác cũng vậy, nhưng hễ mỗi lần mở ra, là mỗi lần người ấy

lên giá. Người bán thấy rằng hễ giá càng lên cao thì bà nọ càng vừa ý hơn. Rốt

lại, bà nọ mua một cái, giá 80 quan, một thứ với cái ban đầu người bán hàng

chỉ thách có 15 quan thôi. Đó là vì không biết quan sát, mà bà nầy bị lường 65

quan một cách vô lối vậy.

B.— QUAN SÁT LÀ LỰA CHỌN

Bác sĩ Toulouse nói: “Quan sát là lựa chọn.”

Đúng như thế. Trong mớ cảm giác hỗn tạp của ta, ta cần phải kiểm tra lại,

lượt bỏ những cái nào không quan hệ đến vấn đề ta đang đeo đuổi, và phải biết

chọn lựa cái nào chánh cái nào phụ mà dùng. Tỉ như ta đang cầm tay bánh xe

hơi  đi  trên  một  con  đường  chật.  Những  giác  quan  của  ta  bấy  giờ  chỉ  đưa  lại

cho ta những cảm giác nào có ích cho ta trong sự điều khiển chiếc xe, ngoài ra

đều  bị  loại  ra  khỏi  trí  thức.  Có  khi  ta  gặp  người  quen  chào  ta,  mà  ta  đâu  có

thấy. Một cách hữu tâm, ta chỉ chọn lựa những cái chi cần yếu cho ta thôi. Ta

chỉ  để  ý  đến  cái  thắng  xe,  cái  còi  xe,  tay  bánh,  và  coi  chừng  những  trở  ngại

trước đầu xe. Tai ta chỉ lóng nghe tiếng còi xe khác có thể trong góc đường đi

ra, mắt ta chỉ trông chừng những người đi đường có bỏ lề mà đi càn ra giữa lộ

chăng… Những cảm giác khác, ta bỏ cả ra ngoài. Nhà họa sĩ, cũng thế. Họ bỏ

cả những cảm giác do lỗ tai họ đưa lại, và chỉ chú ý về những cảm giác của

con mắt thôi: nào là đường thẳng, đường cong, hình tròn, hình méo hoặc màu

sắc đậm lợt v.v… Đến như về phần làm việc bằng trí thức, như viết một bài

báo  hay  một  quyển  sách  nào,  người  ta  có  thể  thu  cả  tinh  thần  vô  công  việc

đang làm, sự hoạt động về giác quan đều ngưng lại. Cũng như khi ta đang đeo

đuổi theo một ý nghĩ nào, chung quanh ta bấy giờ đối với ta dường như không

có gì cả. Càng chăm chú vào một công việc gì, người ta lại càng không để tâm

đến những cảm xúc của giác quan.

Quan sát, tức là biết lựa chọn những cảm giác nào có ích cho ta, những cái

vô ích đều phải biết bỏ ra ngoài vòng của trí thức. Nếu bất kỳ cảm giác nào

cũng nhận thức cả, thì chỉ làm cho tâm trí ta càng thêm hỗn độn mịt mờ.

Trong đời sống hàng ngày, biết bao cảm giác không có ích cho ta, đều bị



loại  ra  khỏi  trí  thức,  nhưng  được  giữ  lại  tiềm  thức.  Nếu  có  thời  giờ,  ta  cũng

nên học âm nhạc để tập giác quan của lỗ tai, học vẽ để tập giác quan của đôi

mắt. Mỗi một giác quan mà được tinh sắc thêm lên là một điều kiện tăng tiến

trí lực. Sự giáo dục giác quan và giáo dục trí thức phải cùng đi chung với nhau

luôn mới đặng.

C. – GIÁC CẢM VÀ TÌNH CẢM

Những giác cảm do sự nhận thức các sự vật chung quanh ta, không phải chỉ

toàn là những kích động vật chất mà thôi: một buổi chiều trời vừng ác lặn, mặt

hồ phản ảnh bóng trăng trong hoặc đám sương mù bên sườn núi, ngọn gió mát

thổi bên mình… ảnh hưởng, khêu gợi tâm hồn ta một mối tình. Một lời nói vô

tình của cha, thầy có thể làm cho ta rủn chí ngã lòng; một gương xấu cũng có

thể làm cho ta sa ngã; một lời hay gợi cho ta biết bao sức mạnh cho tinh thần.

Biết đâu, đọc mấy hàng nầy, nếu bạn nghiền ngẫm cho sâu xa, có thể thay đổi

cả cuộc đời bạn, hoặc bây giờ, hoặc trong một thời gian sau nầy bạn mới ngụ ý

đến,  cũng  không  chừng.  Vậy,  trong  các  giác  cảm,  ta  phải  khéo  lọc  lừa,  chọn

lấy những cái nào giúp ích được cho ta theo chỗ muốn biết của ta, còn thì, hãy

lượt bỏ đi tất cả. Đừng để cho những cảm giác vô ích, không trật tự làm hỗn

độn đầu óc của ta, vì nó sẽ làm cho ta không thấy gì là sáng suốt được cả.

Muốn  tuyển  chọn  trong  mớ  giác  cảm  lung  tung  những  thứ  cần  dùng  cho

bạn, trước hết phải hiểu nó cho thật rành.

D. – ĐẲNG CẤP CỦA CÁC GIÁC QUAN

Đành rằng, tất cả các giác quan đều công cộng giúp cho sự phát triÓn tinh

thần trí thức, nhưng công dụng của mỗi giác quan không phải là đồng nhau.

Như giác quan của lưỡi và mũi, giới hạn nó có ngăn và rất hẹp, lại hay lẫn

lộn với nhau. Ta thường nói: “Món nầy ăn có mùi bông lý”. Cái vị và cái khí,

thường hòa lẫn với nhau làm cho ta khó phân biệt. Hai giác quan ấy không có

tánh cách độc lập: tỉ như ăn cam hoặc ăn xoài mà uống rượu, thì vị của rượu

thấy  đã  thay  đổi  rồi.  Giác  cảm  về  mùi  thơm  cũng  hay  biến  đổi  nữa.  Vậy,  ta

phải để ý cho kỹ, lo luyện tập hai giác quan này cho tinh hơn mới khỏi có sự

lầm  lẫn  với  nhau,  đó  là  chỗ  tôi  muốn  nói:  phải  hiểu  mỗi  cảm  giác  cho  thật

rành, vì lắm khi chúng nó trà trộn lẫn lộn nhau mà ta không dè, như đã thấy ở

trên.


Tập  rờ  mó,  rất  có  ích.  Nó  giúp  cho  phần  trí  thức  ta  rất  nhiều.  Nó  giúp  ta

gần với sự thật nhiều hơn các giác quan khác. Nếu chỉ xem qua mà không rờ

mó đến, sự biết của ta còn thiếu sót rất nhiều về phần tinh vi. Phải tập rờ mó,

tập bàn tay của ta cho lanh lẹ, hoạt bát như tập trí não ta vậy. Làm việc bằng

tay, người ta cho là cách làm việc bằng óc đó, vì chỗ quan hệ của nó đối với



não cân rất mật thiết. Người mù, họ dùng sự rờ mó, mà biết được sự vật một

cách tinh vi, lắm khi kẻ có mắt không bằng. Tập luyện giác quan của bàn tay,

rất cần thiết cho sự giải phóng tinh thần trí thức. Bàn tay, là não cân thứ hai

(Denis De Rougemont. – Penser avec les mains.).

Kế bàn tay, là con mắt và lỗ tai. Không cần nói, các bạn cũng đủ hiểu nó

quan hệ cho sự hiểu biết của ta về ngoại giới như thế nào rồi. Nhờ nó, ta đi vào

được tới cõi siêu việt của tinh thần, là nghệ thuật.

E. – ĐIÊU LUYỆN GIÁC QUAN

Theo lẽ, thì ta nên luyện tập chung các giác quan, vì như khi ta muốn hồi

tưởng lại một cuộc du lịch nào, ta nhớ tất cả những cảm giác của hết thảy các

giác quan: nào những điều ta thấy, nghe, ngửi, đụng… Nhưng, về phần thực

tế,  ta  cần  phải  điêu  luyện  riêng  từng  giác  quan  mới  đặng.  Điêu  luyện  riêng

từng giác quan là phương pháp nền tảng của Trí dục.

Nếu  rủi,  một  trong  các  giác  quan  thiếu  sót,  thì  những  giác  quan  khác  lại

được nhạy cảm thêm lên.

Bà  Laura  Bridgman  đã  câm,  điếc  và  đui,  trái  lại,  xúc  giác  của  bà  rất  tinh

đến có thể nhận biết, cách một năm, một bàn tay mà bà đã có dịp nắm đến một

lần. Bà Julia Brace, cũng một bệnh như bà Laura, nhưng có thể với khứu giác

đặc biệt của bà, chỉ ngửi mùi áo đã giặt rồi, bà biết phân biệt là của người nào

trong cả trăm người cùng ở chung một bệnh viện với bà.

Trong đời sống hằng ngày cũng vậy: cũng có giác quan nầy thay vào cho

giác quan kia. Nhưng, theo lệ chung, thì những giác quan đều tương trợ nhau.

Thử  lấy  một  cắc  bạc  mà  mình  ngờ  là  giả  ra  quan  sát.  Nếu  với  con  mắt,  ta

không nhận ra được sự giả mạo, bấy giờ ta dùng đến lỗ tai. Ta dằn nó, để so

sánh với tiếng bạc thiệt mà trước kia ta đã có nghe rồi. Nhưng không phải vì

thế, mà những giác quan đều cần phải điêu luyện một lượt ngang bằng nhau.

Nguyên tắc có thể gồm trong câu nầy: “Điêu luyện thì điêu luyện riêng ra từng

bộ; mà dùng thì dùng chung một lượt.”

F. – PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

Quan sát cần phải có phương pháp, có nguyên tắc.

Sau đây, bàn qua những nguyên tắc để quan sát cho có trật tự.

Sự vật trong đời, dẫu phiên phức bực nào cũng có thể phân chia chủng loại

nó được cả. Làm thế, tuy giản lược, mất sự tinh vi đi, nhưng rất tiện lợi cho ta

có được một tổng quan niệm về sự vật. Cũng như trước khi ta đi vào một xứ

nào, một thành nào hay một hội triễn lãm nào, ta cần phải xem trước bản họa



đồ, biết qua toàn cảnh nó, để nhận biết được lề lối và sự liên lạc nó như thế

nào, nhiên hậu mới có thể đi vào nó mà không phải bị bơ vơ vì sự phức tạp

của  nó.  Thấy  được  toàn  cảnh,  là  để  nhận  thấy  cái  “đơn  nhất  trong  cái  phức

tạp”.


Sự vật có thể phân làm 4 loại, đại khái như vầy:

a) Vật thể hay là vật ngoại giới, và những tính chất của nó;

b) Tinh thần và những trạng thái của nó (tư tưởng và tình cảm);

c) Sự giống nhau và khác nhau.

d) Sự tiếp xúc và sự cộng đồng sinh tồn hoặc ngẫu nhiên, hoặc có nguyên

nhân (nhân và quả).

Bản phân loại trên nầy giúp ta thấy rõ ràng đại thể các sự vật giữa những

luồng xúc động hỗn loạn bên ngoài và bên trong, nhân đấy ta mới có thể phân

chia sự quan sát của ta có trật tự đặng.

Giờ, ta hãy xem xét lại từng bộ phận.

a) Vật ngoại giới:

Muốn quan sát được tinh vi, không sơ sót, ta cần phải có một phương pháp

rạch ròi. Toàn những nhà có tài quan sát đều làm việc có phương pháp hẩn hòi:

Như ta đã thấy trước đây: Quan sát là chọn lựa giác quan con người. Nếu

muốn  cho  nó  được  linh  hoạt  đến  cực  điểm,  phải  biết  cách  tăng  gia  sự  nhận

thức. W.James nói: “Muốn tăng gia sự nhận thức nào, phải khéo gợi trước cho

cái cảm giác ấy, một cách rõ rệt hơn.” Chính là cái “ca” của người con gái đợi

tình nhân: một tiếng gõ nhẹ nơi cửa sổ, rất nhỏ đến không ai có thể nghe đặng,

thế mà cô gái nhận được rất rõ ràng, vì cô đã trụ cả tinh thần cô vào cái tiếng

gõ đã hò hẹn trước kia nơi cửa sổ. Cả thảy giác quan cô đều loại hẳn ra ngoái

trí thức, cô chỉ đợi nó đến thật mà thôi. Cho nên lỗ tai cô linh thính hơn tất cả

các giác quan khác.

O

Biết cách tăng gia sự nhận thức, rất có lợi cho ta trong những trường hợp



nầy:

1/ khi nào ta gặp phải những nhận thức rất lẹ:

2/ hoặc khi nào ta gặp phải những nhận thức đồng thời, tỉ như: tìm người

quen trong đám đông, hoặc tìm một vật nào lộn xộn trong một đống đồ, hoặc

phân biệt tiếng nói của người quen trong đám tiếng nói ồn ào…

Ta hãy tưởng tượng cái hình ảnh của người ma ta muốn tìm, rồi sẽ ngó vào




đám đông, nếu gặp người ấy, cái hình ảnh trong trí ta và người đó hiệp lại làm

một: ta thấy người đó liền. Tìm một vật nào lộn xộn trong một đống đồ cùng

một thế. Ví như ta tìm cây viết máy của ta. Ta hãy tưởng tượng thấy trước hình

dạng nó một cách cho rõ ràng, rồi ta hãy chú ý nhìn vào đống đó, ta cứ việc

bươi móc, đổ lộn mặc tình, hễ cây viết của ta hiện ra, thì cái hình ảnh của nó

trong đầu ta liền chụp ngay nó: ta thấy nó liền. Trong khi ấy, ta không thấy gì

khác hơn cây viết của ta. W.James gọi “lối nhận thức bằng tưởng tượng” đó là

“tiền nhận thức” (préperception). Ông lại nói: “Thường ta chỉ nhận thức được

những cái gì ta đã nhận thức trước” “Bởi vậy, muốn cho ta ®Ó ý đến một vật

nào và nhận thức được nó một cách đầy đủ, chẳng những vật ấy phải có mặt

trước giác quan ta, mà nó cần phải có mặt sẵn trong trí tưởng tượng của ta.”

Bất kỳ là ở vào giới nào, về văn chương hay nghệ thuật cũng một thế. Ta

cần có những nhà phê bình chân chính họ vạch cho ta thấy những chỗ hay chỗ

dở, những cái đặc sắc trong tác phẩm, nhiên hậu ta mới để ý đến những điều

mà ta không thấy được. Phương pháp nầy các nhà trinh thám hay dùng,ta gọi

là ức thuyết.

o

Nhân theo những điều ta thấy trên đây, phương pháp quan sát có thể tóm



lại trong câu châm ngôn này:

“Xem tất cả một lượt, thì không thấy được cái gì rõ cả”, nghĩa là:

“Chỉ làm một việc thôi, và làm cho tới nơi tới chốn.”

*

* *



Dùng Bản đồ:

Đem cái mật pháp trên đây để quan sát, thần diệu nhứt là dùng đến bản đồ.

Quan sát, phải đi từng giác quan một. Phải biết loại ra tất cả các giác quan

khác, chỉ dùng một giác quan thôi, và nhứt là khi dùng đến một giác quan nào,

phải biết dùng nó cho có trật tự. Trật tự ấy, tự mình đặt ra thành một kỷ luật

bất di bất dịch. Rồi thì lâu ngày thành thói quen, hễ quan sát, ta quan sát một

cách châu đáo như một cái máy.

Tỉ như dùng đến thính quan để nghe một điệu nhạc. Ta phải tuần tự để ý

quan sát:

1. – cái phẩm (qualité), nghĩa là để ý nhận xem sự êm ái, dịu dàng hay gắt

gỏng… Rồi để ý đến



2. – cái độ (intensité) của nó; kế

3. – cái lượng (quantité) của nó.

Tập quen như thế, mỗi khi ta nghe một bản nhạc nào, tai ta liền phân biệt

rất rõ tiếng trong tiếng đục, tiếng mạnh tiếng yếu, tiếng mau tiếng chậm, tiếng

dịu tiếng gắt, tiếng cứng tiếng mềm, mỗi lần ta sẽ nhận được rất tinh.

Bất kỳ là làm một nghề nghiệp nào, ta phải lập sẵn một bản quan sát riêng

cho ta. Tỉ như ta làm thầy thuốc. Khi xem bệnh cũng phải biết cách xem xét

cho có trật tự. Dưới đây một “bản đồ” mẫu, để làm tỉ dụ:

Bản xem bệnh:

I. – Lai lịch: Tên…họ…?

Người xứ nào…?

Làm nghề gì…?

Đàn bà hay đàn ông?

Già hay trẻ?

Giàu hay nghèo? –

II. – Tiền chứng: (chứng bệnh đã đau lúc trước)

Đau lâu mau?

Đau nhiều ít?

III. – Hiện chứng:

1. – Lai lịch: Đau hồi nào?

Khởi lúc nào?

2. – Lúc mới khởi, phát ra như thế nào?

Phát lên một cách đột ngột hay phát lên một cách từ từ.

3. – Hiện ra những chứng gì?

4. – Những trạng chứng biến đổi lúc sơ khơi tới bây giờ như thế nào?

IV. – Bệnh tình lúc bây giờ:

1) Bộ tiêu hóa: Ăn được không?

Lưỡi thế nào?

Xem cổ họng có gì không?

Ăn uống có tiêu hóa không?




Có bợn dạ, buồn mửa không?

Có đau bụng không?

Đi sông thế nào?

Có thường không?

Có bón không?

2) Bộ hô hấp: Thở có khó không?

Có ho không?

Khạc có đàm không?

Án chẩn (palpation)

phía trước ngực

phía sau lưng

Thính chẩn

3) Bộ tuần hoàn: Có hồi hộp không?

Thính chẩn?

Mạch chạy như thế nào?

4) Bộ sinh dục:

Nước tiểu như thế nào? Nhiều ít?

Có chất lòng trắng trứng gà không?

Có chất đường không?

Có hay đi tiểu lúc ban đêm không?

Đàn ông: có bị di tinh, mộng tinh không?

Đàn bà: kinh nguyệt như thế nào?

Trồi hay sụt?

Nhiều hay ít?

5) Bộ thần kinh:

Ngủ có yên không?

Ngủ nhiều hay ít? Mệt hay khỏe?

Sau ót có cứng không? v.v…

Ta có thể, mỗi người tùy theo trường hợp, tùy theo nghề nghiệp tạo lấy cho



mình một bản đồ kiểu như trên đây để dùng trong sự quan sát hằng ngày về

nghề nghiệp của mình. Được thế, thì sự quan sát của ta sẽ được châu đáo, khó

lòng bỏ sót được. Những nhà trinh thám đại tài, thoáng qua là thấy được nhiều

điều mà con mắt người thường không thể thấy được. Nhờ đâu mà được vậy?

Nhờ họ có bản đồ, cách quan sát của họ có qui mô, có phương pháp lắm. Họ

không xem xét một cách hỗn độn, vì nếu “xem tất cả, thì không thấy gì ráo”.

Họ  xem  từng  phương  diện,  mỗi  phương  diện  họ  xem  xét  một  cách  rất  châu

đáo, nghĩa là họ “chỉ làm một việc thôi, và làm hết sức tận tình”.

Napoléon 1er, ở tại đồn Boulogne, để ý thấy quân lính trong 10 người, hết

7, 8 hay lấy tay rờ sau cổ. Ông hỏi các vị quan võ, thảy đều đồng thanh bảo

rằng đó là một việc ngẫu nhiên, vì không có tên lính nào phàn nàn cái chi cả.

Mà các tên lính cũng không ai than phiền gì cả. Napoléon không hỏi nữa.

Sáng ngày ông lấy một bộ nhung phục của quân lính bận vào và đi bộ một

quãng đường, bấy giờ ông thí nghiệm được cái ức thuyết của ông bữa trước.

Trước mặt các võ quan, ông tháo cổ áo quân lính và chỉ cho họ thấy những cái

thẹo, sau ót của các tên lính… Các võ quan đều sửng sốt.

Napoléon có khối óc quan sát rất tinh. Binh lính hằng vạn, thế mà thoáng

qua, khi ông điểm binh, một cái nút áo thiếu, hay một cái áo gài không kín, bất

kỳ là một sơ sót nào ông cũng nhận thấy. Phần đông thấy cách làm việc của

ông  đều  khiếp  đảm  và  thán  phục  vô  cùng,  nhưng  không  ai  biết  nhờ  đâu  mà

ông có được một tài năng đặc biệt như thế. Chỉ có Roederer là thấy được thôi.

Ông ấy nói: “Sở dĩ Napoléon có được một khiếu thông minh hoạt bát như thế

là  nhờ  ông  “dẫu  đi  điểm  binh,  cũng  dùng  đến  những  bản  đồ.”  Ông  dò  xét

người luôn luôn theo một trật tự bất di bất dịch, tỉ mỉ từ kẻ tóc chân tơ, bởi vậy

không có một mảy gì sót được với ông cả. Là một nhà tâm lý rất sành sỏi, ông

biết đầu óc ông cũng như đầu óc của mọi người, nghĩa là “chỉ có thể chăm chú

vào một việc thôi” nếu muốn làm công việc ấy một cách có hiệu quả. Cho nên

ông dùng đến phương pháp bản đồ. Chỉ thoáng qua là ông thấy đủ tất cả mọi

chi tiết.

Nhưng cái mà ta gọi là “ngó thoáng qua” chính là một sự chú ý từng chi

tiết, theo một trật tự không thay đổi.

o

o o



b) Tinh thần hay là nội tâm sinh hoạt

Giờ ta hãy bàn qua giới tinh thần, nghĩa là những trạng thái của ý thức và

tình cảm.



Về địa phạn nầy, sự quan sát bắt đầu thấy có sự khó khăn. Phải cần có trí

minh mẫn, có tuệ giác mới được. Phải biết phân biệt trên nét mặt người những

dấu hiệu của thất tình để rõ tánh tình họ. Ở đời, loại quan sát nầy rất có ích cho

mọi người, bất kỳ là ở một địa vị nào.

Ta chớ quá tin người bằng một căn cứ cẩu thả bên ngoài, vì có khi:

Ngoài thì thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao.

Căn cứ vào gương mặt mà định tánh tình người, thường dễ làm cho ta lầm

lạc. Có người gương mặt coi thì hiền hậu dễ thương mà lòng xấu xa đê tiện.

Bởi vậy, La Fontaine mới khuyên ta: “Suốt đời, chớ nên xem gương mặt mà

phê bình.”

Đó  là  tại  mình  thiếu  quan  sát.  Thật  sự,  dẫu  là  người  khôn  khéo  đến  bực

nào, cũng không sao thoát khỏi cặp mắt tinh vi của nhà quan sát.

o

Tuy nhiên, nếu trong lúc quan sát ta đang bị phải một cảm động hay một



thành kiến gì, thì sự nhận thức của ta, dẫu là một nhận thức hết sức đơn sơ, sẽ

bị mờ ám rối loạn đi. Ta bấy giờ cũng như một người mất búa của Liệt Tử.

“Có người kia làm mất cái búa, nghi cho đứa con người nhà bên xóm lấy.

Bấy giờ anh ta trông dáng điệu đứa nhỏ rõ ràng là đứa ăn trộm búa, nhìn từ vẻ

mặt, từ hành động, mỗi mỗi cũng rõ là đứa ăn trộm búa. Được vài hôm, người

ấy tìm lại đặng cái búa bỏ lộn trong khạp cây… Bấy giờ anh ta trông đứa bé từ

vẻ mặt, từ dáng cử động không còn thấy một tí nào là giống đứa ăn trộm búa

nữa.”


Trong khi quan sát ta cần phải tránh xa định kiến mà hầu hết chúng ta đều

vô  tình  bị  nó  sai  sử.(J.Jully  –  Les  Illusions  des  Sens  et  de  l’Esprit.  (Les

Illusions de l’Introspection).)

Nếu biết tránh xa cái nguyên nhân lầm lạc ấy trước đi rồi, thì sau mới có

thể quan sát đặng một cách chắc chắn, khỏi sợ sai lầm.

Mỗi  bắp  thịt  trên  mặt  có  thể  là  tiêu  biểu  của  một  loại  tình.  Ta  nên  để  ý

nghiên  cứu  về  khoa  Diện-tướng-học  (Xem  Thuật  Xem  Người,  cùng  một  tác

giả.), một khoa học rất bổ ích cho đời sống hàng ngày của ta. Không có một

tình cảm nào mà nhà quan sát sành sõi không nhận được trên nét mặt của kẻ

khác.


Tuy  vậy,  muốn  hiểu  biết  người,  trước  cần  phải  hiểu  biết  mình,  nghĩa  là

trước khi quan sát tình cảm tính tình kẻ khác, phải tập quan sát tình cảm tính




tình của ta trước đã. Nhưng, biết mình rất khó. Nội tâm quan sát rất là phiền

phức. “Thường ta sống trong vọng ước hơn là trong hiện tại. Ta thấy có hiếm

kẻ vui đùa trong những cuộc truy hoan xã hội, kỳ thật họ có vui trong hiện tại

đó  không?  Những  nét  mặt  hân  hoan,  những  tiếng  cười  như  pháo  nổ  chung

quanh họ chỉ là cái triệu chứng vui vẻ mà họ mong đợi đến cho tâm hồn họ.

Kỳ thật, họ đến với xã hội là để cho ra vẻ có hạnh phúc, chớ không phải thật

có hạnh phúc”.

Sự mong đợi ấy, chính là nguyên nhân của những hành động sai lầm của ta.

Anh tự đắc đi đến đâu, cũng tưởng thiên hạ đều chăm chú vào mình, trầm trồ

khen ngợi mình. Trái lại, anh đa cảm, nhút nhát, tưởng ai cũng để ý nhạo báng

mình. Họ không thể thấy gì ngoài ý nghĩ mà họ mong đợi sẽ đến cho họ. Nghi

ngờ người ta sẽ chê bai nhạo báng, thì thấy chung quanh mình toàn là những

cử  chỉ  khinh  bạc  chế  giễu.  Tin  người  ta  ai  ai  cũng  kính  phục  mình,  thì  thấy

chung quanh mình toàn là những cử chỉ sùng bái tôn trọng.

o

Nội tâm quan sát rất khó, một phần lớn do nơi lòng tự ái của ta. Không có



được mấy kẻ biết tự nhận cái lổi lầm hèn yếu của mình. Mỗi một người của

chúng  ta  đều  có  một  ông  luật  sư  ở  trong.  Ta  viện  đủ  lý  lẽ  để  chứng  minh

những việc ta làm là phải cả, dầu là một việc hết sức ngu xuẩn đến một đứa trẻ

cũng  nhận  thấy.  Lẽ  thì  không  ai  biết  ta  bằng  ta,  dầu  là  bạn  thân  nhất  của  ta

cũng vậy. Nhưng mà không, tính tự ái của ta nó đến làm cho ta không thấy rõ

được cái người của ta nữa.

Chỉ có những kẻ được sống may mắn gần những người bạn chân thật ngay

thẳng, nhứt là được có một bà mẹ sáng suốt hiền lành chỉ bảo cho những tánh

hư tật xấu của mình, là có thể mong mỏi quan sát được một cách sáng suốt nội

tâm  của  mình  thôi.  Trước  hết  mình  phải  là  người  hết  sức  thành  thật  đối  với

mình,  biêt  bỏ  bản  ngã  ra  ngoài,  và  chỉ  biết  tôn  thờ  chân  lý  mà  thôi,  bấy  giờ

mới có thể bắt đầu đi vào con đường nội tâm quan sát.

Chỉ  có  quan  sát  được  tinh  vi  những  tình  cảm,  những  dục  vọng  của  ta,  ta

mới hiểu biết được tình cảm dục vọng của kẻ khác, vì “bản sắc loài người đều

giống nhau” cả. Có trải qua cái đau khổ cay đắng của ái tình mới thấu được

nỗi đoạn trường của người chung cuộc:

“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.”

o

Tình cảm và tư tưởng là một thế giới động chuyển không ngớt. Để mắt mà



quan sát, nếu muốn tránh sự hỗn độn mù mờ, cần phải dùng đến bản đồ. Tuy


bản đồ của một đô thành không phải đủ làm cho ta biết rõ đô thành ấy những ít

ra nó giúp ta thấy được phương hướng và lề lối ra vào. Đối với nhà văn hay

đối với bất kỳ hạng người nào làm việc bằng trí, “bản đồ” giúp cho sự nhận

thức của ta có trật tự, để quan sát và đỡ cho tinh thần ta khỏi phải hao tổn nhọc

mệt nhiều. Về phương diện “làm việc bằng trí”, cần phải tiện tặng từng chút

tinh  lực  mới  đặng.  Vậy  “bản  đồ”  tuy  có  vụng  về  cho  mấy,  cũng  đỡ  được  ít

nhiều cho tinh thần; miễn là khi dùng nó, ta đừng quên cái công dụng hạn định

của nó.


o

Dưới đây là một bản đồ về Tình cảm, dùng để làm kiểu:

1) Tình cảm vị kỷ:

A.  –  Thuộc  về  thân  thể  :  –  doanh  dưỡng  (tiêu  hóa,  hô  hấp,  vận  chuyển

v.v…)

- tiếp ngoại sinh hoạt (relation)



- tính dục(sexuel)

B. – Thuộc về tinh thần: – tình cảm (ái kỷ, danh dự, tự trọng, v.v…)

- trí tuệ (tính ham hiểu biết)

- ý chí (tính thích tự do, ham quyền thế, v.v…)

2) Tình cảm vị tha:

Nguyên nhân chung của tất cả những tình cảm vị tha, là sự giao cảm.

Tìm sự quan hệ giữa tình cảm ta với:

Gia đình: (cha mẹ, ông bà, cô cậu, anh em, v.v.)

Loài vật:

Quê hương: (tiÓu quê hương và đạiquê hương).

Ái tình:

Bằng hữu:

3) Tình cảm vô kỷ:

Thiện (Bien): Công bình

Bác ái

Mỹ (Beau): a) Thiên nhiên



b) Nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, khiêu vũ)


Chân (Vrai): a) Khoa học

Triết học

b) Bất khả tri luận (inconnaissable))

Chỗ ích lợi của những bản đồ kiểu trên đây, là giúp cho ta quan niệm một

cách rất trật tự và mau lẹ. Đối với cái bản đồ tình cảm trên đây, J.Payot nói:

“Với  thói  quen,  trí  não  tôi  “làm  việc  như  một  cái  máy”.  Bất  kỳ  là  tôi  nghe

hoặc đọc đến những danh từ phức tạp như Giáo dục, Gia đình, Bản tánh loài

người v.v…, trong óc tôi liền hiện những bản đồ như trên đây.”

Thật  vật,  có  dùng  đến  sẽ  biết  cái  hay  của  nó  là  thế  nào.  Tình  cảm  con

người, phức tạp bực nào cũng không vượt khỏi ngoài 3 hạng đã kể trên. Nếu

muốn nghiên cứu một vấn đề về tình cảm hay tư tưởng thì cứ tuần tự theo bản

ấy mà suy xét, ta sẽ thấy đầu óc ta sáng suốt nhẹ nhàng bực nào. Tỉ như muốn

nghĩ  đến  vấn  đề  Giáo  dục,  ta  liền  thấy  hiện  ra  bản  đồ  trên  đây  và  phương

hướng  ta  phải  đi.  Bắt  đầu,  ta  nghiên  cứu  về  tình  cảm  vị  kỷ,  xem  xét  vấn  đề

giáo  dục  về  thân  thể  rồi  đến  tinh  thần.  Về  phần  thân  thể,  gọi  là  thể  dục,  thì

nghĩ đến cách giáo dục các bộ phận quan hệ về sinh lý, rồi bắt qua các bộ phận

giác quan, các bộ phận về tính dục.

Về  phần  tình  thần,  thì  có  3  phương  diện  phải  để  ý  nghiên  cứu  trước  hết:

tình cảm ích kỷ, trí tuệ ích kỷ, ý chí ích kỷ. Ta bấy giờ sẽ sang qua tình cảm vị

tha: xem xét những vấn đề giáo dục đối với gia đình, quê hương, bè bạn, vợ

chồng v.v… Xong rồi, ta bước qua tình cảm vô tư kỷ, nghiệm về vấn đề giáo

dục  đối  với  sự  Thiện,  sự  Mỹ,  sự  Chân.  Về  “Thiện”,  thì  xem  xét  sự  giáo  dục

đối  với  vấn  đề  Công  bình,  Bác  ái;  về  “Mũ”  thì  xem  xét  sự  giáo  dục  đối  với

thiên  nhiên,  đối  với  nghệ  thật  như  âm  nhạc,  hội  họa,  kiến  trúc,  điêu  khắc,

khiêu  vũ…  Về  “Chân”,  thì  xem  xét  sự  giáo  dục  đối  với  khoa  học,  triết  học,

cùng những vấn đề bất khả tri luận…

Quan sát, suy nghĩ theo thứ tự bất di bất dịch ấy, thì khó mà bỏ sót được

một vấn đề nào, mà sự quan sát ta lại được phần tinh mật, dễ dàng và đầy đủ.

Những bực vĩ nhân làm việc thường dùng đến những “bản đồ” hết sức đầy

đủ, tiếc vì phần đông họ không chịu chỉ ra cái mật nhiệm ấy, có lẽ tại họ sợ nói

ra,  người  ta  bớt  khiếp  phục  thiên  tài  của  họ  chăng!  Như  trước  kia  đã  nói,

Napoléon Bonaparte sở dĩ làm việc rất tài tình, quan sát rất thần diệu, nào có

chi lạ hơn là nhờ ông khéo léo dùng đến bản đồ một cách rất tinh.

Tóm  lại,  quan  sát  mà  biết  dùng  đến  “bản  đồ”  thì  sự  quan  sát  của  ta  châu

đáo không biết chừng nào. Sự hỗn độn của ngoại giới và nội tâm không còn

bấn loạn được tinh thần ta nữa. Làm chủ được những cảm giác bên ngoài và




những tình cảm tư tưởng bên trong, thì sự quan sát của ta mới có đường tinh tế

và sự phán đoán của ta mới được có phần đúng đắn.

c) Đồng dị:

Trong khi quan sát (ngoại giới quan sát, hay nội tâm quan sát), ta cần quan

tâm đến sự giống nhau và khác nhau của mỗi sự vật. Không thế thì sự quan sát

của ta chỉ đem lại cho ta một nhận thức mơ hồ không đúng đắn được.

Phần  đông  chúng  ta  suy  nghĩ  theo  loại,  vì  nó  là  lối  suy  nghĩ  rất  thô  sơ

nhứt.Phân  biệt  được  những  chỗ  khác  nhau  và  nhận  được  những  chỗ  giống

nhau của sự vật là một công phu không phải nhỏ. – Người vô học thường quan

niệm sự đời bằng cách loại suy, họ không biết so sánh. Có nhiều người ngoại

quốc  họ  không  phân  biệt  được  người  Trung  Hoa  và  người  Việt  Nam.  Người

Việt  ở  Bắc-phần  khác  người  Việt  ở  Nam-phần,  khác  cả  về  phương  diện  vật

chất lẫn tinh thần. – “Những đầu óc sắc sảo mới thấy được sự khác nhau trong

sự  vật,  những  đầu  óc  tầm  thường  chỉ  thấy  toàn  là  sự  giống  nhau  thôi.”  (Les

esprits fins voient les différences des choses, les esprits médiocres ne voilent

que de ressemblances.)

Anh lính thủy thiện nghệ, thoáng qua nơi chân trời, có thể nhận được liền

một chiếc tàu hàng hay một chiếc chiến hạm. – Anh bán vải sành, thoáng qua

là đã phân biệt được thứ lụa giả lụa thiệt. Nhà trinh thám tài, thoáng qua phân

biệt được ngay kẻ gian người ngay.

Về chỗ “giống nhau” của sự vật, cũng không phải dễ thấy. Thấy cho đúng

chỗ giống nhau, nhận cho đúng chỗ khác nhau, phải là một đầu óc tinh nhuệ

sắc  xảo  lắm  mới  được.  Phải  có  một  thiên  tư  xuất  chúng  mới  nhận  được  chỗ

giống nhau của hơi nước với sức mạnh. Nhiều việc ở ngoài, thấy phiền phức

mà kỳ trung giống nhau như một. Có nhiều việc bề ngoài giống nhau, mà kỳ

trung khác nhau một trời một vực.

o

So  sánh  mà  nông  nổi,  rất  nguy  hiểm.  Những  nhà  cách  mạng  thường  hay



lầm lộn vì những so sánh sai lầm giữa trạng thái xã hội của dân La Mã và Hi

Lạp với trạng thái xã hội của nước Pháp. Ngay một quan niệm về Tự do, họ

cũng  không  phân  biệt  có  mấy  đường  tự  do,  Bình  đẳng  cũng  có  mấy  đường

bình đẳng. Các chánh trị gia phần đông cũng không rõ cái chỗ phân biệt quan

niệm về dân chủ giữa các quốc gia như thế nào. Cũng thời sống dưới chế độ

dân chủ, mà Mỹ khác, Anh khác, Pháp khác. Nhiều nhà văn cũng lầm lộn lối

“totem”  đời  thái  cổ  với  sự  thờ  phụng  thần  thánh  đời  nay.  Tinh  thần  “totem”

đời thái cổ và lối thờ phụng thần thánh ngày nay không thể so sánh được vì nó

rất khác nhau cả phẩm lẫn lượng. Nhận bướng, cho hai lối ấy giống nhau là cử



chỉ của một đầu óc lười biếng nông nổi. Trong văn giới Việt Nam, một khi kia,

có xảy ra một vụ đáng chú ý tương tự như trên. Một nhà sách nọ vì một mục

đích  quảng  cáo  bày  ra  một  cuộc  thi  văn  chương,  đem  so  sánh  các  văn  phẩm

trong xứ. Họ chấm quyển Nho giáo của Trần Trọng Kim đứng đầu, mà quyển

Kiều của Nguyễn Du đứng thứ 2. So sánh như thế là đem con cọp mà sánh với

con voi, 2 con vật không đồng loại. Ấy là một việc hết sức thô thiển vụng về.

Thiên hạ một phần đông không trí phán đoán cũng “ùa” theo mà hoan nghênh

nhiệt liệt. Đó là tại người mình phần đông chưa có óc biết phân biệt sự khác

nhau trong các sự vật.

Cá không ăn muối cá ươn,

Con không nghe mẹ trăm đường con hư.

Đây cũng là một lối loại suy rất nông. “Cá không ăn muối” với “Con không

nghe mẹ” không thể giống nhau được, vì điều kiện của một đàng thì tịnh, một

đàng  thì  động.  Điều  kiện  đã  không  giống,  thì  kết  quả  không  thể  giống  nhau.

“Cá không ăn muối cá ươn”, chắc như thế không sai được. Còn “Con không

nghe mẹ” chưa ắt là đứa con ấy sẽ hư, mà có khi trái lại cũng không chừng.

Đem một lẽ thường mà sánh với một lẽ bất thường, một lẽ tịnh mà sánh với

một lẽ động, là so sánh một cách sai ngoa. Thật không phải là không có hại to

vậy.

o

Trong khi đọc sách, đọc báo hoặc đọc các bài diễn văn của những lãnh tụ



các đảng phái chánh trị, ta cần phải thận trọng để ý xem xét cho thật kỹ những

lối so sánh tỉ luận của họ, như ta đã thấy trên đây, để ngừa sự ngụy luận. Nếu

tôi siêng, lượm lặt những cái ngớ ngẩn ấy trong mấy năm nay trong các báo

chí, thì có thể chép thành bộ sách dày có trên năm bảy trăm trang cũng chưa

đủ.

Hằng ngày nên tập quan sát sự đồng dị giữa các sự vật. Thấy chỗ khác biệt



giữa 2 sự vật đồng tánh là khó, nhưng nhận được sự giống nhau giữa 2 sự vật

không  đồng  tánh  cũng  không  phải  dễ.  Người  ta  thường  nói  Phật  Lão  phảng

phất giống nhau. Giống nhau chỗ nào? Khác nhau chỗ nào? Ngay trong giới

Phật học, Phật giáo cũng có mấy tông phái? Các tông phái giống nhau chỗ nào

và  khác  nhau  chỗ  nào?  Giữa  thầy  và  trò  cùng  một  học  phái  như  Lão  Trang,

hãy tìm coi Lão Trang giống nhau chỗ nào, mà khác nhau chỗ nào? Khổng tử

và Mạnh Tử cũng vậy, chỗ đồng dị của 2 bên như thế nào? Nếu mỗi mỗi ta để

ý tìm kiếm quan sát để nhận được chỗ đồng dị thì thật lý thú không biết chừng

nào mà thụ dụng cũng không biết là ngần nào.

Bất kỳ là gặp một cơ hội nào cũng đừng bỏ qua: hễ thấy những vật giống




nhau, cần tìm những chỗ đồng dị của nó. Không bao lâu ta sẽ thấy sự nhận xét

của ta càng ngày càng tinh mật một cách hết sức mau lẹ. Bấy giờ ta sẽ có được

cái biệt tài rất quí báu nầy, là thấy được nhiều mặt, chỗ mà kẻ khác chỉ thấy

được có một mặt thôi.

Đứng về phương diện thực tế, thì phương pháp quan sát nầy có rất nhiều

lợi ích. Nó giúp ta thấy được sự thực giả một cách rất dễ dàng trong các sự vật.

Hãy  tập  phân  biệt  sự  thực  giả  của  hột  xoàn,  của  giấy  bạc  v.v…  là  những

điều  rất  có  ích  trong  đời  sống  hằng  ngày.  Trong  một  đống  giấy  bạc  đưa  ra,

người  biết  quan  sát,  thoáng  qua  đã  thấy  rõ  thứ  thật  và  thứ  giả  không  sai,  há

không phải là có ích lắm hay sao?

o

o o


d) Nhân và Quả:

Sự  vật  trong  đời,  không  bao  giờ  ngẫu  nhiên  mà  có,  cũng  không  bao  giờ

ngẫu nhiên mà không. Có hoặc không chỉ là cái quả, nguyên nhân của nó hoặc

gần hoặc xa, chắc chắn là phải có. Có biết đặng nguyên nhân, mới đoán đặng

kết quả. Thấy quả phải biết tìm đến nhân, thì sự phán đoán của ta ở đời mới

được đúng đắn.

Chỉ có những đầu óc nông nổi là hay tin đến sự cộng đồng sinh tồn và sự

tiếp  tục  ngẫu  nhiên  trong  sự  vật  thôi.  Đời  sống  bôn  chôn,  tản  mát,  giáo  dục

hấp  tấp  vội  vàng,  thói  đọc  sách  sơ  sài  ngoài  mặt  là  những  nguyên  nhân  làm

cho tinh thần chúng ta thiển bạc lười biếng. Thấy sao, họ vẫn đinh ninh như

vậy, không chịu khó tìm xem nguyên nhân sự vật nơi đâu.

“Có  biết  đặng  nguyên  nhân  mới  hiểu  rành  mọi  sự…Tiền  nhân,  hậu  quả,

quả cùng nhân tương tiếp tương thừa. Đây nhân quả vô cùng vô tận. Chận một

khoảng nào, thì khoảng ấy là quả của bao nhiêu nhân trước, mà là nhân của cả

dọc quả về sau. – Vậy thì quả đây, nhân nó là đâu? Người ta cắt nghĩa lầm một

sự, là vì chỉ thấy một cái nhân nầy, không thấy cái nhân khác của sự ấy; chỉ

thấy cái nhân gần mà không thấy cái nhân xa của sự ấy. Muốn hiểu rõ một sự,

phải  biết  cho  tường  tận  cái  dọc  nhân  ở  đàng  trước  của  nó  là  gì?  Song-le  có

nhiều sự không phải chỉ có một dọc nhân làm ra nó, mà có nhiều dọc nhân làm

ra.  Không  hiểu  được  hết  cái  dọc  nhân,  người  ta  đổ  cho  sự  may  rủi.”(Luận

Tùng, trang 68.)

Nhưng người ta có thể hiểu được hết các dọc nhân không? Nhân quả trong

cảnh hữu hình còn dễ, nhân quả trong cảnh vô hình, như thuộc về “tâm lý, xã

hội.. thì cái nguyên nhân càng khó tìm, cái kết quả càng khó dự đoán. Nói rằng




khó, không phải là nói không thể được.”

Biết tìm được cái dây nhân quả trong mọi sự mọi vật trên đời thì tư tưởng

ta mới được đầy đủ và cường kiện thêm lên. “Không có cái gì ngẫu nhiên cả,

thảy đều có cái lý của nó.” Đó là cốt tử của tinh thần khoa học.

Vậy,  trước  một  hiện  tượng  nào,  hãy  tự  hỏi:  “Tại  sao?”  Và,  nếu  có  ai  quả

quyết với mình một điều gì, phải lập tức đòi hỏi lấy “bằng cớ”.

Đọc báo, thấy nhà phê bình chê hoặc khen một tác phẩm nào, phải tự hỏi

liền: “Tại sao khen, tại sao chê?” Ta phải đòi hỏi nơi nhà phê bình những bằng

cớ đúng đắn, trước khi nhận những lời phê phán của họ.

Tìm nguyên nhân sự vật là một lối quan sát rất cần thiết cho sự phán đoán.

Thiếu nó, là thiếu những điều kiện cốt yếu để kết luận một việc gì. Nếu muốn

hiểu rành một điều nghe thấy nào cần phải “có đủ các dọc nguyên nhân” mới

được, nhưng “việc đời phiền phức, mà đời người rât ngắn, con người phải tạm

sống với những cái kết luận tạm”. Thà kết luận tạm với một mớ nguyên nhân

thiếu sót, có phải còn quí hơn là kết luận liều lĩnh mà không cần hiểu đến một

nguyên nhân cỏn con nào cả không?

Óc  nhân  quả,  giúp  cho  ta  thấy  đặng  sự  mâu  thuẫn  trong  các  hành  vi  tư

tưởng  của  kẻ  khác.  Có  nhiều  nhà  văn  tả  cảnh  xuân  mà  nói  đến  “sen  nở  mai

tàn”, hoặc là cảnh ban đêm mùng một mà “vầng trăng vặt vặt, bóng sao ngời

ngời”.  –  Delacroix,  trong  bức  họa  Barque  de  Don  Juan,  vẽ  nhiều  người  chết

đói mà cánh tay hãy còn tròn ủm no nê. Những người viết ra, vẽ ra những cái

ngớ ngẩn ấy, và những kẻ xem nó lại không để ý đến, toàn là tại họ thiếu óc

nhân quả (esprit de causalité).

G. – NÉT ĐẶC BIỆT

Quan  sát,  như  ta  đã  nói  trước  kia,  là  tuyển  chọn  –  Quan  sát  là  để  tìm  cái

chỗ đặc sắc hơn hết của một vật nào, và chỉ có những kẻ nào để hết tinh thần

vào mới tìm được mà thôi.

Flaubert khuyên Maupassant: “Khi nào anh đi ngang qua một người bán đồ

gia vị, hoặc một người gác cửa, hoặc một bến xe ngựa, anh hãy làm cách nào

chỉ cho tôi thấy anh bán đồ gia vị đó, người giữ cửa đó… mà đừng làm cho tôi

phải  lộn  với  một  người  bán  gia  vị  khác,  một  người  gác  cửa  khác,  và  chỉ  với

một tiếng thôi, anh chỉ cho tôi biết vì đâu con ngựa kéo xe nầy không giống

với  năm,  mười  con  ngựa  khác  chạy  trước  nó  hay  sau  nó.”(Quy  De

Maupassant. – Préface de Pierre & Jean.)

Thấy được cái nét đặc biệt, cái nét phân biệt vật nầy với vật kia trong trăm

ngàn nét khác giống nhau, đó là mật pháp của các tay nghệ sĩ lành nghề.




Một nhà xem tướng hay, thoáng qua họ phân biệt liền kẻ trí người ngu, kẻ

hiền  người  dữ.  Chỉ  nhờ  có  mấy  nét  đơn  sơ  mà  đặc  biệt  thôi.  Quan  sát  mà

không  để  ý  tìm  cái  nét  đặc  biệt  của  sự  vật,  là  chưa  biết  quan  sát.  Trong  đời,

không có hai hột cát giống nhau. Dẫu là anh em sanh đôi, bao giờ mỗi người

cũng có một nét đặc biệt.

Những  nhà  chuyên  về  hí  họa,  họ  vẽ  lăng  quằng,  nhưng  chỉ  dùng  một  vài

nét  đơn  giản  sơ  sài  mà  tả  được  cái  đặc  biệt  của  một  người  hay  một  vật  mà

không thể lẫn lộn được với một người hay một vật khác.

Không nên bắt chước các nhà văn thiếu quan sát, hễ tả một người đàn bà

đẹp thì luôn luôn “gương mặt như trăng rằm, mày tắm, mắt phụng, môt tợ thoa

son, v.v…” nghĩa là có thể chỉ vào người nào cũng được. Hoặc họ kể ra vô số

chuyện tỉ mỉ, lằng nhằng không dứt, nhưng không có một nét nào đáng gọi là

đặc biệt cả?

Họ làm như đứa trẻ kia, học lại cho cha mẹ nó nghe có người khách đến

thăm:

- Người đó ra sao con?



- Người đó có cái đầu, cái mình, hai tay và hai chơn …

- !!!


o

Trong các phương pháp tập luyện để có được một nhận xét tinh vi như trên,

tôi tưởng không có gì hay hơn học vẽ. Theo tôi, học vẽ là một sự cần thiết, mà

bất kỳ ai, ở vào địa vị nào trong xã hội, đều phải biết qua những kỷ luật của

nó. Hay dở là một việc không mấy cần, chỉ nên biết rằng: Người không học

vẽ,  không  chịu  huấn  luyện  theo  kỷ  luật  của  nhà  họa  sĩ,  thì  sự  quan  sát  thiếu

chỗ tinh vi. Một thiếu sót đáng tiếc, mà cũng là mất một nguồn hứng thú thâm

trầm…  André  Gide  cũng  nhận  như  thế:  “Khí  cụ  to  tát  của  Văn  Hóa,  là  Họa,

chớ không phải là Nhạc” (Le grand instrument de culture, c’est le dessin, non

la musique).(A.Gide – Incidences, p.15.)

II. – GIẢI THÍCH NHỮNG QUAN SÁT CỦA MÌNH:

Biết quan sát cho đúng đắn chưa đủ, cần yếu là phải biết giải thích những

quan sát ấy.

Quan sát kỹ là biết quan sát được nhiều cái tỉ mỉ, nhưng nếu không khéo,

sẽ bị lôi cuốn trong những cái vụn vặt, đầu óc rối loạn không còn biết đường

lối nào mà đi được nữa. Nếu ta không có sẵn một chủ ý để làm phương châm,

qui về một mối những cảm giác của ta, để sắp đặt nó lại cho có hệ thống, thì



những quan sát sẽ rời rạc, vô bổ cho công việc ta đang tìm.

Dưới đây, một tỉ dụ cho dễ hiểu.

Trong quyển La Marne của thiếu tá Corbet Smith thuật rằng: một toán quân

cũng đi với người cai ngũ để thám thính một ngôi nhà ở ven rừng. Cả thảy đều

là những nhà quan sát tinh cả. Người cai ngũ hỏi: “Rừng cây là gì?” Thảy đều

trả lời: “Cây dẻ gai.” Người cai ngũ biết rằng, như thế thì khó mà đi lại gần cái

nhà ấy, vì rừng cây dẻ gai, không có cây nhỏ, chỉ toàn là cây cao bóng cả, khó

mà đi lần về phía ấy lắm. Muốn đi đến đó, phải ẩn núp hết sức cẩn thận, bò sát

mặt đất. Trong khi lặng lẽ rình mò, bỗng thấy một cặp cu cườm bay ra. Họ liền

đoán chắc trong rừng có người làm động ổ nó, nên chim ấy mới bay ra ngoài

đồng nội. Họ bèn đánh mò theo hướng ấy mà đi vào, vì chỗ đó chắc chắn sẽ có

quân nghịch ẩn núp. Thật vậy, đến khi bò lần đến cổng nhà, vào trong gặp bốn

người lính Đức đang ở trong nhà bếp, còn người thứ năm đi lượm củi ngoài

rừng.


Nếu người cai ngũ không biết rằng rừng cây dẻ gai không có cây nhỏ mọc

mà để ý cẩn thận, nếu những tên lính đi theo không biết để ý đến căn cu cườm

và đoán nơi đó có người, thì cuộc thám thính nầy đâu có được kết quả mỹ mãn

và dễ dàng dường ấy.

o

o o


a/ Cách làm việc của nhà trinh thám:

Các nhà trinh thám, phận sự buộc họ phải hằng ngày dùng đến sự quan sát

một  cách  hết  sức  chặt  chẽ.  Nhà  trinh  thám  là  kẻ  chuyên  môn  về  quan  sát,

không có một cử động nào mà qua khỏi được cặp mắt sắc sảo của họ.

Sherlock Holmès – một nhân vật kỳ tài của Conan Doyle tạo ra trong các

tiểu thuyết trinh thám của ông – là một nhà trinh thám có thể gọi là phi thường

được. Không gì lạ. Ông ấy sở dĩ được thế là nhờ nơi tài quan sát và cách suy

lý của ông mà thôi.

Ông nói: “Một nét lộ trên mặt, một cái liếc, một cái ngó đủ cho ta biết được

những  ý  nghĩ  kín  đáo  của  kẻ  khác  rồi.  Kẻ  nào  thường  ham  quan  sát  và  ham

phân  giải  nghiên  cứu,  khó  mà  sai  lầm  được.  Họ  có  thể  nhân  đó  mà  kết  luận

một  cách  chắc  chắn  rõ  ràng  như  trong  các  bài  toán  học  vậy.  Kết  quả  phi

thường của họ, đối với kẻ không rành phương pháp của họ dùng, là một việc

ngoài trí tưởng tượng và thường được xem như việc làm của bực thần tiên phù

phép gì đâu… Thử đưa cho người có óc quan sát và suy lý một giọt nước thôi.

Họ sẽ nói cho ta biết đó là nước lấy nơi Đại Tây Dương hay nơi thác Niagara.




Đời  của  mỗi  một  người  của  chúng  ta  chỉ  là  một  sợi  lòi  tói  dài,  chỉ  cần  biết

được một cái vòng thôi cũng đủ cho mình thiết lập lại được tất cả các cái vòng

khác. Đó là những công việc phiền phức lắm, cần phải có nhiều học hỏi, rộng

thấy xa nghe mới được. Đời người ngắn ngủi, muốn đi tới chỗ tận thiện tận mỹ

của sự hiểu biết nầy thật là khó khăn. Tuy nhiên vấn đề phức tạp ấy tạm gác

qua một bên, danh cho bực vĩ nhân họ làm. Phần mình, hãy đi vào những vấn

đề đơn giản có phải hơn không? Khi mình gặp một người nào, thoáng qua có

thể biết được người đó làm nghề gì, thuộc hạng người nào. Cách tập luyện nầy

rất  cần  thiết,  tuy  mới  xem  như  một  việc  trẻ  con,  nhưng  nó  giúp  cho  trí  suy

nghĩ  của  ta  rất  nhiều,  và  tập  cho  ta  biết  phải  làm  cách  nào  để  quan  sát.  Hãy

xem ngón tay và móng tay họ, tay áo, đôi rầy, cái quần lối đầu gối có những

cái gì hư hao không, ngón tay cái và ngón tay trở có bị khuyết hám gì không,

gương mặt, ống tay áo… đó là những cái dấu chỉ cho ta biết được người đó là

người gì. Có chi gọi là không thể được đâu, với bấy nhiêu yếu tố đó hội lại,

không đủ cho mình biết được lai lịch người đó hay

sao? Dầu cho một người rất kém thông minh, cũng có thể nhận được một

cách rõ ràng.”(Conan Doyle. – Un Crime Élrange, p.26.)

o

“…Người bạn của Sherlock Holmés một hôm đi nhà dây thép về. Khi thấy



mặt bạn, Holmès nói: “Kìa anh đi nhà dây thép Wignore Street đánh điện mới

về phải không?” Bạn ông ta tỏ dấu kinh ngạc, và nài nĩ ông ta cắt nghĩa cho rõ,

cách nào mà biết được như thế. Holmès cắt nghĩa:

- Có gì là lạ! Tôi biết liền nơi trước cửa nhà dây thép Wignore Street người

ta đang sửa lộ, cuốc đất đổ lên. Muốn vào cửa, phải lội ngang qua đó. Mà chất

đất đỏ này, màu nó đặc biệt, chỉ có chỗ đó là có thứ đất ấy thôi, vì theo sự hiểu

biết của tôi, nội vùng ấy không có chỗ nào có thứ đất ấy. Cuộc quan sát của tôi

ngưng tại nơi đó, còn hết thảy những điều tôi nói khác, đều ở trong vòng suy

lý của tôi mà ra cả.

- Còn anh làm cách nào khám phá được cái vụ tôi đi đánh điện mà không

phải là đi bỏ thơ?

- Cái đó lại càng dễ. Tôi biết là anh không có viết thơ, là vì hồi sớm chúng

ta cùng ở nhà với nhau, tôi không thấy anh viết thơ. Vả, tôi lại còn biết, trên

bàn anh sẵn cò, sẵn bao thơ, sẵn giấy. Cho nên, nếu anh đi bỏ thơ, thì có cần gì

anh phải đi đến nhà dây thép cho xa. Vậy, thì chỉ là vì đi đánh điện thôi.

Những  ức  đoán  khác,  tôi  loại  trừ  nó  đi  cả,  chỉ  còn  thấy  có  một  cái  đứng

vững  lại  thôi,  cái  đó  là  cái  đúng  với  sự  thật  (Conan  Doyle  –  La  Marque  des

Quaire, p.11-12.).




Bạn ông chịu là đúng lý. Mới đưa cho ông một cái đồng hồ nhỏ, cậy ông

xem coi người chủ trước của nó tánh tình như thế nào, vì hằng ngày nghe ông

nói, bất kỳ một vật gì người dùng thường cũng để lại một ít dấu vết, nhà quan

sát  tinh  có  thể  truy  ra  được  nhiều  điều  hữu  ích  về  lai  lịch  của  người  đó.

Holmès không ngần ngại, nhận lãnh để tra cứu. Ông lấy tay cân nặng nhẹ, xem

kỹ  cái  mặt  đồng  hồ,  mở  cái  máy  ra,  ban  đầu  nhìn  bằng  mắt  thường,  sau  lấy

kính hiển vi quan sát một hồi lâu. Bỗng xếp lại, và đưa trả cái đồng hồ cho bạn

và nói:


- Không có gì đáng để ý nhiều, vì nó mới vô dầu và chùi bóng, nên làm cho

sự quan sát khó mà đi xa được.

- Phải, anh nói đúng. Đồng hồ nầy vừa mới chùi bóng và vô dầu.

- Tuy nhiên, theo sự quan sát của tôi, cái đồng hồ của anh, tôi tính cho nó là

của  ông  thân  anh  để  lại  cho  anh  cả  của  anh,  rồi  anh  cả  của  anh  mới  giao  lại

cho anh. Có phải như vậy không?

- Đúng như vậy.

- Chính vì tôi thấy trong hộp có khắc dấu hiệu chữ W, tên họ của anh. Vả,

cái đồng hồ nầy theo như cái số hiệu quả quyết là thứ đồng hồ làm hồi năm

mươi năm về trước. Nếu tôi nhớ không lầm thì ông thân anh mất đã lâu. Theo

lệ của xứ ta, thì đồ trang sức cũng thuộc về phần gia tài của người con cả. Bởi

vậy, tôi mới đoán, sau khi ông thân anh mất, đồng hồ nầy phải về tay người

anh cả của anh.

- Đúng như vậy, rồi sao nữa?

- Anh cả của anh là người vô tâm, hơn nữa, là người không có thứ tự gì cả.

Anh ấy có tương lai lắm chớ, nhưng anh ấy không biết hưởng: suốt đời, anh

chỉ nghèo cực một đời, cũng có lúc khá giả. Rồi lại còn sa vào tật rượu chè, và

vì đó mà chết. Tôi chỉ nghiên cứu thấy được có bấy nhiêu thôi.

Bạn ông nghe đến đó tỏ ý bất bình nói:

-  Holmès,  cử  chỉ  của  anh  không  xứng  đáng  với  cái  người  của  anh,  tôi

không bao giờ tin tưởng được rằng anh có thể hạ cái người của anh như thế.

Chắc chắn là anh đã điều tra lịch sử của người anh bất hạnh của tôi, rồi nay

anh tùy cơ hội nói ra, làm như nhờ những lối quan sát kỳ khôi của anh mà tìm

ra được vậy. Tôi không tin, anh phỉnh gạt tôi đấy thôi!

- Nầy anh, xin anh hãy bình tĩnh lại chút đó. Thật quả tôi không hề biết anh

có một người anh cả, trước khi anh đưa cái đồng hồ của anh cho tôi xem.

- Vậy, sao anh lại biết một cách rõ ràng như những điều anh vừa mới nói



đó?

-  Thế  là  may  cho  tôi  lắm,  vì  đó  chỉ  là  những  sự  khái  tính,  tôi  đâu  dè  lại

đúng quá vậy.

- Nhưng tôi chắc anh không phải chỉ định chừng thôi.

-  Không,  không!  Tôi  nào  có  định  chừng.  Đó  là  một  thói  xấu  đáng  ghét

nhứt, làm cho lý luận mình sai bét cả. Vì anh không quen được cái lối tư tưởng

của tôi, nên anh không hiểu được vì sao với những sự quan sát mới xem qua

như là nông nổi, lại đem lại cho tôi rất nhiều tài liệu có ích như thế. Bởi vậy,

anh mới cho đó là lạ lùng! Đây, tôi nói trước rằng: anh của anh không có thứ

tự gì cả. Anh xem lại cho kỹ cái vỏ đồng hồ: nó bị cà, bị trầy cùng hết. Đó chỉ

có người quá vô tâm, không thứ tự gì cả, họ hay bỏ chung một cái túi, nào là

đồng hồ, xu, cắc, chìa khóa, toàn là đồ vật cứng. Cần gì phải lanh trí mới hiểu

được  việc  ấy.  Có  khó  gì  mà  không  đoán  được  rằng  người  thừa  hưởng  được

một  cái  đồng  hồ  quí  giá  như  thế  nầy,  lại  không  được  sống  một  cách  khá  giả

sao.

Lại nữa, thường ở xứ mình, những nhà cầm đồ, có tật lấy kim gạch ở phía



trong đồng hồ số hiệu của tờ biên lai mà họ đã trao lại cho người đi cầm. Đó

cũng là một cách rất tiện, vì cái số hiệu đó khó mà sai lạc được và cũng khó

mà lầm được nữa. Phía trong cái đồng hồ nầy, anh xem lại kỹ một lần nữa đi

sẽ thấy gạch trên bốn số, chỉ có thể lấy kính hiển vi mà xem mới thấy đặng.

Đó là bằng cớ rằng người anh của anh thường bị sự túng bấn. Nhưng đã chuộc

đi chuộc lại cả bốn, năm lần được, tỏ rằng anh ấy có lúc cũng dễ thở chứ! Bây

giờ,  hãy  xem  phía  trong  nữa,  chỗ  cái  lổi  để  vặn  dây  thiều,  anh  có  nhận  thấy

biết bao đường trầy trụa không? Anh có thể nào tưởng tượng được một người,

nếu không say sưa vất vả, cớ sao lại đút cái chìa vào không ngay được với cái

lỗ mà phải trợt mãi ra ngoài không?

Anh nên để ý rằng đồng hồ của bọn người hay say sưa đều có những dấu

trầy như thế. Cái đó, có cái gì khó nghĩ nữa không, mà anh bảo là ma quỉ?”

(Conan Doyle – La Marque des Quaire, p.16-17.)

o

Voltaire trong quyển Zadig cũng có thuật một câu chuyện tương tự như thế.



“…Hoạn quan hỏi Zadig:

- Anh có thấy con chó của Hoàng-hậu chạy ngang đây không?

Zadig trả lời một cách khiêm tốn:

- Thưa Ngài, không phải con chó đực, ấy là con chó cái.




- Đúng như vậy!

- Ấy là một con chó “xù” rất nhỏ: con chó ấy cũng vừa mới đẻ, cẳng trái

phía trước hơi què, còn tai của nó thì rất dài.

- Nói vậy anh có thấy nó!

-  Không!  Tôi  không  thấy  nó,  mà  tôi  cũng  không  từng  biết  bà  Hoàng-hậu

nuôi cho bao giờ.

… … … … … .… … … … … … …

Người ta nghĩ ông bắt giấu con chó của Hoàng-hậu. Ông bèn biện hộ cho

ông  như  vầy:  “Thật  tôi  không  hề  có  thấy  con  chó  của  Hoàng-hậu.  Số  là  tôi

đang đi dạo, để ý thấy dưới cát có dấu chân thú, tôi đoán là chân của con chó

nhỏ. Giữa hai lằn chân có hai đường nhỏ kéo dài, tôi biết con chó ấy là chó cái

mới đẻ, vú nó dài kéo lòng thòng dưới cát. Nhiều vết khác lấm tấm hai bên, tôi

đoán là lỗ tai nó phải dài lắm mới được. Dấu chân phía trước bên trái hơi nhẹ

hơn các dấu chân khác, nên tôi định cho nó hơi què. Có thế thôi.” (Voltaire -

Zadia)

*

* *



b) Cách tìm thủ phạm

Trên đây, là những tỉ dụ giúp ta hiểu sự quan hệ của quan sát đối với đời

sống hằng ngày là thế nào. Tuy là những câu chuyện của tiểu thuyết, nhưng lý

lẽ của nó cũng chẳng đến nỗi không có cơ sở.

Dưới đây, thêm một vài phương pháp của ty tư pháp cảnh sát thường dùng

để tìm ra tội phạm, cũng do quan sát và suy lý mà ra.

Thường có nhiều người bị cáo giả điếc để tránh sự tra hỏi gắt gao của nhà

chức trách. Có kẻ họ giả điếc, đến không hay biết được có một sức nặng trên

mười kí lô rớt sau lưng họ. Sự vô cảm giác thái quá đó đủ bộc lộ sự giả dối

của họ, vì nếu là một người thật điếc thì tuy không nghe chớ cũng phải giựt

mình quay lại vì một sức nặng trên mười kí lô rớt xuống làm cho cả vách phên

cùng mặt đất chuyển động không ít. Nhờ thử như vậy, mà người ta nhận được

những kẻ giả điếc như chơi.

o

Một bọn ăn trộm, – sau khi thâu góp tài sản của một ngôi nhà trong đồng, –



muốn làm cho cảnh sát không theo dấu được, mới lấy rổ đựng bông ịn vào mặt

đất ướt. Người ta nhìn thấy dấu chân 4 người, trong đó có dấu chân của một




người đàn bà. Nhà trinh thám đến khám xét, thấy liền rằng những dấu giày đàn

bà là giả, vì đứa trộm tuy mang giày đàn bà mà bước đí là bước đi của người

đàn ông.

o

Tuy ta không cần phải bắt chước y theo phương pháp quá nhặt nhiệm của



các  nhà  mật  thám  đại  tài  để  dùng  trong  nghề  nghiệp  hay  trong  những  công

việc hằng ngày của mình, nhưng nếu biết quan sát suy nghĩ cho kỹ càng tỉ mỉ

thì sự lợi ích cũng không phải là tầm thường.

o

Về phương pháp dùng để tra thủ phạm, sách xưa cũng có để lại nhiều câu



chuyện lý thú, không thể kể hết ra đây được, chỉ lược thuật một vài thôi, từa

tựa như trên:

“Cùng đi với một đoàn nhà buôn về Constantinople, anh buôn hàng lụa gởi

cho anh buôn lạc đà mấy bó hàng đi trước. Nửa đàng, anh buôn lụa đau, phải ở

lại.

Khi  đến  thành  Constantinople,  anh  buôn  lạc  đà  chờ  mãi  vài  tuần  lễ  mà



không thấy anh buôn lụa đến, tưởng anh ấy đã theo ông theo bà, nên đem mấy

bó lụa đi bán đi, lấy tiền bỏ túi và bỏ luôn nghề bán lạc đà của mình.

Người buôn lụa mạnh rồi, tìm đến chỗ anh buôn lạc đà đòi mấy bó lụa…

Anh nầy làm bộ không biết và chối rằng xưa nay chưa từng có làm nghề buôn

lạc đà.

Vụ nầy thưa đến quan.

Quan cho đòi 2 bên, hỏi anh bán lụa:

- Người kêu nài điều chi?

- Bẩm quan, tôi yêu cầu chú bán lạc đà trả lại cho tôi 20 chục bó hàng tôi

đã gửi.


Anh bán lạc đà cãi:

- Dạ, tôi không hiểu anh nầy muốn nói gì mà có lụa và lạc đà…? Tôi xưa

nay chưa từng có làm nghề bán lạc đà.

Quan hỏi anh bán lụa:

- Người có bằng cớ gì để đối chứng không?

- Thưa không.

Quan sai lính đuổi hai đàng ra khỏi công môn. Chờ cho hai người ra khỏi



cửa, đi đặng mươi bước… quan đứng trên cửa sổ kêu nói:

- Anh bán lạc đà, chờ tôi hỏi…

Anh  bán  lạc  đà,  bất  ngờ,  nghe  kêu  mình,  lật  đật  quay  đầu  lại.  Không  dè,

làm vậy, là mình thú thật nghề cũ của mình.

Quan liền bắt anh lạc đà phải bồi thường cho anh bán lụa, đánh cho mấy

chục hèo và phải chịu một số tiền vạ to về vụ đã thề dối trước quan.

o

“Một  người  Thỗ-Nhĩ  vô  tiệm  bán  đồ  gia  vị  của  một  người  Hy  Lạp,  mua



năm cân dầu và đưa một đồng vàng (Giá bằng 100 đồng bạc Đông dương) bảo

thối.  Người  chủ  tiệm  xem  thấy  trong  tủ  không  có  đủ  tiền  để  thối,  bèn  lấy  ra

một cái bao có đựng 500 đồng bạc, vừa bạc đồng, vừa bạc cắc, nhưng suy nghĩ

một  hồi,  rồi  lại  để  bao  vô  chỗ  cũ  chứ  không  mở  ra,  và  đi  sang  người  ở  gần

đặng đổi tiền.

Trong lúc người chủ tiệm đi vắng, người Thổ Nhĩ ăn cắp bao bạc dấu trong

áo. Người chủ tiệm đổi bạc xong trở về, cứ việc thối tiền rồi để khách đi. Một

lát sau, coi lại bao bạc thấy mất, mới chạy theo người Thỗ Nhĩ, và gặp va gần

bên chỗ lính gác. Lính thấy cãi lẫy, bắt hết cả hai. Vị quan võ cai quản đội lính

xét trong mình người Thỗ Nhĩ, lấy được bao lạc, và hỏi người Hy Lạp, số tiền

đựng  trong  bao  là  bao  nhiêu.  Người  Hy  Lạp  nói  có  500  đồng,  vừa  bạc  đồng

vừa bạc cắc. Lính mở bao ra đếm cũng đúng như thế. Nhưng người Thỗ Nhĩ

cũng quả quyết rằng số tiền đó của y. Vị quan võ không biết phân xử thế nào,

liền giải nội vụ ra toà. Quan toà nghe hết lời khai của hai bên rồi cũng không

biết ai phải ai quấy, bởi hai đàng đều quả quyết rằng bao bạc ấy là của mình.

Quan toà cụt lối, truyền giam lại, ngày sau sẽ xử. Ngày sau cũng thế, hai bên

vẫn khai y như trước. Nhưng người Hy Lạp khai thêm rằng tiền đó là tiền của

y bán hàng mỗi ngày, thâu vô. Va đựng trong bao, đặng ngày đó trả cho một

người bán hàng vì đã tới kỳ hẹn phải trả. Va nói rõ tên và chỗ ở của người chủ

nợ cho quan điều tra. Quan toà liền day qua phía người Thỗ Nhĩ hỏi va do đâu

mà có bao bạc đó. Người Thỗ Nhĩ cũng trả lời không chút ngại ngùng rằng va

đem lúa mạch đến bán cho nhiều tay buôn lúa ở một vùng kia mới thâu được

số bạc đó.

Quan toà liền một mặt khiến nấu nước sôi, một mặt sai lính đến chỗ người

Thỗ Nhĩ đã chỉ, lấy trong tủ tiền của mấy tiệm bán lúa ở vùng đó cho đủ số

500 đồng bạc vừa bạc đồng vừa bạc cắc, đựng vô bao đem về cho ông.

Quan toà khiến đem ra hai cái chậu bằng nhau, một cái đựng bao bạc của

hai đàng đương tranh, còn một cái đựng bao bạc mới lấy ở hai tiệm bán lúa về.




Quan toà bảo đổ nước sôi vô cả hai chậu, rồi tự mình cầm que cây trở qua trở

lại mấy đồng bạc như muốn nấu bạc cho chin đều vậy. Mọi người lấy làm lạ,

không biết ông muốn làm gì, có kẻ tưởng là ông làm phép. Khi nước nguội,

ông xem kỹ mặt nước và bảo mấy người gần bên cùng xem.

Mặt  nước  bên  chậu  đựng  bạc  của  mấy  nhà  buôn  lúa  thì  đầy  rơm  rác,  bụi

bặm, còn mặt nước bên chậu đựng bạc của hai đàng tranh nhau thì nổi màng

màng.

Nhờ cuộc thí nghiệm đó mới thấy được tỏ rõ lòng chân thật của người Hy



Lạp và dạ bất lương của người Thổ Nhĩ.” (Saint-Yves.—Les 50 jogements de

Salomon, p.48 (Hai bài nầy đã đăng trong báo Tiến, số 10 và 12).)

c) Đức tánh của nhà Quan sát:

Tóm lại những điều đã nói trên, nhà quan sát đúng đắn, chân chính với cái

danh hiệu của mình, phải tập luyện thế nào cho được có những đức tính sau

nầy:


1) Khéo léo: Ấy là thuật biết chiều theo hoàn cảnh hoặc tìm cho được đủ

phương thế thắng cho kỳ được bất kỳ là trở lực nào ngăn cản sự quan sát của

ta.  Hoặc  phải  tạo  ra  máy  móc,  tìm  tài  liệu,  tập  võ  nghệ,  lội,  trèo,  chạy,  nhảy

cũng không từ.

2) Kiên nhẫn: Có nhà thiên văn phải bỏ trên 80 năm để dò theo dấu hành

tinh  Herschell.  Pasteur,  muốn  tìm  nguyên  nhân  của  chứng  bịnh  tằm,  phải  tự

mình quan sát có trên 50.000 lần. Vội vàng, nóng nảy đã làm hư hỏng biết bao

nhiêu  sự  phát  minh  sáng  tạo  không  đi  được  đến  bờ  bến.(Sennebier.—L’  Art

d’Observer, t. I., page 238.)

3) Chú ý: Đây là đức tính cần thiết cho sự quan sát đến có thể gọi “nó là tất

cả sự quan sát” vậy. (Xem chương Thuật Chú ý tiếp sau đây).

4) Nhuệ trí (penetration): Quan sát không phải chỉ xem phớt qua mà thôi,

mà phải ngó cho thật kỹ, phải biết phân biệt cái nào chánh, cái nào phụ và phải

biết  loại  ra  những  cái  không  ích  lợi  gì  cho  sự  quan  sát…  Nhụê  trí  là  cái  trí

sáng suốt giúp cho ta thấy được cái chỗ chưa hiển hiện của sự vật, có thể cảm

được mà không thể thấy được.

5)  Tinh  mật:  Nhà  quan  sát  phải  biết  nhận  xét  cho  tinh  tế  từng  mảnh  mún

công việc của mình quan sát. Phải kể ra tất cả những cái chi của mình thấy, và

chỉ có những cái tận con mắt mình thấy thôi. Nhất định không có cái thói nghe

nói đi nói lại, hoặc tinh theo sách vở hoặc một quyền thế nào. Phải hết sức gắt

gao trong việc mình nghe thấy, biên lại hết sức kỹ càng và tỉ mỉ. Sự quan sát

phải thật hết sức đầy đủ, không sót một phương diện nào cả.




6)  Vô  tư:  Nhà  quan  sát  phải  giữ  gìn  cho  sự  quan  sát  mình  hết  sức  khách

quan  mới  được.  Claude  Bernard  nói:  “Ấy  là  người  chụp  hình:  nhà  quan  sát

phải quan sát một cách công chính, không thiên vị, không thành kiến; tinh thần

của  họ  phải  “tịnh”  nghĩa  là  lẳng  lặng,  —  lẳng  lặng  mà  nghe  và  biên  lại  một

cách ngay thẳng những điều gì thiên nhiên bảo với mình.”(Claude Bernard. –

Introduction à la Médecine Expérimentale.)

Nhà quan sát phải tránh xa Thành kiến. Có hai loại Thành kiến. Thành kiến

do nơi kẻ khác mang đến cho ta, và Thành kiến của ta có sẵn thường do nơi

tinh thần môn phái (esprit dè système) mà ra.

Tánh vô tư rất quan hệ trong sự quan sát. Thiếu nó, sự quan sát thường bị

hư hỏng sai bét hết. Một người kia nghi cho đứa con người láng giềng ăn cắp

cái búa. Bấy giờ anh quan sát đứa nhỏ, thấy từ cử chỉ đều rõ rang là đứa trộm

búa. Đến khi anh tìm được cái búa rồi, thì anh xem lại cử chỉ đứa nhỏ, không

thấy chỗ nào tỏ ra là đứa trộm búa nữa. Những sự quan sát của ty Mật thám

thường cũng bị vô tình sa vào cái bẫy đó, nên có nhiều người bị oan uổng một

khi đã bị tình nghi.

Nhà quan sát mà bị thành kiến sai sử, thì thường bị lừa trong cuộc quan sát

của mình: chỗ họ tưởng là thấy, chính là điều họ chỉ tưởng tượng thôi.

Năm 1903 có một nhà vật lý học trứ danh Blondlot tưởng mình đã tìm ra

“luồng điện N” (rayons N). Nhà phát minh đây là một người có quyền thế lớn

trong  khoa  học  giới,  ấy  là  một  ông  giáo  sư  về  vật  lý  học,  thông  tín  viên  đặc

biệt của Khoa Học viện. Cái chủ trương của ông được tất cả các ông Hàn lâm

viện Khoa học và các nhà thông thái người Pháp công nhận. Nhiều nhà thông

thái ấy có làm lại cuộc thí nghiệm và cũng thấy y như ông vậy.

Hai  năm  trời,  Khoa  Học  viện  đăng  ra  rất  nhiều  bài  khảo  cứu  của  các  tay

chuyên môn về vật lý học như Broca, J.Becquerel, Bichat, v.v…, nói về tánh

cách đặc biệt của những luồng điện ấy. J.Becquerel lại còn tuyên bố rằng đã

làm cho nó bị “mê” liệt. Giáo sư Arsonval diễn thuyết về nó nhiệt liệt.

Khoa  Học  viện  mới  định  phái  một  ban  giám  khảo  đến  tận  nhà  xem  xét

công việc của nhà phát mình Blondlot. Cả thảy đều lấy làm kinh than, tức thì

giải thưởng 50.000 quan được hội ban cho nhà phát minh.

Trong khi đó, ở ngoại quốc, nhiều nhà thông thái, không bị ảnh hưởng uy

danh của nhà phát minh Pháp, tiếp tục thí nghiệm mãi mà không thấy gì ráo.

Họ mới mò đến tận phòng thí nghiệm của nhà phát minh sóng điện N, thì bấy

giờ  họ  mới  thấy  ông  nầy  lầm,  vì  luồng  điện  N  chính  là  một  ảo  giác  do  một

miếng tam lăng kính giọi ra.




Báo Revue Scientifique bèn cậy tất cả các nhà bác học hoàn cầu mở cuộc

điều tra. Té ra “lằn song N” của nhà phát minh đây chỉ là một ảo tưởng… Bấy

giờ, các nhà vật lý học Pháp đã phụ họa theo Blondlot đều lặng thinh phăng

phắc,  và  từ  đó  nhẫn  nay  không  còn  nghe  đến  cái  “luồng  song”  ấy  nữa.

(Gustave Le Bon. – Les Opinions et les croyances, p.274-275)

Thành  kiến  đối  với  các  nhà  khoa  học  trứ  danh  còn  như  thế,  thì  đối  với

người  thường  thiếu  tinh  thần  khoa  học,  sẽ  tai  hại  như  thế  nào,  và  sẽ  dắt  dẫn

chúng ta đến đâu nữa!

o

Cũng thời quan sát, nghiên cứu chánh thể nước Nga, mà A.Gide thấy khác,



R.Rolland thấy khác.

A.Gide  để  trả  lời  với  sự  trách  móc  của  R.Rolland  nói:  “Cần  yếu  là  phải

xem  sự  vật  theo  y  như  nó  đã  xảy  ra,  chớ  không  nên  xem  theo  ý  mong  ước

riêng của mình muốn cho nó phải xảy ra như thế nào.”(“Il importe de voir les

choses telles qu’elles sont et non telles que l’on eùt souhaité qu’elles fussent.”

(André Gide. – Retouches à mon Retour de l’URSS).)

Chương III

THUẬT TẬP TRUNG TINH THẦN

QUAN SÁT được tinh vi nhờ khéo léo biết « tập trung tư tưởng ».

Câu châm ngôn thiết yếu của thuật quan sất : Chỉ làm một vịêc thôi, và làm

cho tận tình, cũng là chỉ về sự tập trung tinh thần vậy

Tập trung tinh thần là để hết tâm tư vào một sự gì, hay vật gì. Ngoài sự ấy,

vật ấy, ta không để ý đến việc gì khác nữa cả.

o

Ribot bảo rằng : « Chú ý là cái khí cụ giúp con người trở nên hoàn thiện. »



(TH.RIBOT. – Psychologie de l’attention, p.58.)

Thật vậy, thiếu nó, thì những quan năng đặc biệt của tinh thần như: trí nhớ,

trí phán đoán, trí suy luận không thể nào phát triển được. Thiếu nó, thì sự hiểu

biết của ta đối với sự vật rất lờ mờ, nhứt là không ứng dụng vào đâu được cả.

Nó là cốt tử của cả đời sống tinh thần của ta. Vậy, điêu luyện tinh thần, phải

lấy nó làm gốc.

Muốn “đo lường” tinh thần trí thức, người ta thường căn cứ vào sức chú ý

mạnh yếu của mỗi người mà ước định. Darwin nói: ”Một nhà nuôi khỉ, mua

khỉ đem về tập, mỗi con giá nhứt định là một trăm hai mươi lăm quan. Người



ấy hứa với chủ bán, nếu để cho họ giữ lại nhà trong vài ngày, đặng lựa chọn

theo ý, họ sẽ chị trả giá bằng hai. Người ta mới hỏi anh làm cách nào phân biệt

được con nào khôn, trong một thời gian rất ngắn như thế. Anh trả lời: chỉ xem

sức chú ý của nó là biết liền được. Nếu trong khi mình nói hay cắt nghĩa cái gì

cho nó, mà sự chú ý của nó xao lãng vì bị con ruồi trên vách hoặc vì một cái

cớ nhảm nhí nào, thì con nầy đáng chán nản lắm. Nếu có sửa trị nó thì nó lại

càng bướng bỉnh khó dạy chớ không ích gì. Trái lại, con nào biết chú ý thì dễ

tập lắm.”

Cái đặc điểm của những bậc vĩ nhân là nơi sức mạnh của sự tập trung tư

tưởng  của  họ.  Roederer  nói  về  Napoléon  có  câu:  “Ông  là  người  có  thể  làm

việc  liên  tiếp  mười  tám  giờ  đồng  hồ  về  một  công  việc  hay  nhiều  công  việc

cũng  vậy.  Không  có  một  người  nào  biết  để  hết  tâm  tư  mình  vào  công  việc

mình  làm  hơn  ông.”  Chính  Napoléon,  trong  bộ  ký  ức  của  ông  có  biên:  “Khi

nào tôi muốn ngưng một công việc gì, tôi liền đóng hộc tủ ấy lại, và mở hộc tủ

khác  ra.  Nó  không  lộn  xộn  với  nhau  được  và  cũng  không  làm  rộn  hoặc  làm

mệt tôi chút nào. Nếu tôi muốn ngủ, tôi đóng hết các hộc tủ lại, tức khắc ngủ

liền.” Taine nói: “Người ta không bao giờ thấy được một đầu óc có kỷ luật và

sẵn sang luôn luôn để làm bất kỳ là một công việc gì, và có đủ sức tập trung tư

tưởng  một  cách  đột  nhiên  và  toàn  bị  như  thế.”  (F.Challave.—Psychologie  el

métaphysique, p.396.) Có kẻ hỏi Newton, nhà đại thiên văn nước Anh, cái mật

pháp của sự phát minh về “Vũ trụ Dẫn lực” của ông. Ông trả lời: “Có chi, chỉ

vì tôi nghĩ đến nó mà thôi.” Darwin sỡ dĩ làm được công nghiệp vĩ đại trong

khoa học giới là nhờ ông có cái tài “đeo đuổi mãi theo một vấn đề suốt năm

này qua năm kia mà không nản”. (Vie et corespondance de Darwin, p.69, 135

– (J.Pavox: thuật lại trong Education de la Volonté, trang 20).)

Khổng Tử nói: “Ta là người hễ có việc gì nghĩ chưa ra thì nghĩ đến quên

ăn,  nghĩ  ra  được  thì  vui  quên  cả  mối  lo,  không  biết  rằng  tuổi  già  đã  sắp  tới

vậy.”


Những người rất khoẻ về sự “tập trung tinh thần” như thế thường có một

cái đặc sắc nầy là họ quá chuyên tâm vào một việc mà quên hẳn cả những cái

ngoài  công  việc  họ  đang  làm,  đến  đỗi  thành  ra  một  chứng  đãng  trí  rất  nguy

hiểm đến đời sống thực tế của họ hàng ngày.

Một ngày kia, lúc còn nghèo, Edison, (Les grands homes: Edison.—A keim

et  Lumet.  Paris.)  nhà  phát  minh  điện  thoại  trứ  danh  của  Mỹ  quốc  được  có

người  tiến  cử  đi  diễn  thuyết  về  vấn  đề  điện  thoại,  là  vấn  đề  mà  ông  ta  sở

trường nhứt, vả ông không phải dư giả gì, cũng không muốn kiếm thêm chút ít

tiền, mua sách vở và ít món máy móc cần dùng để thí nghiệm.



Nghĩ đến nó ông cũng thấy đắc chí. Nhưng đến ngày diễn thuyết, Edison

không  đến.  Một  người  bạn  chạy  đi  kiếm  ông  kiếm  mãi  không  thấy.  Đến  khi

ngó trực lên nóc nhà, thấy ông ta đang lom khom đặt dây điện thoại! Thì ra,

trong khi ông đang soạn bài diễn thuyết, một ý kiến mới nẩy ra. Ông ban đầu

còn lo giải quyết trên một tờ giấy, kế đó ông nghĩ đến những bằng cớ thực tế

của nó, ông muốn thí nghiệm liền, ông leo tuốt lên mái nhà. Ở đó tha hồ cho

ông thử đi thử lại cái ức thuyết của ông, ông quên mất thính giả của ông đang

đợi ông đàng nhà hội.

Đời ông thường có nhiều cái “đãng trí” như thế. Có một khi nọ ông đi bỏ

thơ. Khi đến nhà thơ, gặp hộp thơ, thay vì lấy thơ bỏ vô hộp, ông lại lấy cái

đồng hồ ông mà nhét vào. Nhét hoài không đặng, bây giờ ông mới sức nhớ lại,

mới biết là mình lộn.

Ngày  ông  cưới  vợ,  một  người  vợ  ông  yêu  quí  nhất  trong  đời,  thế  mà  sau

khi cưới, cách vài giờ, ông qua phòng thí nghiệm làm việc, vì ông không thể

nào bỏ qua một ngày mà không làm việc cho được. Công việc tìm tòi của ông

làm ông mê mẩn đến quên mất bà vợ ở nhà đang trông đợi ông. Chiều tối, một

người bạn của ông đang đi ngang phòng thí nghiệm, thấy cửa sổ mở mà đèn

bựt sáng trưng, lấy làm lạ bước vào, thì thấy ông ta đang cặm cụi thí nghiệm:

- Kìa anh Tom, anh quên rồi sao? Đã quá nửa đêm rồi, còn chị ở nhà chờ

anh!


-  Ủa  khuya  rồi  sao?  Lạ  lắm.  À  phải,  tôi  mới  cưới  vợ  kia  mà,  tôi  phải  về

sớm hơn nữa mới phải!

May  thay,  bà  vợ  của  ông  là  người  đàn  bà  khác  thường,  rất  hiểu  ông  và

không trách móc ông chút nào, vì bà biết những cái đãng trí ấy là cái đại giá

của thiên tài ông vậy.

o

Trong lúc cuộc cách mạng năm 1848 nổ bùng, Corot (Corot, nhà đại danh



hoạ Pháp.) đang hoạ trên bờ song Seine nhưng vì quá chăm chú vào công việc

của  ông  làm  nên  không  hay  biết  gì  về  đến  những  việc  khốc  liệt  đã  xảy  ra

chung  quanh.  Người  ta  bắn  nhau,  đạn  sung  ví  vút  bên  tai  ông,  thế  mà  ông

không nghe thấy gì cả. Sau đó vài ngày, ông ta nói với các bạn ông: “Lạ nhỉ,

tôi không thấy vui Louis Philippe!”.

Các bạn nói:

- Nầy ông Corot ơi! Ông không hay có cách mạng sao?

- Ủa! Lại cũng có bọn người bất mãn nữa sao?




o

“Chỉ làm một việc thôi, và làm cho tận tình.” Ta phải bắt chước theo tinh

thần  của  con  cá  măng  (brochet).  Con  cá  nầy,  khi  nó  đuổi  theo  một  con  mồi

nào, thì dẫu có gặp con mồi khác dễ bắt hơn, nó cũng bỏ qua, và chỉ theo cho

kỳ được con mồi của nó thôi. Đối với tinh thần ta cũng thế. Sự chú ý cần phải

có một mục đích rõ rệt, bởi nếu ta phân chia nó ra, tinh thần ta sẽ tản mát, huỷ

hoại.

Jules Payot nói: “Khi tôi trách cứ bà quản gia trường cơ phạm về những sơ



sót của bà, thì bà thú nhận một cách tuyệt vọng rằng bà không biết làm thế nào

thấy được công việc của bà thiếu sót chỗ nào. Thảy đều xoay chung quanh bà

như cái chong chóng làm cho bà quáng cả mắt. Tôi bèn khuyên bà: “Làm việc

nào thì làm một việc thôi và làm cho xong tất.” Ngày thứ hai chỉ xem xét rầm

nhà, và đừng để ý tới việc gì khác cả; qua ngày thứ ba, hãy quan sát qua trần

nhà; một ngày khác để ý đến vách phên, qua ngày khác nữa kiểm điểm những

vật treo trên vách, v.v… Bà ấy về sau thú thật với tôi rằng công việc của bà

bấy giờ không có gì khó khăn nữa cả, mà bà cũng không hề để có việc gì sơ

sót mà phải bị quở nữa.”(Le travail intellectvel et la volonté, p.158.)

Muốn rõ sự chú ý là trọng yếu như thế nào, ta thử so sánh một người đãng

trí, không đủ sức tư tưởng liên tiếp với một người tinh thần tập trung một cách

dễ dàng, ta sẽ thấy người sau nầy:

-  biết  quan  sát,  và  thấy  được  nhiều  điều  mà  người  trước  không  thể  thấy

được;


-  biết  tiêu  dụng  những  điều  họ  nghe,  thấy,  đọc,  và  họ  biết  giữ  lại  những

điều ấy trong trí nhớ. Thành ra họ có nhiều sự hiểu biết; kinh nghiệm, tài năng,

giá trị họ nhân đó càng ngày càng thêm.

- biết suy nghĩ. Họ biết suy đoán nhiều việc mà kẻ vô ý không dè. Bởi vậy,

sự quyết đoán của họ đúng đắn, họ có thể điều khiển kẻ khác.

- biết quan sát, biết so sánh, biết phê bình, nên họ có rất nhiều ý kiến hay

có thể đem ra thực hành được. Họ có thể tạo ra nhiều phương pháp, nhiều lý

thuyết, nhiều công việc, nhiều máy móc…, tóm lại họ là một người trên thiên

hạ.(P. Jagot. – Cours d’Éducation psychologique , Lecon IV.)

o

Chú ý là một tư chất cần yếu của tinh thần để tiến hoá một cách chắc chắn



và đạt đến chỗ hoàn toàn không sai chạy… “Thiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn

lâu dài, (le génie n’est qu’une longue patience), - kiên nhẫn đeo đuổi mãi một

ý  nghĩ,  một  việc  làm  cho  kỳ  được  mới  thôi.”  (Xem  quyển  Thuật  Làm  Việc



cùng một tác giả.)

“Darwin  hai  mươi  năm  hoài  bão  quyển  “Chủng  loại  khởi  nguyên”  (De

l’Origine des Espèces). Sớm mai, ông làm việc từ 8 giờ đến 9 giờ rưỡi, từ 10

giờ  rưỡi  đến  12  giờ  trưa.  Hoặc  chiều,  từ  4  giờ  rưỡi  đến  5  giờ  rưỡi,  nhưng

không phải luôn luôn như vậy,, vì đó là một công việc làm thêm. Tuy làm việc

rất ít, mà hễ làm thì ông làm một cách hoàn toàn, đem cả tâm trí chuyên chú

vào đó và không khi nào ông làm một việc gì mà cần phải làm lại một lần thứ

nhì  nữa.  (Vie  et  Correspondance  de  Darwin,  p.37  et  155,  trad.  Varigny.)  Bạn

thân ông là một nhà địa chất học trứ danh Lyell cũng chỉ làm việc có hai giờ

liên  tiếp  thôi.  Herbert  Spencer,  người  bạn  đồng  hương  với  ông,  có  một  sức

khoẻ rất tồi tệ, ông nầy không đủ sức “tập trung tư tưởng” lâu được, thần kinh

hệ  của  ông  rất  suy  nhược.  Làm  việc  liên  tiếp  ba  giờ  thì  ông  không  thể  đọc

được một quyển tiểu thuyết nữa, ông đã đuối sức rồi. Thế mà vì khéo biết tập

trung tinh lực vào một công việc sưu tầm của ông thôi, mà sau cùng ông để lại

cho đời một công trình bất hủ hết sức to tát.(Autobiographie, tra. Varigny.)

Emile Zola, một tiểu thuyết gia trứ danh nước Pháp, trước tác sách vở rất

nhiều, những cũng chỉ một ngày làm việc ba giờ đồng hồ thôi. Sự chú ý của

ông nầy cũng thật là đáo để. Hễ một khi ông chuyên chú vào những vật nào

ông  muốn  quan  sát,  ông  đi  ngoài  đường  gặp  những  bạn  thân  của  ông,  ông

cũng không nhìn ra. Khi ông chuyên tâm để ý làm bộ sách nào, thì ngoài vấn

đề ông đeo đuổi, ông không còn biết có cái gì nữa. Ông chỉ biết có những cái

chỉ quan hệ đến việc ông đang sưu tầm thôi. Ở tại hội Văn Đoàn mà ông làm

Chánh  hội  trưởng,  ông  phải  mất  có  trên  ba  tháng  để  thuộc  tên  hai  mươi  bốn

người cộng tác với ông mà ông hằng kêu tên khi nhóm hội. (Dr. Toulouse.- Le

Temps, 3 oct. 1992.)

o

Bất kỳ là làm việc gì, “chuyên tâm chú ý” là then chốt của thành công.



Trọng Ni đi qua nước Sở, vừa ra khỏi rừng, thấy một người tật bướu bắt ve

bằng một cây sào dài, rất lẹ và chắc chắn cũng như nó bắt bằng tay vậy.

Trọng Ni nói với người ấy: “Anh thật là tài, xin cho tôi biết cái thuật của

anh.”


Tên tật bướu nói: “ Thuật của tôi là đây: Trong năm, sáu tháng, tôi tập để

viên đạn đứng thăng bằng trên ngọn sào của tôi, mà không hề rớt. Khi tôi để

đứng đặng hai viên, thì ít con ve nào thoát khỏi tôi. Khi tôi để đứng đặng ba

viên,  thì  mười  con  trật  có  một  mà  thôi.  Khi  tôi  để  đứng  đặng  năm  viên,  tôi

không hề trật một con nào hết. Cái thuật của tôi là qui hết tinh thần của tôi vào

chỗ chí hướng mà tôi mong đạt đó. Tôi trị cái tay tôi, cả thân thể tôi cho đến




chừng  nào  nó  thành  một  khúc  gỗ,  không  còn  biết  cảm  động,  không  còn  xao

lãng nữa. Tuy Trời Đất là lớn, vạn vật là nhiều, nhưng tôi chỉ thấy có con ve

mà tôi muốn bắt đó thôi. Không chỉ làm cho tôi xao lãng ngoài cái ý của tôi

muốn đó, con ve làm gì thoát khỏi tay tôi”. (Trang Tử.—Đạt Sanh Thiên.)

*

* *


CỐ CHẤP

Đừng  hiểu  lầm  rằng  chú  ý  vào  một  việc  là  cố  chấp,  đem  cả  tinh  thần  tư

tưởng ta chết khư vào việc ấy. Chú ý và định kiến là hai điều khác nhau xa.

Tinh thần tư tưởng ta vẫn hoạt động tự do đủ mọi phương diện nhưng không

cho lạc ra khỏi ngoài vấn đề của ta định tìm kiếm đó thôi.

Ta thử vẽ một cái đồ hình (diagramme) là dễ nhận.

Điểm A là trung tâm điểm, chỉ vấn đề ta đang trù nghĩ. Ví dụ vấn đề đó là

vấn đề lập một cái nhà in. Làm thế nào lập một cái nhà in? Đó là điểm A. Ta

bắt  qua  nghĩ  đến  cách  mua  chữ,  mua  máy,  mua  giấy,  mua  mực,  mướn  nhà,

mướn thợ. Số bạc cả thảy là bao nhiêu mới đủ, và phải dự định một số bạc là

bao nhiêu để phòng khi thiếu hụt. Số bạc ấy làm sao mà có? Đó là những điểm

A1, A2, A3, A4 vân vân. Bao nhiêu vấn đề ấy đều qui vào một việc “lập một

cái nhà in” . Tuy mỗi việc mỗi khác, nhưng đều đi vào một mục đích. Đó là

tinh thần tập trung, không phải là một định kiến.

*

* *


NỀN TẢNG CỦA SỰ TẬP TRUNG TINH THẦN

Theo các nhà tâm lý học, sự chú ý có thể chia làm 2 thứ:

1) Chú ý tự nhiên (spontannée) và

2) Chú ý cố tâm (volontaire). (Th. Ribot.—Psychologie de l’Attention)

Gọi là tự nhiên, khi nào không phải định trước, nhưng vì sự ngẫu nhiên làm

cho  mình  để  ý  tới.  Ví  như  khi  ta  đang  đi,  thình  lình  thấy  trước  mặt  có  một

người bị nạn. Ta để ý đến. Đó là chú ý tự nhiên.

Nhưng,  nếu  sau  khi  đó,  nhân  muốn  tìm  hiểu  vì  đâu  xảy  ra  tai  nạn,  và  tai

nạn ấy nặng nhẹ thế nào, ta để ý lại một lần nữa. Đó là chú ý cố tâm.

Chú  ý  tự  nhiên  thì  không  còn  phải  dụng  ý  chí:  còn  chú  ý  cố  tâm  thì  cần

phải dụng ý chí. Một đằng thì tự mình để cho ngoại vật lôi cuốn, tự mình bị

ảnh hưởng của hoàn cảnh. Một dằng thì tự mình điều khiển lấy hoàn cảnh, tự




mình làm chủ lấy sự chú ý của mình.

o

Ở đây, chỉ bàn đến chú ý cố tâm thôi, vì chỉ có nó là có thể giúp ta trong



con đường tiến bộ của Trí thức. Bởi vậy, từ đây hễ nói đến sự chú ý, là chỉ về

cố tâm chú ý mà thôi.

o

Chú  ý,  nhờ  đâu  mà  được  mạnh  mẽ  và  lâu  bền?  Nhờ  ba  nguyên  động  lực



sau nầy:

I.—Hứng thú

Người ta thường sỡ dĩ để ý đến một điều gì là nhờ nó gợi cho ta một hứng

thú. Tỉ như chơi cờ. Lúc ban đầu nhân muốn bắt chước theo mọi người chung

quanh mà chơi, nên rang để ý mà học. Sau, lần lần lại thấy có hứng thú. Nhờ

mê nó, nên ta mới chú ý đến nó một cách đặc biệt không biết mỏi.

Dẫu rằng lúc đầu nhờ chú ý mà gây được sự hứng thú, nhưng về sau, thì

chính nhờ nơi sự hứng thú, nó nuôi dưỡng cho sự chú ý của ta được bền bỉ,

được mạnh mẽ.

Vậy, muốn cho ta chú ý được lâu dài, cần phải có một hứng thú gì để dùng

làm nguyên động lực mới được. Làm một việc gì mà mình ham thích, thì dầu

có vất vả bao nhiêu cũng không cho là cực. Sự hứng thú ta được dồi dào bao

nhiêu, thì sự chú ý của ta càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

Hứng  thú  có  nhiều  loại,  đại  khái  có  bốn  thứ:  sự  tò  mò,  sự  lợi  ích,  sự  cần

thiết, và sự nguy hiểm.

a)Sự tò mò: Chú ý thường có thể là vì một sự tò mò. Không có óc tò mò,

thì  ta  đâu  có  chịu  khó  để  tâm  dò  xét,  nghiên  cứu,  tìm  tòi.  Nhưng  ta  sỡ  dĩ  tò

mò, tìm kiếm một điều gì, là nhân ta đã có sẵn cái ý ấy trong đầu, mà ta định

tìm cho ra cái lý của nó. Những cái ý sẵn đó, nhà khoa học thường gọi là ức

thuyết.  Vì  óc  tò  mò  mà  nhà  khoa  học  cặm  cụi  năm  nầy  qua  năm  kia  để  tìm

những bằng cớ chứng nhận những ức thuyết của họ về một vấn đề gì. Thỉnh

thoảng ta cũng nên có những lối “ức thuyết” ấy để làm nguyên động lực cho

một cuộc tham cứu nào hay một công việc làm nào. Nó giúp cho đời ta được

mới mẻ, rộng rãi hơn, thanh thản hơn.

b) Sự lợi ích: Chú ý có khi cũng là một sự lợi ích. Theo lệ thường, người ta

sỡ  dĩ  chú  ý  đến  người,  vật  hay  những  hoàn  cảnh  nào  là  vì  người,  vật,  hoàn

cảnh ấy có quan hệ, có lợi ích đến công ăn việc làm của ta hoặc nhiều hoặc ít.

Lợi ích làm hưng khởi sự chú ý của ta. Cho nên, vật mà ta để ý nếu lợi ích cho




ta nhiều chừng nào, thì ta càng chuyên tâm chú ý đến nó chừng nấy.

Vậy, cử chỉ hay nhứt để giúp cho sự chú ý của ta mạnh mẽ, lâu dài, là phải

biết tính cho những điều ta thấy hay nghe sẽ có lợi ích cho ta sau nầy, chỉ hoặc

sớm hoặc muộn mà thôi. Nếu ta nghi nó không có ích gì cho ta cả, thì sự chú ý

của ta không thể nào đứng vững nữa được.

c)Sự cần thiết: Ta cần phải để ý chuyên tâm đến những cái chi quan hệ với

nghề nghiệp ta, nếu ta muốn được sành sõi hơn. Sự chú ý của ta, cố nhiên là

phải  luôn  luôn  hoạt  bát  mới  mong  giúp  ta  thấy  được  những  chỗ  ta  còn  thiếu

sót trong nghề nghiệp của ta hoặc để tìm phương sửa đổi lại, hoặc để cho công

việc được hoàn toàn hơn. Đó là vì sự cần thiết cho nghề nghiệp mà ta chú ý

được mạnh mẽ và lâu dài. Bất kỳ là ở vào một địa vị nào, nếu muốn cho nghề

nghiệp mình được tinh vi hơn, đều phải cần chuyên tâm để ý đến những công

việc mình làm. Hoặc vì sự cần thiết bắt buộc ta phải biết thêm một tiếng ngoại

quốc nào. Bấy giờ ,ta mới chịu để ý và chuyên tâm tận tuỵ học cho kì được thứ

tiếng  ấy.  Tỉ  như  phần  đông  người  mình  bây  giờ,  tự  thấy  nếu  không  biết  chữ

Hán thì văn chương khó mà đi được tới chỗ tinh vi.

Cho nên học chữ Hán đối với họ là một sự cần thiết rất khẩn cấp. Bấy giờ

họ  mới  chịu  để  tâm  nghiên  cứu  và  học  hỏi  Hán  tự,  dẫu  phải  tốn  nhiều  công

phu cũng mặc. Đó là vì sự cần thiết mà sự chú ý của ta mới được mạnh mẽ về

lâu dài.


d) Sự nguy hiểm: Những khi ở trong một hoàn cảnh nguy hiểm, sự chú ý

của ta lại có phần mãnh liệt hơn tất cả những khi khác. Vì, hễ sơ ý một chút, là

nguy cả tính mạng mình vậy. Chẳng phải chỉ có lên núi cao, hay khi cầm tay

bánh xe hơi, mới cần phải chú ý nhiều thôi; những lúc đi ngang qua lộ, gặp xe

lên xuống dập dìu, hoặc những khi đi chơi ngoài đường phố, ta cung phải hết

lòng  cẩn  thận  mới  đặng,  vì  tai  nạn  rình  rập  mãi  bên  ta,  sơ  ý  một  chút  là  nó

chụp vào ta trong nháy mắt. Trước sự nguy hiểm, ta cần phải dụng tâm chú ý

một cách gắt gao mới đặng. Hằng ngày, nhân vì phải lo tránh đỡ tai nạn ngoài

đường  mà  sự  chú  ý  của  ta  được  sắc  sảo  và  mạnh  mẽ  thêm  nhiều.  Tránh  sự

nguy hiểm về xe cộ ngoài đường là một lối điêu luyện sự chú ý rất hay. Bởi

vậy, những kẻ ở thành thị đông đúc như người ở Sài Gòn – Chợ Lớn, thường

có tính hoạt bát hơn kẻ ở đồng vườn, cái đó không có gì là lạ. Tập võ, tập đánh

kiếm  là  những  môn  thể  thao  giúp  cho  tinh  thần  ta  được  tập  trung  một  cách

mạnh mẽ và giai dẻo như vậy.

II. – Thói quen

Ngạn ngữ có câu: “Có rèn, mới trở nên anh thợ rèn.” Cũng như có quan sát

thường mới trở nên một nhà quan sát giỏi. Nói về sự tập trung tinh thần cũng



vậy. Chỉ có những kẻ thường đeo đuổi theo những cái học cần phải dùng đến

sự chú ý nhiều, mới có thể tập trung tinh thần mình vào bất kỳ là vấn đề nào

thuộc về trí thức mà thôi.

Trái lại, những kẻ làm việc như cái máy, ít khi phải dùng đến sự chú ý, thì

không bao giờ để ý lâu được bất kỳ là về một vấn đề trí thức rất thô sơ nào.

Những việc mà ta thường hay bỏ lảng, phần nhiều là những việc ta làm mà

không thích. Nhưng nếu cứ làm đi làm lại mãi, rồi thì với thói quen, lần lần ta

cũng thấy thú vị. Tuy trước không thích, nhưng quen rồi, thì việc gì cũng trở

nên  hứng  thú  được.  Nhiều  kẻ  vì  mục  đích  sinh  nhai  mà  phải  làm  một  nghề

mình không thích. Nhưng lâu năm chầy tháng thói quen làm cho họ lại thích

nghề ấy. Có thấy được hứng thú, thì công việc bấy giờ sẽ trở nên dễ dàng, sự

chú ý đối với nghề nghiệp càng ngày càng tinh thêm.

III.—Ý chí

Những kẻ có ý chí mạnh không cần lấy hứng thú và thói quen làm động lực

cho sự chú ý của mình. Chỉ có một sự muốn của họ là đủ. Hễ nhứt định phải

học, thì họ học, học cho kỳ được mới thôi. Đây là một lối chú ý cao nhất, phần

nhiều thuộc về hạng trên thiên hạ mới làm được. Trước cũng nhờ có hứng thú,

hoặc nhờ có thói quen mà đã tập được cách chú ý mạnh mẽ và lâu bền, nên rồi

họ có được cái ý chí mãnh liệt như thế. Bất kỳ là thuộc về một vấn đề nào, hễ

muốn chú ý đến, thì họ chú ý một cách dễ dàng. Dùng được lối chú ý nầy, thì

trí lực con người sẽ tiến hoá mau lẹ vô cùng.

*

* *



B.—NHỮNG LỢI ÍCH

CỦA SỰ TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG

a)Qui nhứt tinh thần: Tập trung tư tưởng giúp cho các quan năng của tinh

thần được hội hiệp lại một cách điều hoà, nhân đó, được mạnh mẽ thêm lên.

Thật vậy, trong lúc ta chú ý để quan sát một điều gì, thì cả trí nhớ, trí tư tưởng,

trí suy luận cùng hợp lại làm việc với nhau một cách rất mật thiết. Vừa quan

sát vừa nhớ lại những cái chi đã có thấy, có nghe, có biết để so sánh, vừa phân

biệt được chỗ đồng chỗ dị, vừa tin tưởng đến những sau nầy của nó, vừa suy

luận và phê bình công bằng.

b) Thâu được nhiều tài liệu chính xác: Tập trung tư tưởng giúp cho ta thấy

được nhiều phương diện mà với con mắt thường không thể thấy được. Ta chỉ

nhận thức được rõ rang những điều ta đã để ý mà thôi.




c)Tránh được những sơ sót về văn tự: Thường trong những văn tự, như khế

ước, giấy nợ, v.v.., một chút sơ sót đủ hại cả một sự nghiệp của ta. Vậy phải

biết để ý dò xét từng phương diện, cân nhắc từng câu văn, đừng cẩu thả, vội

vàng… Phải để cho mình đủ thời giờ suy nghĩ, đừng để ai bắt buộc ký tên gấp.

d) Tăng tiến trí nhớ: Ta có thể quả quyết rằng: “Không chú ý thì không nhớ

lâu được cái gì cả.” Càng chú ý nhiều chừng nào thì sự nhớ của ta càng được

rõ rang và bền bỉ chừng nấy.

e)Giúp cho óc phát mình sáng tạo: Người ta thường tin rằng nhờ sự ngẫu

nhiên mà các bực thiên tài phát minh một điều gì. Sự thật không phải thế. Ít

khi thấy được người có những tư tưởng kỳ đặc, mới mẻ, về những vấn đề mà

người  đó  chưa  từng  suy  nghĩ  và  hiểu  biết  qua  bao  giờ.  Thống  soái  Foch  nới

chốn chiến trường, sở dĩ ngộ được nhiều ý nghĩ rất mới lạ về chiến lược là nhờ

ông rất sành về những vấn đề binh pháp. Bất kỳ là ở vào giới chuyên môn nào

phải  có  biết  nhiều,  có  để  ý  đến  trăm  ngàn  chỗ  vụn  vặt  của  nghề,  mới  mong

thấy được nhiều cái hay thêm mà kẻ khác không thể thấy được. Ta không bao

giờ thấy một anh văn sĩ phát minh được cái gì thuộc về máy móc. Branly, nhà

phát minh vô tuyến điện, trước kia là một nhà sành sõi về điện học. Pasteur,

Curie, Edison… cũng một thế. Sự phát minh sáng tạo của họ không có ngoài

chỗ sở trường của họ. Trừ ra những người như Denis Papin, còn nhỏ, và chưa

phải là một nhà chuyên môn về một vấn đề nào, nhân sự ngẫu nhiên mà tìm ra

sức mạnh của hơi nước. Nhưng biết đâu, trước kia, ông ta không có để ý nghĩ

qua việc ấy. Dầu là một sự ngẫu nhiên đi nữa, chẳng qua là một vật lệ ngoại

(exception), ta đừng mong mỏi đến những việc quá sức của con người.

*

* *



C.—TINH THẦN TẢN MÁT

Muốn tập trung tinh thần, cần phải lánh xa những nguyên nhân làm cho nó

tản mát. Có biết dặng nguyên nhân, mới tìm đặng phương cứu giúp.

Đại khái, ta có thể chia những nguyên nhân nầy, làm hai phần rất phân biệt:

a)Nguyên nhân bên ngoài, và

b) Nguyên nhân bên trong.

o

a) Nguyên nhân bên ngoài:



Những nguyên nhân bên ngoài có thể, hoặc thuộc về những điều kiện vật

chất, hoặc thuộc về những điều kiện chuyên môn và kinh tế.




Nhiều thứ bệnh về thần kinh thuộc về di truyền, hay tự mình gây lấy, có thể

làm cho tinh thần mình không vững bền. Một sự đụng chạm nặng có khi làm

cho đầu óc mình lơ đãng, không sức chú ý được lâu về vấn đề gì. Nhiều chứng

thần kinh khiến cho mình trở nên quạu quọ, áy náy, nóng nảy, nhạy cảm; tinh

thần mình vì đó bị xao xuyến, tản mát lộn xộn.

Công việc làm ngày nay phần nhiều làm cho người thợ thành như bộ máy:

lối cử động không thay đổi. Hễ một khi đã quen tay rồi thì những cử động ấy

thành như cái máy, tư tưởng không cần phải tham dự đến nữa. Lẽ cố nhiên là

nó tha hồ lung tung lêu lổng.

b) Nguyên nhân bên trong:

i. Tinh thần ta hay tản lạc, một phần rất lớn do nơi sự mất trung bình trong

các quan năng của tinh thần.

ii. Lại nữa, thiếu sự hứng thú, thiếu sự lợi ích thì mọi sự mọi vật đối với ta

khó mà thâu tinh thần ta lại được, như ta đã thấy trước kia.(Chương “Nền tảng

của sự chú ý”.)

iii.  Có  nhiều  kẻ,  không  phải  lười  biếng,  hay  bất  tài,  nhưng  làm  cái  gì,  họ

cũng muốn cho mau rồi. Phần nhiều, họ bị hỏng việc là tại họ thiếu chí nhẫn

nại.


Cũng có kẻ sỡ dĩ không chú ý được lâu bền về một vấn đề nào là tại họ hay

ưu lự, lo lắng, nóng nảy.

iv. Tinh thần khó tập trung được cũng tại ta ham đeo đuổi theo nhiều vấn

đề một lượt. Thích làm tiền, lại cũng vừa thích nghiên cứu học hỏi, thích đánh

cờ, thích đá banh… Tinh thần ta nhẩy lung tung từ vấn đề này sang vấn đề kia,

không được ở một chỗ nào cho vững bền lâu được. Cục đá mà lăn mãi thì sao

đóng  được  rong  rêu.  Bao  nhiều  tinh  lực  ta  dồn  vào  đều  không  bổ  ích  cho  ta

được bao nhiêu cả.

v. Có nhiều người hễ học qua là nhớ liền, mà rồi họ quên cũng lẹ. Có kẻ

suy nghĩ dễ dàng, nhưng không biết làm chủ lấy tư tưởng của mình, họ để tha

hồ ý nghĩ họ lôi cuốn theo cái chiều lêu lổng của nó.

Những  người  vì  quá  tự  đắc  với  cái  óc  quá  sáng  láng  của  mình,  họ  không

chịu  gia  công  suy  nghĩ  cho  chính  đính  một  việc  gì  cả.  Họ  có  thể  là  một  tia

sáng giữa trời khuya, nhưng chỉ là một cái chớp nhoáng thôi. Họ có thể là một

thiên tài và làm nên việc lớn, nhưng họ vẫn ở dưới cái thiên tài của họ luôn,

bởi họ quá ỷ lại vào cái sức thông mình của họ, không chịu cố công chú ý vào

một việc gì cho lâu được cả.



Lại  cũng  có  nhiều  người,  -  dường  như  không  cần  đắn  đo  suy  nghĩ  gì  cả,

vẫn  cũng  giải  quyết  được  một  cách  mỹ  mãn,  bất  cứ  vấn  đề  gì,  -  là  nhờ  tinh

thần họ rất hoạt bát. Họ không cần phải chú ý lâu làm gì cả. Quá hoạt bát cũng

là một nguyên nhân làm cho ta ít dùng đên sự chú ý.

Tuy  nhiên,  nếu  gặp  phải  những  vấn  đề  quan  trọng,  ta  cần  phải  biết  thận

trọng, dè dặt trong sự phán đoán; đừng ỷ tài ỷ tận mà không nên. Dẫu sao, biết

“hưỡn đãi sự phán đoán của mình lại” (Suspendre son judgment.) là phận sự

đầu tiên của kẻ nào muốn tránh xa sự lạc lầm.

*

* *


D.—ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ

TẬP TRUNG TINH THẦN

I.—Kiên nhẫn:

Muốn ngừa sự tản mát của tinh thần, cần phải tập tánh kiên nhẫn. Những

bậc vĩ nhân sỡ dĩ hơn được kẻ tầm thường là nhờ nơi sức tập trung bền bỉ của

họ. Tuy nhiên, chú ý lâu vào một vấn đề gì, thường làm cho đầu óc ta mau mệt

lắm,  bởi  vậy,  không  phải  tất  cả  những  bậc  trên  người  đều  làm  được.  Nhà  số

học và vật học trứ danh H. Poincaré không thể bao giờ chú ý lâu vào một vấn

đề nào, ông cần phải thay đổi luôn ý nghĩ và công việc làm của ông. Nhưng,

vấn đề nào ông đã để tâm suy nghĩ đến, ông không bao giờ bỏ qua cả. Ông đeo

đuổi theo nó mãi suốt tháng nầy qua tháng kia, năm kia qua năm nọ. Ông làm

như  con  ong  lấy  mật,  thỉnh  thoảng  mà  làm  việc.  Tuy  chú  ý  không  được  lâu,

nhưng đã chú ý thì ông để lực lượng của tinh thần ông vào đó một cách triệt

để, ròi ông phó mặc cho tiềm thức của ông làm việc. Lâu ngày chầy tháng, sự

hiểu biết của ông “mùi” bỗng phát tiết: yến sáng của chân lý hiện ra. Ông túm

ngay nó, và nhân đó mà suy nghĩ ra thêm. Thật, “thiên tài chẳng qua là kiên

nhẫn mà nên” vậy.

II.— Cơ sở:

Muốn  chú  ý  về  một  việc  gì,  ta  cần  phải  rành  công  việc  ấy.  Muốn  chú  ý

quan sát về hoá học, cần phải có sẵn một cơ sở về hoá học. Bằng không, thì

dẫu  có  tập  trung  cả  tinh  thần  vào  đó  cũng  không  sao  phát  minh  được  cái  gì

mới mẻ cả. James Watt sỡ dĩ kế tiếp được công trình của Papin là nhờ ông rất

sành khoa toán học và khoa máy móc.

Bất kỳ là thuộc về một giới nào: khoa học, triết học, văn học, mỹ thuật, hay

chánh trị… nếu muốn cho sự chú ý của mình có kết quả, cần phải có một cơ sở



chắc chắn về công việc của mình mong đeo đuổi đó.

III.—Sức khoẻ và hoàn cảnh:

Chỉ khi nào trong mình khoẻ khoắn, sự chú ý của ta mới được minh mẫn

chắc chắn. Ảnh hưởng thể chất đến tinh thần thật là quan hệ.

Chỗ làm việc của ta cần phải có đủ không khí trong sạch và đừng bị phải

có sự ồn ào, lộn xộn. Tạo được cho mình một hoàn cảnh êm lặng, thuận tiện

được chừng nào càng hay chừng nấy, vì có được thế, thì ta tránh cho thần kinh

ta nhiều mối kích động vô ích.

o

Đi bộ là một mốn thể dục rất đắc lực cho sự tập trung tư tưởng. Có nhiều



người, khi phải suy nghĩ về một vấn đề gì quan hệ và khó khăn, họ chỉ đi lên

đi xuống một hồi, thì đã có thể giải quyết được. Vì đi là một mối kích động khí

huyết trong mình, giúp cho đầu óc ta linh hoạt lắm. Phần đông những người

làm việc bằng trí đều công nhận như thế. Riêng phần tôi đã kinh nghiệm, mỗi

một khi tôi cần phải suy nghĩ về một vấn đề gì, tôi bỏ túi một tập giấy nhỏ và

một  cây  bút  máy,  rồi  thì  đi  bách  bộ  vào  vườn  bách  thú  trong  một  vài  giờ,  là

vấn đề đó hiện ra một cách rõ ràng khúc chiết.(Tôi nói đi vào vườn bách thú là

vì nơi đó, tôi không lo phải có sự hiểm nghèo về xe cộ…)

o

Về vấn đề tiêu hoá, ta cũng nên để ý. Máu rất cần cho sự tiêu hoá sau khi



ăn cơm, nên bộ óc ta kém nó trong một lúc. Nếu trong lúc ấy lại còn làm việc

bằng  trí  thì  thật  là  nhọc  mệt  cho  bộ  óc  ta  vô  cùng,  lại  rất  có  hại  cho  sự  tiêu

hoá, điều kiện đầu tiên của sức khoẻ. Vậy ta cần phải nghỉ ngơi một lúc, hoặc

sắp đặt lại giấy tờ sách vở cho có thứ tự hoặc làm một công việc gì bằng tay

(bào vách ván, sửa máy, v.v.) Những công việc ấy làm vừa vừa, đừng ráng sức,

rất có ích cho thể chất hoạt động điều hoà với tinh thần.

IV. – Kỷ luật và phương pháp:

Muốn  cho  tinh  thần  tập  trung  được  một  cách  dễ  dàng  phải  cho  nó  hoạt

động  theo  một  kỷ  luật,  nghĩa  là  theo  một  phương  pháp  rõ  rệt.  Như  đã  nói  ở

trước về phương pháp quan sát, bất kỳ là làm một công việc gì, ta phải thảo

sẵn một bản đồ, do theo đó mà thi hành.

Được  vậy,  tinh  thần  tư  tưởng  ta  không  bị  phải  sự  tản  mát  bậy  bạ,  sa  đà

phóng túng. Một thầy thuốc, khám bệnh có trật tự theo một bản đồ định sẵn,

thì làm sao có điều sơ sót được. Ông biết bỏ qua những cái không đáng để ý và

chỉ chuyên chú vào những chỗ phải để ý mà thôi. Tinh thần ông không bị lơ



đãng vì một lẽ gì ngoài sự ông cần phải biết cả.

V. Chỉ làm một việc thôi:

Có  nhiều  người  trong  khi  chú  ý  quan  sát  một  vấn  đề  gì  thoạt  gặp  vấn  đề

khác  hay  hoăn  hoặc  ngộ  hơn,  liền  bỏ  ngay  vấn  đề  ấy  mà  đeo  đuổi  theo  cái

mới. Họ quên mất vấn đề họ đang nghiên cứu, họ không làm chủ được sự chú

ý của họ. Phải bắt chước theo tinh thần của con cá măng (brochet) đã nói trước

kia:  con  cá  nầy  hễ  một  khi  rượt  theo  một  con  mồi,  thì  dẫu  có  gặp  được  con

mồi  nào  khác  dễ  bắt  hơn,  nó  cũng  không  thèm  để  ý  đến,  và  chỉ  bắt  cho  kỳ

được con mồi nó đang đuổi mới thôi.

Phải tập cho có được một tinh thần qui nhứt. Những khi đọc sách gặp phải

một chữ khó, cần phải tra tự điển thì phải biết chỉ kiếm cho được chữ ấy mà

thôi. Trong khi lật tự điển, đừng để lôi cuốn đọc những chữ khác, làm phí cả

thời giờ, mà lại tản mát tinh thần ra ngoài cái đề ta đang đọc. Trước kia tôi có

tật ấy: mỗi khi tìm tự điển, hoặc tìm quyển sách nào trong tủ sách, tôi hay bị

lôi cuốn dòm ngó những chữ khác hoặc những sách khác thuộc về những vấn

đề không ăn vào công việc tôi đang tìm. Thật là phí lãng thời giờ vô ích, lại

làm giảm sức chú ý của tôi rất nhiều. Bấy giờ tôi nhứt định sửa đổi cái cố tật

ấy… Lâu ngày, rồi lại thành thói quen, không thấy bị lôi cuốn sa đà như trước

nữa. Trừ một cố tật, không phải là dễ. Cần phải nhiều nghị lực, nhứt là nhiều

hi sinh mới được. “Phải  làm  như  con  ong  hút  mật,  đừng  bắt  chước  theo  con

bướm giỡn hoa.”(Jules Payot. – Le Travail intellectuel et la volonté.)

VI. Tạo hứng thú:

Như trước kia đã nói: Có hứng thú thì sự chú ý của ta mới được mạnh mẽ

và lâu dài. Nhưng, có nhiều việc làm đối với ta không có chút gì quyến rũ cả.

Vậy muốn buộc mình chú ý đến nó, cần phải tạo cho nó một hứng thú. Tỉ như

học  thuốc.  Nếu  tự  mình  thích  riêng  nó  thì  chẳng  nói  làm  gì.  Nếu  vì  nghề

nghiệp mà học nó, đối với nó không chút gì hứng thú cả, thì hãy tưởng tượng

đến  những  điều  lợi  ích  của  nó  sẽ  đem  đến  cho  ta  sau  này.  Phải  tưởng  tượng

một  cách  rõ  rệt,  không  phải  chỉ  nghĩ  sơ  qua  mà  thôi  đâu.  Thấy  mình  có  tài

Biến Thước Hoa Đà, cứu tử hườn sanh thiên hạ, đi đến đâu, người người đều

hớn hở vui mừng như gặp đấng cứ thế vậy… Phải sống trong cái tưởng tượng

đó,  sống  một  cách  mỹ  mãn,  hạnh  phúc.  Tức  khắc  ta  thấy  học  thuốc  là  một

hứng thú, không còn phải là một khổ nhọc nữa.

VII. Thói quen:

“Có  rèn  mãi  mới  thành  anh  thợ  rèn”,  có  quan  sát  hằng  ngày  mới  trở  nên

nhà quan sát. Tập cái chi lâu ngày, rồi thì nó thành thói quen, không thấy gì

miễn cưỡng nữa cả. Đến khi làm mà không cần để ý đến cũng làm được một



cách dễ dàng, đó là hành động hoàn hảo.

Tập chú ý cũng vậy. Lúc ban đầu, còn cố gắng. Lâu ngày, thành thói quen.

Bất kỳ là việc gì, hễ để ý đến thì không cần phải gắng công nhiều, cũng như

chú  ý  được  một  cách  mạnh  mẽ  và  bền  bỉ.  Tỉ  như:  Tập  đi  xe  máy,  hoặc  tập

đánh  máy  chữ.  Ban  đầu  thì  còn  phải  chú  ý  từ  cử  động  của  mình,  nhưng  lâu

ngày thành thói quen, ta không cần để ý đến nữa mà công việc ta làm vẫn hoàn

toàn hơn lúc ban đầu còn đang phải dụng tâm để ý.

Ta  thường  kính  phục  những  bực  vĩ  nhân,  vì  thấy  họ  có  một  tinh  thần  tập

trung phi thường và rất dễ dàng, ta lại cho đó là một thiên tư có sẵn của trời

ban cho. Không phải như vậy. Họ sỡ dĩ được thế là nhờ hằng ngày gia công

luyện tập mà thành thói quen thôi. Khổng Tử há không có nói: “Ngã phi sinh

nhi tri chi giả dã, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã.” (Ta không phải là người sinh

ra  đã  biết,  chỉ  là  người  thích  đạo  thánh  hiền  đời  trước,  cố  sức  mà  cầu  lấy

được.)  (Luận  ngữ  (Thuật  nhi,  VII).)  “Thiên  tài  chẳng  qua  là  kiên  nhẫn  mà

nên” tưởng nhắc lại một lần nữa cũng không thừa.

o

Thói  quen  giúp  cho  ta  cần  kiệm  rất  nhiều  tinh  lực.  Thử  tưởng  tương  mỗi



khi nói ra một câu nào cũng đều phải để ý đến văn phạm, thì chỉ trong một giờ

nói chuyện đủ thấy ta mệt nhoài cả người. Nếu phải mải bận nghĩ đến qui luật

của  từng  câu  từng  chữ,  ta  đâu  còn  sức  nghĩ  đến  ý  nghĩ  và  công  chuyện  của

mình nữa. Titchener nói: “Một công việc làm có được vô tâm như bộ máy, thì

tinh thần mới được tự do nghĩ đến công việc sáng tạo khác.”

CÁCH LÀM CHO TINH THẦN

ĐƯỢC TẬP TRUNG MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ

Muốn cho tinh thần được tập trung một cách đầy đủ phải làm sao? Ta nên

luyện năm cách chú ý sau đây:

1. Quan sát

2. Đồng hoá

3. Thi hành

4. Suy nghĩ

5. Kiến thiết

A. – Quan Sát:

Quan sát là một cách để tập chú ý, vì không chú ý thì không quan sát được

cái gì cả. Phần nầy, đã nói ở chương trước, không cần nói lại đây nữa.



B. – Đồng hoá:

Lối chú ý nầy, chỉ có được những khi nào ta đọc sách một cách kỹ lưỡng,

hơn nữa, khi ta học hỏi, tìm hiểu , hoặc ráng nhớ một việc gì. Trong khi đó, ta

đã đem cả tinh thần ý chí sát nhập vào công việc ta đang làm. Dưới đây phân

ra làm ba phương pháp tập luyện: đọc sách, nghe diễn thuyết, nghiên cứu hay

giải quyết một vấn đề nào.

I.—Đọc sách: Hãy tập đọc, đọc để tóm lại một cách vắn tắt nhưng đầy đủ

một  bài  báo  nào  hay  một  chương  nào  trong  một  quyển  sách,  hoặc  cả  một

quyển sách nào nho nhỏ cũng được.

Mỗi một đoạn sách hãy tóm tắt lại và cho nó một đầu đề.

Mỗi một bài, tóm lại và cho nó một cái tựa.

Không phải chỉ tập một vài lần thôi. Phải tập hằng ngày, hoặc hễ gặp được

cơ hội thì đừng bỏ qua cách tập luyện nầy.

Đọc sách có hai chức vụ khác nhau là: đọc chữ và hiểu nghĩa.

Ta nên để ý điều này: tuy có đọc được chữ mới có hiểu được nghĩa, nhưng

không phải luôn luôn hễ có đọc là có hiểu.

Hoặc vì đọc thì lẹ, mà hiểu thì chậm, cho nên phải đọc nhiều lần mới hiểu

được.  Hoặc  vì  vấn  đề  mình  đọc  không  có  hứng  thú  gì  cả,  hoặc  mình  không

quen với nó, hoặc mình đang bận nghĩ một việc gì khác quan hệ hơn. Vì vậy,

đọc và hiểu, hai con đường ấy không gặp nhau được. Phải làm cho chúng nó

hiệp nhau luôn luôn, đó là trách nhiệm của chú ý. Muốn tránh sự phung phi vô

ích tinh thần và thời giờ, ta nên nhớ mấy lời khuyên dưới đây.\

a) Đừng mang lấy cái tật “đọc mà không hiểu”: mỗi khi nào ta bắt gặp ta

đang làm như vậy, hãy ngưng liền ngay. Đừng để vương phải một thói xấu, về

sau khó trừ.

b) Đọc sách một cách tích cực, nghĩa là vận dụng cả tinh thần quan sát, phê

bình. Hãy nghiền ngẫm cái tựa của từng chương và tự hỏi trong đó tác giả sẽ

nói những gì? Đó là cách kích động tánh tò mò của mình, tạo cho mình thêm

một hứng thú. Trong khi đọc sách, mình nên giữ vai chủ động, đừng hoàn toàn

thủ vai thụ động.

c) Đem những sự hiểu biết của ta so sánh với những điều ta đang đọc. Tìm

những chỗ đồng dị.

d) Thỉnh thoảng, tóm tắt lại những điều mình đã đọc, để xem thử sức chú ý

của ta đến ngần nào. Dùng viết chì màu gạch những chữ đại khái để làm mục

điểm (points de repère) cho công việc này.



e) Mỗi ngày, tập đọc một vài trang sách chữ ngoại quốc (chữ Anh hay chữ

Hán, v.v…) để buộc mình phải đọc chậm và cân nhắc từng nghĩa của câu văn

hay của từng chữ.

f) Đem câu văn tác giả mà đồng hoá với câu văn của mình: Đọc một câu

hay vài câu sách, rồi thuật lại liền, không phải để tập trí nhớ mà là để tập đồng

hoá câu văn của tác giả. Không bao lâu ta sẽ thấy đọc sách dễ dàng vì ta đã

quen với câu văn của tác giả.

g) Đọc mỗi câu, phải tưởng tượng ra hình thức rõ ràng theo cái ý nghĩa của

câu đó. Phần nầy sẽ nói ở một chương riêng về trí tưởng tượng sau nầy.

II.—Nghe  diễn  thuyết:  Nghe  một  câu  chuyện,  một  cuộc  diễn  thuyết,  hay

một bài học nào cũng cần phải có phương pháp như cách đọc sách ở trên.

Nhiều khi trong khi ngồi nghe một câu chuyện, mặc dầu câu chuyện ấy đối

với ta không có gì khó khăn, trong một lúc lâu ta thấy ta lo ra, đầu óc vẩn vơ

đâu đâu ngoài ngàn dặm. Ta chỉ nghe mà không hiểu gì nữa cả. Vậy phải làm

cách nào trừ cái tật ấy, vì nó có nhiều kết quả không hay cho mình?

1o/ Trong khi nghe, phải ráng nghe một cách tích cực, nghĩa là giữ vai chủ

động;  sau  khi  nghe  một  hồi,  hãy  tóm  tắt  lại  trong  trí  từng  đoạn  những  điều

mình  đã  nghe;  nếu  hiểu  không  kịp,  hãy  chận  lại  và  bằng  một  câu  hỏi  khôn

khéo bắt người ta lặp lại cho mình nghe. Phải lánh xa cái tật nghe mà không

hiểu. Nếu người nói chuyện cùng mình hay lặp đi lặp lại kể lể dài dòng quá,

thì đừng ngại gì yêu cầu họ nói tắt một lời những điều họ muốn nói (cố nhiên

là bằng một cách khéo léo). Nên độ trước trong trí những điều họ sẽ nói nếu

mình ở vào địa vị của họ, ta sẽ thấy nhiều cái bất ngờ rất hứng thú. Trong khi

nghe thuật chuyện, ta cũng nên nhân cơ hội thỉnh thoảng xen vào một vài câu

hỏi để tăng sự chú ý.

2o/ Nhại lại trong trí những điều mình nghe nói.

3o/ Quan sát bộ điệu của người nói chuyện với mình. Ta nên nhớ rằng: bộ

điệu giúp cho ta hiểu ý nghĩ kẻ khác không kém gì lời nói của họ. Nghe nói

chuyện  mà  thấy  luôn  bộ  điệu,  dễ  cho  mình  hiểu  ý  người  ta  hơn  là  nghe  mà

không thấy họ, vì “điệu bộ cũng là một cách nói”.

Nghe diễn thuyết hay nghe giảng một bài học gì cũng vậy, đừng đóng vai

trò thụ động, hãy:

1o/ Ghi trên một quyển sổ nhỏ, những đặc sắc cốt yếu.

2o/  Hoặc  nếu  không  thể  ghi  bằng  bút,  thì  ráng  lập  một  bản  khái  lược  bài

diễn  văn  trong  trí.  Trong  khi  diễn  giả  nói  tới  đâu,  phải  để  ý  đến  những  yếu



điểm đã nói rồi, và dò xét chỗ liên lạc khúc trước với khúc sau.

3o/  Hãy  nghiền  ngẫm  trước  cái  đầu  đề  bài  diễn  văn,  và  nếu  có  thể  soạn

trước  một  bài  trong  đó  biên  rành  rẽ  những  chi  tiết,  những  ý  nghĩ  riêng  của

mình  đối  với  vấn  đề  cuộc  diễn  thuyết  mà  mình  sắp  đi  nghe  đây.  Trong  khi

nghe,  để  ý  xem  coi  chỗ  đồng  dị  của  ý  tưởng  mình  và  ý  nghĩ  của  diễn  giả.

Được vậy, thì khó mà lo ra, vì đó là một cuộc đối chọi rất lý thú.

III.—Nghiên  cứu,  hay  giải  quyết  một  vấn  đề  nào:  Nghiên  cứu  hay  giải

quyết một vấn đề nào, phải biết tránh hai nhược điểm nầy:

1o/ Thiếu kiên nhẫn;

2o/ Không biết hạn định vấn đề.

Thiếu kiên nhẫn là tại: hoặc vì vấn đề ấy đối với mình không được hứng

thú, thì hãy tạo cho nó một hứng thú riêng như đã nói trước kia; hoặc vì mệt

nhọc, thì hãy dành cho nó một thời gian khá rộng để giải quyết. Những phán

đoán hối hả hãy nên lánh xa nếu mình muốn đừng có điều hối hận.

Không  biết  hạn  định  vấn  đề,  làm  cho  sự  giải  quyết  thêm  phiền  phức  hỗn

độn.  Phải  biết  lược  bỏ  tất  cả  cái  chi  ở  ngoài  vấn  đề  mình  đang  đeo  đuổi.  Tỉ

như, nhà phát minh máy bay đầu tiên, họ phải buộc mình rút lại tất cả vấn đề

trong một yếu điểm nầy, là “thắng cho được cái sức nặng” mà thôi. Ngoài ra

những ý nghĩ gì khác, ông ta đều xua đuổi không choc hen vào trí thức. Máy

ấy của ông ta sau nầy sẽ sơn màu gì, cái vỏ phải làm theo kiểu gì, sẽ chở được

bao  nhiêu  người,  và  phải  đặt  nó  tên  là  gì…  toàn  là  những  ý  nghĩ  không  cần

thiết cho ông ta bây giờ, đều phải vứt ra ngoài trí thức cả. Đó là những vấn đề

mà ông sẽ nghĩ đến sau nầy thôi.

o

Nói thấp xuông một từng, nếu ta là người đi làm công cho một hãng nào,



trước hết nên tự hỏi những câu sau nầy và tìm thế nào tự trả lời một cách quả

quyết  và  rõ  ràng,  cũng  là  một  phương  pháp  tập  sự  chú  ý  rất  hay.  Thế  nào

người thợ như thế cũng sẽ đứng trên những kẻ đồng bối.

- Nhà buôn dùng mình đây, mục đích họ làm gì? Họ mua những vật chi, và

bán những vật chi? Cách trả tiền như thế nào?

-  Trong  khoảng  mua  vô  và  bán  ra,  họ  làm  những  gì?  Mua  đi  bán  lại,  hay

mua về chế biến ra cách khác rồi sẽ bán?

Làm vậy họ phải tổ chức như thế nào? Dùng bao nhiêu sở phụ? Có mấy chi

nhánh? Những sở phụ ở đâu?

- Mình cần phải biết những cái chi để làm trong các sở phụ?




- Trong sở mình làm, mình sẽ giữ địa vị gì? Ích lợi và quan hệ như thế nào?

Công việc mình làm có chỗ gì đặc biệt không?

- Mình làm cách nào để trau giồi phương pháp làm việc của mình cho có

kết quả?


- Đối với những hãng hay sở tương tự như hãng hay sở của mình đang làm,

hãng của mình đứng về địa vị quan hệ như thế nào? Đối với toàn thể cả thành?

Cả một phương trời?

- Hãng của mình làm phải chịu dưới quyền của một cơ sở nào khác? Mua

đồ ở đâu về? Bán ra cho ai, cho xứ nào?

- Nếu mình có vốn, lập một hang như thế, mình phải tổ chức như thế nào?

Bắt  chước  theo  cách  tổ  chức  của  hãng  ấy  hay  sửa  đổi  lại  theo  một  phương

pháp  hay  hơn?  Tại  sao  mình  lại  phải  sửa  đổi?  Cách  tổ  chức  của  hãng  mình

đang làm khuyết điểm chỗ nào?

- Có chỗ nào đáng cho mình làm với tài nghệ mình hơn địa vị mình đang ở

không?

- Mình có đủ tài năng làm không?



Đấy  là  lấy  tỉ  dụ  một  người  làm  công  thường.  Bất  kỳ  là  ở  vào  địa  vị  nào:

học sinh, văn sĩ, họa sĩ hay giáo sư, y sĩ, v.v… ta cũng làm được như thế.

Những câu hỏi, cố nhiên là tuỳ công việc, địa vị, mà thay đổi cho hạp cảch

hạp tình, nhưng khuynh hướng vẫn như nhau.

Làm công việc gì bất kỳ mà biết làm theo cách thức trên đây, thì mình mới

có thể để ý đến từng mảnh mún của việc làm mà không biết chán.

C. – Thi hành:

Chép  lại,  hoạ  lại,  là  một  cách  chú  ý  bằng  mô  phỏng.  Trong  khi  chép  lại,

hoặc vẽ một vật gì, nếu lo ra thì phải chép sai vẽ trật. Mô phỏng cho hệt, cần

phải để ý nhận từng nét, tập trung cả tinh thần vào công việc mình mới được.

Về loại chú ý nầy, học vẽ là phương pháp hay nhứt.

Hãy tập quan sát thật kỹ một vật, rồi vẽ nó lại. Ban đầu thì vẽ mà còn để

vật ấy trước mặt. Sau, hãy dẹp nó đi chỗ khác, vẽ lại nó bằng tri nhớ thôi. Bấy

giờ ta sẽ thấy sự chú ý của ta còn sơ sót nhiều. Có nhiều nhà hoạ sĩ, họ chụp

hình bằng cặp mắt. Sau khi quan sát, họ vẽ lại không sót một nét nào đại khái

cả.


D. – Suy nghĩ:

Những  điều  mình  quan  sát,  đã  nghiên  cứu,  hãy  đem  nó  mà  dùng  trong




những vấn đề mình suy nghĩ. Đừng để tư tưởng lêu lổng lung tung, phải buộc

nó đi cho có chiều. (Phần nầy sẽ nói riêng nơi chương “Tổ chức Tư tưởng” sau

đây.)

Phải  tập  ham  cân  nhắc  lợi  hại,  ham  giải  quyết  những  vấn  đề  khó  khăn.



Trước  khi  nhất  định  một  việc  gì,  phải  xem  xét  kỹ  lưỡng  ảnh  hưởng  sau  nầy

của nó tốt xấu như thế nào.

E. – Kiến thiết:

Khi mình sáng tác, tổ chức một điều gì, sự chú ý lại càng phải hoạt động

một cách đầy đủ hơn nữa.

Thử  trích  ra  một  vài  vấn  đề  trong  báo  chí  để  thảo  luận  phê  bình  lại.  Tìm

kiếm những bằng cớ để bài bác hoặc để binh vực một ý nghĩ nào của mình hay

của người. Biên ra những lý lẽ nào vững vàng, và bỏ cả những cái không đủ

chứng cứ đi. Đó là một lối tập chú ý rất hiệu quả vậy.

Ví  dụ,  thấy  trong  báo  thuật  lại  một  vụ  tự  sát  mà  người  quyên  sinh  để  lại

bức  thơ  nói  rằng  mình  tỉnh  trí  mà  chết;  còn  thầy  thuốc  thì  chứng  nhận  rằng

người đó điên có cơn. Thế thì vấn đề này phải giải quyết thế nào? Ai nói đúng,

ai luận sai? Ta hãy lấy giấy biên vấn đề ấy ra như thế này: “Người tỉnh trí có

khi nào tự sát không?” “Sao gọi là tỉnh trí” và “Trong xã hội có những người

nửa điên nửa tỉnh sống tự do không?” Không cần phải chờ cho tư tưởng ta có

liên lạc mới biên ra. Không phải mình cố làm nhà văn sĩ hay nhà viết báo, mục

đích mình là luyện tập sự chú ý, và chỉ có thể thôi. Trong báo chí hằng ngày

thiếu gì vấn đề rất ngộ rất hay để đem ra mà thảo luận. Để ý mà tìm thì sẽ thấy

hằng hà rải rác trước mắt.

o

Tổ chức cũng là một cách huấn luyện tinh thần tập trung rất hay. Suy nghĩ



có thứ tự mà tập cho thành thói quen, giúp cho mình trở nên nhà tổ chức khéo

léo.


Mỗi  khi  mình  phải  tổ  chức  một  việc  gì,  phải  luôn  luôn  tự  đặt  lấy  hai  câu

hỏi nầy và suy tìm cách giải quyết nó:

1o/ Tôi làm gì đây?

Công việc tôi phải làm đây, là những công việc gì?

2o/ Phải dùng phương pháp nào hay hơn hết để thực hành?

Hai câu hỏi nầy sẽ gợi thêm nhiều câu hỏi khác, và khi đã trả lời một cách

ổn  thoả  được  những  câu  hỏi  ấy,  là  mình  có  thể  thực  hành  cái  kế  hoạch  của

mình vậy.




Ví như người ta giao cho mình tổ chức một hội chợ, mà xưa nay mình chưa

từng làm.

Vậy trước hết hãy lo giải quyết câu hỏi thứ nhất một cách tỉ mỉ. Nghĩ tới sự

mướn rạp, thuê các tay tài tử, nghệ sĩ, in giấy quảng cáo, giấy vô cửa, v.v…

Rồi bắt qua câu hỏi thứ hai. Trong cách thuê các tài tử, nghệ sĩ, có nhiều

mánh lới mình cần phải biết, có khi mướng mắc mà gặp phải những kẻ không

tài, còn mướng rẻ lại gặp người có tài. In quảng cáo có khi in rẻ mà được in

khéo,  còn  in  mắc,  mà  gặp  phải  nhà  in  vụng,  thành  ra  thất  bại  cũng  không

chừng. Mướn rạp tính chứa được ngàn người mà rốt cuộc có khi chứa không

tới bảy tám trăm người.

Bấy nhiêu sự khó khăn ấy tỏ ra rằng tổ chức là một công việc phiền phức

và khó khăn, cần phải để cả tinh thần tư tưởng vào.

Tổ chức, tức là dự định và xếp đặt. Ấy là đem hiện tại và vị lai hợp mà xem

xét, nghiên cứu. Không thể cẩu thả, lo ra một chút nào cả được, vì sơ sót một

chút có khi gây cho mình lắm điều hư hỏng tai nguy cũng không chừng.

o

Tóm lại: “Chú ý chính là cả đời sống của tinh thần: Trí nhớ, Lý luận, Phán



đoán chẳng qua là những kết quả hết sức tự nhiên của Chú ý.” (Marcel Viard.

– L’art de Penser, p.61.)

Chương IV

PHÉP TƯỞNG TƯỢNG?

NGƯỜI TA NÓI: “Trí tưởng tượng thống trị thế gian.” Thật có đúng như

vậy. Sự quan hệ của nó đối với đời sống tinh thần của ta không phải thường.

Nhiều  kẻ  lại  nói:  “Trí  tưởng  tượng  để  cho  những  thi  sĩ  cùng  các  nhà  tiểu

thuyết,  chớ  với  những  kẻ  chi  vụ  sự  thật,  thì  nó  có  ích  gì  mà  phải  bận  lòng

đến.” Nghĩ như thế rất lầm.

Thường  ở  đời,  trong  những  thất  bại  của  ta,  một  phần  lớn  do  nơi  tưởng

tượng gây nên. Là tại nơi đâu? Tại ta thường phán đoán sự vật theo như ý ta

muốn cho nó sẽ ra như thế nào, hơn là theo sự thật y như nó đã xảy ra. Chính

vì  thế,  mà  Napoléon  nói:”  Trí  tưởng  tượng  làm  cho  ta  bại  trận”  (C’est

l’imagination qui nous fait perdre des batailles”, Pensécs – Napoleon 1st) Và

cũng vì đó mà người ta sợ nó, khinh nó.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà bảo nó luôn luôn là nguồn gốc của sự sai

lầm.



Sỡ dĩ ta thấy được sự thật là nhờ trí tưởng tượng mà thấy đặng. Cũng nhờ

trí  tưởng  tượng  ta  mới  tìm  thấy  được  nguồn  hứng  thú  trong  sự  vật.  Các  nhà

khoa học nhờ trí tưởng tượng mới tạo được ức thuyết (hypothèse) để dự tưởng

sự thật trước khi đạt đến nó bằng những phương pháp tinh mật hơn. Chính nhờ

trí tưởng tượng, ta mới có thể tạo cho mình một lý tưởng được và có thể trù

nghĩ phương thế để đạt cho kỳ được lý tưởng ấy.

Trí tưởng tượng lợi rất to, mà hại cũng không nhỏ. Nếu ta khéo dùng nó,

khéo huấn luyện nó, đổi cái hại của nó thành cái lợi thì nó sẽ là một phụ ta rất

quí báu của tinh thần ta vậy.

Muốn được như thế, phải làm cách nào?

Ta cần phải để cho trí tưởng tượng ta hoạt động tự nhiên nhưng luôn luôn

phải để cho Lý trí “cầm cương con tuấn mã nguy hiểm nầy” mới được.

A.—ĐẶC TÍNH CỦA TƯỞNG TƯỢNG

I.—Tưởng tượng và cá tánh:

Hơn cả các tác dụng của tinh thần, trí tưởng tượng làm biểu lộ được cả cái

người của tar a. Thử xem những cụm mây bạc lơ lửng trên trời xanh hoặc thử

lấy một tờ giấy trắng rồi nhễu lên đó một vết mực và xếp lại cho vết mực tan

ra: mỗi người của chúng ta sẽ thấy hiện tượng khác nhau cả. Kẻ thì cho giống

như hình một con thú, người thì thấy in dạng một lâu đài, v.v… Sự vật có một,

mà  sự  thấy  thì  vô  cùng,  đủ  chỉ  cho  ta  thấy  rằng  trí  tưởng  tượng  của  ta  sở  dĩ

được sung mãn tốt tươi hay cằn cỗi khô khan… đều do nơi sự phong phú và

tân kỳ nhiều ít của cá tánh ta mà ra.

II.—Tưởng tượng và không tưởng:

Trí  tưởng  tượng  là  một  công  trình  cố  gắng,  không  phải  là  tư  tưởng  long

bong, lêu lổng tha hồ…

Nhưng khi ta trù nghĩ một chương trình hành động nào, phải giải quyết một

vấn đề hay thảo lược một cuốn sách… nhứt định là không thể để cho tư tưởng

bổng lổng thêu lêu như trong lúc mộng tưởng mơ màng, tha hồ bay đáp từ đề

kia qua đề nọ, không nhất định nơi nào cả, mà phải thu thập cả tinh thần, vận

dụng cả ý chí mới đặng. Dùng trí tưởng tượng phải công phu. Tưởng tượng và

không tưởng (reverie) là hai cử chỉ khác nhau xa.

III.—Tưởng tượng và hứng thú:

Muốn cho trí tưởng tượng được hoạt động một cách hoàn toàn, cần phải có

một hứng thú gì để làm trụ cốt. Thiếu hứng thú thì trí tưởng tượng cũng không

còn sức gì mà linh động được nữa. Ta cứ để ý mà xem thì sẽ thấy rõ: đối với



những vấn đề gì ta thích, thì trí tưởng tượng của ta không bao giờ cạn, nhưng

đối với những vấn đề ta không thích, trí tưởng tượng của ta dường như không

có. Tỉ như đánh cờ. Có thích đánh cờ, thì mới có thể đánh được cao. Mà cao

cờ, tức là già trí tưởng tượng, thấy được nhiều nước cờ bí hiểm mà ít ai thấy

trước nổi.

IV.—Tưởng tượng và mục đích:

Tưởng  tượng  sở  dĩ  được  phong  phú  là  nhờ  có  mục  đích  hướng  dẫn.  Bất

luận là một cuộc nghiên cứu về khoa học, hoặc viết một quyển sách hay chỉ

tìm một kiến giải nào, làm một bài thi hay tìm cách quảng cáo rao hàng… thảy

đều dùng đến tưởng tượng về một mục đích nhất định. Tưởng tượng mà không

mục đích sẽ chỉ là một không tưởng, không bổ ích vào đâu cả.

Mục đích ấy đối với đời người, thường gọi là lý tưởng. Người sống không

lý tưởng, đời sẽ không thấy gì là hứng vị cả, mà cũng không giá trị gì.

Lý tưởng ấy là nguyên động lực của tất cả hành động của ta. Thử nghĩ một

người  sống  tha  hồ,  không  tôn  chỉ,  không  phương  hướng,  sống  ngày  nào  hay

ngày  nấy,  thì  người  đó  trong  đời,  làm  nên  trò  trống  gì?  Nhà  khoa  học,  triết

học, xã hội hay nhà buôn bán… mỗi người mỗi một lý tưởng, suốt đời cặm cụi

đeo  đuổi  theo  đó  mà  quên  hẳn  những  nỗi  nhọc  nhằn  đau  khổ  của  đời  mình.

“Một  nước  mà  không  lý  tưởng  ,  nước  ấy  sẽ  bị  tiêu  diệt.”  Có  thật  như  vậy:

không lý tưởng, thì cả nước chỉ như một “bầy” người để làm mồi cho nước lân

cận thôi. Có lý tưởng và có biết ngưỡng vọng vào lý tưởng ấy, thì nước ấy dầu

là một nước yếu hèn và bị ngược đãi bực nào cũng không thể bị tiêu diệt.

Lý tưởng cần phải thanh cao, nhân đạo, - hơn nữa, nó cần phải thích hợp

với thực tế, - nghĩa là có thể thực hiện được. Không thế, nó sẽ rơi vào không

tưởng  của  bọn  người  sống  trong  ảo  tưởng  (visionnaires)  rất  nguy  hiểm  vô

cùng.


V.—Tư tưởng và tập quán:

Thói quen chỉ nhại đi nhại lại những điều đã qua, và tùng trí nhớ. Trái lại,

trí tưởng tượng tạo điều sẽ đến, dùng cả trí nhớ và quan sát của hiện tại làm

nền móng. Bởi vậy, trí tưởng tượng là quan năng linh động vô cùng, rất khác

xa với thói quen, với tập quán.

Kẻ nghèo trí tưởng tượng, sống trong tập tục, trong thói quen, không thể đi

xa được ngoài sở năng của mình. Joubert nói: “Trí tưởng tượng là con mắt của

tinh  thần.”  Bởi  vậy,  thiếu  nó,  đời  sống  của  ta  như  bị  giam  hãm  vào  một  thế

giới của kẻ đui mù. Trí tưởng tượng được phong phú chừng nào, tinh thần con

người càng được bao là giải phóng chừng nấy. Cuộc đời tinh thần lẫn vật chất




của nhân loại, nếu không nhờ trí tưởng tượng của các nhà khoa học, triết gia…

sáng tạo ra những cái thuận tiện cho, thử nghĩ còn làm cách nào tiến bộ được.

Người mà không trí tưởng tượng, không làm gì sáng tạo được, chỉ có nhai

đi nhai lại những điều đã đọc đã nghe của kẻ khác mà thôi. Đời sống họ là đời

sống trong cảnh bùn lầy nước đọng của tinh thần.

o

Tóm lại, trí tưởng tượng là cơ năng quí báu nhứt của tinh thần. Nó là sinh



lực của tư tưởng. Thiếu nó, con người không sáng tạo được cái gì cả, đời sống

con người lại cũng vì đó mà mất cả sinh thú.

*

* *


B.—CÁCH HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Có  hai  lối  tưởng  tượng:  một  lối  tưởng  tượng  qui  về  quá  khứ,  và  một  lối

tưởng tượng hướng về vị lại.

Tưởng tượng qui về quá khứ là cái năng lực làm cho ta sống lại những tâm

trạng đã qua. Còn tưởng tượng hướng về vị lai là cái năng lực nhân những yếu

tố đã qua, tạo được những tâm trạng sẽ đến.

Vậy, trí tưởng tượng là gì?

Ta có thể định nghĩa nó như vầy: Trí tưởng tượng là cái năng lực làm cho ta

sống lại được những tâm trạng đã qua, và nhân đó, tạo ra những tâm trạng sẽ

tới.

Trí tưởng tượng hoạt động cách nào? Cái gì làm cho tư tưởng, hình ảnh hoà



hợp lại, để tạo thành những quan niệm mới mẻ?

Như  ta  đã  thấy  trước  đây,  trí  tưởng  tượng  sở  dĩ  hoạt  động  được  là  nhờ

hướng về một mục đích nhất định. Mục đích ấy có cái công năng không khác

nào miếng đá “nam châm” hút sắt. Trong một đống đồ lặt vặt nào là cây, đá,

sỏi,  chì,  vàng,  thau,  kẽm…  nếu  ta  lấy  miếng  “nam  châm”  rơ  vào,  thì  chỉ  có

chất sắt là bị hút thôi. Trong mớ tư tửong và hình ảnh hỗn tạp, chỉ có những tư

tưởng và hình ảnh nào giống với mục đích ta đang đeo đuổi là được thâu rút

thôi.


Thường thường trong khi đi chơi, hoặc đang lúc đọc một quyển tiểu thuyết

hay đang khi nói chuyện với bạn bè… đột nhiên lại nẩy sinh một ý tưởng mới

lạ mà lâu nay ta đã gia công tìm kiếm mãi không ra. Lạ hơn hết, là ý tưởng ấy



lại không dính dấp gì đến cái dòng tư tưởng của ta đang bị lôi cuốn. Vậy nó ở

đâu và làm cách nào mà đến một cách bất ngờ như thế?

Đâu  có  gì  lạ:  nguyên  nhân  của  cái  ý  tưởng  mới  lạ  kia  do  miếng  “nam

châm” mà ta đã nói ở trên. Nếu ta có thể phân tích được những tư tưởng của ta

và tìm chỗ liên quan của nó, ta sẽ thấy những điều ta đã nghe trước khi ý nghĩ

mới lạ kia nẩy sanh, có nhiều cái giống với ý nghĩ ta đã ham mê đeo đuổi lâu

nay… bị hấp lực của miếng “nam châm” thâu rút. Cách hoạt động ấy rất mau

lẹ đến đỗi hai hình ảnh hoặc hai tư tưởng vừa chạm vào nhau thì lại vừa tan ra

và hoà cùng nhau làm một, biến thành một hình ảnh, một ý tưởng mới lạ.

Miếng “nam châm” nói đây, không cần phải được ôm ấp đằng đẵng nhiều

năm, nhiều tháng mới được, nó có thể là một vấn đề thuộc về nghề nghiệp hay

thương mãi của mình ưa thích… Vấn đề thời gian ở đây cũng không mấy quan

hệ. Cần yếu là nơi cái “phẩm” của nó thôi. Kẻ nào trí tưởng tượng kém, không

đủ sức tìm thấy được nhiều tư tưởng mới lạ, cần phải tìm coi nguyên nhân nó

nơi  đâu?  Quả  quyết  là  tại  nơi  họ  thiếu  hứng  thú  đối  với  vấn  đề  họ  đang  tìm

kiếm. Hứng thú mà giảm đi thì sự sáng tạo cũng cạn dần.

Vậy, mỗi khi thấy hứng thú giảm đi, nên tìm thay vào một thứ “nam châm”

khác,  có  nhiều  hứng  thú  hơn,  thì  nguồn  sáng  tạo  của  tao  không  bao  giờ  hết

được. Helvétius nói: “Hết nhiệt tình, con người trở nên đần độn”, thật không

phải là vô lý.

o

Ngày kia, vào khoảng năm 1859, E. T. Freedly xem một trang giấy viết chữ



khéo, bèn nghĩ đến cây viết và bình mực. Bỗng đâu không rõ làm cách gì mà

trong óc ông lại hiện ra một câu hỏi: “Tại sao phải lấy cây viết mà chấm vào

bình? Vậy sao ta không làm cho hai món ấy hiệp làm một?” Ở đây, ta thấy sự

phối hợp của hai hình ảnh: cây viết và bình mực; và chính đây là nguyên nhân

của sự sáng tạo cây viết máy đầu tiên bên Huê Kỳ vậy. Nhà phát minh không

phải  chồng  chập  hai  hình  ảnh  kia  lại,  mà  là  hóa  hợp  nó  làm  thành  một  quan

niệm hoàn toàn mới mẻ.

o

Tarde, nhắc lại rằng ở Babylone, gạch ngói đều có in cái tên của người chế



tạo  bằng  lối  chữ  rời  như  con  dấu  vậy.  Trong  lúc  ấy,  trái  lại,  những  nhà  văn

trong nước chỉ biết cặm cụi cúi đầu chép sách thôi. Nếu họ biết hoà hợp hai

điều  đã  nói  trên  đây,  thì  nghề  in  sách  đã  phát  minh  được  ba  ngàn  năm  sớm

hơn.


I.—Phân tích và tổng hợp:


Trí tưởng tượng bao giờ cũng hoạt động theo hai chiều: phân tích và tổng

hợp.


Một người kia đến chơi nơi một cái làng gần bãi biển. Chỗ nầy mới khai

thác,  người  ta  lập  nó  để  làm  chỗ  hứng  gió.  Ở  đó  có  hai  cái  quán  trọ  đã  cất

xong, nhưng rất “tồi”. Thế mà người ta đến ở như nêm.

Người ấy mới nghĩ: Chỗ là chỗ nghỉ mát, sao lại thiếu sân rộng cho người

ta đánh banh, đá bong? Phía gần mé biển có một miếng đất rộng có thể mua

được. Bây giờ trí tưởng tượng của khác ta bắt đầu làm việc. Anh ta nghĩ: Nếu

mình  mua  miếng  đất  đó,  rồi  cất  một  cái  quán  cho  thật  đủ  các  tiện  nghi  kim

thời,  lập  một  cái  sân  rộng  cho  khách  du  lịch  đánh  banh  hay  đá  bong,  sẽ  có

được  người  ta  hoan  nghinh  không?  Trong  năm  mười  năm  nữa,  chỗ  nầy  sẽ

thành một nơi đô hội, số dân sẽ được bao nhiêu? Anh đem vấn đề ấy phân tích

ra từng chi tiết vụn vặt, xem xét kỹ lưỡng không sót một mảy nào, bấy giờ anh

mới nhứt định kinh doanh. Cái quán trọ của anh cướp hết khách du lịch vùng

ấy. Cái mộng của anh thành thực sự.

Đó là anh dùng phép phân tích mà tưởng tượng suy nghĩ: anh thấy hai quán

trọ kia thiếu sân rộng cho du khách. Bấy giờ anh mới đem cả những chi tiết

anh  đã  quan  sát  nghĩ  cách  tổ  chức  cho  cái  quán  ấy  được  hoàn  toàn,  nghĩa  là

xây cất cho nó có thêm vài cái sân rộng và cung cấp cho nó có đủ các tiện nghi

kim  thời.  Đó  là  anh  dùng  phép  tổng  hợp  mà  tưởng  tượng  cái  bản  đồ  của  cái

quán của anh sẽ lập, không cho nó còn phải có điều gì thiếu sót nữa.

o

Lại thêm một tỉ dụ nữa:



Một anh bán trà kia lấy làm lạ sao cũng một thứ trà, mà có khu bán chạy,

khu bán không chạy. Xem sổ sách, thì lại càng thấy rõ ràng hơn nữa. Mấy nhà

đại  lý  cũng  nói  một  thế.  Tại  sao  thế?  Anh  bán  trà  mới  dùng  trí  tưởng  tượng

phân tích ra và xem xét từng điều kiện như thế nầy:

1. Chất của trà;

2. Cách chế, cách nấu;

3. Nước dùng để nấu;

4. Giá bán;

5. Cách bán;

6. Bạn hàng.

Anh bèn đem vấn đề thứ nhứt ra mà quan sát. Ức thuyết của anh như vầy:



“Có lẽ trà bán ra không đồng chất chăng?” Nhưng ức thuyết nầy sai, vì trà bán

ra đều cùng một chất cả, nên phải loại ra. Vấn đề thứ tư, năm và sáu đem ra

xem xét, cũng không đứng vững vì giá bán, cách bán và bạn hàng cũng không

phải đâu nhiều đâu ít. Tới phiên đem vấn đề thứ hair a nghiên cứu thì thấy trà

nấu ở khu vực bán không chạy có mùi không được ngon bằng ở các khu vực

bán chạy. Cách nấu trà thì không khác nhau, thế thì đâu phải tại cách nấu, mà

là  tại  nước.  Vấn  đề  thứ  hai  bị  loại  ra,  còn  lại  vấn  đề  thứ  ba  là  vấn  đề  nước.

Anh bèn đem nước của hai khu vực ấy mà quan sát, thì thấy rõ ràng nước ở

khu vực mà trà bán không chạy không hạp với loại trà của anh bán. Vậy cái ức

thuyết thứ ba đứng vững. Nguyên nhân đã tìm ra được, anh mới nghĩ ra cách

đem tất cả những thứ nước trong các khu vực về và đem dung hoà nhau, nấu

xem coi nước nào ăn chịu với trà nào. Bấy giờ anh mới thay đổi phương pháp,

đem  bán  trà  tuỳ  theo  khu  vực.  Kết  quả  trà  anh  bán  chạy  đồng  đều.  Cái  ức

thuyết của anh, nay lại thành ra thực sự.

Hai lối làm việc của trí tưởng tượng như ta đã thấy trên đây, thường không

gọi là trí tưởng tượng mà gọi là suy luận; vì tưởng tượng mà có qui củ như thế,

không  còn  phải  là  lối  tưởng  tượng  hư  không  mà  là  lối  suy  nghĩ  có  lề  lối,  có

căn bản.


Ở đời, bất kỳ là nhà thông thái hay nhà nghệ sĩ, kẻ làm thuê hay người làm

thợ, đều phải biết suy nghĩ. Mà suy nghĩ là gì? Phải chăng là phân tích sự tình

ra từng yếu tố của nó để tìm lấy cái lý nghĩ thâm sâu của mỗi phần tử, hoặc

hỗn hợp những phần tử ấy lại đặng huờn hiện thực sự, tìm coi mình đã có thấy

và hiểu được rõ ràng cả mọi phương diện của nó một cách viên mãn rồi chưa?

Cho nên, tưởng tượng mà được như thế, thì lợi ích cho thuật tư tưởng không

biết ngần nào.

II.—Giá trị của ức thuyết:

Bất kỳ gặp phải một vấn đề gì khó khăn, hãy lập ngay một hoặc nhiều ức

thuyết nếu có thể được, và dùng phép loại trừ mà bỏ ra những cái nào không

thể đứng vững, như anh bán trà trên đây. Đó là phương pháp hay nhứt để tìm

chân lý và cũng là cái mật pháp mà các nhà khoa học thường dùng nhứt trong

khi nghiên cứu.

“Nhà khoa học tuy có tham vọng muốn nắm ở trong tay những qui tắc biến

dịch của mọi vật, để có đủ quyền lực điều khiển mọi vật theo những qui tắc ấy.

Nhưng  nhiều  khi,  có  những  hiện  tượng  còn  hiểm  hóc  quá  mà  phương  pháp

khoa  học  cũng  chưa  khám  phá  nổi,  các  nhà  bác  học  lại  phải  dùng  trí  tưởng

tượng  sáng  tác,  nêu  ra  những  giả  thuyết  để  giải  thích  tạm  thời.  Rồi  lại  dùng

quan sát và thí nghiệm để kiểm điểm xem sự vật có diễn ra đúng như qui mô



của  những  giả  thuyết  ấy  không?  Chính  nhờ  những  con  đường  do  trí  tưởng

tượng vạch ra đó mà người ta luôn luôn đi tới những phát minh bất ngờ, mới

lạ. Cái công dẫn đường của trí tưởng tượng ở đây không phải là nhỏ. Người ta

gọi  đó  là  trực  giác  của  nhà  khoa  học,  thứ  trực  giác  được  chứng  nghiệm  nầy

khác  hẳn  với  cái  trực  giác  lông  bông  vô  sở  cứ  của  nhà  triết  học  nhuộm  màu

thần bí.”(Óc khoa học, của P. N. Khuê, trang 165)

Darwin  có  cái  thói  quen  lập  một  ức  thuyết  cho  mỗi  một  vấn  đề  của  ông

đang  nghiên  cứu.  Ức  thuyết  ấy,  ông  do  những  tài  liệu  của  quan  sát  và  thực

nghiệm của ông mà lập nên. Mỗi khi ông tìm được một ức thuyết, thì ông lấy

làm vui mừng lắm, và tự nhủ: Thế là ta đã tìm được một lý thuyết để hướng

dẫn ta rồi.

Không phải chỉ có những nhà khoa học là cần phải dùng đến ức thuyết thôi,

một người thường như chúng ta, trong những công việc khó khăn hằng ngày

cũng phải cần đến nó để tìm ra sự thật.

Nếu  mình  là  một  nhà  buôn  mà  công  việc  làm  ăn  càng  ngày  càng  thấy  sa

sút, và mình đã khám xét cùng hết, không thấy đặng nguyên nhân. Vậy, phải

khảo sát lại một lần nữa, nhưng lần nầy, phải tìm lấy một ức thuyết để dìu dắt

cuộc quan sát của mình. Những ức thuyết có thể đặt ra như thế nầy: Có lẽ tại

mình thiếu quảng cáo chăng? Hoặc: Tại món hàng của mình xấu chăng? Hoặc:

Tại mình không khéo léo tổ chức thành ra bị nhiều tổn phí vô ích không cân

với  giá  bán  của  mình?  Đem  từ  ức  thuyết  ra  mà  xem  xét,  nghiên  cứu  là  giúp

cho mình có phương hướng, không phải có sự lần mò vô hiệu quả.

Ví dầu, trong khi nghiên cứu, cái ức thuyết về quảng cáo kia không đứng

vững  được,  ta  cũng  không  phải  mất  công  gì,  biết  đâu  trong  khi  kiểm  sát,  ta

không thấy được có cách làm cho nó có kết quả nhiều hơn xưa.

Nhà trinh thám đứng trước những vụ án mạng bí mật ly kỳ cũng dùng ức

thuyết mà tìm thủ phạm.

Cách  xem  bệnh  của  thầy  thuốc,  thường  cũng  là  một  thứ  ức  thuyết.  Thấy

người  bệnh  khai  mất  ngủ.  Tức  thời,  y  sĩ  nghĩ  ngay  một  ức  thuyết.  Có  lẽ  vì

huyết hư nên hoả bốc làm cho tâm thần không yên chăng? Hoặc: có lẽ vì bị

uống nhiều chất kích động thần kinh như trà đậm, hay cà phê chăng? Hoặc: có

lẽ vì lo nghĩ quá độ chăng? Nếu quan sát mà thấy những chứng hiện ra không

đúng theo ức thuyết của mình thì “loại” nó ra, và nghiên cứu cẩn thận từng ức

thuyết kế đó. Rốt cùng, thế nào ta cũng tìm ra được một ức thuyết đứng vững.

Ta nên nhớ kỹ điều nầy, mà trước đây tôi đã nhiều lần căn dặn: “Nếu xem tất

cả  một  lượt,  thì  không  thể  thấy  gì  hết.”  Bởi  vậy,  ta  phải  làm  việc  cho  có

phương pháp mới được.



Newton nói: “Tôi không có tưởng tượng ra ức thuyết, vì nói thế là lầm, bởi

“Vũ Trụ Dẫn Lực” là gì, nếu không phải là một ức thuyết rất to tát của khoa

học? Những ức thuyết mở đầu thật là cần thiết, nhưng phải khéo dùng óc phê

bình mới được, và nếu thấy nó không thể dùng được hoặc không phù hợp với

thật sự thì phải tìm ngay cái khác mà thay vào liền.”

o

Muốn cho trí tưởng tượng tìm được ức thuyết một cách dễ dàng, phải biết



tìm chỗ giống nhau giữa một việc hiện thời với một việc đã qua mà mình đã có

biết, có hiểu, nghĩa là phải biết dùng tưởng tượng theo phép loại suy.

Cái lối luận ấy như vầy: hễ đã có những điều kiện giống nhau tất phải có

những kết quả giống nhau. Một người thợ mỏ tên Hargreaves để ý thấy rằng ở

Australie  có  nhiều  thứ  đất  có  vàng  giống  như  bên  Far-West…  Anh  bèn  suy

nghĩ: “Có lẽ ở đây cũng là đất có vàng”… Anh liền đem cái ức thuyết ấy ra thí

nghiệm thì quả đúng với thực sự.

Phép loại suy nầy, khoa học thường dùng lắm. Người ta thấy sắt đốt nóng

thì  dài  thêm  ra,  mới  nghĩ:  chất  đồng  ắt  cũng  một  thế.  Nhân  thấy  trái  đất  có

người,  người  ta  độ  cho  trên  hành  tinh  Mars  cũng  có  người.  Đó  là  những  ức

thuyết.  Ta  đừng  tin  nó  là  thực  sự,  vì  ức  thuyết  có  thể  thành  thực  sự  nhưng

không phải luôn luôn là thực sự. Cần phải tra cứu, thí nghiệm lại mới có thể

tin  nó.  Bác  sĩ  Toulouse  khuyên  ta:  “Ta  cần  phải  nghiên  cứu  những  khoa  học

thực nghiệm để suy tầm những kiến thức khoa học dùng làm nền tảng cho sự

xét  đoán  của  ta…  Nhưng  chớ  có  lầm  những  ức  thuyết  với  những  kiến  thức

thực nghiệm. Trong bất cứ ngành khoa học nào cũng có ít nhiều lý thuyết, chớ

nên xem đó là những chân lý đã lập thành.”

Dùng phép loại suy phải coi chừng: tuy có lợi mà cũng nhiều khi có hại,bởi

nếu không suy nghĩ cho chính đính, không khéo lại làm như anh chàng “ôm

cây đợi thỏ”. Anh ấy sáng sớm ra đường gặp con thỏ chết dưới cội cây, vì nó

chạy quá mau và và đầu vào đó mà chết. Anh nghĩ: thế thì ngày mai, ắt sẽ có

con thỏ khác chạy lại đây và va đầu mà chết nữa, âu là ta ngồi đây mà đợi.

Có người thấy một món hàng bán ở Sài Gòn rất chạy, mới nghĩ: nếu đem ra

Hà Nội ắt bán cũng sẽ chạy. Đó là một lối luận rất nông nổi, thế mà, nếu có bị

thất bại, lại đổ thừa cho số mạng hên xui, hoặc cho những bạn hàng khó tính…

quên  rằng  ức  thuyết  của  mình  sở  dĩ  không  đứng  vững  được  là  tại  còn  thiếu

nhiều  điều  kiện  mà  mình  bỏ  qua  không  để  ý  đến.(Đọc  quyển  “Thuật  Tư

Tưởng”,  chương:  “Những  cái  luận  sai  lầm  về  phép  loại  suy”,  cùng  một  tác

giả.)

C.— CÁCH RÈN LUYỆN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG:




Rèn luyện trí tưởng tượng, trước cần phải bàn đến phương pháp tiêu cực,

rồi sau sẽ bàn đến phương pháp tích cực.

a) Phương pháp tiêu cực:

Chỉ  bàn  về  những  quân  thù  của  trí  tưởng  tượng,  nghĩa  là  những  trở  ngại

làm  cho  trí  tưởng  tưởng  không  phát  sanh  ra  đặng  một  cách  tự  nhiên  và  dễ

dàng.


Những  trở  ngại  của  trí  tưởng  tượng  lại  cũng  có  thể  chia  ra  làm  hai  phần:

phần vật chất và phần tinh thần.

1.—Phần  vật  chất:  Có  được  một  thân  thể  tráng  kiện  thì  tinh  thần  mới  dễ

hoạt  động  và  biểu  lộ  được  cả  sở  năng  của  nó.  Đây  thuộc  về  vấn  đề  thể  dục,

không cần bàn đến.

2.—Phần tinh thần: Về phần tinh thần, những trở ngại cho trí tưởng tượng,

đại khái có ba:

1o) Cái biết bằng sách: Có kẻ học nhiều nhưng không làm được một công

việc gì về sáng tạo cả. Là tại họ chỉ học nhiều bằng cách nhớ cho nhiều sách

vở mà không biết tiêu hoá nó, không biết phê bình nó.

2o) Quá tôn trọng “oai quyền trí thức”: Ấy là cái tinh thần phục tùng nô lệ

cổ nhân do sự không tin mình, không tin đến tài năng của mình mà ra. Đừng

sợ oai quyền ai cả, dầu là nhà khoa học chân chính nói ra, cũng chỉ tạm tin để

rồi sau sẽ nghiệm lại. Đừng có coi những kiến thức khoa học là tuyệt đối vì

khoa học vẫn luôn luôn còn cố gắng để tiến đền cho gần với sự thực, chớ chưa

phải là đã tới chân lý rồi. Lịch sử khoa học đã chứng rằng có nhiều điều, mấy

chục năm về trước, các nhà khoa học cho là chân lý, mà nay đã rõ ra là lầm lạc

cả rồi.


Cái tinh thần “Tử viết” của các cụ đồ nho xưa, làm cho họ bất kỳ là động

đến việc gì cũng cố mời cho kỳ được ông Khổng ông Mạnh mới nghe. Đã là

“Tử viết” thì không còn phải cần bàn cãi gì nữa cho nổi. Trí tưởng tượng mà

gặp phải thứ tinh thần nầy thì còn mong gì có được cơ hội phát triển được nữa.

3o) Lãnh đạm và trì độn: Những quân thù nguy hiểm của trí tưởng tượng là

tính lãnh đạm và trì độn.

Người lãnh đạm thì chẳng những đối với mọi vật chung quan mà chính đối

với bản thân của mình cũng vẫn bơ phờ, không chịu gia công sửa đổi hoặc cải

thiện cuộc diện gì nữa cả.

Nhiều kẻ lại thích sống một cuộc đời dễ dãi không cần làm việc mà nên, ấy

là những người thờ chủ nghĩa



Ăn rồi năm ngửa năm nghiêng,

Có ai mướn tớ thì khiêng tớ về.

Tôn chỉ của họ là bao giờ cũng “noi theo con đường tắt mà đừng có chông

gai”. Với họ, hễ “ai sao, ta vậy”. Họ tưởng làm thế là họ khôn, vì người sáng

khởi thì nhọc mà người bắt chước thì khoẻ. Nghĩ như thế, thật là lầm. Họ nào

có dè: nếu chỉ bắt chước người ta, rồi thì tư tưởng mình càng ngày càng mất tự

do, rôt cuộc mình trở nô lệ lại những người mình tưởng đã khôn khéo lợi dụng

họ kia.


b) Phương pháp tích cực:

Chỉ bàn về những đức tánh nào nên rèn, những thái độ nào nên có , để cho

trí tưởng tượng được dồi dào linh động thêm. Như:

1o Óc tân kỳ (originalité): Những người có óc tân kỳ, không bao giờ chịu

suy nghĩ theo ai, và cũng không chịu hành động theo ai.

Phải biết rằng: Ta nên vụ lấy sự tận thiện tận mỹ, chớ không nên vụ lấy sự

mới lạ. Óc tân kỳ đây chính là tinh thần của câu “nhựt tân, nhựt nhựt tân” của

vua Thành Thang khi xưa. Người có óc tân kỳ, không nên lầm lộn họ với kẻ

có óc hiếu kỳ, ham lập dị. Những người ham lập dị, có óc hiếu kỳ, tưởng rằng

bắt chước là nô lệ: cho nên họ hay bầy vẽ cầu kỳ. Từ trong cách ăn mặc, hay

nhà cửa, việc gì họ cũng một lấy sự mới lạ.

Đâu phải óc tân kỳ là như thế. Óc tân kỳ chuộng lấy sự hoàn thiện, bất kỳ

là sự gì việc gì, họ cầu cho nó tốt hơn, hay hơn, chớ không phải chỉ muốn cho

nó mới lạ, để lập dị với mọi người. Mỗi một việc gì họ làm, họ không chịu để

cho nó mãi mãi trong cảnh ao tù nước đọng, họ tìm cách sửa đổi nó cho thêm

hoàn toàn hơn. Cũng như cây viết máy. Ta hãy xem lịch sử của nó, sẽ thấy rõ

nhờ  óc  tân  kỳ  mà  cây  viết  máy  xưa  và  cây  viết  máy  nay  khác  nhau  như  thế

nào. Nếu không có óc tân kỳ, người ta không bao giờ thấy có sự tiến bộ được

bất kỳ là thuộc về ngành hoạt động nào của con người.

Có óc tân kỳ, thì nhứt định không chịu theo ai mà suy nghĩ hay hành động,

nghĩa là bất kỳ trong công việc gì của mình làm đều có lộ ra cái bản sắc của

mình trong đó cả. Dầu có nghĩ theo ai hay làm theo ai đi nữa, thì sự nghĩ sự

làm  bao  giờ  cũng  có  nhuộm  màu  cá  tánh  của  mình,  chớ  không  phải  lối  bắt

chước như cái máy. Dẫu là những tư tưởng cổ, gặp họ, cũng thành ra mới mẻ.

o

Giờ, muốn có được óc tân kỳ phải làm thế nào?



Phải biết suy nghĩ theo mình, lánh xa thành kiến. Phải biết phê bình những


tư tưởng sẵn, rất có hại cho sự tự do trong khi mình phán đoán. Phải lánh sự

tầm thường và cái óc nhân tuần (esprit de routine). Phải tin cậy nơi mình. Phải

dám “mình là mình” bất kỳ ở vào trường hợp nào.

Tóm lại, muốn có óc tân kỳ, cần phải:

1o/  Coi  chừng  những  hành  động  như  cái  máy,  nghĩa  là  những  hành  động

nào mà mình ít khi phải dùng đến sự suy nghĩ.

2o/ Coi chừng những ảnh hưởng bên ngoài ám thị mà mình không dè.

3o/  Kiểm  tra  những  hành  động  của  mình,  coi  nó  có  phải  là  những  hành

động theo tập quán, theo thói quen do giáo dục hoặc do ông cha ta để lại mà ta

cúi  đầu  nhắm  mắt  nghe  theo  chăng?  Có  nhiều  kẻ  tưởng  mình  tư  tưởng  theo

mình mà kỳ thật là tư tưởng toàn theo hoàn cảnh chung quanh mình, theo sách

vở, theo tôn giáo hay theo nghiệp đoàn của mình. Những tư tưởng ngoại giới

mà mình bị nhồi nắn mà không hay, những tư tưởng sẵn (idées toutes faites)

mà mình thâu nhận một cách cẩu thả, đó là những trở lực cho sự phát triển của

óc tân kỳ.

Tuy nhiên, cũng có lắm khi tư tưởng theo mình mà không thèm đếm xỉa gì

đến ý kiến kẻ khác, lại là một điều tự phụ nên xa lánh. Nếu mình còn kém tuổi,

thiếu kinh nghiệm, thiếu học hỏi, cần phải để ý đến những lời khuyến dụ của

kẻ khác nhiều tuổi, nhiều học hỏi, nhiều kinh nghiệm hơn. Làm như thế, đâu

có  hại  gì  về  cá  tánh  của  mình,  bất  quá  như  mình  hỏi  thăm  ý  kiến  những  kẻ

giàu  kinh  nghiệm  hơn  về  những  vấn  đề  mình  còn  dốt  nát  hoặc  biết  mà  chưa

rành vậy thôi.

4o/ Nghĩ đến sự tinh vi hơn là tư lợi: Đành rằng có vì tư lợi thúc giục thì óc

tân  kỳ  ta  mới  được  hoạt  động  mãnh  liệt  hơn  lên.  Nhưng,  phần  nhiều  chỉ  có

những  nhà  thông  thái  không  nghĩ  gì  đến  tư  lợi  là  có  thể  phát  mình  sáng  tạo

được rất nhiều cái vĩ đại không ngờ. Nếu chỉ vì tư lợi, mà đeo đuổi tìm tòi, thì

sự nghiên cứu chỉ là lẩn quẩn hạn định trong một khuôn khổ, không được tha

hồ bổng lổng thêu lêu vào những miền u uẩn của tạo hoá được.

Những nhà đại phát minh như Edison, Branly suốt đời không bao giờ biết

nghĩ đến sự tư lợi, chỉ biết tìm để hiểu biết, để đi sâu mãi vào cái màu bí mật

của Tạo Hoá. Tìm lợi ích của những phát minh sáng tạo kia là công việc của

nhà chuyên môn hơn của người sáng tạo.

o

2o Óc tìm tòi: Phải có tìm tòi, bằng không, trí tưởng tượng sẽ không làm



cách gì mà phát triển được. Người ta có thể phân chia nhân loại làm hai hạng

người: người ham tìm tòi và người không chịu tìm cái gì cả.




Văn minh loài người sỡ dĩ cao lên được cùng không là do hạng người thứ

nhứt trên đây.

Làm cách nào để có được óc tìm tòi?

a) Phải ráng mà xem xét, quan sát sự vật đủ cả mọi phương diện.

b) Phải tìm cách thay đổi, tô điểm công việc mình làm cho thêm hay thêm

đẹp, thay vì cứ cúi đầu bắt chước kẻ khác.

c) Đừng bao giờ để ý một việc gì mà không tìm cho ra nguyên nhân của nó.

d) Phải biết kinh ngạc đối với những gì mình không hiểu.

*

* *


D.—NHỮNG NGUỒN KÍCH ĐỘNG

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

1.—Quan sát:

Quan  sát  mà  tinh  sẽ  đem  lại  cho  trí  tưởng  tượng  của  ta  không  biết  bao

nhiêu nguồn kích động. Người mà “nhiều nghe, rộng thấy”, cái vốn hiểu biết

càng nhiều chừng nào, thì sự hội ý sẽ càng thêm dễ dàng linh động chứng nấy.

2.—Thí nghiệm:

Thí nghiệm cũng là một nguồn kích thích trí tưởng tượng: vì trong khi thí

nghiệm,  nếu  mình  là  người  có  được  cái  vốn  hiểu  biết  nhiều  sẽ  gợi  cho  trí

tưởng tượng lắm ý nghĩ lạ lung không sao lường trước đặng.

3.—Tài liệu:

Trí tưởng tượng làm việc bao giờ cũng cần có nhiều tài liệu đúng đắn làm

cơ sở. Những tài liệu ấy ở đâu mà có? Đầu hết, cố nhiên là do nơi kinh nghiệm

riêng  của  mỗi  người  (cảm  giác,  tình  cảm,  tư  tưởng  của  mình).  Nhưng  kinh

nghiệm của mỗi người thì hạn định vì hoàn cảnh, vì tình thế. Vậy cũng phải

đến  kinh  nghiệm  của  kẻ  khác.  Những  tài  liệu  ấy  có  thể,  hoặc  ở  nơi  sách  vở,

hoặc ở nơi các bài diễn thuyết, các bài báo chí, v.v…. Cái giới hạn của kinh

nghiệm ta càng được rộng rãi chừng nào thì cái năng lực của trí tưởng tượng

của ta càng được tăng gia chừng nấy.

Tìm tài liệu, không phải chỉ nơi sách vở mà thôi, phải còn biết tìm nó ngay

với sự vật bên cạnh ta hàng ngày.

4.—Nghệ thuật:

Các  nghệ  sĩ  là  những  người  giàu  tưởng  tượng  nhứt.  Bởi  vậy,  những  tác



phẩm của họ là những nguồn kích thích hay nhứt của trí tưởng tượng. Ta nên

biết rằng, muốn tưởng tượng, cần phải rời ra khỏi sự thật đang nhận thức, bởi

ta phải tìm mà thấy khác hơn những điều nhận thức bằng giác quan. Thế thì

không  còn  có  cách  nào  kích  thích  trí  tưởng  tượng  của  ta  dễ  dàng  bằng  cách

thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng khi xem ngắm một bức tranh

tuyệt  mỹ,  hay  lắng  nghe  một  khúc  nhạc  tuyệt  trần,  ta  cảm  thấy  như  tâm  hồn

không còn vương víu gì đến cõi đời thật tế nữa, mà bay bổng vào một thế giới

đâu đâu… Hãy nhắm mắt lại và tìm mà thực hiện cho kỳ được cái mộng ấy.

Phải biết thưởng thức nghệ thuật, để cho trí tưởng tượng được dồi dào.

5.—Cần thiết:

Cần thiết là nguồn kích thích trí tưởng tượng mãnh lịêt hơn hết. Thật vậy,

cứ xem ngay lịch sử sẽ thấy rõ. Vì cần thiết mà loài người đầu tiên biết đẽo đá,

tìm  lửa,  cải  tạo  các  món  binh  khí  cùng  vật  cụ.  Các  nhà  bác  học,  y  sĩ,  kỹ  sư

ngày nay sở dĩ tìm tòi, sáng tạo cũng vì những sự cần dùng khẩn thiết như: tìm

hiểu, trị bịnh, chế tạo hay kiến trúc.

Thường, những kẻ sống một đời dễ dãi, yên ổn không nghĩ gì đến sự sáng

tạo. Trừ khi nào họ thấy sự nghiệp sắp nghiên đổ họ mới chịu vận động đến trí

tưởng tưởng, tìm đủ phương thế để vãn cứu hoặc duy trì tình thế lại mà thôi.

Câu chuyện chàng Robinson Crusoé (Robinson Crusoé, bị chìm tàu, trôi vào

một  hoang  đảo,  phải  cậy  lấy  sức  mình  mà  sống,  giống  từa  tựa  cái  cảnh  của

chàng An Tiêm trong Quả Dưa Đỏ) của Edgar Poe vì bị sự cần thiết bức bách,

thúc giục mà thành ra người khéo léo có một không hạ, là một bằng cớ chứng

nhận  rằng  “cần  thiết  sanh  ra  những  phát  minh  sáng  tạo”  (nécessité  est  mère

des inventions).

Chương V

TỔ CHỨC TƯ TƯỞNG

A.—TƯ TƯỞNG HỖN ĐỘN

TƯ TƯỞNG đúng đắn trước hết là tư tưởng có trật tự, cần phải luyện tập

mới được.

Tuy nhiên, hằng ngày, những khi tư tư tưởng tha hồ bông lộng không dụng

công  chỉnh  đốn  gì  cả,  tư  tưởng  ta  cũng  không  phải  không  trật  tự.  Nhưng  lối

trật tự ấy – một lối trật tự tự nhiên – không đủ để suy nghĩ cho đúng đắn, để

hành động cho vững vàng.

Lối trật tự tự nhiên nầy là một lối trật tự ngẫu nhiên mà có. Ta thử lấy một

tỉ  dụ  về  trật  tự  ở  ngoài  (ordre  materiel)  cho  dễ  hiểu.  Một  nhà  buôn  lớn  kia,



công việc giấy tờ không chỉnh đốn gì cả, nào là thơ từ giấy má để chồng đống

không thứ lớp. Đến khi cần phải xem xét lại một công việc gì quan hệ gì đến

một nhà buôn hay một bạn hàng tên Giáp, thì phải xốc lại cả một chồng giấy

má  mới  thấy.  Nhưng  có  khi  nhiều  quá,  không  thể  tìm  ngay  được  trọng  một

buổi. May nhớ lại cái công việc của anh Giáp, đến trước công việc của anh Ất,

nên phăn nới giấy tờ anh Ất mà anh có nơi tay đây, tìm lần ra giấy tờ của anh

Giáp ở gần bên đó. Hoặc anh nhớ lại công việc của anh Ất là công việc thuộc

về nợ, nên để ở trong một tập bìa xanh, còn những giấy tờ khác ở trong tập bìa

đỏ.

Sở dĩ anh ta tìm được giấy tờ anh Giáp là nhờ liên tưởng. Lối liên tưởng



(association d’idées) trước, nhân nhớ vụ anh Giáp thuộc về vụ nợ, nên mới tìm

ra giấy tờ anh ấy trong tập bìa xanh, đó là lối “loại tự liên tưởng” (association

par ressemblance).

o

Ở  đây,  tuy  là  một  đầu  mối  của  trật  tự,  nhưng  chỉ  là  một  lối  trật  tự  ngẫu



nhiên, may rủi mà tìm ra được công việc của mình.

Đối với tư tưởng ta cũng một thế. Nếu ta không biết đem ý chí mà chỉnh

đốn nó, thì nó cũng chỉ là một lối trật tự ngẫu nhiên mà thôi. Hai luồng liên

tưởng ấy (tiếp cận và loại tự) xô đẩy nhau mãi, càng làm cho tư tưởng ta thêm

mờ mệt bất định, không khác nào con thuyền bạt gió linh đinh trên mặt bể…

Nếu ta không cố gắng để suy nghĩ cho có trật tự, có phương pháp, thì khó

mà tránh sự u minh trong tư tưởng, hỗn độn trong đầu óc.

Tư tưởng không trật tự có nhiều bất lợi đáng để ý hơn hết là :

1.—Khó mà nhớ những điều mình đã học, hoặc có nhớ thì cũng mau quên.

2.—Tư  tưởng  mù  mờ,  cách  diễn  dịch  tư  tưởng  ấy  cũng  lộn  xộn  hoang

mang.

3.—Không thể nào giải quyết được một vấn đề khó khăn nào cho đến nơi



đến chốn được.

4.—Và nhứt là tư tưởng thường hay theo cái chiều sai lạc.

o

Lối liên tưởng ngẫu nhiên không chỉnh đốn nầy là lối liên tưởng ta thường



gặp  trong  giấc  chiêm  bao  hay  trong  khi  thức  mà  mơ  mộng  đâu  đâu.  Ta  nằm

mộng thấy nhiều chuyện quàng xiên; riêng ra thì mỗi chuyện có một ý nghĩa,

mà hiệp lại thì không ăn chịu với chỗ nào cả.



Hoặc trong khi thức mà mơ mộng, nghĩ việc này sang việc nọ, mà việc gì

cũng  không  ra  việc  gì.  Đó  là  tại  mình  để  cho  tư  tưởng  tha  hồ  kết  cấu  không

dụng ý mà chỉ huy, không lấy lý mà kiểm điểm. Bởi vậy, tư tưởng ta mới sanh

ra hoang mang hỗn độn.

B.—TƯ TƯỞNG CÓ TRẬT TỰ

Có hai lối tư tưởng: tư tưởng theo tự nhiên và tư tưởng theo lý luận.

Tư tưởng theo tự nhiên là tư tưởng tha hồ; còn tư tưởng theo lý luận là tư

tưởng có liên lạc, có so sánh, có phân biệt chỗ đồng dị, nghĩa là tư tưởng có

phán đoán hẳn hòi..

Trong  khi  ta  thấy  một  người  đàn  bà,  ta  liền  liên  tưởng  đến  chị  ta,  cái  đó

chưa phải là phán đoán. Khi nào ta so sanh hai hình ảnh ấy để phân biệt và phê

bình: “Chị ta đẹp hơn, hoặc cao hơn người đàn bà nầy”, đó mới thật là phán

đoán đấy. Tư tưởng, tức là phán đoán, mà phán đoán là so sánh, nghĩa là “nhận

thấy và quyết định được mối quan hệ giữa hai sự vật”.

o

Thấy được nhiều mối liên lạc giữa các sự vật, thì tư tưởng ta mới được dồi



dào. Những mối liên lạc ấy cần phải sắp đặt cho có thứ tự để cho sự nhận xét

của ta được sáng suốt, đầy đủ, tinh tế. Bày liệt tư tưởng cho có phương pháp là

một cách giúp cho tri thức mình được mẫn nhụê, hoạt bát, bớt tốn thì giờ và

công phu.

Như trước kia, ta đã thấy: muốn quan sát cho có trật tự phải cần đến bản đồ

giác quan. Nay muốn tư tưởng cho có trật tự, cũng không thể không dùng đến

bản đồ cho được. Dùng bản đồ để tư tưởng là buộc cho trí tuệ của mình một

kỷ  luật,  tập  cho  nó  tư  tưởng  theo  một  chiều  nhứt  định.  Tập  được  lâu  ngày,

thành thói quen, tư tưởng ta không cần kỷ luật nữa mà không bao giờ hỗn độn.

Bác  sĩ  Viard  chia  những  mối  liên  lạc  của  tư  tưởng  làm  sáu  loại,  đại  khái

như:

1. Giống (genre)



2. Loại (espèce)

3. Chất (substance)

4. Tánh (qualité)

5. Tương phản (opposition)

6. Cộng đồng (coexistence)

1.—Giống:  Tỉ  như,  miếng  thịt  rừng  gợi  cho  ta  nghĩ  ngay  đến  “thỏ  rừng”




hay con “gà rừng”. Hoặc tiếng thú gợi cho ta nghĩ qua con “lừa”, con “ngựa”,

con “chó”, hay con “mèo.

2.—Loại:  Tỉ  như,  tiếng  binh  gia  gợi  cho  ta  nghĩ  đến  “lính  thuỷ”,  “lính

bộ”…


3.—Chất:  Ấy  là  lối  liên  tưởng  chỉ  về  cái  lẽ  không  thể  thay  đổi  được  của

một vật nào, vì nếu thay đổi cái chất của vật đi, thì vật ấy cũng biến mất. Ví

dụ: súng đại bác bằng đồng. Súng đại bác là vật, mà chất là đồng. Hễ nói đến

súng đại bác, thì là liên tưởng ngay đến chất đồng.

4.—Tánh:  Tức  là  chỉ  về  cái  tánh  chất,  cái  mà,  hễ  thêm  vô  cho  chất,  đổi

được trạng thái nó mà không đổi được bản tánh nó. Tỉ như: Nước mặn

Màu đỏ

Sao sáng


Nước,  có  thể  hoặc  lạt,  hoặc  ngọt,  hoặc  mặn.  Sao,  có  thể  hoặc  mờ,  hoặc

sáng… Nhưng chất nó không đổi.

5.—Tương  phản:  Hai  vật  có  thể  tương  phản  với  nhau  nhiều  phương  diện

hoặc vì thù nghịc nhau, hoặc vì không thể hoà hiệp với nhau được. Tỉ như:

Mèo và Chó

Nước và Lửa

Cao và Lùn

Phải và Quấy

6.—Tư tưởng cộng đồng: Hai tư tưởng có thể công cộng với nhau. Tỉ như:

Hễ nói đến Truyện Kiều, thì liền hiện cái tên tác giả của nó là Nguyễn Du; nói

đến Vân Tiên liền nghĩ đến Nguyễn Đình Chiểu; nói đến thuyết vi trung liền

nghĩ đến Pasteur.

Tư tưởng ấy có nhiều cách:

Hoặc do sự liên lạc giữa nhân và quả mà có. Như: mây, mưa; già, yếu; hoạ

sĩ, bức tranh; cha, con… Già là nhân, mà yếu là quả.

Hoặc do sự liên lạc giữa một vật và cứu cánh của nó. Như: cá và lội, lò lửa

và nung nấu, rượu và uống rượu…

Hoặc do sự liên lạc giữa phương thế (moyen) và cứu cánh (fin). Như: Vệ

sinh, sức khoẻ; bền chí, thành công; quảng cáo, buôn bán. Vệ sinh là phương

thế mà sức khoẻ là cứu cánh.

Nếu  tư  tưởng  mà  biết  theo  cái  chiều  ấy,  thì  tư  tưởng  có  trật  tự,  không  sơ



sót. Biết suy nghĩ theo trật tự, thì tư tưởng sẽ phong phú dồi dào, không bao

giờ cạn ý.

Một  người  thường,  không  bệnh  óc,  cũng  suy  nghĩ  được  theo  những  mối

liên  tưởng  trên  đây  nhưng  vô  tâm  và  thiếu  sót,  không  trật  tự,  không  phương

pháp. Tỉ như, ta thấy một người đàn bà đẹp, ta liền liên tưởng một người đàn

bà khác cũng một thứ tóc, cũng một gương mặt (tư tưởng cộng đồng). Nếu ta

ngắm xem người ấy thêm một hồi nữa, ta sẽ nghĩ đến một người khác rất xấu

xa (tương phản). Hoặc sự tử tế của một người đối với ta làm cho ta nghĩ đến

sự lạnh lùng bạc đãi của một người khác (tương phản). Hoặc lúc trời lạnh ta

liền nghĩ đến năm rồi, trời lạnh hơn năm nay gấp bội (tư tưởng cộng đồng) và

ao ước cho trời nắng tốt (tương phản)…

Đó là cách hoạt động tự nhiên của một bộ óc ổn kiện (sain). Tư tưởng như

thế tiếp tục nhau một cách mau lẹ, có khi trong vài giây đồng hồ là đã có trên

vài  mươi  tư  tưởng  nối  nhau  hiện  ra.  Nhưng,  rốt  cuộc,  chỉ  còn  nhớ  lại  chừng

vài ý nghĩ thôi, có khi không lưu được cái nào cả.

Tư tưởng tiếp tục một cách vô tâm và tha hồ như thế, có thể lấy ý chí mà

điều khiển nó cho có trật tự lại, nếu ta muốn cho nó được sâu xa phong phú

hơn.


Vậy, bất kỳ là khi nào ta gặp hai vật, hai việc, hoặc hai tiếng nào, ta phải tự

vấn một cách quyết định với những câu hỏi nầy:

Tánh chất chúng nó như thế nào?

Nó có thể cảm xúc giác quan nào hơn hết?

Bản chất của chúng nó?

Sự ích lợi của chúng nó?

Những chỗ đặc biệt của chúng nó?

Chúng nó khác nhau chỗ nào?

Ở đâu ta có thể tìm thấy chúng nó?

Chúng nó có nhiều không?

Có thể đếm được không?

Tên của chúng nó có đồng âm mà dị nghĩa không?

Những phần tử cấu tạo chúng nó?

Chúng nó thuộc về khoa học nào? Hay nghệ thuật nào?

Do những nguyên nhân nào chúng nó có ra đó?



Ảnh hưởng của chúng nó đối với ta?

Tên của chúng nó có phải là tên thật hay là những tên kêu to mà rỗng ý?

……v.v……

Đem một việc,, một vật, hay một danh từ nào mà xem xét đủ mọi phương

diện như trên, thì sự chú ý và quan sát của ta sẽ được sâu sắc châu đáo không

biết chừng nào. Cố nhiên là nhờ đó, ta ôn lại tất cả sự hiểu biết của ta. Thật là

một cách tập luyện rất hay cho trí nhớ và trí tuệ.

o

Suy nghĩ mà muốn cho đầy đủ, trật tự, cần phải dùng đến bản đồ.



Jules  Payot  nói:  Với  tôi,  tiếng  giáo  dục  gợi  liền  trong  óc  tôi  cái  bản  đồ

“một thể ba ngôi” nầy:

a.—Giác – cảm

b.—Trí – tụê

c.—Ý – chí

Mỗi phần đều có phụ thêm những chi tiết riêng của nó. Tỉ như về Trí tuệ

thì bản đồ nó như vầy:

Trí tuệ: 1) Nhận thức (giác quan)

2) Chú ý

3) Trí tưởng tượng

4) Trí nhớ

5) Phán đoán

6) Lý luận

7) Nguyên tắc của trí thức

8) Vấn đề văn tự

Cho nên, hễ nói đến Trí dục, thì liền thấy hiện ra cái bản đồ trên đây. Tư

tưởng cần phải đi lần từng giai đoạn. Trước hết, ta nghĩ về cách trí dục bằng sự

nhận thức, tức là nghĩ về cách quan sát, những phương pháp điêu luyện giác

quan… Kế đó, ta nghĩ qua cách giáo dục trí não bằng sự chú ý, bằng trí tưởng

tượng,  bằng  trí  nhớ,  v.v…  Suy  nghĩ  có  trật  tự  như  thế  thì  không  thể  có  một

phương diện nào bỏ sót được, mà hội ý lại dồi dào.

Muốn suy nghĩ, nghiên cứu một vấn đề nào, cần phải thảo sẵn một bản đồ

về vấn đề ấy. Hằng ngày cũng nên tạo sẵn cho ta rất nhiều bản đồ về những



vấn đề quan trọng của nhân sinh, để mỗi khi nghĩ đến là có sẵn sang hiện ra

một cách rõ rệt.

Đọc sách, tôi thường hay xem bản mục lục trước, là để tìm lối tổ chức tư

tưởng của tác giả như thế nào? Tôi hay học thuộc lòng những bản mục lục các

quyển sách của những bực đại triết gia nghiên cứu về những vấn đề quan trọng

trong đời người. Những sách nghiên cứu ấy thường là những công phu nghiền

ngẫm rất tinh vi, và bày diễn rất trật tự, rất thấu đáo.

*

* *



C.—SỰ PHÂN LOẠI (classification)

Như ta đã thấy ở trên, tư tưởng tức là so sánh để phê phán. Mà phê phán là

chỉnh đốn, là phân loại, nếu mình muốn cho tư tưởng có trật tự.

Đây là một anh thợ máy, cần dùng nhiều cỡ ốc, và mỗi con ốc phải dùng

riêng một cây vặn ốc cùng một cỡ mới được. Anh đổ nhầu đống cây vặn ốc

trong một cái hộp. Mỗi khi anh cần dùng một cỡ nào, anh phải soạn kiếm hồi

lâu mới thấy. Như thế anh đã làm mất thời giờ và công việc làm tốn công một

cách  rất  vô  ích.  Có  người  mách  cho  anh  làm  một  tấm  bảng  cây,  đem  những

cây vặn ốc phân sắp theo cỡ, máng vô đó biên số ni cho dễ thấy. Bấy giờ, anh

làm việc rất mau lẹ, không sai chạy vì hễ dùng đến cây nào, anh thấy liền nó

trước mắt.

Anh phát thơ hay phát báo cũng phải biết phân sắp thơ từ báo chí theo con

đường và theo thứ tự trước sau của số nhà, để một khi đi qua rồi, không cần

phải trở lại nữa.

Người bán sách cũng phải biết sắp sách vở báo chí theo từng loại một, như

báo  xuất  bản  ở  Bắc  hay  ở  Nam,  báo  thuộc  về  Chánh  trị,  Văn  học  hay  Khoa

học… mỗi mỗi đều phải sắp theo loại của nó. Lại cũng phân ra từng xuất bản

xã để cho bạn hàng mua sách, ngó qua là tìm được liền sách báo nào họ muốn

đọc, hoặc có ai hỏi thì biết liền mà kiếm.

Bất kỳ là đứng vào địa vị, nghề nghiệp nào, hễ biết sắp đặt, biết phân loại

là giúp cho công việc làm của mình được tiện lợi đầy đủ.

o

Trên đây là bàn về lợi ích của sự chia môn loại, các sự vật ở ngoài. Đối với



tư tưởng của mình cũng một thế. Cũng phải biết sắp đặt nó cho có thứ tự, tuỳ

theo mối liên quan của nó. Tỉ như sách, ta có thể sắp nó theo cỡ, hoặc theo vấn

đề, theo loại chung hay loại riêng tuỳ theo tư tưởng giãi bày ở trong.



Đối với sự hiểu biết của ta mới thâu nhận cũng phải biết sắp đặt nó cho có

thứ  lớp,  đừng  để  chồng  chập  ngổn  ngang  trong  khối  óc.  Ví  như  đọc  báo,  ta

thấy nói chuyện về một nhà y sĩ chết vì bị truyền nhiễm trong khi săn sóc bịnh

nhân. Nhân đó, nếu ta biết nghĩ qua các nhà bác học, các nhà y sĩ cổ kim khác

chết vì phận sự mà ta đã biết, để so sánh, phê bình; đó là ta biết cách bắt các

quan năng tinh thần làm việc theo phương pháp liên tưởng để phân loại, sắp

đặt sự nghe, thấy, hiểu, biết của ta cho có thứ tự trong đầu óc. Trái lại, nếu ta

chỉ nói: “Đó là một người hiếm có” rồi thôi không quan tâm gì đến nó nữa cả,

thì sự hiểu biết của ta không thêm được chút gì, mà tư tưởng mới lạ cũng khó

bề nảy nở. Liên tưởng của ta càng ngày càng kém về hoạt bát mà sự học hỏi

của ta càng ngày lại càng bị xoá nhoà trong trí nhớ.

Mỗi khi nghe thấy hay đọc một điều gì hay, lạ, ta hãy đem nó mà phân loại,

sắp đặt theo thứ tự với những điều ta đã biết trước. Mỗi lần hành động như thế

là mỗi lần dượt lại sự học hỏi hiểu biết của ta và cũng là một lần đem thêm tài

liệu mới mẻ mà sắp vào ngăn nắp của trí nhớ.

Đem một việc mới lạ mà họp lại với một điều đã biết, hay là nói một cách

khác, đem cái mới và cái cũ cùng một loại để đồng hoá với nhau, đó là “hiểu

biết” vậy.

o

Cách  phân  loại  của  mỗi  người  mỗi  khác,  không  thể  nhất  định  được.  Tuỳ



theo tâm tánh, tuỳ theo sở thích, tuỳ theo học lực, mỗi người tìm lấy cho mình

một tiêu chuẩn để phân loại.

Tiêu chuẩn là một sự, hay một ý, lựa chọn rất kỹ mà ta cho là đặc biệt hơn

hết,  dùng  để  làm  cái  mực  trong  sự  phân  loại.  Người  ta  có  thể  phân  loại  các

giống chó, hoặc lấy theo hình thức của cái đầu làm tiêu chuẩn, hoặc lấy theo

sự dài vắn của chân cẳng làm tiêu chuẩn, hoặc lấy theo màu sắc của bộ lông

làm tiêu chuẩn.

o

Ờ  đời,  lắm  khi  vì  hoàn  cảnh  bắt  buộc,  ta  phải  chọn  lựa  và  phân  loại  mới



đặng. Tỉ như: ta là một nhà buôn, nếu ta không biết phân loại, sắp đặt các món

hàng của ta thì thật là có hại. Có khi ta căn cứ theo cái phẩm hoặc giá tiền của

món hàng để mà phân loại, tuỳ ý. Đối với sự đời cũng vậy. Mỗi một người của

chúng  ta  đều  có  một  tiêu  chuẩn  riêng  để  phân  loại.  Một  ông  chủ  sở  hay  chủ

hãng có tánh hoạt động, quả quyết và nhiều sáng kiến hay phân chia các bầy

tôi  cộng  sự  của  họ,  theo  tánh  tình  họ  ưa  ghét  đó.  Họ  sẽ  chia  bọn  người  làm

biếng, do dự, không sáng kiến gì cả riêng ra một loại khác, để tiện cho sự cần

dùng trong công việc của họ. Một nhà đạo đức mà đọc sách văn chương ít khi




phân loại sách vở họ đọc theo giá trị về mỹ thuật, mà cố nhiên là theo giá trị

về luân lý, về tinh thần của các sách ấy.

Trái lại, nếu không có cái chi bắt buộc ta phải lựa chọn và phân loại, thì ta

cũng nên đem sự nghe thấy mà phân tích, so sánh với những điều đã thấy, đã

nghe mà phân loại. Đó là mình tạo cho mình một cái vốn về sự hiểu biết, để

dùng trong các trường hợp bất ngờ trong đời sống hàng ngày. Có nhiều vấn đề

rất quan hệ mà ta không ngày giờ hoặc không có cơ hội để tạo lấy một định

kiến chắc chắn. Đến khi gặp cảnh bắt buộc mình phải trình bày ý kiến mình,

mình sẽ bối rồi làm sao. Nếu trước kia mình đã biết suy nghĩ, phân loại rồi, thì

ngày nay đâu có bị mù mờ, ngơ ngẩn, có khi lại đưa ra một cách liều lĩnh một

phán đoán vụt chạc, sai lầm.

o

Có được một cái vốn về “tiêu chuẩn” để phân loại cho dễ dàng thật là một



vịêc rất khẩn cấp cho sự phán đoán của mình. Nhưng, phải biết cho nó không

phải là tuyệt đối. Nó tuỳ thời, tuỳ cảnh, tuỳ địa vị, tuỳ trình độ của mỗi người

mà thay đổi mãi. Nhà xã hội, nhà kinh tế, nhà giáo dục có những tiêu chuẩn

khác nhau về một sự hay một vật. Ta không cần quan tâm đến. Ta nên tự hỏi:

Đối với trình độ trí thức ta hiện đây, ta lấy tiêu chuẩn nào để phân loại những

sự vật quan hệ đến ta? Rồi thì, với thời gian, sự học hỏi của ta càng tiến, kinh

nghiệm của ta càng nhiều, ta hãy đem những tiêu chuẩn trước kia ra mà phê

bình  sữa  chữa  lại.  Đừng  bắt  chước  theo  ai  cả,  phải  tuỳ  theo  sự  hiểu  biết  của

mình mà tìm tiêu chuẩn. Và những tiêu chuẩn ấy phải biết sửa đổi nó theo sự

tiến hoá của tinh thần trí thức ta mới được. Bất kỳ là việc gì, hãy cầu cho nó

được tận thiện tận mỹ.

o

Muốn phân loại cho tinh vi, cần phải định nghĩa cho đúng đắn. Định nghĩa



mà mơ màng, thiếu sót thì phân loại không tinh, không đúng và cũng không

tiện lợi chút nào cả. Ta hãy xem cách phân loại của khoa tự nhiên học thì rõ.

Định nghĩa một vật là chỉ cái chỗ đặc biệt của vật ấy, cái chỗ mà nó không thể

nào lẫn lộn với một vật khác được.

Đây là một điều hết sức cần thiết phải để ý đến luôn luôn trước khi phân

loại.


Tóm  lại,  muốn  cho  tư  tưởng  ta  có  trật  tự  rõ  ràng,  trước  hết  cần  phải  biết

phân loại và sắp đặt những học hỏi, hiểu biết và kinh nghiệm của mình lại.

Hãy tìm những mối liên lạc giữa các sự vật, tư tưởng và kinh nghiệm. Nhứt

là, hãy biết lợi dụng những thất bại, những rủi ro, nhỏ nhặt hàng ngày, đừng bỏ




sót một mảy nào cả. Dầu là trong sự học suông của mình, - (học theo sách), -

cũng  vậy:  đừng  có  đem  những  tư  tưởng  mới  học  kia  mà  chồng  chất  ngổn

ngang trong đầu óc. Bao giờ cũng như bao giờ, luôn luôn phải theo một qui tắc

rõ rệt, một trật tự chặt chẽ mới được. Hãy khéo sắp đặt thế nào cho những kinh

nghiệm, học hỏi, mới của mình có thể giúp cho mình lập được một kiến giải rõ

ràng về vấn đề mình đang suy tìm. Và, chớ bao giờ quên rằng, kiến giải của ta

bao giờ cũng chỉ là tạm thời thôi, vì nó cần phải sửa đổi theo học lực và kinh

nghiệm  của  ta  mãi  mãi.  Đừng  có  lấy  bộ  óc  mình  làm  cái  kệ  giấy  để  giữ  gìn

những giấy tờ kỷ niệm không thay đổi, mà phải để cho nó có sự sống, nghĩa là

linh hoạt biến chuyển luôn luôn.

Những ý tưởng nào mình chưa thật hiểu, đừng giữ nó lại trong óc. Hãy cân

nhắc nó, xem xét nó, nghĩa là nghiền ngẫm nó lại cho thật kỹ, rồi sẽ giữ nó lại

trong ký ức không muộn gì. Như thế, những tư tưởng nào của mình có đều là

những tư tưởng sáng suốt.

Bất  kỳ  là  đọc  một  bộ  sách  thuộc  về  nghiên  cứu  hay  lý  tưởng  nào,  nên  ra

công biên lại một bản mục lục của nó với những chi tiết hết sức tỉ mỉ, tóm lại

những đại ý hoặc thảo sơ lại một cái hoạ đồ, để giúp cho trí não được có trật

tự. Phải giữ trật tự ở ngoài (ordre matériel) cho thật châu đáo: mỗi mỗi vật gì

đều phải dành một chỗ riêng cho nó. Trật tự ở ngoài ảnh hưởng rất to đến trật

tự  ở  trong,  nghĩa  là  trật  tự  trong  tư  tưởng.  Con  mắt  thoáng  qua  kệ  sách  của

mình sắp đặt đàng hoàng đủ giúp mình ôn lại một cách rất trật tự những điều

mình đã đọc đã hiểu.

Napoléon  thường  nói:  “Khi  tôi  cần  suy  nghĩ  đến  một  vấn  đề  gì,  tôi  kéo

ngăn tủ trong óc tôi ra. Những tư tưởng trong “ngăn tủ” ấy không lộn xộn với

những  ngăn  khác,  sau  khi  dùng  nó,  tôi  liền  đóng  nó  lại.  Thế  là  xong,  không

còn phải bận đến nữa.”

Ta  cũng  nên  dành  trong  bộ  óc  ta  nhiều  ngăn  nắp  thế:  đây  là  ngăn  đựng

những tư tưởng về triết học, kia là ngăn chứa những tư tưởng về chánh trị hay

giáo dục v.v… Mỗi khi mình nghe thấy một việc mới lạ, hãy đem phân loại nó

và tìm những mối liên quan của nó với ngăn nắp chứa đựng tư tưởng cùng một

loại với nó. Thế nào tư tưởng ấy cũng sẽ ở lại ngăn mà ta đã nhất định cho nó

phải ở. Ví như ta đọc một bộ sách nói về giáo dục nhi đồng theo phương pháp

hướng đạo. Ta soạn lại trong óc những tư tưởng về giáo dục mà trước kia ta đã

đọc như J. J. Rousseau, Montessori, Decroly, Dewey v.v… Ta tìm chỗ dị đồng

của  những  tư  tưởng  mới  cũ  cùng  một  loại,  so  sánh  với  nhau  để  tìm  lấy  một

giải  pháp  theo  ta.  Tư  tưởng  mới  và  cũ  cùng  loại  sẽ  kế  chặt  nhau  thành  một

khối liên tưởng khít khao. Đó là phương pháp dùng “ngăn tủ” của Napoléon

đã nói trên đây.




Thỉnh thoảng cũng nên làm “biên bản” những “ngăn tủ” ấy. Nghĩa là nếu ta

là một nhà giáo dục, tự hỏi coi những phương pháp giáo dục cận đại, ta có biết

rõ  hết  chưa?  Nếu  ta  là  nhà  y  sĩ,  tự  hỏi  coi  những  phương  pháp  trị  liệu  hiện

thời, ta có biết hết chưa?

o

Tuy nhiên, hiểu biết chẳng phải chỉ có dùng đến lý trí là được mà thôi. Còn



có một lối hiểu biết rất lẹ, thoáng qua là suốt được mọi việc một cách sâu xa

đáo để. Người ta thường gọi là trực giác.

Nhưng, ta nên  biết rằng, những  người thông minh  thường có những phán

đoán mau lẹ, hễ đoán là trúng. Cái mà ta gọi là trực giác đó, không phải là trực

giác, mà là do một công phu suy nghĩ lâu ngày bằng lý trí rất tinh vi, thành thử

trong đó tuy gọi là trực giác mà đã có lý luận sẵn rồi. Chỉ vì lý luận ấy mau lẹ

quá sức, đã hoà lẫn với những kinh nghiệm trong tiềm thức lâu ngày nên hễ

thoáng qua, liên tưởng mau lẹ đến nỗi ta không thể tìm thấy đâu là đường đi

lối lại.

Tỉ như, thấy một người kia bước vô nhà, ta liền đoán người ấy là kẻ gian.

Tại  sao?  Ta  không  rõ.  Nhưng  nếu  chịu  khó  tìm  kiếm,  ta  sẽ  thấy,  nhờ  kinh

nghiệm  nhiều  lần  đã  in  sâu  vào  trí  não  cái  hình  dạng  kẻ  gian,  nên  nay  chỉ

thoáng qua là dường như đã biết một cách rõ ràng không cần phải suy nghĩ gì

nữa cả.


Thật  ra,  trực  giác  không  quan  hệ  gì  với  cái  biết  trên  đây.  Công  dụng  nó

huyền diệu vô cùng, chưa phải ai ai cũng có; sử dụng nó thật rất hay mà lắm

khi rất nguy hiểm, nếu ta không biết dùng đến Lý trí để kiểm tra lại. Với một

bộ óc tầm thường của chúng ta, hãy dùng đến lý trí.

Nhưng, không phải chỉ bo bo câu chấp vào nó mà thôi. Hãy biết dùng trực

giác để tìm chân lý và đem lý trí mà kiểm tra lại, nghĩa là những phán đoán về

giá trị (jugements de valeur) cần phải đem về địa vị thực tế, lấy lý trí mà khảo

sát lại.


Không thế, lắm khi cái mà ta gọi là trực giác chỉ là một thành kiến rất sai

lầm, dắt ta ra ngoài sự thật rất xa mà ta không dè, cũng như khi ta vừa thoáng

trông người kia, đã thấy ghét ngay, đến khi cùng nhau sống chung một ít lâu,

ta nghiệm lại cái cảm tưởng lúc ban đầu thật rất trái xa với sự thật.

*

* *


D.—BÍ QUYẾT TỔ CHỨC TƯ TƯỞNG


Muốn thâu hoạch tư tưởng cho có phương pháp cần phải nghiền ngẫm và

thi hành ngay những bí quyết sau đây:

1o/ Tập tổ chức tư tưởng bằng cách tổ chức trật tự bên ngoài trước: sắp đặt

tài liệu, giấy má cho có ngăn nắp, sách vở chỉnh đốn cho có trật tự, thu vén áo

quần cho có thứ lớp. Các vật thường dùng trong nhà phải dành một chỗ riêng

cho  mỗi  món:  kềm,  búa  để  một  chỗ,  thuốc  men  để  một  nơi,  áo  quần  để  một

góc… Như thế, mình cần kiệm được thời giờ, cử chỉ, tư tưởng của mình cũng

được đúng đắn, còn tinh thần thì yên ổn vì mình chắc chắn không bao giờ có

những cử động vô ích, vụt chạc…

2o/ Hãy có một tôn chỉ rõ rệt chắc chắn. Phải biết mình muốn cái gì. Quan

hệ nhứt là chỗ nầy. Người mà không bao giờ chịu quan tâm suy nghĩ đến cái

điều mình muốn, thì họ phung phí tinh lực họ một cách vô lối. Phải thảo cho

mình  một  chương  trình  làm  việc,  từng  giai  đoạn  tiếp  nhau.  Chương  trình  ấy

phải cho vừa rộng rãi để mình có công việc làm mãi, mà cũng hạn định vừa

năng lực mình để tránh sự quá sức.

3o/  Hãy  thảo  một  cái  biểu  dùng  thời  giờ  cho  tỉ  mỉ  và  đúng  đắn,  và  đừng

bao giờ sai chạy trong khi thi hành nó. Phải tập cho mình có những thói quen

tốt. Ngủ, thức, làm việc… nhất nhất phải cho có qui củ. Nhất định 4 giờ sáng

dậy,  9  giờ  tối  đi  ngủ,  thì  đừng  có  thất  hứa  với  mình.  Được  như  thế,  thì  đời

mình  trật  tự  lắm  và  cũng  là  một  cách  tập  luyện  Ý  chí  rất  hay.  Có  kẻ  sẽ  bảo:

sống như thế là nô lệ. Không! Tự do không phải là hỗn độn, mà là trật tự và

điều hoà, một trật tự mà tự mình vạch lấy cho mình, và làm y theo không sai

chạy.

4o/  Phải  biết  tổ  chức  những  giờ  làm  việc  hay  nghĩ  ngợi  của  mình  theo



nguyên  tắc  sau  đây:  “Việc  nào  theo  lúc  nấy  và  chỉ  trong  lúc  ấy  mà  thôi.”

Nghĩa là, làm việc gì, phải dành riêng cho nó một thời gian nào, và trong thời

gian đó, chỉ làm việc ấy mà thôi, không nên nghĩ tới một việc nào khác. Đừng

có cái thói quen làm nhiều việc một lượt mà không có việc nào rồi việc nào cả.

Trong khi làm hay suy nghĩ một việc gì, nếu có người đến làm rộn mình buộc

phải ngưng lại ngay, thì hay ghi nó trong quyển sổ tay chỗ mà mình đang dừng

đó, để sau nầy tiếp tục lại.

5o/ Đừng bao giờ bỏ dở một công việc gì mình đang làm. Nếu là một công

việc phức tạp và lâu dài thì phải biết phân chia nó ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai

đoạn phải làm cho xong và đầy đủ.

6o/ Đừng bao giờ để qua ngày mai việc gì mình có thể làm trong ngày nay.

Một công việc mà ngày nay mình còn xem là chán, thì ngày mai nó sẽ khả ố

đến bực nào.



7o/ Gặp một vấn đề cần giải quyết, phải trần liệt nó ra một cách rạch ròi và

đơn giản. Lại cũng phải biết hạn định nó, không thì nó sẽ minh mông quá. Bấy

giờ sẽ xem xét nó đủ mọi phương diện, đừng cho thiếu sót chút nào cả. Nhớ

lại cho kỹ những điều mình đã biết, đã đọ, đã kinh nghiệm về vấn đề ấy, và tìm

lấy những mối liên tưởng giữa hai bên một cách đầy đủ theo bản đồ của bác sĩ

Viard đã nói trước kia. Biên kỹ ra trên giấy, để xem xét lại coi mình còn thiếu

sót chỗ nào nữa không.

8o/  Đem  những  ý  tưởng  của  mình  ra  mà  phê  bình  một  cách  gắt  gao,  như

những  tư  tưởng  ấy  không  phải  của  mình.,  mà  là  của  một  người  nào  khác  lạ

vậy. Mình hãy tưởng tượng như mình đứng vào địa vị một nhà buôn, một ông

kỹ sư, một ông thầy kiện để phê bình quan niệm mới ấy của mình.—Nếu đứng

vào địa vị của người bạn mình mà gặp một vấn đề như thế, mình sẽ nghĩ sao?

Và họ nói như thế có đúng không? Mình hãy tìm những bằng cớ để bênh vực

lý thuyết của mình.

9o/ Phải canh cánh bên lòng bốn cái nguyên tắc về phương pháp luận nầy:

a – Chỉ nên tin những cái chi là thật khi nào ta biết chắc nó là thật, nghĩa là,

chỉ  những  tư  tưởng  nào  sáng  suốt  rõ  ràng  mới  có  thể  tin  cậy,  và  hãy  tránh

những cái chi còn mù mờ hỗn độn.

b  –  Phải  biết  phân  chia  những  vấn  đề  phiền  phức  ra  từng  vấn  đề  giản  dị

hơn.


c – Bất cứ là làm một việc gì, hãy bắt từ chỗ dễ đi vào chỗ khó, từ chỗ đã

biết đi lần vào chỗ chưa có thể biết được, từ chỗ đơn sơ đến chỗ phiền phức

hơn.

d – Phải tập bày giải những phán đoán của mình ra một cách sáng suốt, tinh



tế,  dẫu  chỉ  tư  tưởng  suông  trong  đầu  óc  thôi,  chưa  kịp  biên  ra  trên  mặt  giấy

cũng  vậy.  Phải  có  một  kiến  văn  rộng  rãi  và  bao  quát  về  những  vấn  đề  mình

đang giải quyết.

Chương VI

THUẬT NHỚ LÂU

A.—SỰ CẦN THIẾT CỦA TRÍ NHỚ…

TRÍ NHỚ đối với tư tưởng rất là thiết yếu. Thật vậy: Suy nghĩ là gì, nếu

không  phải  là  nhân  một  việc  chưa  biết,  tìm  chỗ  liên  lạc  của  nó  đối  với  việc

mình  đã  biết.  Nếu  thiếu  trí  nhớ,  thử  hỏi  làm  cách  nào  để  lý  luận?  Nói  trước

quên sau, hoặc nhớ mơ mơ màng màng những điều mình đã định nói, thì làm

gì suy nghĩ cho tới nơi tới chốn được. Lý luận là nhân một tiền đề để đi lần



vào một kết luận. Vậy muốn lý luận đúng đắn, thì cái gì ta đã nêu ở một tiền

đề, phải nhớ mãi cho đến khi kết luận “tam hoàng quốc chí”. Huống chi muốn

cho tư tưởng mình được sâu sắc thâm trầm, cần phải có nhiều kiến văn và học

lực rộng rãi. Nếu trí nhớ không có thì lấy gì làm cơ sở cho sự phán đoán của

mình.

Tóm lại, thiếu trí nhớ quả quyết là không thể nào tư tưởng đặng. Nó là nền



tảng  của  đời  sống  tư  tưởng  của  ta.  Luyện  tập  nó  là  việc  cần  thiết  nhứt  trong

vấn đề Trí dục.

Những phương pháp điêu luyên các quan năng của tinh thần đã nói trước

đây, như: Quan sát, Chú ý, Tổ chức Tư tưởng…, toàn để dùng vào một việc, là

giúp cho Trí nhớ được dai dẻo.

Chú ý, là để giúp cho những ấn tượng ăn sâu vào trí não. Không chú ý thì

không thể nhớ việc gì được lâu dài cả.

Quan sát, là để cho điều mình muốn nhớ được rõ ràng, không sót một đại

khái nào hay một chi tiết nào.

Tổ chức tư tưởng, là để cho những điều mình muốn nhớ, dễ mà gìn giữ lâu

ngày trong ký ức, và khi muốn nhớ lại, cũng dễ mà tìm ra. Vì nhớ, tức là nhờ

liên  tưởng  mà  nhớ.  Nếu,  những  điều  ta  muốn  nhớ,  lại  không  sắp  có  trật  tự

ngăn nắp, thời khi phải nhớ lại để mà dùng, thật là hỗn độn.

Vậy, ba giai đoạn của trí nhớ, là ấn tượng (impression), giữ lại trong ký ức

(conservation)  và  nhớ  lại  (rappel)  đều  nhờ  Quan  sát,  Chú  ý  và  Tổ  chức  tư

tưởng mà được đầy đủ, hoàn toàn.

B.—NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA TRÍ NHỚ

1o Cảm xúc: Phần đông thường hay than: “Tôi không có trí nhớ.” Thế mà

có lắm việc họ làm lúc nhỏ, ngày nay còn nhớ rành rành như việc mới vừa xảy

ra  ngày  hôm  qua  vậy.  Cũng  có  nhiều  người  khác  họ  muốn  nhớ  lắm,  thế  mà

không thể nhớ được, mặc dầu họ ráng hết sức để tụng đi tụng lại. Các bạn trẻ

học thi, hễ đậu rồi, thì năm trước năm sau, họ “trả” lại gần hết những điều họ

đã học cho thầy họ.

Là tại sao?

Ở đây, “giáo dục cũ” bắt buộc trẻ em học những điều mà chúng nó không

ưa thích, hoặc chưa tới tuổi biết ưa thích… khiến cho sự học của chúng nó rốt

cuộc không còn nhớ được cái gì cả…

Ta nên biết rằng: muốn nhớ một điều gì, cần yếu là điều ấy phải cảm mình

mới đặng. Những điều mình bị kích động nhiều là những điều mình nhớ dai



hơn hết. Những kẻ nhiều tình cảm là những kẻ nhớ dai nhứt. Một việc gì mình

ở không vừa lòng họ, hoặc chạm đến lòng tự ái họ, họ nhớ cho tới chết cũng

không quên.

Bởi vậy, những điều gì mình học mà hay quên là những điều mình học mà

không thích. Ta thường thấy khác nhà thông thái, họ lảng trí lạ đời. Họ quên cả

ăn, cả ngủ, cả nhà cửa vợ con… nghĩa là cả cái đời sống thật tế hằng ngày của

họ. Thế mà nếu có ai bàn đến những vấn đề chuyên môn của họ, bấy giờ sẽ

thấy trí nhớ của họ phi thường bực nào.

Vậy, muốn nhớ một điều gì, cần phải làm sao cho ta ưa thích nó. Làm một

việc mình ưa thích, đã chẳng những làm không biết chán, mà lại để cho mình

nhớ dai nữa. Tỉ như, vấn đề học chữ Hán đã hai, ba phen làm cho tôi chán nản

mà bỏ qua. Về sau, thấy rằng thiếu nó, là một điều thiếu sót to tát cho sự học

vấn của mình. Tôi bèn lập chí học cho kỳ được mới nghe. Đối với tôi, vấn đề

học  chữ  Hán  thành  một  vấn  đề  trọng  yếu  hơn  hết.  Nhưng  muốn  đừng  chán

nản, tôi bèn tìm cách làm cho sự học được vui thích hơn, tôi đâm ra khảo về

ngữ  nguyên  chữ  Hán.  Nghiên  cứu  ngữ  nguyên  chữ  Hán  là  một  việc  làm  rất

thú, học không thấy chán nữa. Tánh tò mò của tôi bị kích động một cách hết

sức mãnh liệt, sự học chữ Hán bấy giờ đối với tôi là một sự vui thú không thể

bỏ qua một ngày nào cả. Tôi học trong một năm, chữ Hán đối với tôi không

còn thấy gì là khó khăn nữa. Lúc trước học rồi quên rồi, nay trái lại, học đâu

nhớ đó.

o

2o Óc mỹ cảm: Nghĩa chữ mỹ cảm (esthétique) dùng đây là muốn chỉ về



cái “kiểu mẫu hoàn toàn”, cái “quan niệm tuyệt mỹ của mình về một vấn đề

nào”.


Đem cái điều mình muốn nhớ mà so sánh với cái mẫu lý tưởng của mình,

cùng một loại với nó, làm cho trí não mình dễ bị cảm xúc và ghi nhớ lắm.

Tỉ  như,  đối  với  mình,  “người  lý  tưởng”  là  “người  giải  thoát”,  giống  như

quan niệm của Lão Tử. Bấy giờ, nếu đọc sách của bà Montessori về giáo dục,

ta thấy quan niệm của “người lý tưởng” (l’homme idéal) của bà giống như của

ta. Nhân đó, ta so sánh lại cho thật kỹ, ta sẽ thấy tuy “đại đồng” mà “tiểu dị”.

Vậy, những chỗ đồng dị là thế nào? Cách so sánh đó giúp ta dễ nhớ quan niệm

về giáo dục của bà Montessori, khó mà quên cho được.

3o/ Óc phân tích: Óc phân tich rất có ích cho trí nhớ. Mỗi điều mình muốn

nhớ  mà  phân  tích  nó  ra  tỉ  mỉ  từng  chi  tiết,  tìm  nguyên  nhân  nó,  tìm  kết  quả

nó… thì thật khó mà quên nó được, vì làm thế là mình giúp cho nó bắt được

nhiều gốc rễ trong đầu óc mình. Về sau, nếu mình rủi quên đi một vài chi tiết,




những chi tiết phụ thuộc khác sẽ giúp mình tìm nhớ lại được rất dễ dàng.

Tuy nhiên, phân tích thái quá thường lại làm cho mình chi ly trong những

vụn vặt mà quên mất đại ý của nó. Cái đó, cũng có hại cho trí nhớ.

o

4o  Óc  tổng  quát:  Vậy,  muốn  đừng  sa  vào  thái  quá  của  óc  phân  tích,  cần



phải có óc tổng quát để bao trùm vấn đề của mình và qui nó về một mối cho

dễ nhớ.


Người có “óc tổng quát”, thường trong những điều phức tạp hay tìm lấy cái

đại ý nó: ấy là phương pháp hay nhất để nhớ. Họ tạo ra một cái “bản đồ” sẵn

trước và phân chia rành rẽ trật tự. Bất kỳ là những điều gì nghe thấy, họ đem

sắp vào bản đồ của họ, họ thấy liền chỗ nào thiếu sót, chỗ nào thừa thãi. Chỗ

thừa,  họ  bỏ  đi;  chỗ  thiếu,  họ  tìm  cách  bù  vào.  Như  thế,  họ  có  luôn  luôn  sẵn

sàng trong đầu óc họ tất cả một hệ thống cấu tạo chắc chắn, không thể quên

được.

Tỉ như, đọc sách về giáo dục. Họ liền thấy trong đầu họ hiện ra một “bản



đồ” đại khái như vầy:

1o Trí dục,

2o Đức dục,

3o Thể dục.

Bao nhiêu tư tưởng trong sách bàn về trí dục, họ sắp vào bộ phận trí dục

của bản đồ. Họ xét lai các chi tiết của bộ giáo dục, họ thấy có nhiều chỗ thiếu

sót. Hoặc trong sách, không bàn đến vấn đề đức dục. Còn về phần thể dục thì

lại nói nhiều quá. Chỗ sở trường sở đoản của quyển sách, họ thấy ngay, mà kẻ

thiếu óc tổng quát không thể thấy được.

Óc tổng quát cũng thường hay qui nạp những điều đã nghe thấy thành một

qui  luật  đơn  giản,  thật  rất  có  ích  cho  trí  nhớ.  Nhà  làm  sử,  nhà  khoa  học  ưa

dùng phương pháp nầy lắm. Tuy nhiên, khi qui nạp cũng cần phải thận trọng,

không  nên  cẩu  thả  qui  nạp  liều  lĩnh,  như  phần  đông  các  nhà  làm  sử  (Xem

chương: “Những cái lầm của phép qui nạp”, trong Thuật tư tưởng) có óc quá

giản lược cứ thấy hễ không duy tâm cho là duy vật, không vô sản là tư bản,

v.v… Muốn đừng sa vào cái lầm của óc tổng quát, phải biết phân tích cho thật

tỉ mỉ để đạt đến cái bề sâu của sự vật, rồi trở ra tổng quát lại, để thấy được cái

bề rộng của nó. Được thế, thì trí nhớ chắc chắn không thể quên được.

o

5o  Óc  loại  tự:  Bất  kỳ  là  một  điều  gì  nghe  thấy  mà  mình  muốn  nhớ,  hãy




đem nó so sánh với những điều ta đã nghe thấy trước, cùng một loại hay tương

tự với nó. Óc loại tự (sens analogique) cũng hay dùng những cái “biểu” đơn

giản, hoặc vẽ ra, hoặc tưởng tượng suông trong trí.(Xem chương “Tổ chức tư

tưởng” trong quyển nầy)

*

* *


Năm  điều  kiện  nói  trên,  tuy  rất  đơn  giản,  nhưng  rất  cần  thiết  cho  trí  nhớ

được dai dẻo. Cũng còn rất nhiều điều kiện khác, nhưng không mấy quan hệ,

kể ra chỉ thêm rộn trí chúng ta.

Tóm lại, muốn nhớ một điều gì, cần phải tuần tự đi theo từng giai đoạn như

sau đây:

1.  –  Quan  sát  và  Chú  ý  thật  kỹ,  hình  thức  của  nó,  tìm  sự  cân  đối  của  nó,

cùng màu sắc nó như thế nào, nếu nó là một vật có hình thể.

2. – Tìm sự ích lợi của nó đối với mình như thế nào? Có ích cho phần vật

chất hay tinh thần?

3. – So sánh nó với cái quan niệm lý tưởng của mình. Tìm chỗ đồng dị giữa

hai quan niệm ấy.

4.  –  Tìm  những  chi  tiết  của  nó,  những  phần  tử  của  nó,  được  rành  rẽ  bao

nhiêu hay bấy nhiêu.

5. – Tổng quát những chi tiết vụn vặt ấy lại, qui về một định luật cho có hệ

thống.  Tóm  hết  đại  ý  lại  thành  một  câu  hay  qui  nạp  thành  một  qui  luật  đơn

giản.


6. – Tìm lại trong ký ức những điều gì mình đã biết mà giống hoặc tương

tự  với  nó,  để  sắp  nó  theo  loại  đó.  Cũng  như  sắp  đồ  có  ngăn  nắp,  phòng  khi

dùng đến khỏi phải tìm kiếm lộn xộn.

Chương VII

KẾT LUẬN

A. – NHẤT DĨ QUÁN CHI

Khổng Tử nói: “Ngô Đạo nhất dĩ quán chi”. Đạo của ta, trước sau chỉ có

một lý mà thông suốt cả mọi việc.

Cái Một đó là cốt tử của tất cả nghệ thuật và tư tưởng… Một học thuyết,

một quyển sách, một bài văn hay một bức hội hoạ… đều phải có điểm chánh

dùng làm trụ cốt cho.



Thiếu nó là thiếu cái hồn của nó vậy.

o

Một bức danh hoạ bao giờ cũng gợi cho ta một cảm giác gì. Cảm giác ấy



mạnh  hay  yếu  cũng  nhờ  nơi  sự  khéo  lựa  chọn  một  cách  cẩn  thận  cân  nhắc

những chi tiết vừa đủ để gây cho ta cái cảm giác ấy. Nếu trái lại, hoạ sĩ phung

phí những chi tiết vụn vặt không ăn, hoặc không mấy ăn vào đề thì đó là một

bức hoạ thiếu tính cách nhất quán, một bức hoạ hỏng. Người ta xem nó, không

hiểu  rõ  nó  muốn  miêu  tả  cái  gì;  đứng  trước  nó  tinh  thần  ta  hoang  mang…

không khác gì người đã sản xuất ra nó vậy.

Sự thuần nhất trong một tác phẩm hội hoạ hay văn chương là điều khó thi

hành nhất. Có gì dễ bằng chồng chất một cách khinh suất cẩu thả những chi

tiết  rất  hay  rất  ngộ  nhưng  không  liên  lạc  gì  với  ý  chánh  của  tác  phẩm  mình.

Trong mỗi ý tưởng hay cảm giác hỗn độn do sự kích thích của ngoại giới đưa

đến cho ta, ta phải biết lọc lừa, chọn những gì trọng yếu nhất ăn sát vào để sắp

đặt  lại  và  trình  bày  một  cách  khéo  léo  để  gây  cho  kẻ  khác  một  cảm  tưởng

thuần nhất mạnh mẽ. Không khác nào người trồng nho… họ tỉa những nhánh

không cần thiết hoặc đèo đẹt, để tăng sinh lực cho những nhánh khác có thể

trổ sanh được nhiều trái hơn, hoạ sĩ hay nhà văn cần phải biết hi sinh những

chi tiết không cần thiết hoặc còn bạc nhược để cho tác phẩm mình thêm nhiều

sinh lực. Có nhiều nhà văn, tư tưởng họ dồi dào quá, họ phung phí tư tưởng họ

trên mặt giấy không khác nào những cành giấy rườm rà của đám nho rừng…

“Kẻ không biết hạn định lấy mình, không bao giờ biết viết văn.” (“Qui ne sait

se borner, ne sait jamais écrier.” – BOILEAU)

Vì thế, viết một bài văn hay, hoặc vẽ một bức hoạ khéo đâu phải dễ. Người

viết nó phải, trước nhất, có chủ ý rõ rệt, rồi lại phải biết gìn giữ, trong khi giãi

bày những ý phụ, đừng sa đà ra ngoài đề. Giá trị của một nghệ sĩ là chỗ biết

giản lược những gì phiền phức rườm rà để tăng gia sinh lực cho cái cảm giác

chung, nghĩa là phải biết hi sinh. Mặc dầu là những chi tiết hay, hoặc là những

tài  liệu  quí  đến  bực  nào,  nếu  thấy  không  cần  thiết,  không  liên  lạc  một  cách

chặt  chẽ  với  đầu  đề,  hãy  có  gan  hi  sinh  nó  đi.  Nó  là  những  thứ  chùm  gởi

không  nên  dung  dưỡng  trong  tác  phẩm  của  mình.  Viết  văn  mà  biết  thi  hành

nguyên  tắc  “nhật  dĩ  quán  chi”  ấy,  đó  là  mình  tập  cho  đầu  óc  mình  bao  giờ

cũng bình tĩnh sáng suốt.

*

* *


B.—TÌM Ý CHÁNH


Như ta đã thấy trên đây, đọc sách hay ngắm tranh… bao giờ cũng phải làm

thế nào tập cho mình có thói quen tìm cho ra trước nhất cái yếu điểm làm trụ

cốt cho tác phẩm mình đang đọc hay đang ngắm. Lão Tử có nói: “Ngôn hữu

hữu tông, sự hữu quân. Phù duy vô tri, thị dĩ bất ngã tri.” (Lời nói của ta có

gốc, việc làm của ta có chủ, vì không biết chỗ ấy, nên không thể biết được ta).

Napoléon  Bonaparte,  trong  một  bức  thơ  gởi  cho  đại  tướng  Dejean,  có  nói:

“Thảy đều trở nên giản dị, dễ dàng, rõ rệt, không có gì mơ màng hay hỗn độn

nữa  cả  khi  mà  ta  nắm  được  cái  trung  tâm  điểm  (point  central)  của  một  xứ

nào.”

Đem mà ứng dụng câu của Lão Tử, hoặc câu nói của Napoléon ở trên, thì



bao nhiêu nỗi phiền phức cũng thành ra giản dị.

Nhiều đại văn sĩ cũng nói một thế về nghệ thuật viết văn của họ. Taine có

nói: “Điều khó khăn nhất trong khi nghiên cứu là tìm cho ra cái điểm đặc biệt

và chủ yếu, do đó, tất cả đều có thể qui về một mối, hay nói tóm lại, tìm cho ra

cái thể thức (formule) của sự vật mà mình đang tìm.

Ông lại bày giãi phép làm văn của mình, rạch ròi như thế nầy: “Trong khi

viết  lại  một  tác  phẩm  nào,  tôi  luôn  luôn  làm  một  cái  bản  mục  lục  phân  tích

từng vấn đề. Tôi làm bản ấy, không phải lúc mới thảo, hoặc sau khi viết xong

bản thảo mà là lần lần sau khi viết xong mỗi đoạn. Tôi tóm lại mỗi đoạn bằng

một câu hết sức gọn gãy và rõ ràng. Đâu phải dễ dàng gì tìm ra được liền cái

câu đại lược ấy, nhưng, hễ đã một khi tìm ra được nó rồi, thì câu ấy chỉ cho ta

thấy trong đoạn văn nầy có những gì dư, những gì thiếu, những gì không ăn

chịu nhau, hoặc không đầu không đuôi, bởi thảy đều phải qui về câu tóm tắt

ấy. Hơn nữa, câu tóm tắt nầy cùng những câu tóm tắt khác của các đoạn sau,

gộp  chung  lại,  giúp  cho  ta  thấy  cái  yếu  điểm  của  toàn  chương.”(TAINE  –

Correspondances, tome III, p.329.)

*

* *


Đây  chẳng  những  là  phương  pháp  làm  văn  mà  cũng  là  phương  pháp  đọc

văn. Muốn có được luôn luôn một đầu óc sáng suốt, phải biết tập mỗi khi đọc

sách, xem kịch hay nghe diễn thuyết, tìm ngay cái ý chánh, phân biệt cái gì là

yếu  điểm,  những  gì  là  phụ  thuộc,  nhứt  định  đừng  để  mình  lôi  xuống  theo

những đề phụ…

Nhứt là khi đọc sách. Phải đọc suốt một hơi, để tìm nắm lấy cái đại ý của

toàn  tập,  bấy  giờ  sẽ  trở  lại,  đọc  kỹ  từng  thiên,  từng  đoạn,  từng  câu.  Nhưng

phải biết bao giờ cũng để ý đến chỗ thuần nhất của nó. Hãy tập tóm lại đại ý

của toàn chương thành một câu gọn gàng và đầy đủ. Vậy trước hãy tóm một



chương thành còn một đoạn, rồi hãy tóm đoạn ấy thành một câu và tóm câu ấy

thành một đề.

Công  việc  nầy  đâu  phải  dễ  như  người  ta  thường  đã  tửong.  Câu  văn  mình

tóm lại ấy phải nắm được cái cốt yếu của toàn thiên, tức là cái lý độc nhất vô

nhị chi phối tất cả những đề phụ thuộc chung quanh nó. Trong những khi dạy

học, tôi bao giờ cũng bắt buộc học sinh phải theo kỷ luật nầy một cách hết sức

gắt gao. Đọc xong một bài văn, tôi bắt chúng phải tự tìm ra cái đề của nó, và

tóm tắt lại bằng một câu. Đâu phải là một công việc dễ dàng: có khi suốt giờ,

chúng cũng không sao tìm cho ra đúng được cái ý chánh của toàn bài… Tôi

luôn luôn để tự chúng tìm lấy, tôi chỉ khêu gợi thôi, chớ không nóng tánh mà

tìm sẵn cho chúng nó bao giờ cả. Như thế, thật thụ dụng vô cùng và tôi nhận

thấy chúng nó cũng hứng thú vô cùng trong sự tìm tòi ấy. Thét lâu ngày chúng

tạo được cho mình một thói quen tốt là bất kỳ dứng trước một việc gì phiền

phức bực nào cũng không bao giờ để tinh thần mình bị lôi cuốn vào những chi

tiết chi ly vụn vặt, không phân biệt được cái gì chánh cái gì phụ… Người xưa

có nói : “Tri kỳ lý giả, nhứt ngôn nhi chung; bất tri kỳ lý giả lưu tán vô cùng.”

(Biết được cái lý của nó, thì một lời nói là hết; không rõ được cái lý của nó thì

lưu tán vô cùng, - nghĩa là nói mãi mà không rồi).

Đây, nào phải chỉ là công phu trong những khi đọc sách làm văn mà thôi

đâu, ta phải lấy nó làm công phu của suốt đời bất kỳ là đứng trước một trường

hợp nào…

o

Tóm lại, bao giờ ta cũng nên nhớ mãi nơi lòng cái phương pháp làm việc



nầy của thống soái Foch. Bất kỳ là đứng trước một việc gì, một bức thơ hay

một công văn, đọc một bài báo hay một quyển sách… nghĩa là từ một việc nhỏ

đến một việc lớn nào, thống soái bao giờ cũng lẩm nhẩm câu: “Việc gì đây?”

(De quoi s’agit-il?). Để chi? Để tìm cái chánh đề và giải quyết liền vấn đề ấy

trong phạm vi nó, không hoang mang lạc lõng theo những câu chuyện ngoài

lề.


Thường thường trong khi đeo đuổi một vấn đề gì, người ta thường hay bị

xao lãng theo những điều kiện không ăn chịu vào đề, thành ra hay bị lôi cuốn

vào những chuyện không đâu mà quên mất cái cốt yếu của vấn đề mình đang

giải quyết. Câu châm ngôn của Foch mới xem, thật là giản dị và tầm thường,

nhưng nếu đem nó ra thực hành, sẽ thấy nó là một phương pháp tuyệt hay để

tránh cho ta những sai lầm trong khi cần phải giải quyết một vấn đề gì.

“Trong một hội nghị kia, người ta nhóm lại để bàn bạc về một vấn đề đặc

biệt về sử học. Trong đó có một bực thông thái kia lại đem những ý kiến rất




hay của ông về tôn giáo chen vào cuộc thảo luận ấy. Vấn đề thật hay và lý thú,

các hội viên bắt đầu sôi nổi theo đó để thảo luận. Viên chánh hội trưởng thấy

thế, bèn cho các hội viên hay: “Những điều các ông cãi ấy không còn phải là

vấn đề của hội nghị hôm nay. Chúng ta phải theo cái nào: chân lý hay chương

trình nghị sự hôm nay? “(la vérité ou l’ordre du jour). (ANDRÉ LALANDE –

L’Art de penser juste (Psychologie et la Vie)) Tư tưởng đúng, ở đây, đâu phải

là tư tưởng sa đà… mà phải biết buộc mình ở trong ranh rấp của vấn đề mình

đã đề cập, nghĩa là mình phải biết hi sinh tất cả những vấn đề khác không ăn

chịu với nó, hoặc ăn chịu một cách không chặt chẽ, mặc dầu là những vấn đề

rất trọng hệ hơn, rất lý thú hơn….



tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương