Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông



tải về 72.05 Kb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích72.05 Kb.
#57626
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Các vấn đề của văn minh phương Đông

4. Trung Quốc:
a. Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:
Vào thời Ân, Chu, người Trung Quốc đã có các thuyết: Bát quái (cho rằng thế giới do 8 loại vật chất cấu tạo thành, âm dương là hai yếu tố căn bản của Bát quái ...). Người ta dùng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và âm dương để giải thích nguồn gốc của vũ trụ, mọi vật sinh sinh hóa hóa đều do sự tác động tương hỗ hay sự phối hợp không điều hòa các yếu tố trên mà thành. Những người theo học phái Âm dương gia đã đem kết hợp thuyết Âm dương với thuyết Ngũ hành rồi thần bí hóa các thuyết này... để giải thích các biến động của lịch sử xã hội.
b. Nho gia -Nho giáo:
+ Nho gia:
Khổng Tử (551-479. TCN) nhà tư tưởng lỗi lạc, người sáng lập phái Nho gia. Khổng Tử chủ trương “nhân”, khôi phục “lễ” của nhà Chu. Từ hại nhân tư tưởng là “nhân” ông đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa nhân và lễ. Ông đưa ra thuyết “chính danh định phận”, đề cao tư tưởng “Thiên mệnh”... Cái có giá trị nhất trong học thuyết của ông là tư tưởng giáo dục: ông là người đầu tiên đề xuất có thể dạy học cho tất cả mọi người “Hữu giáo vô loại”... Học trò của ông và những môn đệ của họ hợp thành học phái Nho gia. Tư tưởng triết học Nho gia chính là cội nguồn nhân đạo chủ nghĩa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
+ Nho giáo:
- Từ thời Hán Vũ Đế (140-87.TCN) với lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” Nho học trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
- Đổng Trọng Thư (179-104.TCN) đã phát triển Nho học lên một bước mới, đồng thời dùng thần học để giải thích nó làm cho học thuyết này mang màu sắc thần học tôn giáo nên từ đó người ta thường gọi là Nho giáo. Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 2000 năm lịch sử.
c. Đạo gia – Đạo giáo.
+ Đạo gia: 
Lão Tử (không rõ năm sinh, năm mất) là đại biểu chủ yếu của học phái Đạo gia. Trang Tử (khoảng năm 369-286.TCN), người phát triển học thuyết của Lão Tử thành một học thuyết tư tưởng, cùng với Lão Tử hợp thành học phái Đạo gia.
Hệ thống tư tưởng của Đạo gia được thể hiện trong các tác phẩm “Đạo đức kinh” và “Nam Hoa kinh”: “Đạo” là cơ sở đầu tiên của thế giới, có trước đất trời, từ “Đạo” sinh ra tất cả. “Đạo”còn để chỉ quy luật biến hóa của sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật biến hóa tự thân của mỗi sự vật gọi là “Đức”. Như vậy “Đạo” và “Đức” của Lão Tử là phạm trù thuộc thế giới quan, ông là người đầu tiên xác lập nên thế giới quan của triết học Trung Quốc.
Về quan điểm lịch sử-xã hội: Lão Tử đề xướng quốc gia lí tưởng là “tiểu quốc quả nhân” (nước nhỏ dân ít), “vô vi nhi trị” (không làm gì mà thịnh trị)... Đạo gia không chỉ là cơ sở triết học của văn hóa truyền thống mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của dân tộc Trung Quốc.
+ Đạo giáo:
- Là tôn giáo ra đời vào giữa thời Đông Hán, đến thời Đường, Tống được sự hỗ trợ của vương triều, Đạo giáo phát triển mạnh. Từ thời Minh, Đạo giáo bị suy vi.
- Đạo giáo có nguồn gốc phức tạp, tín ngưỡng cơ bản là Đạo, hạt nhân là tư tưởng thần tiên.
- Đạo giáo cho rằng sống ở đời là việc sung sướng nên họ cổ vũ tư tưởng trọng sinh, lạc quan. Quan niệm thế giới thần tiên của Đạo giáo không giống thế giới hiện thực, không hoàn toàn tách biệt thế giới hiện thực và thế giới bên kia. Đạo giáo là tôn giáo đa thần.
- Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với văn hóa truyền thống rất rộng rãi và sâu sắc.
d. Mặc gia:
- Mặc Tử (khoảng 479-381TCN), nhà tư tưởng, nhà giáo dục kiệt xuất, người sáng lập học phái Mặc gia. Hạt nhân của tư tưởng triết học Mặc gia là nhân và nghĩa (nhân là kiêm ái, nghĩa là nghĩa lợi) với 10 chủ trương lớn...
- Là người đầu tiên đề xuất “thủ thực dư danh” (lấy thực đặt tên) như một phạm trù triết học, cũng là một trong những người đi tiên phong trong ngành logic học của nhân loại.
- Tư tưởng của học phái Mặc gia đầy thiện chí, có ảnh hưởng lớn một thời nhưng chứa đựng nhiều ảo tưởng, nên từ Tần, Hán về sau Mặc gia dường như không còn tồn tại nữa.
e. Pháp gia:
- Pháp gia là học phái triết học đại biểu cho lợi ích của gia cấp địa chủ mới ra đời trong thời kì Xuân Thu. Sở dĩ gọi là Pháp gia vì học phái này chủ trương “pháp trị”, cai trị đất nước theo pháp luật.
- Người tiêu biểu cho Pháp gia là Hàn Phi (khoảng 280-233.TCN), công tử nước Hàn, đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và lí luận của các pháp gia thời kì đầu, hình thành hệ thống tư tưởng Pháp gia hoàn chỉnh hơn. Ông phản đối tư tưởng phục cổ, lấy pháp, thuật, thế làm nội dung cơ bản cho hệ thống chính trị của mình, chủ trương vô thần. Lí luận của học phái Pháp gia có đóng góp lớn trong cuộc thống nhất đất nước, đưa lịch sử Trung Quốc phát triển lên một bước mới.

tải về 72.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương