BÁo cáo tổng kếT (tóm tắt) TÌnh hình thực hiện nhiệm vụ KẾ hoạch năM 2009 VÀ KẾ hoạch năM 2010


PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NĂM 2010



tải về 203.63 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích203.63 Kb.
#23322
1   2

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
NĂM 2010




I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC


Theo nhiều dự báo thì năm 2010 kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng sẽ có cải thiện và chuyển biến tích cực hơn. Cụ thể, nếu năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng âm 1,1% theo dự báo của IMF thì sang năm 2010 cũng theo tổ chức này sẽ tăng 3,1%. Theo đó hoạt động đầu tư và thương mại cũng từng bước phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, quá trình phục hồi này còn chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là những vấn đề về biến động giá cả, khan hiếm nguyên liệu, các chính sách và rào cản mang tính bảo hộ...

Ở trong nước, năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm kết thúc kế hoạch 5 năm 2006-2010, năm chuyển tiếp của kế hoạch 5 năm 2011-2015, năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nên việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2010 sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.

Các giải pháp kích thích kinh tế sẽ tiếp tục phát huy tác dụng tích cực trong năm 2010, cùng nhiều chính sách đã ban hành khác sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Với sự ổn định chính trị và môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho chúng ta đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp, mở rộng hoạt động thương mại, kinh tế đối ngoại...

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

1. Mục tiêu tổng quát


Quán triệt mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là :”Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại;...chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế;...phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm 2006-2010”, ngành Công Thương đề ra mục tiêu tổng quát của ngành là : ”Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cao hơn năm 2009 ở mức cao nhất; tập trung khai thác tối đa thị trường trong nước; bảo đảm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế những sản phẩm công nghiệp chủ yếu; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quôc tế trong lĩnh vực công thương; giữ ổn định thị trường hàng hóa trong nước không để xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong ngành”.

2. Chỉ tiêu tổng hợp


Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2010 đề ra khoảng 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu đạt những mục tiêu sau đây:

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12% so với năm 2009 (Phụ lục 1b). Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với thực hiện năm 2009 (công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7,0%).

- Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 7% so với thực hiện năm 2009.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tăng khoảng 5,6% so với thực hiện năm 2009.

- Nhập siêu hàng hoá năm 2010 không quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa tăng 22% so với thực hiện năm 2009. Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.

- Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng theo mục tiêu Chính phủ đề ra.

3. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể

3.1. Nhiệm vụ chủ yếu

- Nhanh chóng phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đều khắp các ngành, các địa phương. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có khả năng giải quyết nhiều việc làm.

- Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón... trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.

- Tập trung vốn và huy động các nguồn lực để thực hiện đầu tư các dự án lớn trong ngành theo đúng tiến độ đề ra. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các loại nguyên liệu, vật liệu thay thế hàng nhập khẩu và các ngành công nghiệp có tiềm năng.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá đã qua gia công chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

- Tham gia có hiệu quả vào việc ổn định thị trường trong nước những mặt hàng trọng yếu như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng; tăng cường kiểm soát thị trường, chống mọi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, nhập lậu, làm hàng giả, không bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm... không để xảy ra những cơn sốt thiếu hàng, tăng giá.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế, bảo đảm quyền độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.



3.2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,0%. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%; Khu vực ngoài nhà nước tăng 14,3%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,6%.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 60,54 tỷ USD, tăng 7%, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước tăng 11,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô tăng 2,3%.

- Giá trị kim ngạch nhập khẩu khoảng 72,66 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó: khu vực 100% vốn trong nước tăng 6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,8%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bán lẻ 1.460,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2009. Hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Tổng mức đầu tư các Tập đoàn, TCT, Công ty, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện 222,6 nghìn tỷ đồng, tăng 53,3%.



- Một số sản phẩm chủ yếu:


Sản phẩm công nghiệp

Sản lượng năm 2010

Tăng/giảm 2010/2009 (%)

+ Điện sản xuất

93,38 tỷ kWh

tăng 11,1%

+ Điện thương phẩm

81,95 tỷ kWh

tăng 10,3%

+ Than sạch

44,0 triệu tấn

tăng 0,7%

+ Dầu thô khai thác

15 triệu tấn

bằng 92,0%

+ Khí đốt (khí thiên nhiên)

8,0 tỷ m3

bằng 100%

+ Thép các loại

6,9 triệu tấn

tăng 9,2%

+ Ti vi

3,8 triệu chiếc

tăng 30,4%

+ Phân đạm urê

945,5 nghìn tấn

bằng 100%

+ Phân lân các loại

1,6 triệu tấn

tăng 14,2%

+ Phân NPK các loại

2,6 triệu tấn

tăng 4,3%

+ Quần áo may sẵn

2,64 tỷ sản phẩm

tăng 2,5%

+ Giầy dép các loại

550 triệu đôi

tăng 25,6%

+ Giấy bìa các loại

1.650 nghìn tấn

tăng 1,0%

+ Thuốc lá bao các loại

5,0 tỷ bao

tăng 2,6%

+ Bia các loại

2.500 triệu lít

tăng 24,7%

+ Sữa bột

50 nghìn tấn

tăng 18,1%

+ Dầu thực vật (tinh luyện)

670 nghìn tấn

tăng 13,0%



3.3. Kế hoạch xuất khẩu hàng hoá

Mục tiêu xuất khẩu Quốc hội đặt ra tăng trên 6%, Bộ Công Thương phấn đấu xuất khẩu năm 2010 tăng 7%, cụ thể như sau:



a. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

(Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD, Tăng %)

NỘI DUNG

Năm 2009

KH năm 2010

Tăng giảm (%)

Tỷ trọng 2009 (%)

Tỷ trọng 2010 (%)

Tổng kim ngạch

56.584

60.544

7,0

100,0

100,0

Nhóm nông sản, thủy sản

12.147

12.980

6,9

21,5

21,4

Nhóm nhiên liệu, khoáng sản

8.513

7.514

-11,7

15,0

12,4

Nhóm công nghiệp chế biến

29.390

32.365

10,1

51,9

53,5

Nhóm hàng hoá khác

6.534

7.685

17,6

11,5

12,7

- Nhóm hàng nông sản, thuỷ sản: Do hạn chế về diện tích, thời tiết, nguồn nước, năng suất và do lượng xuất khẩu năm 2009 đạt khá cao, nên năm 2010 khó có khả năng tăng trưởng cao, thậm chí một số sẽ đến ngưỡng nếu không có những biện pháp tích cực.Vì vậy, muốn tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu phải nâng cao chất lượng hàng hóa để nâng giá bán. Cụ thể:

+ Thủy sản: Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Thủy sản, xuất khẩu năm 2010 sẽ có khả năng tăng khá khoảng 9 - 10%, đạt 4,6 tỷ USD, tăng gần 400 triệu USD so với năm 2009.

+ Gạo: Lượng xuất khẩu dự kiến 5,5 triệu tấn, giảm 8,4% so với năm 2009 với giá dự kiến đạt 520 USD/tấn, tăng 14% so với mức bình quân 2009, nên kim ngạch năm 2010 ước khoảng 2,85 tỷ USD.

+ Cà phê: Lượng xuất khẩu dự kiến 1,1 triệu tấn, giảm 5,8% so với năm 2009, tuy nhiên giá dự kiến đạt 1.550 USD/tấn, tăng trên 5% so với mức bình quân 2009, nên kim ngạch năm 2010 ước khoảng 1,71 tỷ USD, bằng năm 2009.

+ Cao su: Lượng xuất khẩu dự kiến 680 ngàn tấn, giảm 6,3% so với năm 2009, tuy nhiên giá dự kiến đạt 1.900 USD/tấn, tăng 15,8% so với mức bình quân 2009, nên kim ngạch năm 2010 ước khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2009.

+ Hạt điều: Lượng xuất khẩu dự kiến 175 ngàn tấn xấp xỉ năm 2009, tuy nhiên giá dự kiến đạt 5.100-5.300 USD/tấn, tăng khoảng 7 - 10% so với mức bình quân 2009, nên kim ngạch năm 2010 ước khoảng 900 triệu USD, tăng 6% so với năm 2009.

- Nhóm hàng khoáng sản: Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 dự báo giảm 11,7% so với năm 2009, chủ yếu do giảm lượng dầu thô xuất khẩu (còn 9 triệu tấn so với 13,4 tấn năm 2009) với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,1 tỷ USD, giảm 32,4%; lượng than đá xuất khẩu còn 21 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với năm 2009.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Chiếm tỷ trọng 53,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến đạt gần 32,4 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2009, cụ thể như sau:

+ Dệt may: Theo Hiệp hội Dệt may và các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 có khả năng tăng trưởng 10 - 16% do nhu cầu từ thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản hồi phục. Dự kiến, phấn đấu kim ngạch đạt khoảng 10,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2009.

+ Giầy dép: Mặt hàng này tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá từ thị trường EU, tuy nhiên khi kinh tế phục hồi thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, vì vậy khả năng tăng trưởng khoảng 13 - 15% so với năm 2009, kim ngạch dự kiến đạt 4,6 tỷ USD.

+ Điện tử và linh kiện máy tính: Mặt hàng này có khả năng tăng trưởng cao do các dự án lớn của Samsung, Intel, Foxcon… đi vào hoạt động trong năm 2010. Riêng Samsung có thể xuất khẩu khoảng 500 - 600 triệu USD/năm. Nếu dự án của Intel hoàn thành sớm thì khả năng xuất khẩu trong năm 2010 có thể đạt 500 - 700 triệu USD. Dự kiến, cả nhóm hàng năm 2010 xuất khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2009.

+ Đồ gỗ: Theo Hiệp hội Gỗ, năm 2010 sẽ khả quan hơn nhiều so với năm 2009 do nhu cầu về các mặt hàng nội ngoại thất tại 2 thị trường chủ lực Hoa Kỳ và EU đang cải thiện. Nhiều đơn hàng lớn đã được ký kết cho năm 2010 nên dự kiến xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2009.

+ Sản phẩm chất dẻo: Dự kiến về thị trường vẫn có khả năng tăng trưởng tốt do yêu cầu về các sản phẩm giá trị thấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng vẫn cao, nên xuất khẩu năm 2010 dự kiến đạt 1 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2009.

+ Máy móc, thiết bị phụ tùng khác: Đây là nhóm hàng có nhiều tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua. Năm 2009 xuất khẩu tăng 9,1%, đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Dự kiến năm 2010, xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2009.

b. Về thị trường xuất khẩu: Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Các thị trường chủ lực trong năm 2010 vẫn là châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada). Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.

3.4. Nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là 72,66 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2009. Trong quá trình điều hành luôn quan tâm để tăng trưởng nhập khẩu không cao hơn tăng trưởng xuất khẩu và khống chế mức nhập siêu không quá 20%. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, bởi phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của chúng ta đều nhập khẩu từ nước ngoài và để đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì máy móc phụ tùng nhập khẩu cũng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc hạn chế nhập khẩu sẽ tập trung vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm và một số máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được, tuy nhiên nhóm các hàng hoá này chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Cụ thể cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu năm 2010 như sau:



Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; Tăng %

NỘI DUNG

Năm 2009

KH năm 2010

Tăng giảm (%)

Tỷ trọng 2009 (%)

Tỷ trọng 2010 (%)

Tổng kim ngạch

68.830

72.660

5,6

100,0

100,0

Nhóm hàng cần nhập khẩu

56.763

60.415

6,4

82,5

83,1

Nhóm hàng cần phải kiểm soát NK

6.005

5.950

-0,9

8,7

8,2

Nhóm hàng hạn chế NK

6.062

6.295

3,8

8,8

8,7

- Về nhóm hàng cần thiết nhập khẩu: Đây là nhóm hàng là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất, không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Tuy nhiên vẫn phải tính đến khả năng giảm hợp lý nhập khẩu ở nhóm này, đặc biệt trong khâu dự trữ, trong việc khai thác nguyên liệu trong nước để thay thế, thì mới có khả năng giảm nhập siêu vì tỷ trọng nhóm hàng này chiếm trên 83% tổng giá trị nhập khẩu.

- Về nhóm hàng nhập khẩu cần kiểm soát: Nhóm này gồm các mặt hàng: sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý, hàng hóa khác…, hiện chiếm tỷ trọng 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ giảm còn 8,2% năm 2010. Giải pháp quản lý như đối với nhóm hàng cần thiết nhưng với mức độ chặt chẽ hơn, đặc biệt với mặt hàng vàng, đá quý….

- Về nhóm hàng hạn chế nhập khẩu: Nhóm này gồm: hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện ô tô dưới 9 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỷ trọng hiện chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu, sẽ giảm còn 8,7% và tốc độ tăng năm 2009 là 4,4% sẽ giảm còn 3,8% năm 2010

Về thị trường nhập khẩu, phần lớn nguyên nhiên liệu cơ bản vẫn nhập khẩu từ thị trường Châu Á với thuận lợi về khoảng cách, phù hợp thị hiếu, giá cả (ước tính tỷ trọng chiếm khoảng 75-80%), tiếp theo là EU và Châu Mỹ nên rất cần quan tâm tới sự cân đối xuất nhập khẩu với các thị trường này.



Cán cân thương mại: Cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu cần phải có cơ chế kiểm soát nhập siêu hiệu quả, tiến tới cải thiện cán cân thương mại và nâng cao mức dự trữ ngoại tệ nhằm duy trì sự lành mạnh của các chỉ tiêu kinh tế vi mô. Dự kiến, nhập siêu hàng hóa năm 2010 khoảng 12,1 tỷ USD tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu ở mức 20%.

3.5. Thị trường trong nước

Cân đối cung cầu những mặt hàng trọng yếu được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của nhân dân; Cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển thương mại cả nước và của các địa phương, quy hoạch phát triển các hệ thống phân phối và hệ thống sản xuất các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; Từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) tại các thành phố và thị xã thuộc tỉnh.

Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội 2010 dự kiến tăng khoảng 22% so với năm 2009. Hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá cả hàng hoá tuy có xu hướng nhích lên do kinh tế thế giới phục hồi nhưng sẽ dần ổn định.

* Cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của nhân dân; Cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển thương mại cả nước và của các địa phương, quy hoạch phát triển các hệ thống phân phối và hệ thống sản xuất các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; Từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) tại các thành phố và thị xã thuộc tỉnh. Cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu cụ thể xem Phụ lục 1r.

3.6. Đầu tư xây dựng

Dự kiến tổng số vốn đầu tư năm 2010 của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương là 222,6 nghìn tỷ đồng, tăng 53,3% so với thực hiện năm 2009, trong đó: kế hoạch của các Tập đoàn, Tổng công ty 91 là 218,2 nghìn tỷ đồng, tăng 54,9%; các Tổng công ty 90 và Doanh nghiệp độc lập hơn 4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% và khối hành chính sự nghiệp 359 tỷ đồng, tăng 14,7% so với thực hiện năm 2009 (Phụ lục 2a).





tải về 203.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương