C quan biªn so¹n: Trung tm nghiªn cøu du t m t tw



tải về 347.65 Kb.
trang30/35
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích347.65 Kb.
#31635
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35
4. Nội dung quy trình

4.1. Tập huấn

4.1.1. Đối tượng:


  • Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm dịch và bảo vệ thực vật

  • Cán bộ quản lý kho

  • Công nhân trực tiếp làm công tác bảo quản trong kho.

4.1.2. Nội dung

  • Tập huấn tiêu chuẩn và quy trình phòng trừ côn trùng trong kho.

  • Sâu hại kho và sự thiệt hại của chúng.

  • Lợi ích của việc quản lý phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho.

  • Các phương pháp điều tra, theo dõi số liệu và phân tích, lưu trữ số liệu điều tra về sự phát sinh phát triển của côn trùng.

4.2. Các biện pháp phòng ngừa

4.2.1. Điều kiện kho



  • Đảm bảo cách ẩm, cách nhiệt tốt, ngăn chặn đường xâm nhập của côn trùng và các sinh vật khác vào kho.

  • Vệ sinh kho thường xuyên

  • Thiết kế, bố trí trang thiết bị trong kho hợp lý để dễ kiểm tra và vệ sinh kho.

4.2.2. Vệ snh kho

  • Thường xuyên sát trùng kho trước khi bảo quản nông sản: gồm nền, tường, mái trần và vật dụng trước khi chứa hàng.

  • Hàng tuần vệ sinh các máy móc, trang thiết bị trong kho.

  • Loại bỏ ra khỏi kho những vật liệu không còn dùng đến hoặc lây nhiễm dịch hại.

  • Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề đột xuất kịp thời báo cáo người quản lý kho và đề xuất các biện pháp xử lý.

4.2.3. Đảm bảo thủy phần nông sản theo tiêu chuẩn nhằm hạn chế sự xâm nhập của côn trùng hại nông sản.

Kiểm tra thủy phần nông sản trước khi nhập kho để quyết định thời gian và hình thức bảo quản.

Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ thích hợp nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển của côn trùng hại kho.

4.2.4. Bao bì phải nguyên vẹn, không bị nhiễm côn trùng gây hại. Bao bì sử dụng lại phải được khử trùng.

4.2.5. Sắp xếp cây hàng (theo phụ lục 2) đảm bảo an toàn, thông thoáng, dễ làm vệ sinh, dễ phun thuốc, dễ khử trùng và dễ đạt hiệu suất dử dụng của kho cao.

4.3. Kiểm tra

4.3.1. Kiểm tra tổng quát

4.3.1.1. Kiểm tra vệ sinh kho

Việc kiểm tra vệ sinh nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của côn trùng. Việc kiểm tra phải đạt được các yêu cầu sau đây:


  • Đánh giá được chế độ vệ sinh kho hiện hành.

  • Phát hiện kịp thời tình trạng dịch hại.

  • Xác định được nguyên nhân xâm nhập của côn trùng.

  • Xác nhận đánh giá hiệu quả của bất cứ biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng (xem mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh tại phụ lục 3)

4.3.1.2. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kho

- Phát hiện khe hở ở sàn, tường trần nơi côn trùng có thể thâm nhập và ẩn nấp.



  • Kiểm tra mái kho nhằm tránh dột

  • Kiểm tra cửa xuất nhập, cửa thông gió để đảm bảo ngăn ngừa chuột, chim xâm nhập vào kho.

4.3.1.3. Kiểm tra thủy phần nông sản

Định kỳ hàng tuần thủy phần nông sản định kỳ bằng máy đo độ ẩm nhanh và đối chiếu với mức thủy phần an toàn để bảo quản từng loại nông sản(xem phụ lục 4)

4.3.1.4. Kiểm tra nhiệt độ lô hàng

Hàng tuần cùng với việc kiểm tra thủy phần thì tiến hành kiểm tra nhiệt độ lô hàng. Trường hợp nhiệt độ trung bình cao hơn 45oC phải có biện pháp làm mát (đảo lô hàng, dùng quạt thông gío…)

4.3.1.5. Kiểm tra nồng độ CO2 trong kho

Trong trường hợp cây hàng để trong kho được bảo quản dài hạn bằng CO2 xem sơ đồ tại phụ lục số 10, lịch kiểm tra phải được tuân thủ của quy trình bảo quản nông sản bằng CO2 theo Quyết định số 03/2000/QĐ - DTQG ngày 12/1/2000 của Cục dự trữ quốc gia bằng máy đo nồng độ CO2.

4.3.1.6. Đánh giá tình trạng nhiễm côn trùng gây hại ở mặt ngoài cây hàng

Kiểm tra bằng mắt tại cây hàng và đánh giá theo thang điểm sau:



  • Hàng sạch: không phát hiện sâu mọt.

  • Nhiễm nhẹ: thỉnh thoảng nhìn thấy1-2 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

  • Nhiễm trung bình: luôn nhìn thấy 3-5 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

  • Nhiễm nặng: nhìn thấy 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

  • Nhiễm rất nặng: nhìn thấy trên 10 con mọt/m2 diện tích bề mặt cây hàng.

Trường hợp cây hàng bị nhiễm nặng hoặc rất nặng ở phía mặt ngòai thì phải tổ chức kiểm tra lại ngay chỉ tiêu mọt (bằng phương pháp lấy mẫu hàng và phân tích thành phần và mật độ mọt) để có biện pháp xử lý trừ diệt kịp thời.

4.3.2. Kiểm tra chi tiết

Định kỳ hàng tháng kiểm tra côn trùng gây hại bằng biện pháp lấy mẫu để xác định thủy phần mật độ côn trùng.

Thiết bị dùng để kiểm tra: kính lúp, kẹp gắp, cân đồng hồ đến 5 kg, bộ sàng và thiết bị phân chia mẫu. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá theo TCVN 4731-89: kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra, lấy mẫu.

4.3.3. Lịch kiểm tra, báo cáo và xử lý

Lịch kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Phụ lục 5A.

Kết quả kiểm tra phải được báo cáo hàng tháng về thành phần, mật độ, tình trạng kho, hàng hóa và những vấn đề có liên quan đến việc bảo quản nông sản (mẫu báo cáo phụ lục 5B).

- Quyết định xử lý, tái chế, phơi sấy hay thay đổi thời gian và hình thức bảo quản, thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất kho đều tùy thuộc vào các kết quả kiểm tra ở trên.

4.5. Đánh giá bột phát dịch hại thứ yếu

Định kỳ hàng năm cơ quan kiểm dịch thực vật phải đánh giá tình hình bột phát của côn trùng thứ yếu ở các kho để kịp thời có biện pháp xử lý.

Phương pháp đánh giá:


  • Tính kháng được thực hiện theo phương pháp FAO số 16 (cho thuốc xông hơi) FAO số 14 (cho thuốc phun).

  • Tính bột phát dịch hại thứ yếu theo phương pháp của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II (trong tài liệu tham khảo số 2).

4.6. Trừ côn trùng hại kho

4.6.1. Khử trùng xông hơi

4.6.1.1. Chọn ngưỡng kinh tế

Để quyết định sử dụng biện pháp khử trùng cho nông sản trong kho phải xác định được ngưỡng kinh tế, khử trùng phải hợp lý căn cứ vào giá trị hàng hóa, chi phí khử trùng, mức thiệt hại do côn trùng gây ra và mục đích sử dụng hàng hóa.

Đối với các kho chưa thể xây dựng ngưỡng kinh tế cho riêng mình có thể tham khảo tại phụ lục 6.

4.6.1.2. Lựa chọn loại khử trùng thích hợp căn cứ vào:



  • Giá thành.

  • Ngưỡng kinh tế.

  • Thời gian xử lý cho phép.

  • Tác động của thuốc đối với dịch hại.

  • Tác động của thuốc đối với vật liệu không là đối tượng xử lý.

  • ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình chế biến của hàng hóa sau xử lý.

Xem thêm hướng dẫn ở phụ lục 7, 8 và 9.

4.6.1.3. Liều lượng thuốc và thời gian khử trùng các loại côn trùng không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật, xem phụ lục 10.

4.6.1.4. Thời gian cách ly sau khử trùng:

+ Với Metyl bromide (CH3Br): nếu đề xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải là 3 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải là 7 ngày.

+ Với Photphin (PH3): nếu để xuất kho thì thời gian cách ly tối thiểu sau khi kết thúc khử trùng (kết thúc giai đoạn thông thóang) phải 1 ngày, nếu để nhằm mục đích sử dụng cho người và gia súc thì phải 2 ngày.

4.6.2. Phun thuốc hóa học

4.6.2.1. Loại thuốc

Những loại thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc, vị độc và xông hơi trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam được dùng phối hợp để phun trừ diệt côn trùng trên tường, sàn và trần với mức liều lượng phù hợp, được đề xuất thay thế cho các loại thuốc đang phổ biến sử dụng nhưng nằm trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam có hướng dẫn trong phụ lục 12.

4.6.2.2. Định kỳ phun

Lần đầu tiên xử lý phun là thời điểm trước và ngay sau khi chất xếp cây hàng khi thấy có 5-10 con/m2 thì tiến hành phun thuốc. Lần cuối xử lý là ngay sau khi xuất hàng khỏi kho và làm vệ sinh kho để chờ nhập lô hàng mới tùy từng đối tượng, từng mùa.

4.6.2.3. Thời gian cách ly trước khi sử dụng: 2 tuần.



tải về 347.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương