Bản hữu chủng tử (本有種子)= câu sinh chủng tử (俱生種子): Còn gọi là bản tánh trụ chủng (本姓住種) = hạt giống trong bản tánh, hạt giống bẩm chất



tải về 86 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích86 Kb.
#53894
1   2   3
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
môn thành duy thức luận
IV.Quán tính của hạt giống:
- Tập khí (vāsanā): tập khí, huân tập, tàn khí, tập quán dư tàn. Động từ căn, hoặc 1. vās (vāsayati): xông ướp, xông hương. 2. vas (vasati): ở, cư trú. Thắng man theo nghĩa sau, dịch là trụ địa.
- Còn gọi là huân tập. Tập : Thói quen, cơn nghiện, lệ thuộc thân và tâm lý.
- Huân=>Chân Huân Tập: Xông ướp đúng giá trị của chính nó. Còn gọi sở huân tập = cái được xông ướp. Ướp mùi sen vào trà = trà sen. Ướp mùi hương vào gỗ = gỗ thơm. Mồ hôi trên cơ thể tạo áo quần hôi.
-Sự lập lại có ý thức về hành động = thói quen. Thói quen tạo quán tính của nghiệp. Quán tính tiêu cực tạo lực ghì, kéo. Quán tính tích cực tạo lực đẩy, thôi thúc.


V. Điều kiện huân tập
Cái được huân tập và cái huân tập cần hội đủ bốn nghĩa.

1. Sở huân


(1) Tính kiên trụ. Tính bền lâu. Pháp mà thủy chung đồng một loại tiếp nối nhau liên tục để duy trì tập khí; pháp ấy chính là cái được huân tập.
(2) Tính vô ký. Tính trung hòa. Pháp bình đẳng, không có tính kháng cự khả năng dung nạp tập khí; pháp ấy mới có thể được huân tập.
(3) Tính khả huân. Tính hấp thu. Pháp nào có tính tự tại (tự do), không chặt cứng (như đá) để có khả năng dung nạp tập khí, pháp đó mới có thể bị huân tập.
(4) Tính cộng đồng hòa hiệp với năng huân. Pháp nào cùng đồng thời và đồng xứ với cái huân tập, pháp ấy mới được huân tập.

2. Năng huân


(1) Có tính sinh diệt. Pháp mà không thường hằng, có tác dụng sinh trưởng tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại ra pháp vô vi; nó không thể là năng huân, vì trước sau không biến đổi, không có tác dụng sinh trưởng.
(2) Có tác dụng ưu thắng. Pháp có tính sinh diệt mà thế lực tăng thịnh để dẫn sinh tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại ra tâm, tâm sở thuộc dị thục; vì thế lực yếu kém nên chúng không thể là năng huân.
(3) Có tăng giảm. Pháp có tác dụng ưu thắng, lại có tăng có giảm, duy trì tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừ pháp thiện viên mãn nới Phật quả; vì không tăng không giảm nên không thể là năng huân. Nếu nó là năng huân thì không phải là viên mãn; vì như vậy Phật quả trước sau có ưu có khuyết.
(4) Cùng với sở huân hòa hiệp mà chuyển. Nếu cùng với cái được huân tập mà đồng thời, đồng xứ, không tương tức, không tương ly; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừ tha thân, sát na tước sau, vốn không có ý nghĩa hòa hiệp; cho nên nó không phải là năng huân.
tải về 86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương