ĐỌC – hiểu văn bản bàI 6: truyện ngụ ngôn và TỤc ngữ VĂn bảN 1: Ếch ngồI ĐÁy giếNG



tải về 219.54 Kb.
trang16/49
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2023
Kích219.54 Kb.
#54527
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   49
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁNH DIỀU 7

Câu 7: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ tám chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ ba khổ

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Đâu là đặc điểm về từ ngữ, hình ảnh của bài thơ?
A. Phóng khoáng, đơn giản, mang tính hiện đại.
B. Bình dị, vừa quen thuộc vừa mang tính tượng trưng.
C. Mang tính truyền thống, cổ xưa, gắn với những quy chuẩn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Bàn tay mẹ
B. Chúng tôi
C. Những mùa quả
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Biện pháp tu từ đối lập được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Mẹ - con, lặn – mọc
B. Lặng lẽ - ồn ào, thanh xuân – tuổi giả
C. Lặn – mọc, lớn lên – lớn xuống
D. Cả B và C.

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng
B. Quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn
C. Quả - mẹ tôi hái được
D. Cả A và B.

Câu 5: Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Chúng tôi, một thứ quả trên đời
B. Tôi, hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
C. Hái, quả non xanh
D. Cả A và C.

Câu 6: Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?
A. Ngày bàn tay mẹ mỏi
B. Một thứ quả trên đời
C. Giọt mồ hôi mặn
D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?
A. Người nói thể hiện sự thấu hiểu với những vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua, ca ngợi công lao của mẹ, day dứt khi chưa đền đáp được công lao to lớn ấy.
B. Người nói có tâm trạng tươi vui, hứng khởi với tuổi thơ được sống với mẹ.
C. Người nói mong muốn mình có thể đưa được mẹ ra thành phố sống cho đỡ khổ.
D. Cả B và C.

Câu 2: Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?
A. 2 dòng thơ đầu ở mỗi khổ.
B. 2 dòng thơ cuối ở mỗi khổ.
C. Các dòng thơ ở khổ 2 và 3.
D. Chủ yếu qua các dòng thơ ở khổ 1 và 2.

Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ?
A. Gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.
B. Gieo vần theo quy tắc của thơ bảy chữ, ngắt nhịp 2/2/3
C. Gieo vần theo quy tắc của thơ tám chữ, ngắt nhịp 4/4
D. Gieo vần tự do, không gò bó, không ngắt nhịp

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
A. Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.
B. Bài thơ có tứ thơ điển hình của thơ hiện đại, thể hiện khát vọng vươn lên của những con người khốn khó.
C. Bài thơ có tâm điểm rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng hình dung các điểm chính về nội dung như: cuộc đời của người mẹ, tình trạng của bầu bí, cuộc đời của người con.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những yếu tố nghệ thuật trong bài thơ giúp tác giả thể hiện điều gì?
A. Nỗi chờ mong trong vô vọng ngày về với mẹ của người con
B. Cảm xúc chân thành; nêu được những suy ngẫm, triết lí thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ.
C. Tình cảm đối lứa gắn với hạnh phúc gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên.


tải về 219.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương