Đặc San Chu Văn An


Các chị nữ sinh Chu Văn An



tải về 10.77 Mb.
trang21/29
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích10.77 Mb.
#38156
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   29

Các chị nữ sinh Chu Văn An

CVA Từ Uyên

Ngày nay, nam và nữ học sinh cùng học chung một mái trường từ Mẫu giáo tới Đại học là một câu chuyện thông thường, trái lại các trường học nào còn có tính cách chia rẽ dành riêng cho một phái nay được coi như kỳ quái bất thường. Thế nhưng trong thập niên 40 và 50 khi chúng tôi đang học cấp tiểu và trung học, nam và nữ sinh chỉ có dịp cùng theo học các lớp cấp hai bậc Trung học ngoại trừ tại một vài trường trung học công lập nhỏ.

Trong những năm 40 khi chúng tôi còn học tiểu học có một gia sư tời kèm học mỗi vụ hè, anh hay kể cho chúng tôi nghe những chuyện trên trường Bưởi. Ngày ấy, anh học 2eS

Theo anh là năm tương đương với classe Premiere của Tú Tài Pháp và trong cả lớp anh có hai chị cùng học, hình như là chị Th. Voi và chị Đ..

Tôi cũng tò mò tìm hỉu : các chị học có giỏi không. Anh gia sư cho biết các chị học rất khá nếu không sao dám học lên tới Bac. Và cao hơn nữa. Được hỏi về tính nết và sắc đẹp thì anh chỉ cười và nói vài năm nữa em lên học cao hơn sẽ biết, nhưng nếu em hỏi về các nữ sinh Đồng Khánh hay Hoài Đức thì anh có ý kiến ngay.

Trường Đồng Khánh là tiền thân của trường Trưng Vương và Hoài Đức là tên của một trường tư thục riêng cho

phái nữ trong thập niên 30 và 40.

May mắn sau đó ít lâu nhân đáp chuyến xe car Thái Bình đi Hà Nội, tôi có dịp gặp chị Th. Chị ngồi băng sau chúng tôi và chào hỏi mẹ tôi, liên hệ cũng hơi dài. Chị là cháu ngoiạ cụ nghè Nghiêm người làng Tây mỗ và cụ nghè Nghiêm lại là người mai mối xe duyên cho cha mẹ chúng tôi.

Nghe chị chào hỏi chuyện chò với mẹ tôi, tôi tò mò nhận xét chị Nữ sinh Trung học đệ nhị cấp trường Bưởicưng chẳng có gì khác lạ, cũng thưa, cũng gửi như những phụ nữ khác không có gì kiêu căng, hách dịch, tôi cũng cảm thấy bớt sợ huyền thoại liên hệ tới các bậc nữ lưu nhiều chữ. Sau này nghe đâu chị trở thành phu nhân một ông thị trưởng.

Tôi cũng quên đi thắc mắc về các nữ sinh trung học.

Nhưng sau khi rớt vào Bưởi năm 43, tôi được nhận vào trung học Thái Bình và cũng là lần đầu có các nữ sinh xuất hiện. Trong số 50 học sinh năm đó hình như có 3 chị; nếu tôi nhớ không lầm là chị Mai, chị An và chị Lục Vi. Làm nữ sinh trong trường hỗn hợp thật cũng khổ. Bắt buộc phải ngồi bàn hàng đầu, và cũng khiến cho 47 tên con trai còn lại gặp khó khăn khi chọn chỗ ngồi. Mấy anh lớn tuổi cỡ 15, 16 muốn ngồi gần các chị nhưng lại ngại rằng mang tiếng học không khá, thi vài năm mới đậu, nay lại đòi ngồi gần nữ sinh đang tuổi lớn, cả hai bên đều ngại. Rốt cục hai anh nhiều thần thế vì là con các giáo sư nên được biệt phái ngồi cùng bàn với các chị.

Sự có mặt của các chị có lẽ mang lại vài sáo trộn cho một số nhỏ nam sinh, khiến các anh tương đối lớn phải học hành ăn nói cẩn thận, năm 43 học sinh trường Trung học cũng rất được nể vì, nhất là tại các tỉnh lẻ đồng chua nước mặn. Cũng khổ cho hai anh cùng ngồi bàn các chị.Ngoài những khám phá kỳ thú mà các anh đôi khi khoe khoang cho biết, các anh cũng lâm vào hoàn cảnh báo động vì ngồi đầu bàn và lại là con thầy rất dễ bị hỏi thăm về bài vở. Nếu không thuộc thật vô cùng tội nghiệp. Ring đối với tôi tuổi nhỏ gần nhất lớp, sự có mặt của các chị cũng vẫn không gây biến cố vì đầu óc tôi lúc đó cũng đang căng thẳng, cha tôi đổi khỏi Thái Bình tôi một mặt phải tìm cách phù hợp vối nhà trọ mới, mặt khác phải học cho đứng đắn, cha tôi nhờ hai ông bạn : giáo sư Vũ Chứ và giáo sư Phạm văn Nam đặc biệt săn sóc cho tôi và như vậy gần như mỗi tuần được hai vị này thay nhau bắt lên bảng giải bài Toán và Lý Hóa.

Năm 1944 tôi xin được chuyển qua Đỗ Hữu Vị, tiền thân của trung học Nguyễn Trãi, đi tàu về Đại chủng viện Hưng Yên, không có dịp trực tiếp học với nữ sinh, nhng gặp kinh nghiệm mới, Đồng Khánh cũng di tản về đây và khiến không khí tỉnh này nhộn nhịp hẳn. Tôi ở nhà ông chú, cùng nhà với 2 cô Đồng Khánh, hai cô họ hàng ở vào phận dưới

Nhưng tuổi đời và tuổi tình các cô phải là bậc trên tôi rất xa.

Nhờ hai cô mà tôi biết thế nào là nhiệm vụ của người vệ sĩ, lúc nào cần can thiệp, khi nào phải lảng tránh, lúc nào phải tảng lờ không nghe thấy lời tán tỉnh hay bình phẩm, và hiểu rõ vị trí rõ rệt của mình, các cô chỉ coi mình như một tấm bình phong có tính cách bảo hiểm. Bù lại thỉnh thoảng các cô cho đọc một số thư tình. Các tác phẩm này tùy lý lịch người viết, nhiều khi thật nhà quê ra tỉnh, nhiều khi lâm ly ướt át. Đọc và cùng cười với các cô nhng tôi cũng phải thán phục dù sao cũng có can đảm viết được những áng văn như vậy trong thời 44-45. Và tôi nhớ lại lời của đàn anh gia sư vài năm trước khi cho biết nếu hỏi anh về Đồng Khánh hay Hoài Đức anh sẽ cho biết ý kiến ngay. Có lẽ lúc này tôi hiểu hơn anh về Đồng Khánh vì tôi đang ở vị thế thuận lợi hơn vì các cô coi tôi là đồng minh hơn là đối tượng.

Các diễn biến chính trị các năm sau đó cũng khiến con đường học hành của tôi thay đổi. Từ Nguyễn Trãi tại chùa Láng, rồi tư thục Hoàng Diệu, rồi một thời gian tại hậu phương : Vân Đình, Yên Mô, Đào Giả tại tất cả các trường tôi theo học gần như không thấy sự hiện diện của nữ sinh trung học. Nhưng từ khi hồi cư năm 1948 trở về Hà Nội nữ sinh trung học xuất hiện rất nhiều. Ngoài trường Pháp Lycée Albert Sarrault lớp nào cũng có cả chục nữ sinh.Trưng Vương được mở lại, trước ở Hàng Cót sau trở lại ngự trị tại đường Trưng Vương cho tới năm 1954. Vài năm đầu chỉ có ban Trung học đệ nhất cấp, và các nữ sinh đệ nhị cấp bắt buộc phải qua Chu văn An để học cùng với nam sinh.

Tư thục mở rất nhiều: Dũng Lạc, Văn Lang học chương trình Việt, Sainte Marie, Notre Dame Rosaire dạy chương trình Pháp và đào tạo cho Hà thành những màu sắc tươi mát mới. Ao trắng, áo lam, áo xanh dương và những áo veste muôn sắc xuất hiện đông đảo trên đường tới học đường và quyến rũ rất nhiều chàng trai lẽo đẽo đi theo.Tôi ở gần cửa Nam nhưng học Chu văn An lúc này chiếm đất của Đồng Khánh cũ và cửa vào lại là đường Lý thường Kiệt, vì vậy mỗi sáng được chiêm ngưỡng tất cả các người đẹp của các trường. Cũng thời gian này lớp đệ nhị B của chúng tôi có diọ chào đón bốn chị nữ sinh đầu tiên thuộc ban khoa học B khóa 1948-1951. Khóa này được coi là khóa chính qui, học theo chương trình Phan Huy Quát, có bằng Trung học đệ nhất cấp và không được dự thi Tú tài toàn phần chế độ cũ, khóa này ngoài thành phần căn bản về thành từ năm 1948,1949 còn có rất đông các bạn vừa từ các trường hậu phương như Đào giả Yên mô trở về nên qui tụ nhưng 4 tài năng đáng nể : Nhuyễn tư Viêm (sau đó quá cố vì thương hàn) và Nguyễn văn Phác là hai cây toán nổi tiếng.

Các chị lớp tôi năm đó cũng theo thông lệ chiếm lãnh bàn đầu, các nam sinh cũng chẳng ai tranh dành cũng như tránh né ngồi gần hay ngồi xa các chị. Trưởng lớp là anh Ngọc đẹp luôn luôn phải ngồi hàng đầu và anh hay nhận những lời cố vấn của Tô Đồng.

Riêng chúng tôi, bọn chúng năm thằng: Vũ gia An, Đặng trần Lạc, Đặng trần Long, Trịnh thế Vinh và tôi luôn luôn ngồi bàn choát vì phụ trách đội túc cầu nên ngồi phía sau để bảo vệ nào áo nào banh. Tuy nhiên chúng tôi học cũng không dở vì nhờ tình đồng đội khi chơi thể thao chúng tôi đã tạo nên học nhóm để sửa soạn thi. Lúc thì học tại nhà tôi tại đường Nguyễn tri Phương, khi tại nhà anh em Lạc, Long tại Triệu Việt Vương, khi tại nhà Trịnh thế Vinh tại phố Hàng Tre.

Cũng vì tính hiếu động một hai người trong nhóm chúng tôi chót lỡ đá banh trong lớp vàbanh dội trúng lưng một chị bạn bàn đầu, chị không phiền trách chỉ đỏ mặt tỏ ra bực bội, và chỉ khổ Đặng trần Long thủ quân xin lỗi tận tình.

Học chung với các chị tại cấp này thật thoải mái, những trao đổi thường ngày hoàn toàn trong tinh thần học hỏi không có tình trạng ganh đua vì ai nấy hầu như đã lựa chọn con đường Đại học tương lai nên học nhiều hơn làm giáng hay điệu bộ, và có lẽ là dân ban khoa học nên đầu óc thực nghiệm hơn. Trong bốn chị, tôi được biết hai chị nhiều hơn : chị Trang, sau đó giã từ lớp học để qua ngành sư phạm và kết hôn với anh họ tôi, trước sau tôi vẫn coi chị là chị; chị Nhuận quen tôi nhiều, khi gặp lại chị ngoài học đường, tropng buổi cưới dì tôi, chị đi đón dâu, còn tôi bên nhà gái. Còn hai chị khác cũng trong tình bằng hữu thông thường, hai chị này gốc cũng khá lớn, một chị trong gia đình dược khoa danh tiếng chủ dược phòng Hoàng M.G. và Nguyễn H.H. Chị rất thân với Vũ gia An vì hai gia đình quen nhau từ lâu và An trước đó học với em trai của chị. Một chị con một vị đường quan, nhưng sau đó theo phe miền Bắc và chị ở lại Hà Nội từ năm 1954.

Nhóm chúng tôi cũng như các anh em khác hình như kính nể các chị như những người bạn học chung lớp, tuy ăn nói lễ độ và chững chạc hơn khi giao thiệp với bạn trai. Về liên hệ tình cảm hầu như không có, kính nhi viễn chi hay quá thầm kín.? Tuy nhiên cũng không phải nhóm chúng tôi không có những người biết trồng cây si. Nhưng đối tượng hình như lại ở Trưing Vương khi có hai nữ sinh D. thật đặc biệt, một cô Mỹ D. vô địch bóng bàn nên khó thuyết phục nếu không có tài về bộ môn này như Nguyễn hòa Hiếu hay Lê triệu Đẩu. Hai anh này cũng là CVA nhưng chưa gia nhập lớp học chúng tôi. Cô D. thứ hai cũng rất bặt thiệp nhưng cũng là hoa có chủ, cô là vị hôn thê của một anh đã đậu Bac sĩ, các chị cô ai cũng có chồng Bác sĩ, Tiến sĩ cả. Học sinh Chu văn An lớp đệ nhất cũng vẫn còn hạng bét.

Đối tượng cũng là Notre Dame Rosaire với cô M. mặt đỏ nhưng tất cả đều vỡ mộng vì cô đã có người yêu lúc đó còn ở bên kia trận tuyến. Cô lại là em ruoêt người sinh viên khi trước đã mắng lại Bernard Joyeux khi tên mnày phỉ báng anh là Sale Annamite.

Cũng có cô rất đẹp tuy ở Lý thường Kiệt nhưng lại học Albert Sarrault nên ngược chiều đi với chàng họ Vũ, từ ngõ Nhà Đo đạp về hướng Chu văn An, góc phố Hàng Bài và vì ngược đường nên họ Vũ đã bỏ phí biết bao dịp tốt, cho tới khi cô đi Pháp mất.

Năm 1950 tình hình chiến sự có vẻ gay go, lớp tôi thỉnh thoảng vắng mất vài anh, có anh đi học sì quan Đà Lạt, có anh khác chính kiến bỏ ra khỏi thành, còn chúng tôi vẫn chm chỉ học thi tại Chu văn An, cùng lúc đó, các lớp luyện thi tư thục rất đông người theo học, giáo sư Ngô duy Cầu và giáo sư Khúc ngọc Khảm bấy giờ là hai tên tuổi được nhắc tới nhiều.

Học sinh Chu văn An học giáo sư Nguyễn văn Dương về Toán và Hoàng cơ Nghị về Lý Hóa thực sự thừa khả năng thi cử. Khóa 1 của kỳ thi Tú Tài 1 ban B năm 1950 co rất nhiều thí sinh ghi tên nhưng có mặt khi thi phần lớn thuộc lớp chúng tôi, các thí sinh tự do chưa muốn nhập cuộc, còn đang ở trong thời gian quan sát coi chúng tôi thi ra sao trước khi các bạn thử lửa kỳ 2, học trò giáo sư Khảm có mặt rất đông khi ông khảo vấn đáp chúng tôi kỳ thi tháng 6-1950. Tôi đang hăng say giải bài toán tam giác lượng đến phần chót chợt quay về phía sau. Cả vài chục cặp mắt phần lớn là nữ sinh của giáo sư Khảm đang theo dõi lời giải của tôi. Thấy một vài khuôn mặt quen trang trọng lên mục kỉnh để coi tôi giải bài cho rõ, tôi luống cuống quên phần chót phải thêm +kPì và thế là thay vì 8 điểm giào sư Khảm chỉ cho 3 điểm rưỡi, hệ số 3 và tôi mất luôn Bình thứ. Có thể ông Khảm dằn mặt dân trường công, không học tư ông, cũng có thể ông cho học trò ông thấy ông cũng có nhiều quyền lực. Cả ba chị lớp tôi đều đậu cả và trong khi chờ yết bảng, chúng tôi cũng được biết một mình chị Nhuận sẽ học Y khoa, hai chị Hương Thư và Nhu Thuận sẽ theo ngành dược. Thi xong tôi tuy đậu nhưng rất đau vì mắc tật khớp trước đám đông, không chấm dứt nổi bài toán quen thuộc. Để tránh những khó khăn của nhng lần bắt buộc phải đối thoại khi vào vấn đáp, tôi đổi lối học. Chuyển qua ngành Khoa Học A để tập học thuộc lòng mọi bài và tôi bắt đầu viết những mẩu chuyện ngắn phần lớn có tính cách hài hước nhưng luôn luôn có khuynh hướng nhân sinh.

Kỳ 2 của Tú tài I ban B mang lại thâem khá nhiều khouôn mặt mới, có nhiều bạn rất trẻ thi nhảy từ đệ tam, và cũng có nhiều tài năng từ hậu phương hôiì cư. Niên khóa 1950-51 lớp đên Nhất B chúng tôi trở nên đông hơn, tuy nhiên cũng không có thêm môt chị nữ tú tài nào, ban B vẫn chỉ có 3 chị bạn cũ. Ba bạn khác và tôi tuy quyết định thi phần 2 ban khoa học A, không có đủ sĩ số để trường mở lớp mới, vẫn học chung đủ chương trình như khoa học B và thêm điều kiện chúng tôi phải học tư thêm phần vạn vật ban A với giáo sư Huề, chương trình vạn vật của ban B do giáo sư Đỉnh phụ trách không đủ. Toán nay học kỹ sư khí tượng Đào trọng Cương, còn môn Lý Hóa, giáo sư Nguyễn chung Tú đảm trách. Triết được một giáo sư mới Trịnh nhữ Tiếp, thày trước thuộc ngành hành chánh, nhưng chưa muốn trở về nghề cũ nên xin dạy Triế và Pháp văn. Sau này khi bạn đồng liêu của thày làm Thủ hiến Bắc Việt ép thày đi làm Tỉnh trưởng Kiến An và sau đó thày chết, nạn nhân của một cuộc đột kích vào tỉnh lỵ. Lớp đệ Nhất là năm cuối cùng ban Trung học nên học sinh có vẻ bớt phá rối. Nhóm chúng tôi nay còn có 4, vẫn tiếp tục vừa chơi vừa học, nhưng học nhiều hơn : chúng tôi lùng mua những sách tập của nhà Vuibert giải đáp những bài toán và Lý Hóa kiểu mẫu. Tìm học cuốn Livre du maitre Lamirand Joyal nên chẳng bài toán nào chúng tôi không giải được. Các bạn khác cũng không kém, kể cả các chị , có anh em học lớp cao rồi nên các chị cũng có cả một kho tàng tủ. Năm học cũng gần xong, chiến trện cũng mỗi ngày môt nặng, sau tin Bernard de Lattre chết trận Ninh Bình, những tin đồn tổng động viên làm nam sinh chúng tôi chới với. Có nhiều anh tìm đường đi Pháp du học, một số anh khác tự động xin đi học sĩ quan hiện dịch, còn phần đông phó thác cho số phận.

Kỳ thi tháng sáu 51 cũng mang lại những kết quả tốt, phần lớn các bạn học tập đừng đắn đều thi đậu, khá nhiều mention. Cả ba chị đều đậu vào hạng khá cao. Ban A chúng tôi lần đầu tiên xuất hiện cũng được ba tên trên bốn. Giáo sư Vũ văn Chuyên, dược sĩ kiêm giảng nghiệm viên thực vật Đại học khoa học hỏi vấn đáp khá khó, trái lại ban A thi Lý Hóa lại gặp giáo sư Nguyễn chung Tú nên quá dễ dàng, học chương trình ban B, nay thi ban A cửa ải này xuông sẻ.

Trong tháng 8-1951, lệnh động viên ban hành một số lớn đi Nam Định và Thủ Đức. Những người chứ tới tuổi, một phần đi ngoại quốc, phần còn lại thích Toán ghi danh vào Math Géné, MPC, một số bạn đi tập sự dược khoa. Lớp tôi chỉ còn chị Nhuận, Vũ gia An và tôi ghi tên học P.C.B. để vào Y khoa. Chị Nhuận học thêm M.P.C. còn tôi cũng ghi thêm học Luật. Đậu xong để mừng chị Nhuận tôi viết một chuyện ngắn bày tỏ nỗi mừng của người con giá họ Đỗ khi thi đỗ, chuyện cũng không gây cấn nhưng thích thú vì chơi chữ : Đỗ và đỗ, chuyện này được báo Dân Thnah của ông Ngô văn Phú đăng ngay nhưng báo hại ông Tổng thư ký lại đăng đúng tên họ và địa chỉ tác giả làm tôi ngại ngùng khi gặp chị vài tháng sau trên Đại học, nhưng có lẽ với tác phong sinh viên người lớn chị cũng chẳng trách gì. Chị học Y khoa cùng với tôi nhưng chị vào ban giảng huấn còn tôi sau khi đi lính vào phục vụ dân y, tôi ít có dịp gặp lại chị, năm 1993 họp Đại hội Y sĩ tại San Jose tôi có dịp nói chuyện cũ khá nhiều, Được biết chị vẫn hoạt đông cho CVA bắc Cali, tôi rất vui mừng. Riêng chị Nhu Thuận ở lại Hà Nội tôi không biết thêm tin tức ngoài lần chị Nhuận cho biết chị này có vào Nam nhưng không có chức vụ lớn lao nào. Chị Hương Thư sau năm 1954 đi Pháp học và về lại miền Nam khi tốt nghiệp Tiến sĩ Dược khoa, tôi nghe tiếng chị qua các sinh viên dược thường gọi chị là bà Mười, lúc đầu tôi không biết là ai nhưng biết chị lập gia đình với anhNguyễn Bá Mười nên tôi mới rõ tên mới của chị.

Mùa Thu năm 1997 tôi gặp lại chị tại Paris khi anh chị Mười tham dự tang lễ mẹ tôi

Tôi lễ phép cảm ơn chị và xin phép chị được nhắc tới chị trong bài viết về các chị Chu văn An số này.Tôi không biết tâm sự của các đồng môn Chu văn An đã từng học chung

Với nữ sinh ra sao . Phạm huy Thịnh tại bắc Cali, Từ Khiết tại Paris, Tâm Minh tại Washington đều là bà con cả hãy chỉ dẫn cho tôi những kinh nghiệm của các bạn. Thày Phú được tôi hỏi cũng chối từ vì thày cho biết trong thời thày học chưa bao giờ có nữ sinh cùng lớp.

Montréal, 10/1997





Каталог: groups -> 20618264 -> 1558597453 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> Đặc San Chu Văn An
20618264 -> Tiếng Nói Chánh Thức của Liên Minh Dân Chủ vn chủ Tịch lmdcvn & Chủ Nhiệm Danh Dự: Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy
20618264 -> Chuyện tháng Tư Đen

tải về 10.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương