BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang19/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   33

Quán Chiếu Luật Nghiệp Báo


Một khi chúng ta tiếp nhận quy y nơi Ba Ngôi Tôn Quý, trách nhiệm chính của chúng ta là quán chiếu luật nghiệp báo và chừa bỏ hay tiết chế khỏi mười hành động tiêu cực (thập bất thiện nghiệp). Đoạn thứ mười một kết luận: “Hơn thế nữa, (sự thành công của các con) trong việc làm như thế tùy thuộc hoàn toàn vào sự lưu tâm của các con đối với những hành động của nghiệp thiện hay ác với những kết quả của chúng và rồi sống tùy thuộc trên sự hướng dẫn của những gì đã được tiếp nhận hay từ chối. Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con cũng tìm sự giải thoát , hãy vui thích trau dồi chính mình trong cùng cách như thế.”

Có hai loại hành động nghiệp khác nhau và nhiều cách để phân loại chúng. Vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ căn bản tự nhiên giống nhau, đấy là nguyện vọng tự nhiên về hạnh phúc an lạc và không muốn khổ đau, những hành động đưa đến hạnh phúc an lạc dần dần được xem như là tích cực, thiện nghiệp hay đạo đức, trong khi những hành động đưa đến đớn đau và khổ sở dần dần được cho là tiêu cực, ác nghiệp hay không đạo đức. Do vậy, những hành động được thực hiện trong mối quan hệ nhân quả đến hạnh phúc và khổ đau có sự phân biệt giữa tich cực và tiêu cực, hay đạo đức và không đạo đức (thiện và ác). Với sự lưu tâm đến phương tiện qua điều nào mà những hành động tiêu cực và tích cực này được tạo nên, chúng ta có những hành động của thân thể, lời nói, và tâm ý.

Những hành động nghiệp liên hệ đến những nhân tố phức tạp, chẳng hạn như động cơ ban đầu – trạng thái của tâm thức đã thúc đẩy đến hành động – đối tượng của hành động, sự thể hiện hành động và trạng thái tâm thức trên việc hoàn tất hành động. Tính tự nhiên của nghiệp đã tạo nên bởi một hành động bất đồng tùy thuộc trên điều là những hành động là đạo đức, trung tính, hay không đạo đức trong suốt bốn giai tầng. Có thể có hành động hoàn toàn đạo đức, và hành động hoàn toàn không đạo đức, nhưng cũng có những hành động một phần đạo đức và một phần không đạo đức, và cũng như những hành động thì trung tính._29

Luật nghiệp báo rơi vào trong luật phổ biến của nhân quả. Điều phân biệt luật nghiệp báo về nhân và quả từ điều phổ quát hơn là sự liên lụy của những chúng sinh. Luật nghiệp báo quy đến một mối liên hệ nhân quả trong điều mà một chúng sinh hành động với sự thông minh cùng động cơ thúc đẩy. Động cơ này quy định những hành động nào đấy trong sự chuyển vận, điều mà rồi thì đưa đến những nguyên nhân và kết quả nào đấy.

Vì thế, trong thảo luận về nghiệp báo, những nguyên nhân phức tạp chẳng hạn như động cơ, sự thực hiện hành động ,v.v… đề cập ở trên phải được đưa vào trong sự lý giải (hay kết toán). Tất cả những nhân tố này đóng một vai trò trong việc quyết định tính tự nhiên của nghiệp quả tạo nên. Bất cứ khi nào một hành động nghiệp quả xảy ra, nó là thân thể, lời nói hay tinh thần (tâm ý), tự hành động ấy tồn tại chỉ cho đến khi nó xảy ra hoàn toàn, nhưng hậu quả của nó có thể khởi lên rất trễ sau này. Những nghiệp quả nào đấy chín muồi ngay trong đời sống hiện tại mà nhân của nó được tạo nên (quả báo nhãn tiền), những nghiệp báo khác trong đời kế tiếp và những nghiệp báo còn lại là trong những đời sống tiếp theo sau. Một câu hỏi quan trọng trong luận thuyết triết lý Phật giáo hỏi về nhân tố gì liên kết với hành động nghiệp nhân đầu tiên đến quả của nó? Để giải thích điều này, có một khái niệm “thiên hướng” nghiệp, hay “dấu vết” nghiệp, điều này có nghĩa là mặc dù một hành động đã xảy ra một lần nhưng nó đã được hoàn thành, dấu vết của nó, hay thiên hướng của nó, tiếp tục duy trì.

Có rất nhiều sự bàn luận trong giáo lý đạo Phật về câu hỏi: dấu vết này được tàng trữ nơi nào. Nhiều nhà tư tưởng Phật giáo xác nhận rằng thiên hướng nghiệp (dấu vết nghiệp) được tàng trữ trong tâm thức. Khi chúng ta nhìn vào giáo lý mười hai nhân duyên, chúng ta thấy rằng căn bản vô minh đưa đến sự hưng khởi những hành hoạt tự động (hành động bản năng); nghiệp lưu lại dấu vết trên tâm thức; và tâm thức đưa đến sự hưng khởi những liên kết tiếp theo sau đấy. Do vậy, trong luận giải này, chính tâm thức là kho chứa những dấu vết của nghiệp.

Tuy vậy, có những lúc trong sự hiện hữu của một người, khi người ấy hoàn toàn không có hành vi của ý thức, chẳng hạn như khi một thiền giả hoàn toàn thẩm thấu trong sự cân bằng thiền tập nhất tâm bất loạn trên sự thực chứng trực tiếp tính không. Trong trạng thái ấy, không một điểm nào của tâm hành giả bị nhiễm ô, bởi vì thiền giả ở trong một trạng thái của tuệ trí vô nhiễm. Tại những thời điểm như thế, những vết tích của nghiệp chướng ở tại chỗ nào?

Một trong những câu trả lời thâm thúy nhất đến câu hỏi này đấy là những dấu vết được duy trì một cách đơn giản trên căn bản của ý thức đơn thuần của cái tôi mà tất cả chúng ta có một cách tự nhiên. Chỉ cái tôi này là cơ sở của những dấu vết lưu lại bởi nghiệp chướng đã tạo nên chúng và là mối liên kết giữa sự thể hiện nguyên sơ của hành động và hoa trái của nó ở những giai tầng trễ hơn sau này. Vấn đề này được thảo luận một cách rộng rãi trong một tác phẩm của Tổ sư Long Thọ, Cơ sở của Trung Đạo (Fundamentals of the Middle Way).

---o0o---

Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ mười hai

Những sự tiến bộ đầy đủ nhất (của tiến trình) trong việc hiện thực con đường siêu việt sẽ không đạt được ngoại trừ các con đạt đến sự hoạt động căn bản (của một thân thể con người lý tưởng) mà nó được hoàn toàn với tất cả tám phẩm chất thuận lợi chín muồi. Vì thế, các con phải rèn luyện trong nhân (của những hành động đạo đức) mà nó sẽ ngăn ngừa sự đạt đến của các con khỏi hình thức của sự hiện hữu không hoàn toàn như vậy. Xa hơn thế, khi nó cực kỳ cần thiết để tịnh hóa những cấu bẩn của nghiệp nợ hắc ám và tàn tích (từ những thệ nguyện bị đổ vở) làm lu mờ ba cánh cửa (của thân, miệng, và ý của các con), và đặc biệt (để tẩy đi) những nghiệp chướng (những điều có thể ngăn trở một sự tái sinh [vào cõi nhân thiên]như thế), các con nên tiếp tục tự mình tận tâm để (áp dụng) sự hoàn thành bốn năng lực đối trị (những điều có thể rửa sạch chúng). Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự mình thực tập cùng cách như thế.

Dịch kệ: 

12. Thân người đầy đủ 

Tám sự tự tại 

Nếu như thiếu đi 

Thì không thể có 

Bước nhảy vượt bực 

Trên con đường tu 

Thành tựu giác ngộ. 

Do đó phải nên 

Lánh ác làm lành 

Để khỏi tái sinh 

Vào cảnh khiếm khuyết; 

Cũng nên siêng năng 

Tẩy sạch ác nghiệp 

Phá phạm giới hạnh 

Đang vấy bẩn ba 

Cửa thân miệng ý; 

Và nhất là để 

Sám hối nghiệp chướng 

Khiến không thể sinh 

Trở lại làm người. 

Các con hãy gắng 

Siêng năng áp dụng 

Bốn lực sám hối 

Thanh tịnh nghiệp chướng. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này. 

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương