BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 22 tháng 04 năm 2014)



tải về 235.22 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích235.22 Kb.
#37990
1   2   3   4   5   6   7

MÔI TRƯỜNG

Báo động ô nhiễm tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp


Hầu hết các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tại Quảng Nam đều không có hệ thống quan trắc, báo cáo đánh giá tác động môi trường hay hệ thống thu gom, xử lý rác thải.
Chiều 21/4, ông Lê Chí - Chủ tịch xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành cho biết, sau vụ nhiều người dân thuê xe chở đất lấp ống cống xả thải từ Khu công nghiệp Bắc Chu Lai ra môi trường vào sáng 20/4, Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai đã làm việc với chính quyền địa phương và nêu ra một số giải pháp. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa đi đến đâu, trong khi người dân địa phương cho biết sẽ không cho phép thông cống đến khi nào Khu công nghiệp có biện pháp khắc phục ô nhiễm.
Theo người dân thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp, việc Khu công nghiệp Bắc Chu Lai xả thải trực tiếp ra môi trường khiến dòng nước đen ngòm, cá chết trắng mới đây như giọt nước làm tràn ly khiến những bức xúc của họ không thể kìm nén, buộc phải “tự xử”. Từ khi có Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Nhà máy mọc lên ồ ạt và cũng từ đó, môi trường ô nhiễm nặng nề. Các nhà máy thường xuyên xả thải chưa qua xử lý vào đêm tối hoặc lúc có mưa lớn. Nước thải theo đường cống tiêu chảy lênh láng ra đồng ruộng, vào tận khu dân cư. Người dân đi làm đồng về thường bị ngứa. Trâu bò uống nước kênh mương thường mắc bệnh. Người dân địa phương cũng không dám ăn cá vì sợ mang bệnh…
Ông Nguyễn Ngọc Truyền - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho hay, UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết việc Khu công nghiệp Bắc Chu Lai gây ô nhiễm. Theo ông Nguyễn Viễn - Giám đốc Sở TN&MT, do chưa có kết quả quan trắc môi trường nên chưa tiến hành xử phạt các nhà máy gây ô nhiễm tại thôn Thọ Khương. Trong chiều 21/4, Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Khu công nghiệp này để giải quyết những vướng mắc về ô nhiễm.
Ông Võ Hồng - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nói, những năm qua, Quảng Nam đã hình thành nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, thu hút nhiều Dự án đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư nhanh và nhiều trong một thời gian ngắn đã tác động xấu đối với môi trường. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng để thu gom, xử lý chất thải ở nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Theo ông Hồng, một số doanh nghiệp, cơ sở chủ yếu coi trọng tăng trưởng lợi nhuận, chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, thậm chí nhiều đơn vị còn tìm cách né tránh, lách luật. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý. Việc xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn do chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa ban quản lý Khu kinh tế, Cụm công nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.
Kết quả giám sát về tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn do Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thực hiện gần đây rất đáng báo động. Toàn tỉnh chỉ có 5/9 Khu công nghiệp và 3/108 Cụm công nghiệp được phê duyệt báo cáo tác động môi trường. Các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp còn lại chưa lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo quy định vẫn được phép hoạt động.
Kết quả giám sát cho thấy ngoài các Khu công nghiệp Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Điện Nam - Điện Ngọc tự báo cáo giám sát môi trường, hiện còn 3 Khu công nghiệp và 48 Cụm công nghiệp chưa thực hiện quan trắc môi trường theo quy định. “Đây là một thực tế rất đáng báo động đối với tỉnh Quảng Nam. Nếu không có biện pháp căn cơ để thay đổi thì chỉ trong vòng 10 năm nữa, hậu quả sẽ khó lường và chính người dân sẽ lãnh đủ”, ông Hồng lo ngại. (Người Lao Động Online 21/4) Về đầu trang

Tiên Phước: Hiệu quả mô hình “Thay áo mới” từ “Nhà sạch – vườn đẹp”


Hơn 1 năm thực hiện mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, tuyến đường liên ấp ở các xã Tiên Cảnh, Tiên phong, Tiên Sơn và Tiên Cẩm đã đổi thay từng ngày: Hàng rào hoa khoe sắc, hệ thống hố xử lý rác thải, vườn rau sạch, nhà vệ sinh đúng chuẩn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 200 hộ đăng ký tham gia mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”. Hàng tuần, các hội viên đều tích cực thực hiện tổng vệ sinh đường làng, ngõ phố, khơi thong cống rãnh đảm bảo luôn sạch , đẹp.
Thông qua mô hình, chị em còn có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc cón cái… Điểm đặc biệt là mỗi tháng, hội viên đều từ nguyện đóng góp 120.000 – 150.000 đồng vừa làm quỹ sinh hoạt, vừa làm vốn quay vòng hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. (Phụ Nữ Việt Nam 21/4, tr2)
Về đầu trang

GIÁO DỤC

Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT rà soát thực hiện Xây Dựng Đại học Đà Nẵng


Ngày 21/4, Chủ tịch tỉnh kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT rà soát, báo cáo cụ thể tình hình và kế hoạch, tiến độ, giải pháp triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch chung Đại học Đà Nẵng và quy hoạch chi tiết chia lô khu tái định cư Hoà Quý - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn).
Trường hợp Đại học Đà Nẵng không còn nhu cầu sử dụng đối với diện tích đất theo các quy hoạch được duyệt nêu trên, UBND tỉnh sẽ thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng tại khu vực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ GD&ĐT có kế hoạch và tích cực phối hợp với chính quyền địa phương Quảng Nam và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan trong công tác quản lý hiện trạng, bố trí sắp xếp dân cư, tái định cư, việc thực hiện các quyền công dân về sử dụng đất và xây dựng nhà ở… để đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân tại khu vực quy hoạch.
Được biết, quy hoạch chung Đại học Đà Nẵng đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1057/1997, Bộ GD&ĐT phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 6001/2004. Tổng diện tích quy hoạch khoảng 300ha, trong đó diện tích nằm trên địa bàn xã Điện Ngọc.
Ngoài ra, để phục vụ tái định cư và đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho một số cán bộ, công nhân viên của Đại học Đà Nẵng, quy hoạch chi tiết chia lô khu tái định cư Hoà Quý - Điện Ngọc (tại xã Điện Ngọc) do Đại học Đà Nẵng làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3700/1999, quy mô diện tích khoảng 34,4ha.
Tuy nhiên, 17 năm qua, quy hoạch này vẫn chưa được triển khai thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực và cuộc sống của 2.000 hộ dân nơi đây. Tình trạng xây dựng trái phép diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc giải quyết các quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực xây dựng, đất đai, gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương. (Lao Động Điện Tử 21/4; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 21/4) Về đầu trang

Thi viết chữ đẹp giáo viên cấp tỉnh


Sáng 18/4, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi Viết chữ đẹp cấp tỉnh năm học 2013-2014, dành cho giáo viên bậc Tiểu học.
Hội thi thu hút 36 thí sinh đến từ 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là những thí sinh xuất sắc, đạt giải cao ở vòng thi cấp huyện, thành phố. (Giáo Dục & Thời Đại 21/4, tr3)
Về đầu trang

LAO ĐỘNG

Tuyển thực tập sinh sang Nhật Bản


Trung tâm Lao động ngoài nước vừa thông báo tuyển ứng viên nam, có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam tham gia Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong năm 2014.
Chương trình tuyển chọn diễn ra trong tháng 4-5. Dự kiến, số lượng ứng viên được lựa chọn trong đợt này là 240 người tại ba địa phương trên.
Được biết, trong năm ngoái, thị trường Nhật Bản tiếp nhận hơn 9.600 lao động trong nước. (Nhân Dân Điện Tử 21/4) Về đầu trang

VĂN HÓA

Rộn ràng ngày Sách Việt Nam tại Hội An


Nhân ngày Sách Việt Nam 21/4, tại Đà Nẵng, Hội An và Cần Thơ đã diễn ra ngày hội sách với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Tại Hội An, Ngày hội sách diễn ra với chủ đề "Đọc để sống cùng nhau". Không của hội sách được tổ chức tại khuôn viên Bảo tàng thành phố Hội An với hình thức trưng bày sách ấn tượng với người đọc. Đó là những mô hình sách được các họa sỹ lắp ghép từ hàng trăm cuốn sách để tạo nên hình tượng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hay Chùa Cầu - biểu tượng của văn hóa Hội An.
Hội sách tại Hội An cũng dành không gian cho tủ sách gia đình gồm những cuốn sách về Hoàng Sa, Trường Sa. Hơn 300 bản sách cổ các loại cùng với hàng nghìn bản sách về Đảng, Bác Hồ, lịch sử Cách mạng Việt Nam, địa chí Hội An - Quảng Nam... với sự tham gia của 5 nhà xuất bản trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Lanh - Trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội sách Hội An cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là khuyến khích phong trào đọc sách. Từ đó phát triển văn hóa đọc ở Hội An, đồng thời phát huy truyền thống hiếu sách của người Hội An. Đối tượng mà chúng tôi muốn nhắm đến quan trọng nhất là các em thiếu niên, học sinh, để tạo môi trường cho các em thân thiện hơn với sách vở”. (VOVNews 21/4; Tuổi Trẻ Online 21/4; Bizlive.vn 21/4; Lao Động 22/4, tr5; Quân Đội Nhân Dân 22/4, tr1+5; Văn Hóa 21/4, tr11; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 21/4) Về đầu trang

Hội An – Thanh Chiêm là “chiếc nôi” chữ quốc ngữ?


Người mạnh dạn cho rằng Hội An và Thanh Chiêm là nơi ra đời của chữ quốc ngữ là nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương. Bản tham luận mang tên “Hội An - Thanh Chiêm và sự ra đời của chữ quốc ngữ” của ông ở tọa đàm khoa học về danh xưng Quảng Nam hồi năm 2001 mặc nhiên nói lên điều đó.
Với luận cứ rằng, giáo sĩ Francisco de Pina là người mở đầu việc Latin hóa tiếng Việt tại hai cư sở Hội An (thành lập năm 1615) và Thanh Chiêm (1623), nhà nghiên cứu này đã cho rằng, đây chính là nơi chữ quốc ngữ được làm ra. Giáo sĩ F. de Pina đến Đàng Trong mà cụ thể là Hội An vào năm 1617, rồi đến Thanh Chiêm năm 1623 nhưng vẫn thường đi lại giữa hai nơi bởi hai cư sở này cách nhau chỉ mươi cây số.
Theo tác giả Nguyễn Phước Tương, đây là những nơi có nhiều thuận lợi để học hỏi, nghiên cứu tiếng Việt cho các nhà truyền giáo lúc ấy. Ông dẫn lời của giáo sĩ F. de Pina trong bức thư viết dở của mình: “Đối với tôi, việc nghiên cứu tiếng nói Kẻ Chiêm (tức Thanh Chiêm) vẫn là nơi tốt nhất với tư cách là trung tâm của triều đình: ở đây người ta nói rất hay, có sự đổ dồn những người trẻ tuổi đến mà họ là những cống sinh và bên cạnh họ, những ai bắt đầu học tiếng có thể tìm thấy sự giúp đỡ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiếu Dũng lại đặt nặng vai trò của Thanh Chiêm trong sự ra đời của chữ quốc ngữ bởi đây là đô lỵ của dinh trấn Quảng Nam thời đó. “Đây là nơi hội đủ điều kiện để các giáo sĩ học hỏi ngôn ngữ bản xứ, văn hóa bản xứ, tâm lý người bản xứ để từ đó sáng chế ra chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin... Chính F. de Pina, bậc tiên khởi có công khai sinh chữ quốc ngữ, đã cho biết vì sao ông chọn Thanh Chiêm là nơi nghiên cứu chữ quốc ngữ chỉ vì một lý do đơn giản ở đây quy tụ nhiều văn nhân thức giả có thể giúp ông nhiều hơn ở nơi khác, đô thành thì bao giờ cũng có người học thức hơn là nơi thị tứ chỉ có thương nhân...”, ông Dũng viết.
Và tác giả Nguyễn Phước Tương đúc kết: “Rõ ràng ở nước ta trước hết là cảng thị Hội An rồi tiếp đến dinh trấn Thanh Chiêm là cái nôi ra đời sớm nhất và quan trọng nhất của chữ quốc ngữ so với Nước Mặn - Quy Nhơn và một địa điểm nào đó ở Nghệ An mà đến nay chưa được xác định cụ thể... Đã đến lúc cần tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học về lịch sử ra đời chữ quốc ngữ để trả lại sự công bằng cho Francisco de Pina như là nhà tiên phong sáng tạo chữ quốc ngữ chứ không phải giáo sĩ Pháp Alexandre de Rhodes như lâu nay chúng ta vẫn lầm tưởng...”.
Với người Bình Định, có lẽ ý niệm về “chiếc nôi” của chữ quốc ngữ đến với họ sớm hơn. Cũng căn cứ vào những dữ liệu được họ coi là xác tín từ các thư tịch, những báo cáo mang tính biên niên của các giáo sĩ dòng Tên ở Đàng Trong vào giai đoạn sơ khai đầy ấn tượng của chữ quốc ngữ, từ những năm 1969-1970 một số nhân sĩ, trí thức ở Bình Định đã nghĩ đến việc “làm cái gì đó” để ghi dấu việc chữ quốc ngữ được khai sinh ở di chỉ Nước Mặn (nay thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước) của tỉnh nhà.
Trích dẫn từ các tư liệu có được, linh mục Gioan Võ Đình Đệ (hiện ở tại tòa giám mục Quy Nhơn) cho rằng, cư sở Nước Mặn của các thừa sai dòng Tên chẳng những là một trung tâm truyền giáo mà còn là nơi các thừa sai dòng Tên nghiên cứu và sáng chế chữ quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất.
“Theo linh mục Joaõ Roiz, năm 1620 đã có hai thừa sai nói thạo tiếng Việt đó là cha Francisco de Pina và cha Cristophoro Borri. Trong đó cha Borri chỉ làm việc tại Nước Mặn từ năm 1618 đến khi ra khỏi Đàng Trong vào năm 1622. Cha Pina đến Hội An năm 1617 trong thời kỳ bị trục xuất, phải lén lút, cha chỉ tiếp xúc được với người Việt khi làm việc tự do tại Nước Mặn từ năm 1618-1620. Trong khoảng thời gian từ 1620-1623 cha Pina đi về giữa Nước Mặn và Hội An, rồi năm 1623 cha lập cư sở tại Thanh Chiêm. Ngoài ra, cư sở Nước Mặn cũng là “trường quốc ngữ” đầu tiên cho các thừa sai đến sau như linh mục Emmanuel Borges -1622, linh mục Gaspar Luis, linh mục Girolamo Majorica -1624… (Tuổi Trẻ Online 21/4)
Về đầu trang

Nam Trà My: Kỳ lạ tục chích máu tìm kẻ gian


Một phong tục kỳ lạ tồn tại hàng trăm năm, xác suất đúng sai chưa được khoa học kiểm chứng nhưng người dân tộc Ca Dong, Xê Đăng huyện Nam Trà My tin tưởng tuyệt đối, được xem là “phiên tòa” để xử những người vi phạm lệ làng.
Gọi phong tục chích máu là vì khi "xử án", hai người tranh chấp sẽ dùng một que nhọn đâm thẳng vào bàn tay, nếu ai bị chảy máu là người thua kiện. Phong tục là sự tin tưởng tuyệt đối vào “công lý”, cái đúng mà làng phân định của người dân tộc Ca Dong, Xê Đăng này. Hầu như phong tục này đều xuất hiện rải rác tại các xã nơi có hai tộc người này sinh sống. Nhưng hiện nay, tại các xã Trà Tập, Trà Cang phong tục này được nhiều người biết đến và vẫn còn tiếp diễn.
Già làng Hồ Văn Tua (xã Trà Cang) cho hay, khi có tranh chấp hoặc mâu thuẫn xảy ra, người trong làng đến trình với già làng để giải quyết. Ngay sáng hôm sau, già làng sẽ cho tập hợp dân làng và người thưa kiện đến giải quyết ngay tại sân làng hoặc tại mảnh đất tranh chấp. Mới sáng sớm tinh mơ, hai người trong cuộc tranh chấp không được ăn uống gì. Già làng sẽ tổ chức lễ cúng và phân công người có uy tín trong làng đi vót hai cây nứa nhọn, dài khoảng 5cm.
Hai người tham gia chích máu để tìm công bằng sẽ cầm hai que nứa, đưa lên trời để vái tạ thần linh, rồi xoay quanh để dân làng chứng giám. Sau đó, cả hai người cùng hô lên: "Ông trời, ông đất ơi, ăn máu thì phải ăn máu của hắn, trả lại sự công bằng cho tôi", rồi người này dùng que nứa đâm vào bàn tay trái người kia. Khi que nứa đâm gần xuyên bàn tay khoảng một cm, già làng sẽ hô rút que ra.
Nếu ai chảy máu thì người đó là có lỗi và chấp nhận bồi hoàn thiệt hại cho người kia. Điều kỳ lạ chưa giải thích được là khi chích que nứa vào da thịt thì tất nhiên phải chảy máu, nhưng ở đây lại có người khi đâm que nhọn vào sâu trong thịt lại không hề thấy máu chảy ra. Thấy quá linh ứng như vậy, dân làng hoàn toàn tin tưởng tục lệ và kết quả trước mắt.
Theo già làng Hồ Văn Ri (xã Trà Tập), phong tục chích máu này đã ăn sâu vào tâm thức người dân nơi đây. Khi chính quyền không giải quyết được thì làng sẽ đứng ra phân xử. Đây là phong tục kỳ lạ nhưng tính chính xác lại 100%. Hiện nay phong tục này vẫn còn diễn ra tại các nóc vùng cao và được nhiều người tại đây công nhận nhưng vẫn chưa giải thích được. (Lao Động & Xã Hội 20/4, tr12)
Về đầu trang

XÃ HỘI

Đại lễ tri ân tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ


Trong hai ngày 19-20/4, tại Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Bản quản lý Khu công nghiệp huyện Quế Sơn đã phối hợp với xã Hương An tổ chức Đại lễ cầu siêu - tri ân tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ.
Đây là dịp để người dân, cán bộ huyện Quế Sơn, xã Hương An và vùng Dự án cũng như cán bộ nhân viên Khu công nghiệp Đông Quế Sơn thêm hiểu và tôn kính các thế hệ cha anh đã hy sinh vì nền độc lập tự do của đất nước.
Đại lễ có sự tham dự của chính quyền địa phương cùng chư tôn giáo phẩm đại diện Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo tăng ni phật tử trên cả nước. Tại khu vực Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, quá trình xây dựng đã quy tập gần 200 mộ liệt sĩ đã hy sinh hoặc được an táng tại đây. (Công An Đà Nẵng Online 21/4) Về đầu trang

Hội An: Ban hành Chương trình hành động vì trẻ em năm 2014


UBND thành phố Hội An vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em năm 2014.
Theo đó, các chỉ tiêu cụ thể được đặt ra trong năm 2014 như: Về sức khỏe dinh dưỡng phấn đấu tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 5%; tỷ lệ tử vong bà mẹ 0%.
Về mục tiêu giáo dục cho mọi trẻ em, phấn đấu 100% trẻ em đi học đúng độ tuổi; 98% trẻ em tốt nghiệp tiểu học; 95% trẻ em tốt nghiệp THCS. Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các loại hình giáo dục phù hợp và bình đẳng. Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV...
Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 1,09% trên tổng số trẻ em. 90% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ bị tổn thương được can thiệp kịp thời để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt…
Toàn thành phố Hội An hiện có 19.527 em dưới 16 tuổi; trong đó có 7.785 trẻ em dưới 6 tuổi. (Văn Hóa 21/4, tr13)
Về đầu trang

Bắc Trà My: Cựu chiến binh xây nhà tưởng niệm Bác Hồ


Ngày 20/4, cựu chiến binh Võ Như Thông (thị trấn Trà My) đã khánh thành và mở cửa cho người dân vào thăm nhà tưởng niệm Bác Hồ với Quảng Nam - Quảng Nam với Bác Hồ.
Trước đó, từ năm 2009, ông Thông đã xây dựng nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên diện tích rộng gần 100m², phía trước là bức tượng Bác Hồ cao hơn 3m. Phía sau là phòng trưng bày gần 100 cuốn sách, báo, tranh ảnh, các tư liệu về Bác với kinh phí đầu tư gần 200 triệu đồng. Sau đó, năm 2013, ông Thông đã xây dựng nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Ông Thông cho biết, các tư liệu, hình ảnh được ông sưu tầm suốt hàng chục năm qua. Kinh phí đầu tư cho ba khu tưởng niệm này gần 700 triệu đồng, đó là tiền lương hưu cựu chiến binh mà hai vợ chồng ông tích góp được từ nhiều năm qua. Ông Lê Văn Tuấn - Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My nói: “Những công trình ông Thông xây dựng thể hiện tấm lòng của một lão thành cách mạng đối với Bác Hồ. Đó không chỉ là nơi gia đình ông Thông hương khói Bác mà vào những dịp lễ tết, nhiều bà con nhân dân trong vùng cùng đến thắp hương thành kính viếng Bác Hồ”. (Tuổi Trẻ Online 21/4)
Về đầu trang

Chàng trai xứ Quảng trên chiến hạm Mỹ


Trong lực lượng hải quân Mỹ trở lại Việt Nam tham gia đợt hợp tác hải quân thường niên giữa hai nước tại thành phố Đà Nẵng vào trung tuần tháng 4 vừa qua có 2 người Việt Nam trong đó có Mai Rocky (31 tuổi), quê gốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình.
Sống ở quê đến năm 1996, Mai Rocky mới theo gia đình định cư ở Mỹ, sau đó, được giới thiệu gia nhập lực lượng hải quân và bắt đầu phục vụ trên tàu USS John S.McCain từ năm 2011. Trên tàu USS John S.McCain, Mai mang cấp bậc trung sĩ, đảm nhận nhiệm vụ điều phối thông tin chiến thuật và liên lạc viên.
Dù đã nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng trở lại Cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng) cùng tàu USS John S.McCain lần này với Mai Rocky có một cảm xúc rất đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên những người thân của Mai Rocky ở thị trấn Hà Lam, được lên tận tàu khu trục để thăm Mai. (Thanh Niên 21/4, tr9) Về đầu trang

Thăng Bình: Gia đình có con bị mù mắt, 1/3 hộp sọ bị hỏng cần giúp đỡ


Bị nhóm thanh niên đánh, sau đó trên đường đi bị ngã xe khiến Trịnh Tấn Phúc (SN 1990, trú tại xã Bình Quý) từ một thanh niên khỏe mạnh và là lao động chính trong gia đình bỗng mù mắt, nằm bất động trên giường, tổn hại đến 92% sức khỏe.
Sau khi Phúc gặp nạn, gia đình ông Trịnh Tấn Á phải chạy vạy khắp nơi vay mượn, và đã bỏ ra hơn 400 triệu đồng để cứu chữa cho con, nhưng Phúc bị não quá nặng nên đành phải chịu bị mù lòa, liệt người và khuyết hộp sọ. Không những thế, Phúc thường xuyên co giật, nôn ói khiến cả gia đình không làm được việc gì. Gần hai năm, tài sản trong nhà bị bán hết, gia đình ông Á đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. (Gia Đình & Xã Hội 21/4, tr10)
Về đầu trang

Điện Bàn: Cụ già cụt hai chân có nghề "hái ra tiền"


Đó là cụ Trần Dư (82 tuổi, trú xã Điện Dương) - một cụ già tóc đã bạc, nước da đã ngả màu vì tuổi tác, đặc biệt cụ bị cụt cả đôi chân.
Qua hơn 35 năm cầm dao, mác vót nan tre làm thuyền thúng, mỗi năm, cụ Dư làm ra hàng trăm chiếc thúng, ai cũng bảo cụ có nghề "hái ra tiền". Bây giờ tuổi cao, sức khỏe đã dần cạn kiệt, cụ chỉ làm những công đoạn nhẹ nhàng, còn công đoạn đòi hỏi sức khỏe để người con trai út nối nghề. Mỗi tháng cụ thường cho ra khoảng 20 chiếc thúng chai. Giá của mỗi chiếc thúng chai từ 2-9 triệu đồng, tùy theo kích thước, hình dáng và yêu cầu của khách hàng.
“Xưởng” chế biến thúng chai tre của gia đình cụ lúc nào cũng có người đến đặt hàng, lúc nào cũng nghe tiếng đục, đẽo và hầu như phải làm việc liên tục, có khi “cày” luôn đêm để hoàn thành thúng theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng của cụ cũng rất đa dạng, đó là người dân địa phương, khách du lịch hay các Công ty lữ hành.
Tháng ba, tháng tư hằng năm thường là thời điểm người dân biển bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, nên thúng chai luôn ở tình trạng “cháy hàng”. Đây vừa là niềm vui, vừa là động lực để cha con cụ Dư tạo ra thật nhiều thúng chai. Mấy năm trở lại đây, khách Tây trên con đường du lịch biển từ Hội An ra Đà Nẵng thường ghé qua nhà cụ để xem cách thức làm thúng chai và tỏ ra thích thú với loại phương tiện làm hoàn toàn từ tự nhiên này, rồi mỗi chiếc thúng chai của cụ Dư sẽ mang “linh hồn” Việt ra nước ngoài, như một động lực chính để gia đình ông bám mãi với nghề truyền thống này, cái nghề mà theo cụ “biển còn thì còn thúng chai”. (Quân Đội Nhân Dân Online 21/4)
Về đầu trang

DOANH NGHIỆP

DHM: Đẩy nhanh hoàn thiện đền bù giải phóng mặt bằng tại Thăng Bình


Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 của Công ty Cổ phần Thương mại & Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (HOSE: DHM), thời gian tới, DHM sẽ thúc đẩy Công ty Cổ phần Thương mại & Khai thác khoáng sản Miền Trung đẩy nhanh hoàn thiện đền bù giải phóng mặt bằng, lắp đặt dây chuyền khai thác đá tại xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Theo kế hoạch, đến tháng 7 sẽ cung cấp sản phẩm đá nghiền cho dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tiến hành thủ tục xin cấp phép khai thác mỏ cát xây dựng huyện Hiệp Đức.
Với trang trại tại huyện Thăng Bình, đang trong giai đoạn 2, DHM dự kiến quý IV/2014 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng để có thể sớm đưa vào hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty triển khai nghiên cứu mô hình kinh doanh nhà hàng tiệc cưới và tổ chức sự kiện tại Đà Nẵng, kế hoạch là cuối năm 2014 sẽ chọn được phương án thiết kế và nhà thiết kế. (Công Lý Online 21/4) Về đầu trang

TIN VẮN

Năm 2014, tỉnh hỗ trợ 5.615 tỷ đồng để thực hiện phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi (gần 5 triệu con gia cầm và hơn 700.000 con gia súc). (Kinh Tế & Đô Thị 22/4, tr2) Về đầu trang


ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

Quảng Nam hiện có 82 doanh nghiệp may công nghiệp, thu hút 21.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng hơn 20% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nội dung này được đưa lại trên Tapchicongthuong.vn 21/4. Về đầu trang./.



BTV Thanh Thùy





Каталог: QTIUpload -> BanTin
QTIUpload -> TỈnh ủy quảng nam đẢng cộng sản việt nam
BanTin -> Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về
BanTin -> BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 21 tháng 4 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 02 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 14 tháng 11 năm 2013)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 28 tháng 10 năm 2013)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 21 tháng 02 năm 2014)
BanTin -> BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 23 tháng 12 năm 2013)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 8 tháng 4 năm 2014)
BanTin -> BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 02 tháng 01 năm 2014)

tải về 235.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương