Bản hữu chủng tử (本有種子)= câu sinh chủng tử (俱生種子): Còn gọi là bản tánh trụ chủng (本姓住種) = hạt giống trong bản tánh, hạt giống bẩm chất


Nguồn gốc của hạt giống a. Thuyết bản hữu: Hộ Nguyệt (Candrapāla)



tải về 86 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích86 Kb.
#53894
1   2   3
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
môn thành duy thức luận

1. Nguồn gốc của hạt giống

a. Thuyết bản hữu: Hộ Nguyệt (Candrapāla)


Mọi hạt giống đều có sẵn (pháp nhĩ bản hữu), nhờ huân tập nên phát triển.

b. Thuyết tân huân: Thắng Quân (Śrīsena) và Nan-đà (Nanda)


Hạt giống không có sẵn, do huân tập mà sinh như tiến trình ướp mùi.
Chủng tử vô lậu cũng do huân tập, do nghe Chánh pháp, thực hành giới, thiền định.

c. Quan điểm của Hộ Pháp


Mỗi chủng tử (hữu lậu và vô lậu) đề có hai loại:
(a). Bản hữu. Đó là công năng sai biệt sản sinh uẩn, xứ, giới; tồn tại tự nhiên (pháp nhĩ 法爾) trong thức A-lại-da kể từ vô thủy.
Đây gọi là chủng tính của bản tính trụ.
(b). Thủy khởi. Nó hiện hữu do được thường xuyên huân tạp bởi hiện hành. Đây gọi là chủng tử được tập thành.
Bản hữu chủng tử (本有種子)= câu sinh chủng tử (俱生種子): Còn gọi là bản tánh trụ chủng (本姓住種) = hạt giống trong bản tánh, hạt giống bẩm chất.
a) Hạt giống vốn có, bắt đầu từ nhiều kiếp trước, tạo tính bẩm năng, thần đồng, thiên tài, tài năng, năng khiếu, giỏi giang hơn.
b) Hạt giống bản năng: Khuynh hướng hưởng thụ tính dục, tham lam, si muội.
- Tạo tính tiềm năng, dễ nhớ, ấn tượng, hoạt dụng mạnh. Chỉ cần xúc tác là tái hiện.
Thỉ khởi chủng tử (始起種子): Hạt giống mới gieo, mới sinh, mới nổi dậy. Còn gọi tập sở thành chủng tử, tức hạt giống do huân tập (xông ướp) mà hình thành.
Nếu mới toanh: Yếu ớt, cần chăm sóc, hỗ trợ, dễ bị quên lãng, bị vô hiệu hoá.
Nếu thay thế hạt giống khác: Hấp lực mạnh, thu hút hơn, gây ấn tượng; hỗ trợ chuyển nghiệp tốt hơn hoặc xấu hơn.
Chủng tử hữu lậu (): Trổ quả thiện và ác trong ba cõi.
Chủng tử vô lậu (): Trổ quả an vui và giải thoát. Nghĩa đăng (tr.859c17): “Trong địa vị phàm phu, vô lậu chưa phát sinh nên nó không thể là cái huân tập, cũng không phải tồn tại từ vô thủy.”


2. QUAN HỆ GIỮA HẠT GIỐNG
Nếu không có dụng ý, các hạt giống nằm nguyên, tách lập nhau, không ảnh hưởng nhau.
Do tác động của huấn luyện, hạt giống tương tác, bù trừ, mạnh ảnh hưởng, yếu bị loại trừ.
Tiếp biến hạt giống: giằng xé, giành quyền ngự trị, thay thế, loại trừ



tải về 86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương