BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 23 tháng 12 năm 2013)


CHÍNH SÁCH MỚI Thông báo về cơ quan đối tượng chống người thi hành công vụ



tải về 250.48 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích250.48 Kb.
#38036
1   2   3   4

CHÍNH SÁCH MỚI

Thông báo về cơ quan đối tượng chống người thi hành công vụ


Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo đó, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục. Văn bản thông báo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi chống người thi hành công vụ; hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ. (An Ninh Thủ Đô 20/12) Về đầu trang

Khi tăng lương tối thiểu không cắt giảm phụ cấp


Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư số 33/2013 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình...
Theo đó, trong năm 2014, mức lương tối thiểu vùng dành cho người lao động sẽ được tăng lên từ 250.000-350.000 đồng/ tháng (tùy theo từng vùng). Thông tư này yêu cầu các doanh nghiệp khi trả mức lương tối thiểu mới cho người lao động không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương do người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật… Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. (An Ninh Thủ Đô 20/12) Về đầu trang

Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2013/CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã (HTX).
Nghị định gồm sáu chương và 33 điều. Sau những quy định chung, nghị định quy định rõ thành lập, đăng ký, giải thể HTX, liên hiệp HTX; tài sản, tài chính của HTX, liên hiệp HTX; chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước; quản lý nhà nước đối với HTX, liên hiệp HTX; điều khoản thi hành.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 27/1/2014. (Nhân Dân 19/12) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Yêu cầu rút kinh nghiệm điều hành giá cước viễn thông


Bộ Công thương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm việc điều chỉnh giá cước viễn thông tuân thủ đúng quy định của pháp luật cạnh tranh về giá.
Đó là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sau khi xem xét các báo cáo của Bộ Công thương, Bộ Thông tin - truyền thông (TT-TT) về việc ba doanh nghiệp Vinaphone, MobiFone, Viettel đồng loạt tăng giá cước 3G.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo Cơ quan quản lý cạnh tranh thông tin công khai về kết luận đối với việc này, chịu trách nhiệm về kết luận của mình theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ TT-TT làm rõ những điểm khác biệt, không phù hợp giữa quy định của pháp luật viễn thông tại thông tư quy định của Bộ TT-TT so với quy định về xác định giá thành toàn bộ tại nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.
Sau đó báo cáo Thủ tướng hướng xử lý bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TT-TT rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành giá cước dịch vụ viễn thông và tăng cường công tác truyền thông để người dân, xã hội hiểu về chính sách giá và tính công khai, minh bạch của quyết định điều chỉnh giá. (Tuổi Trẻ 20/12) Về đầu trang

Bộ GD-ĐT yêu cầu tổng rà soát mầm non ngoài công lập


Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT yêu cầu thực hiện một số giải pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng bạo hành trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ ở một số nhóm lớp mầm non tư thục chưa được cấp phép.
Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT các địa phương chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện thực hiện một số giải pháp cụ thể: Phối hợp với UBND xã, phường tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp tư thục độc lập đang hoạt động trên địa bàn. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm đối với trẻ. Chỉ đạo các cơ sở GDMN công lập làm tốt công tác tham mưu UBND xã, phường về việc thực hiện công tác quản lý đối với các nhóm lớp tư thục độc lập trên địa bàn… (Tuổi Trẻ 19/12) Về đầu trang

Sẽ cách chức nếu tiếp tay cho buôn lậu


Ngày 19/12, Thủ tướng ký công điện yêu cầu Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, mua bán, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan nêu trên cách chức, điều chuyển, loại khỏi ngành những cá nhân có biểu hiện tiếp tay hoặc làm ngơ để hoạt động buôn lậu diễn ra trên địa bàn, đơn vị, lĩnh vực phụ trách. (Thanh Niên 20/12) Về đầu trang

Lo lương, thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên ngành GTVT


Bộ GTVT và Công đoàn GTVT Việt Nam vừa có Chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành chủ động phối hợp với công đoàn đồng cấp tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của Ngành, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông và chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, công nhân, viên chức lao động trong dịp Tết Giáp Ngọ - 2014.
Để hiện thực hóa điều này, các đơn vị nêu trên cần giải quyết kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thanh toán tiền lương tháng 1/2014 và thưởng Tết cho cán bộ, công chức, viên chức. Các doanh nghiệp thanh toán tiền lương chậm nhất là tháng 12/2013, tạm ứng tiền lương tháng 1/2014 và các khoản tiền thưởng cho công nhân, viên chức lao động trước khi về nghỉ Tết. (Giao Thông 20/12) Về đầu trang

TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI

Đà Nẵng: Sẽ thí điểm cấp mã số công dân


Ngày 19.12, ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ thành phố cho hay, bước sang năm 2014 sẽ thí điểm cấp mã số công dân tại một số phường trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, mỗi công dân thường có nhiều loại mã số cá nhân khác nhau, như chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, mã số thuế cá nhân... Vì vậy, một trong những mục đích của việc xây dựng mã số công dân là để mỗi người dân sẽ có một mã số thống nhất. Sau lần đầu giao dịch, thông tin sẽ được lưu lại, mỗi khi liên hệ công việc chỉ cần tra cứu thông tin đã được đăng nhập mà không cần khai lại từ đầu... (Nông Thôn Ngày Nay 20/12) Về đầu trang

Nga: Đề xuất lập “danh sách hổ thẹn” để chống tham nhũng


Nghị sĩ Nga Alexei Chepa hôm 18/12 trình Quốc hội dự luật về việc lập danh sách những người bị kết án tội tham nhũng, sau đó phổ biến rộng rãi.
Ông Chepa đề nghị Bộ Tư pháp Nga đăng danh sách trên trang web của bộ này để ai cũng có thể truy cập, lấy thông tin.
Phát biểu trước Quốc hội, ông Chepa nói rằng, mọi người cần chấm dứt việc coi nhận hối lộ là điều bình thường trong cuộc sống; những kẻ tham nhũng cần bị nhiều người biết mặt chỉ tên.
Ông Chepa cho rằng, “danh sách hổ thẹn” sẽ đặc biệt hữu dụng đối với cử tri tại các cuộc bầu cử vì chỉ cần lên mạng là biết được ứng cử viên nào đã bị xử lý về tội tham nhũng.
Theo ông, “danh sách hổ thẹn” cũng đủ sức răn đe đối với những kẻ có máu tham nhũng, khiến họ phải cân nhắc trước khi nhận hối lộ. (Tiền Phong 20/12) Về đầu trang

BÌNH LUẬN

“Chấn động” rồi… bất động


“Gây chấn động dư luận cả nước”, dòng chữ này như đã trở thành “điệp khúc”, chỉ có điều độ rung chấn ngày càng mạnh hơn. Cách đây mấy năm, vụ bảo mẫu ở Biên Hòa hành hạ trẻ từng gây chấn động, phẫn nộ dư luận. Lần này, hai bảo mẫu ở Thủ Đức đầy đọa trẻ thơ hơn cả súc vật còn khủng khiếp hơn.

- Theo tôi, những vụ gây chấn động xã hội hầu như đã được báo trước, thấy trước, nhưng vẫn không có biện pháp ngăn chặn chỉ đến khi xảy ra thì chính quyền sở tại, ban ngành mới cuống cuồng họp bàn, thanh tra, kiểm tra.

- Nhận xét của ông được “xếp” vào tầm… vĩ mô. Phòng khám bệnh tư, thẩm mỹ viện tư, rồi trường, lớp, nhóm trông trẻ tư thục hoặc tự phát, có phép hoặc không phép mọc lên như nấm, gần như thả nổi, làm sao không xảy ra những vụ “gây chấn động xã hội” được?

- “Kỳ lạ” hơn là, rất nhiều cơ sở y tế, giáo dục, mầm non hoạt động trái phép một thời gian dài ngay trước “mũi” chính quyền, từng bị lập biên bản, xử phạt, cuối cùng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

- Chẳng lẽ những cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm chỉ khi xảy ra “chấn động” thì mới xắn tay vào cuộc?

- Nếu vậy thì rốt cuộc, sau “chấn động” rồi lại “bất động” thôi. Dân tình sẽ lại phải xót xa, phẫn uất trước những đứa trẻ bị tra tấn dã man như… nô lệ. (An Ninh Thủ Đô 20/12) Về đầu trang


Một dự thảo “lạ”


sTrong nỗ lực giúp doanh nghiệp “gỡ rối” về thủ tục hành chính đối với việc xin chấp thuận và triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng hiện đang cùng soạn thảo một thông tư liên tịch hướng dẫn quy trình giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường để thực hiện dự án đầu tư.
Như thông tin tại dự thảo tờ trình kèm theo dự thảo thông tư, để triển khai một dự án đầu tư có sử dụng đất, xây dựng và liên quan đến môi trường thì chủ đầu tư phải thực hiện trung bình khoảng 18 thủ tục hành chính khác nhau. Các thủ tục hành chính này được quy định tại hàng chục văn bản pháp luật, từ cấp luật, nghị định đến thông tư và thậm chí là rất nhiều văn bản hướng dẫn của các chính quyền địa phương khác nhau.
Chưa nói đến sự chồng chéo, mâu thuẫn và không rõ ràng trong bản thân các quy định pháp luật, hay khó khăn từ cơ chế “xin - cho”, ngay việc xác định thủ tục nào cần làm trước, thủ tục nào sau cũng đã là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp kém giữa các cơ quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính cũng góp phần gây thêm trở ngại cho doanh nghiệp.
Chính vì thế, nội dung cơ bản, cũng là mục tiêu chính của dự thảo thông tư là thống nhất các thủ tục hành chính, vốn đang được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, bằng cách xóa bỏ mâu thuẫn đang tồn tại, đảm bảo rõ ràng nhất đến mức có thể các thủ tục hành chính đồng thời có sự “điều chỉnh” nhất định trên cơ sở tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đây có thể coi là một cách tiếp cận rất mới nếu không muốn nói là một sáng kiến về mặt kỹ thuật lập pháp.
Không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận mới, những người soạn thảo thông tư còn cố gắng “cài cắm” một số quy định mang tính nguyên tắc theo hướng có lợi cho chủ đầu tư và do đó, gây “khó dễ” cho cơ quan nhà nước - một điều khá lạ lẫm vì đi ngược với “tinh thần” chung của nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính.
Nguyên tắc “im lặng là đồng ý” có thể là một minh chứng cho việc “gây khó dễ” cho cơ quan nhà nước. Theo đó, dự thảo thông tư quy định trong trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có phản hồi trong thời hạn luật định về các vấn đề liên quan đến dự án khi được hỏi ý kiến thì được coi là đã đồng ý với các vấn đề cần xem xét của dự án.
Có thể nói nguyên tắc này, mặc dù rất giản dị, nhưng là một bước tiến lớn về thái độ và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiệu ứng đầu tiên có thể nhận thấy, nếu nguyên tắc này được áp dụng, là thời gian xin cấp phép dự án có thể được rút ngắn một cách đáng kể, và sẽ có thể giảm nhiều gánh nặng thực tế khác cho chủ đầu tư, doanh nghiệp.
Nguyên tắc tiếp theo, dự thảo thông tư ghi nhận một số thủ tục hành chính có thể được tiến hành đồng thời, hoặc theo lựa chọn của chủ đầu tư trong một số trường hợp. Không nghi ngờ gì nữa, nếu được thông qua, nguyên tắc này có thể coi là bước đột phá vì nó có thể giải quyết triệt để câu chuyện “con gà, quả trứng” vốn vẫn tồn tại lâu nay trong nhiều bộ thủ tục hành chính. Nguyên tắc này, cũng như nguyên tắc “im lặng là đồng ý” cũng xứng đáng có một vị trí pháp lý cao hơn mức thông tư.
Rất may, những “sự lạ” này hoàn toàn theo chiều hướng tích cực. Vì thế, dự thảo thông tư là văn bản rất đáng được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư dự án chờ đợi.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ là liệu thông tư liên tịch, khi được ban hành, có thể được các cơ quan nhà nước (đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh) thực hiện nghiêm túc hay không khi có thể một số hướng dẫn như dự thảo thông tư có sự khác biệt với các văn bản cấp cao hơn (nghị định, thậm chí luật), và hơn nữa các quy định này có thể tước mất một số quyền lợi của các cơ quan nhà nước này. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 20/12) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý?!


Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc quản lý...
Ngay sau khi clip 2 bảo mẫu bạo hành trẻ ở điểm giữ trẻ Phương Anh (số 18 đường Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) được tung ra, dư luận “sục sôi” trước những hành động độc ác của 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý. Sự việc khiến các bậc phụ huynh cảm thấy sốc và lo ngại khi gửi con tại các trường mầm non, đặc biệt là các trường tư thục.
Việc làm của 2 cô bảo mẫu đó là không thể chấp nhận được, khi đã vi phạm nghiêm trọng cả tình người lẫn đạo đức nghề nghiệp. Những hành động của họ góp phần làm xấu thêm hình ảnh về người thầy, vốn đã có những “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Hành động tàn bạo của họ khiến dư luận bị sốc, khi những đứa trẻ còn quá nhỏ, không tự bảo vệ được mình, lại bị những người được ví như “mẹ hiền” đối xử một cách ác độc. Vụ việc khiến các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, luật sư cùng lúc lên tiếng, từ đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đến Hội Bảo vệ Quyền trẻ em...
Tuy nhiên, để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở nuôi dạy trẻ. Thật vô lý khi các cơ quan chức năng có cả một đội ngũ ăn lương Nhà nước, nhưng lại không phát hiện ra vụ việc (tồn tại không phải trong thời gian ngắn), mà sự việc chỉ được phát giác khi báo chí lên tiếng. Lẽ nào, trong thời gian điểm trông trẻ này tồn tại, không một nhà chức trách nào đến kiểm tra?
Khi Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục - Đào tạo TP.Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền UBND quận Thủ Đức kiểm tra, báo cáo Bộ, cơ quan chức năng mới biết đây là nhóm lớp... chưa được cấp phép. Điều này cũng cho thấy, công tác kiểm tra đã không được tiến hành, hoặc chỉ kiểm tra chiếu lệ. Lạ nữa, cũng theo báo cáo, điểm trông trẻ này “vẫn treo biển và lén lút đón nhận trẻ”. Xem clip, ai cũng thấy rõ, việc nhận trẻ công khai, lại treo biển cũng công khai, mà nói là cơ sở trông trẻ này hoạt động “lén lút” liệu có thuyết phục?
Ngay sau vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã tiến hành họp, kiểm điểm. Tuy nhiên, công việc của các nhà quản lý, cơ quan chức năng không phải là chỉ “lên tiếng”, hay “rơi nước mắt” khi để xảy ra sự việc trên, mà là phải đưa ra được các giải pháp cụ thể.
Là cơ quan quản lý Nhà nước cấp cao nhất, lẽ ra, Bộ Giáo dục - Đào tạo phải có tầm nhìn để thấy trước được vấn đề này, tham mưu cho Chính phủ cũng như đề nghị các địa phương, khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp, chế xuất phải có trường lớp cho trẻ mầm non với các tiêu chí rõ ràng. Đằng này, chỉ khi liên tiếp các vụ việc xảy ra, Bộ Giáo dục - Đào tạo mới đề xuất, trong khi những năm trước, các vụ bạo hành trẻ ở các nhà trẻ, nhóm trẻ đã từng diễn ra, thậm chí, đã có những trẻ bị tử vong, mà hầu hết, đều xảy ra ở các điểm trông trẻ tư nhân ở các khu công nghiệp. Việc tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh chỉ ào ào lên ngay sau vụ việc, nhưng rồi chỉ dăm bữa nửa tháng là lại đâu vào đấy, như vụ bảo mẫu Quản Kim Hoa trước đây là một ví dụ.
Cần giải quyết vấn đề này bằng những việc làm thiết thực, như xây dựng nhà trẻ cho các khu công nghiệp, quan tâm đến con em công nhân, kiểm tra chất lượng các trường, lớp tư thục thường xuyên...
Đây không phải vụ bạo hành trẻ em đầu tiên và chắc cũng chưa phải vụ cuối cùng, khi mà còn những cơ quan chức năng tồn tại nhưng thụ động trong mọi vấn đề thuộc chính lĩnh vực chuyên môn của mình. (VOVNews 20/12) Về đầu trang

Каталог: QTIUpload -> BanTin
QTIUpload -> TỈnh ủy quảng nam đẢng cộng sản việt nam
BanTin -> Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về
BanTin -> BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 21 tháng 4 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 20 tháng 02 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 14 tháng 11 năm 2013)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 28 tháng 10 năm 2013)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 21 tháng 02 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 22 tháng 04 năm 2014)
BanTin -> BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 8 tháng 4 năm 2014)
BanTin -> BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 02 tháng 01 năm 2014)

tải về 250.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương