BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Tịnh Hóa Ác Nghiệp : Bốn Năng Lực Đối Kháng



tải về 1.46 Mb.
trang20/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33

Tịnh Hóa Ác Nghiệp : Bốn Năng Lực Đối Kháng


Rồi thì chúng ta đọc, “(Xa hơn thế) khi cực kỳ thiết yếu để tịnh hóa những cấu bẩn của nghiệp nợ hắc ám và tàn tích (từ những thệ nguyện bị đổ vở) làm lu mờ ba cánh cửa (của thân, miệng, và ý của các con), và đặc biệt (để tẩy đi) những nghiệp chướng (những điều có thể ngăn trở một sự tái sinh [tốt đẹp] như thế), các con nên tiếp tục tự mình tận tâm để (áp dụng) sự hoàn thành bốn năng lực đối trị (những điều có thể rửa sạch chúng).” Trong khi quan tâm đến sự kiềm chế khỏi những hành động tiêu cực trong tương lai, các con có thể quyết định duy trì một nguyên tắc đạo đức mà nó sẽ bảo vệ các con khỏi liên lụy vào những hành vi tiêu cực trong tương lai, nhưng còn những hành động tiêu cực mà các con đã làm thì thế nào? Cách duy nhất để đối phó với những điều này là tịnh hóa chúng.

Có một người Tây Tạng nói rằng, “Nếu có một điều tốt về những tính chất tiêu cực, đấy là chúng có thể được tịnh hóa,” Tuy nhiên, có những trình độ khác nhau về tịnh hóa. Một, có thể là loại trừ hoan toàn năng lực của một hành động nghiệp chẳng hạn như là nó có thể không bao giờ chín được. Một thứ khác là giảm bớt tính trầm trọng của một ác nghiệp hệ trọng chặng hạn như sự kết quả của nó sẽ ít tàn phá hơn. Điều thứ ba có thể là trì hoãn sự kết quả của một ác nghiệp, thứ mà không thể hoàn toàn tịnh hóa.

Luận giải liên hệ đến bốn năng lực đối trị nên được dùng khi thực hành tịnh hóa:

1- Năng lực của ăn năn, hay hối quá. 

2- Năng lực của sự tin cậy hay nương tựa [quy y]. 

3- Năng lực của hành vi đạo đức. 

4- Năng lực của sự quyết tâm.

Trong bốn năng lực trên, quan trọng nhất là năng lực của sự ăn năn hay sám hối. Từ sâu thẩm trong tim (tâm), chúng ta phải nhận thấy một cảm giác sâu xa của sự ăn năn hối lỗi về hành vi tiêu cực mà chúng ta đã tạo nên, giống như chúng ta đã ăn phải thuốc độc.

Năng lực thứ hai là sự tin cậy hay nương tựa. Nếu chúng ta nhìn vào nhiều hành động tiêu cực mà chúng ta đã tạo nên, hầu hết chúng liên hệ đến hoặc là những chúng sinh cao cấp hơn, chẳng hạn như Đức Phật, hay những chúng sinh như chúng ta. Vì thế, chúng ta thực hành năng lực của sự nương tựa bằng việc tiếp nhận quy y trong Ba Ngôi Tôn Quý và phát sinh bồ đề tâm, cảm nhận một lòng từ bi mạnh mẻ cho tất cả chúng sinh.

Thứ ba là năng lực của việc dấn thân trong những hành động đạo đức một cách cụ thể hướng đến sự tịnh hóa. Bất cứ khi nào chúng ta thực hiện một hành động đạo đức, chúng ta có thể trực tiếp hướng nó đối với mục tiêu của tịnh hóa ác nghiệp của chúng ta. Trong truyền thống Tây Tạng, tập tục phổ biến là tiến hành thực tập đặc trưng phối hợp với tịnh hóa, đấy là sáu điều thường được trích dẫn là: niệm Phật, đặc biệt là trong kinh bồ tát sám hối với việc lạy phủ phục trước ba mươi lăm vị Phật; _[30], trì tụng chân ngôn nào đấy, đặc biệt thần chú một trăm âm Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva) và mật ngôn Kim Cương Bất Động Tôn (Vajra Akshobhya [Mitukpa]), tụng kinh; thiền quán trên tính không; cúng dường; và đặt làm (sáng tạo) những hình tượng. (32)

Năng lực thứ tư là một ý thức kiên quyết sâu sắc rằng chúng ta sẽ không say mê trong những hành động tiêu cực như thế trong tương lai, ngay cả phải trả giá bằng cả mạng sống. Trong sự thực tập này, chúng ta có thể tỉnh thức rằng chúng ta có thể không thành công một cách hoàn toàn trong việc kiêng cữ tất cả những hành động tiêu cực hay một hành động tiêu cực đặc thù nào đấy, nhưng trong khi chúng ta thật sự thực hành tịnh hóa, chúng ta nên phát sinh một sự quyết tâm mạnh mẻ rằng chúng ta sẽ không đam mê trong những hành động như thế trong tương lai.

---o0o---

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Nếu một người bị mắc phải một loại bệnh hoạn và liên lụy một hành động giết người, người ấy có thể làm gì để tịnh hóa nghiệp ấy?

ĐÁP: Nếu bởi “bệnh hoạn” trong ý nghĩa một loại quấy rầy về tâm lý hay cảm xúc mà nó đưa đến tình trạng mất trí, thế thì từ quan điểm đạo đức của Phật giáo, một hành động như vậy chứa đựng ít nghiệp quả hơn là một sự liên lụy giết người có tính toán trước với một nhận thức đầy đủ về những hậu quả. Nó cũng nhẹ hơn là một sự liên lụy giết người xảy ra bởi những cảm xúc tiêu cực có tác động mạnh, điều này, một lần nữa từ quan điểm đạo đức của Phật giáo, cũng được xem là một hành động giết người hoàn toàn.

Tuy thế, bất cứ tính tự nhiên của hành động không đạo đức là gì, sự thực hành của chúng ta nên làm để tịnh hóa ác nghiệp là phổ biến và phải chứa đựng bốn năng lực đối trị. Khi thực tập năng lực của ăn năn hối quá, hãy nhớ đối tượng mà hành động nhắm đến, và, áp dụng tất cả bốn năng lực(đối trị), liên hệ trong những hành động đạo đức, chẳng hạn như thiền tập thâm sâu trên tính không hay tâm giác ngộ (bồ đề tâm-bodhicitta). Cũng có một những sự thực hành tịnh hóa phổ thông cũng để áp dụng trong những trường hợp như thế. Nếu chúng ta không thể trau dồi bốn năng lực và tiến hành trong một hành động của tịnh hóa, một hành động xen kẻ đơn giản là trì tụng thần chú hay tiến hành trong một số hành động tích cực khác với xu hướng của tịnh hóa những hành vi nghiệp chướng.



HỎI: Với kiến thức của chúng ta về nghiệp báo và ảnh hưởng của những hành vi tốt hay xấu, một người Phật tử đối xử thế nào đối với những tội phạm?

ĐÁP: Từ quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng là phân biệt giữa hành vi và cá nhân người liên lụy vào nó. Chúng ta có thể hoàn toàn không chấp nhận hành vi đó nhưng chúng ta phải duy trì từ bi đối với cá nhân làm việc đó, luôn luôn nhận thức khả năng của con người cho sự chuyển hóa và sửa đổi. Bất cứ phương pháp nào mà xã hôi dùng như một phương tiện điều chỉnh cần thiết để được áp dụng. Tuy nhiên, cá nhân cần thiết được điều chỉnh trong một cách mà người ấy học hỏi để nhận ra rằng những gì họ làm là sai lầm; do thế, bản án tử hình là ngoài lề. Ngay cả ý tưởng tù chung thân cũng phải bàn lại, bởi vì nó cũng thất bại để nhận ra khả năng của sự sửa đổi. 

__

Illuminating the Path to Enlightenment 



Chapter Five: Refuge, Karma and Precepts  

Hồng Nhu dịch kệ 

Tuệ Uyển chuyển ngữ 

07-07-2009

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương