Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

(3) Nghệ thuật-Kiến trúc
1. Ai Cập:
+ Kiến trúc: Người Ai Cập đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cung điện, kim tự tháp nổi tiếng làm người phải kinh ngạc và cúi đầu trước cái uy nghi hùng vĩ, biểu hiện quyền lực vô biên của thần và của nhà vua. Trong kiến trúc, nỗi bật nhất là các kim tự tháp. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được trên 70 kim tự tháp, chủ yếu là ở khu vực phía bắc Ai Cập, gần thủ đô Cairo nằm ở phía tây sông Nile.
Việc xây dựng lăng mộ được các Pharaon từ vương triều III chú ý. Kim tự tháp Djoser, do kiến trúc sư Imhotép xây dựng, là kim tự tháp đầu tiên. Tới vương triều IV, kim tự tháp được xậy dựng nhiều nhất, quy mô và kết cấu hoàn chỉnh, kĩ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao. Nỗi bật nhất là kim tự tháp của Kheops có chiều cao 148m, phải mất 30 năm mới xây dựng xong.
Việc xây dựng kim tự tháp “đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa”. Nhưng nhân dân Ai Cập, bằng bàn tay khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá.
+ Điêu khắc: Ngoài việc xây dựng lăng mộ, người Ai Cập còn đạt tới trình độ cao về điêu khắc. Đặc biệt là tượng Sphinx (nhân sư) ở gần kim tự tháp Khéphren, mình sư tử, đầu vua Khéphren, ý muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh của sư tử.
+ Nghệ thuật tạo hình thời Trung và Tân vương quốc phát triển. Thời Trung vương quốc có rất nhiều tượng nổi khắc trên tường đá và những bức tranh vẽ trên tường mộ. Thời Tân vương quốc đã để lại một tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất của nghệ thuật Ai Cập là những tượng nữ thần Neferti.
Những công trình kiến trúc, điêu khắc trên là kết quả của quá trình lao động, là đỉnh cao của sự sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile.
2. Lưỡng Hà:
Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc của Lưỡng Hà là thành Babylone và khu vườn treo Babylone được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Nabuchodonosor – quốc vương tân Babylone, sau này được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
- Thành Babylone có chu vi 16km, tường thành bằng gạch cao 30m, dày 8,5m có 7 của và các tháp canh. Thành phố được trang trí tỉ mỉ bằng phù điêu, tượng với các cánh cử thành bằng đồng vững chắc. Tổng thể kiến trúc thành Babylone được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên làm tăng thêm vẻ thơ mộng.
- Vườn treo Babylone: được xây dựng kề bên cung điện của vua Nabuchodonosor. Tương truyền khu vườn thượng uyển độc đáo này được Nabuchodonosor xây dựng để chiều ý vương hậu sủng ái của ông vốn là cồn chúa xứ Mèdes, xứ sở của núi rừng, cây, cảnh.
- Đền tháp Ementélauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà. Tháp cao 90m, từ xa trông ngọn tháp bảy tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời.
- Cung điện của vua Giudéa dài tới 50m, rộng 30m, tường xây bằng gạch đá có trang trí chạm khắc sặc sỡ và cung điện của vua Nabuchodonosor cũng là những công trình kiến trúc độc đáo của người Lưỡng Hà.
* Nghệ thuật, kiến trúc Arập:
- Nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo có vị trí rất cao trong kho tàng tri thức kiến trúc nhân loại. Nhiều cung điện và thánh thất Hồi giáo với mái vòm và các tháp nhọn được xây cất công phu và trang hoàng rực rỡ, chạm trổ tinh vi, trang trí bằng hoa lá và các hình kỉ hà, vòi phun nước... nghệ thuật kiến trúc Arập thừa hưởng những nét đẹp của các công trình xây dựng Ba Tư với những cây cột mảnh, vòng cung nhọn hình móng ngựa hoặc học theo người Byzantin cách xây vòm tròn, đồng thời học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, cho nên nghệ thuật của người Arập rất phong phú và đa dạng.
3. Ấn Độ:
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ nhất phương Đông. Chính vì thế đây là nơi cung cấp nguyên mẫu cho nền nghệ thuật của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc.
Nghệ thuật Ấn Độ mang tính chất bền vững và lấu đời. Đó là nền nghệ thuật chuyển tải nội dung tôn giáo, do đó ứng với mỗi tôn giáo sẽ có một mảng nghệ thuật riêng biệt, trong đó phải kể đến ba mangr nghệ thuật lớn, nhiều về số lượng, phong phú về nội dung là nghệ thuật Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
Điểm chung của những mảng nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ là khát vọng tâm linh, khát vọng về cái đẹp và sự giải thoát. Tất cả những đặc điểm trên được thể hiện thông qua một số công trình kiến trúc tiêu biểu sau đây:
- Stupa Sanchi và chùa Hang Ajanta là những công trình kiến trúc Phật giáo sớm nhất của Ấn Độ, đây là những mẫu lí tưởng của kiến trúc Phật giáo.
- Các công trình kiến trúc Hindu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn, và phát triển cực thịnh từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI. Tiêu biểu có các công trình như cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 900 – 1150, gồm 85 đền đài trải rộng giữa những hồ nước và cánh đồng.
- Kiến trúc Hồi giáo tiêu biểu là các giáo đường và lăng mộ với những đường cổng đồ sộ, những tháp xây cao vút và được trang trí bằng những hoa văn đặc trưng phi hình tượng. Tháp Mina được xây dựng từ TK XIII và lăng Mahah được xây dựng từ TK XII là những công trình nỗi tiếng của dạng kiến trúc này.
4. Trung Quốc:
+ Hội họa
- Từ thời đại đồ đá mới, người Trung Quốc đã từng biết dùng màu sắc để trang trí.
- Cách đây 2000 năm, đã xuất hiện những bắc tranh lụa như “Phượng quỳ mỹ nữ” và “Nhân vật Ngự Long” cho thấy hội họa Trung quốc đã dạt trình độ cao.
- Từ đời Hán trở về sau, hội họa Trung Quốc ngày càng phát triển, chất liệu để vẽ đa dạng (Lụa, đất nung, tượng đá, tường… ). Nổi tiếng là tranh lụa thời hán, tranh Phật thời Ngụy, Tấn, Nam – Bắc triều. Cố Khải Chi với những bức “Nữ sử châm đồ”, “Lạc thần phú đồ”… là mẫu mực về họa pháp. Tranh vẽ người thời Đường đạt đến đỉnh cao như tranh của Thánh họa Ngô Đạo Tử. Thời Minh – Thanh tranh sơn thủy, mai, lan, trúc, thạch, cỏ cây... được thể hiện nhiều.
- Về lí luận hội họa: “Lục pháp luận” của Tạ Hách tổng kết kinh nghiệm sáng tác từ đời Hán đến đời Tùy, “Khổ qua hòa thượng họa ngữ lục” của Thạch Thọ (Minh - Thanh) viết về lịch sử hội họa rất nổi tiếng.
+ Điêu khắc:
Trung quốc có một nền nghệ thuật điêu khắc từ rất sớm (ngọc điêu có cách đây 6000 năm, sớm nhất thế giới), và rất phong phú về cách thể hiện (điêu khắc trên ngà voi, trên gỗ, gạch đá...).
Thach điêu là một ngành nghệ thuật nổi tiếng đã để lại những công trình vô giá như cặp tượng “Tần Ngẫu” đời Tần, “Lạc sơn Đại Phật” đời Tây Hán là pho tượng lớn nhất hành tinh, tượng phật “Nghìn mắt nghìn tay” và 500 vị La Hán “Vạn Tự Bi” có 39 vạn chữ thời Tống...
+ Kiến trúc:
Trung Quốc là nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công trình độc đáo, có tầm cỡ quốc tế. Thời Cổ-Trung đại, lịch sử phát triển kiến trúc Trung Quốc được chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một nét đặc trưng riêng. Có những công trình kiến trúc nỗi tiếng như: Thành Trường An, Vạn Lí Trường Thành, chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, tháp chùa Giang Thiên trên ngọn Kim Sơn, thành phố Lạc Dương, Điện Màu Ni (Hà Bắc), Cổ Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành....

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương