Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông


(2) Tôn giáo và tư tưởng phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

(2) Tôn giáo và tư tưởng phương Đông
1. Ai Cập:
+ Tôn giáo của người Ai Cập rất phong phú, gồm nhiều hệ thần linh địa phương hỗn dung với nhau. Ban đầu mỗi vùng thờ những vị thần của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên, linh hồn người chết...
+ Đến thời kì thống nhất quốc gia, ngoài việc thời cúng các thần riêng của từng địa phương, còn xuất hiện những vị thần chung. Người Ai Cập thờ thần Ra (Thần mặt trời), thần Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần đem lại sức mạnh cho vương quốc và Pharaon), thần Osiris (được coi là thần Nông nghiệp, thần sông Nile), thần Montou (thần chim ưng), Sobek (thần Cá sấu)...
+ Người Ai Cập tin linh hồn bắt tử, nên việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác, vì vậy khi con người cần phải giữ lại xác. Việc xây dựng các Kim tự tháp (các lăng mộ của nhà vua) và kĩ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên.
2. Lưỡng Hà:
- Trong thời kỳ đầu, người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Họ tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của mình. Người Lưỡng Hà thờ thần Anu, Eaua, thần Enlin... ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat (thần Mặt trời). Thần Istaro (thần Ái tình)... người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cư dân trông trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng...
- Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao, trong toàn Lưỡng Hà của Hammourabi, thần Mardouk đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân.
- Người ta xây dựng nhiều đền miếu thờ thần và tiến hành nhiều nghi lễ phức tạp. Việc xây dựng đền miếu đã trở thành gánh nặng đối với quần chúng. Nhân dân đã bị tập đoàn tăng lữ nô dịch về tinh thần và bóc lột về kinh tế. Tập đoàn tăng lữ của Babylone rất cồng kềnh, có đến hơn 30 đẳng cấp.
* Đạo Hồi của Arập:
- Đạo hồi, tiếng Arập là Islam, có nghĩa là phục tùng, tuân theo thánh Allah tối cao và duy nhất, tuân theo vị sứ giả của thánh Allah là Muhammad.
Những tư tưởng chính trị của đạo Hồi nằm trong kinh Koran gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết. Các tín đồ Hồi giáo coi kinh Koran như một vật linh thiêng, thần thánh.
Trong kinh Koran luân lí và pháp luật, thế tục và tôn giáo là một, mọi giới luật đều do thánh Allah ban ra, đó là quy tắc cho mọi hành vi, từ lễ giáo đến hôn nhân, từ các hoạt động kĩ nghệ, thương mại đến chính trị, di chúc, chiến tranh và hòa bình... Những hiểu biết về y, dược và cách chữa trị một số bệnh cũng thấy nói đến trong kinh Koran.
- Kinh Koran gọi tín ngưỡng của đạo Hồi là lman là chỉ tất cả những tín điều của thánh Allah do nhà tiên tri Muhammad truyền đạt lại. Đạo Hồi có 6 tín ngưỡng lớn gọi là Lục tín’
Tin chân thánh: tức là tin rằng ngoài thánh Allah không còn vị thần nào khác, thánh Allah là duy nhất, là độc nhất. Đây là hạt nhân cơ bản nhất của tín ngưỡng của đạo Hồi.
Tin thiên sứ: Theo kinh Koran thì có rất nhiều thiên sứ, mỗi thiên sứ cai quản một công việc. Thiên sứ do Allah sáng tạo ra từ ánh sáng, để theo dõi, ghi chép tất cả mọi hành vi thiện, ác, tốt, xấu của con người.
Tín kinh điển: Tức là tin rằng kinh Koran là bộ kinh Thần thánh do đâng Allah khải thị cho nhà tiên tri Muhammad, từ đó xây dựng uy quyền tuyệt đối của kinh Koran đối với các tín đồ.
Tín sứ giả: Muhammad là sứ giả và nhà tiên tri của thánh Allah, được phái xuống để thực hiện những sứ mệnh do Allah ủy thác, vì vậy mọi tín đồ phải tôn sùng.
Tín tiên định: Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, số phận con người do thánh Allah an bài, con người không có cách gì cưỡng lại được. Đó là định mệnh.
Tín kiếp sau: Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, sau khi chết, con người có thể sống lại và chịu sự phán xét của thánh Allah vào ngày tận thế.
- Về nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định:
Phải có đức tin kiên định và chỉ thừa nhận chỉ có thánh Allah còn Muhammad là sứ giả và là vị tiên tri (Nêbi) cuối cùng. Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Khi cầu nguyện phải hướng về Mecca. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ.
Hàng năm đến tháng Ramadan phải trai giới một tháng. Trong tháng này, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, các tín đồ tuyệt đối không được ăn uồng, hút thuốc... nhưng những người già, người bệnh, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có thai thì được miễn.

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương