Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang59/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61
Chú Thích


  1. „Nunc dimittis“ là những chữ mở đầu bài ca của Si-mê-ôn. Kinh Thánh thuật lại chuyện ông già Si-mê-ôn đã cất lên bài ca đó, khi thấy con trẻ Giê-su được cha mẹ đưa vào đền thánh dâng cho Thiên Chúa (Lc 2,29). Si-mê-ôn nhận ra trẻ Giê-su Ki-tô chính là Đấng Thiên Sai. Ông ca ngợi Chúa và cho biết giờ đây sẵn sàng chết trong toại nguyện: „Giờ đây, lạy Chúa, như Ngài đã nói, hãy để cho tôi tớ được ra đi trong yên lành. Bởi mắt tôi đã nhìn thấy được ơn cứu độ, mà Chúa đã đưa ra trước mặt muôn dân…“

  2. „Kinh nguyện chung“ của thánh Petrus Canisius, vị „tông đồ thứ hai“ của nước Đức: „Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Cha ngự trên trời. Xin Cha hãy đoái nhìn những than van, bất hạnh và khốn cùng của chúng con bằng con mắt xót thương nhưng không của Ngài. Xin hãy đoái thương mọi Ki-tô hữu, những người vì họ mà Con của Ngài là đức Giê-su Ki-tô, đấng cứu chuộc và là Chúa chúng con, đã tự nguyện trao mình trong tay sự dữ và đã đổ máu quý giá của Người nơi cây thánh giá. Nhờ bởi Chúa Giê-su, xin Cha vô cùng nhân ái hãy giúp chúng con tránh được những hình phạt xứng đáng, những nguy hiểm hiện tại và tương lai, những phẫn nộ có hại, những trang bị vũ khí chiến tranh, những mắc mỏ giá cả, bệnh tật, những giây phút âu sầu đáng tội. Chúng con cũng xin Cha soi sáng và giúp sức cho những vị lãnh đạo tinh thần và trần thế, để họ hỗ trợ tất cả những gì làm vinh danh Chúa, góp phần cho sự cứu rỗi của chúng con, cho sự triển nở nền hoà bình chung và cho hạnh phúc của toàn thể Ki-tô hữu. Lạy Thiên Chúa của hoà bình, xin giúp chúng con hợp nhất trọn vẹn trong đức tin, tránh mọi phân cách và chia rẽ; xin hướng dẫn tâm hồn chúng con trở về với sự ăn năn đúng đắn và biến cải đời sống chúng con; xin đốt lửa tình yêu của Ngài trong chúng con; xin làm cho chúng con đói khát sự công chính, để chúng con sống và chết trong sự hài lòng của Chúa, như những người con ngoan của Ngài. Lạy Chúa, chúng con cũng cầu xin, như điều Chúa vẫn muốn, cho những bạn bè và kẻ thù của chúng con, cho kẻ lành cũng như người bệnh, cho mọi Ki-tô hữu buồn phiền và đau khổ, cho người sống lẫn kẻ chết. Lạy Chúa, xin hãy nhận lấy tất cả những việc làm hay bỏ sót của chúng con, những hành vi và biến đổi của chúng con, cuộc sống và cái chết của chúng con. Xin cho chúng con ngay từ bây giờ nếm được hồng ân của Chúa và mai đây được cùng với các thánh ca khen và vinh danh Chúa trong niềm vui và hạnh phúc đời đời! Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin Cha cho chúng con vay trước điều đó! Nhờ Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha yêu dấu, là Đấng cùng bản tính với Cha và Chúa Thánh Thần sống và ngự trị từ muôn thủa đến muôn đời. Amen.“

  3. Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo của Dòng Tên Civiltà Cattolica, phổ biến trong tháng chín 2013, giáo tông Phan-sinh trả lời những câu hỏi liên quan tới cuộc đời của ngài, tới suy nghĩ và cái nhìn của ngài về Giáo Hội.

  4. Sau những chặng đường ở Marktl, Tittmoning và Aschau, tháng tư 1937 gia đình dời về làng Hufschlag gần Traunstein trong một căn nhà nông dân cũ được ông bố mua lại năm 1933 với giá 5 500 mác đế quốc. Ngay sau khi Hitler nên nắm quyền, ông tin chắc: „Chiến tranh sẽ tới, và mình giờ đây cần phải có ngay một căn nhà riêng.“

  5. Nhà toán học và triết gia người pháp Blaise Pascal trải qua một kinh nghiệm thần bí vào năm 1654; kinh nghiệm này được ông ghi lại trên một miếng da nhỏ - Mémorial (bản ghi nhớ) – mà ông luôn luôn giữ bên mình. Theo đó, Thiên Chúa không phải là sản phẩm của tư duy, Người không hiện hữu qua những lí chứng biện minh của các triết gia („không phải là Thiên Chúa của các triết gia và các học giả“), nhưng Người là một kinh nghiệm như lửa, ở đây Pascal muốn nhắc tới câu truyện bụi gai cháy trong Kinh Thánh (Xh 3,6: „Thiên Chúa của Áp-ra-ham, của I-sa-ác và của Gia-cóp“).

  6. Đoạn trong „bài nói chuyện ở Regensburg“ ngày 12.09.2006, trong đó Biển-đức XVI ghi lại câu nói của hoàng đế bi-dăng-tin Manuel II Palaiologos: „Không đi sâu vào chi tiết cũng như vào việc trình bày khác nhau giữa các ‚nhà thông luật‘ và những ‚người không tin‘, ông [hoàng đế Manuel II] quay ra nói với người đối thoại, bằng một giọng cộc cằn không ngờ, giọng điệu hẳn ta không thể nào chấp nhận được, về câu hỏi nền tảng liên hệ tới tương quan giữa tôn giáo và bạo lực: Ông nói: ‚Anh hãy chỉ cho tôi hay, đâu là điều mới mẻ nơi Mo-ha-mét, và ở điểm này anh sẽ chỉ thấy toàn là điều dở và bất nhân, chẳng hạn như ông đã ra lệnh phải dùng gươm để phát triển cái đạo do ông giảng.‘ Sau khi nói cộc cằn như thế, Hoàng Đế cắt nghĩa tỉ mỉ vì sao việc loan truyền đức tin bằng bạo lực là điều sai trái. Nó trái với bản tính của Thiên Chúa và trái với bản chất của linh hồn…“

  7. Về lời cầu thứ sáu tuần thánh cho người Do-thái, một trong những „lời cầu lớn“ trong phụng vụ thứ sáu tuần thánh theo nghi lễ roma, đã có những tranh luận mạnh mẽ. Bản văn nguyên thuỷ có từ thế kỉ thứ 6. Nó gọi người Do-thái là perfidis (bất trung) và xin Chúa hãy „lấy đi cái màn che khỏi tâm họ“, cho họ nhận biết đức Ki-tô và xé cái „màn tối“ khỏi họ. Cồng Đồng Vatican II đổi mới phụng vụ và giáo tông Phao-lô VI nhân đó đã cho sửa lại ngôn từ lời cầu. Ngày nay ta có bản văn lời cầu như sau: „Chúng ta cũng cầu cho người Do-thái là những người đầu tiên được Thiên Chúa giao tiếp: Xin Chúa hãy giữ họ trong sự trung thành với giao ước của Ngài và trong tình yêu đối với danh Ngài, để họ đạt tới mục tiêu, mà Ngài muốn dẫn họ đi tới.“ Khi giáo tông Gio-an Phao-lô II để các giám mục cho phép một số nhóm được cử hành nghi thức phụng vụ cũ theo Sách Lễ năm 1962, thì lời nguyện cũ trước đây cũng theo đó trở lại. Biển-đức XVI đã sửa lại lời cầu vào tháng hai năm 2008 như sau: „Chúng ta cũng cầu cho những người Do-thái. Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm họ, để họ nhận biết đức Giê-su Ki-tô, đấng cứu rỗi mọi người. Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn tất cả mọi người đều được cứu rỗi và đều được nhận biết sự thật. Xin thương cho toàn Is-ra-en cũng được cứu rỗi, khi tới hồi viên mãn tất cả mọi dân tộc đã bước vào trong Giáo Hội của Ngài. Nhờ đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen“ Chỉ tới hôm nay - năm 2016 – tôi mới biết được, là người ta hình như cũng đã đặt đầu đề cho từng lời nguyện cả trong Sách Lễ Cũ, những lời nguyện này vốn không có trong Sách Lễ Cũ và vì thế cần phải được bỏ đi. Hình như đầu đề lời cầu cho dân Do-thái ở đó có tên là: „Pro conversione Iudaerum“ Đầu đề này vốn không có trong Sách Lễ Cũ. Nếu cần có một đầu đề cho lời nguyện, thì nên viết như thế này: „Pro Iudaeis“.

  8. Tháng hai 2009 Biển-đức ra văn thư rút lại vạ dứt phép thông công cho bốn giám mục thuộc Huynh Đoàn Pi-ô. Lệnh này đã gây ra một trận chiến truyền thông chưa bao giờ có. Hãy nhớ lại tuần tự biến cố: Vatican dự định phổ biến tin về việc đức Thánh Cha đã quyết định rút lại vạ thông công cho bốn giám mục lúc 12 giờ ngày 24 tháng hai. Lí do phạt vạ không còn nữa, sau khi Huynh Đoàn đã ra tuyên cáo trở lại quy phục quyền bính của Giáo Tông. Rút vạ thông công không có nghĩa là phục hồi chức vụ hay kề cả việc hội nhập trở lại trong lòng Giáo Hội công giáo. Nhưng trước đó một tuần, ngày 17 tháng giêng, tin tức này được một nhà báo người tây-ban-nha bật mí. Ngày 20 tháng giêng tuần báo Der Spiegel (Đức) đăng tin về một cuộc phỏng vấn trên truyền hình thụy-điển, trong đó giám mục người anh Richard Williamson của Huynh Đoàn công khai phủ nhận việc Quốc Xã giết dân Do-thái. Ngày 22 tháng giêng truyền hình thuy-điển cho phát hành cuộc phỏng vấn đó. Cùng ngày, kí giả Andrea Tornielli của báo Il Giornale (Í) cũng loan tin về cuộc phỏng vấn của Williamson. Cũng cùng ngày 22 tháng giêng Vatican triệu tập một cuộc họp cao cấp về vấn đề này. Thành phần tham dự: các hồng y Bertone, Hoyos, Levada, Hummes và hai giám mục. Cuộc họp không đi tới kết quả nào, không có biện pháp gì cả. Thư kí riêng của Giáo Tông là Georg Gänswein đau nằm ở nhà.

Sự việc trở thành một cuộc vu vạ chính trị. Dù Vatican đã ra bao nhiêu tuyên bố, người ta vẫn kết án Giáo Hội công giáo chứa chấp kẻ phủ nhận cuộc giết dân Do-thái. Chính Biển-đức XVI, trước đó mấy tuần kêu gọi „hãy đoàn kết chặt chẽ với thế giới do-thái“ và cực lực chống lại mọi hình thức chống do-thái, giờ đây lại bị các cơ quan truyền thông gán cho là người chống do-thái.




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương