Biển-đức XVI. Những Trao Đổi Cuối Đời. Với Peter Seewald



tải về 1.13 Mb.
trang57/61
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.13 Mb.
#39400
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61
Hãy nói như vầy: Lối nói của Ngài rất dè dặt. Nhất là khi trình bày Ngài hiếm khi nhìn vào mắt người nghe và giọng của Ngài hơi đơn điệu. Điều đó là có chủ ý?
Không, không. Đó là con người tôi, tôi phải thú nhận như thế; tôi thường không đủ mạnh mẽ khi nói – và tôi cũng không nhập tâm đủ nội dung bài nói, để có thể trình bày cách tự do, không cần giấy. Hẳn đó là một điểm yếu. Và giọng nói của tôi vốn yếu.
Nhưng điểm mạnh của Ngài là nói suôn sẻ, đa số các nội dung này có thể dùng để in ngay được.
Nhưng khi phải nói quá nhiều, như nhiệm vụ một giáo tông phải nói, thì vấn đề quả có hơi quá sức.
Giáo Tông luôn có nhiều người vây quanh, phải liên tục gặp những yếu nhân. Như vậy còn có giờ phút nào cô đơn riêng mình, để tâm hồn có thể đơm hoa?
Có, nhưng vì tôi cảm thấy mình rất gần Chúa, nên chẳng bao giờ cô đơn cả.
Ai tin, người đó chẳng bao giờ cô đơn?
Đúng như thế. Người đó hiểu ngay ra, là không phải mình làm điều đó. Tôi cũng không thể làm điều đó một mình được. Người luôn có mặt ở đó. Tôi chỉ có việc lắng nghe và mở rộng lòng ra cho Người. Và rồi chia sẻ điều đó với những người thân cận nhất của mình.
Lắng nghe và mở rộng lòng ra như thế nào? Ngài có thể chỉ cho tôi được không?
(Cười.)
Cách nào tốt nhất để làm điều đó?
Ấy, mình van xin Chúa, xin Người giúp mình trong giây phút này! – và tập trung tâm trí, yên lặng. Và rồi mình có thể cứ gõ cửa nhiều lần với kinh nguyện, cứ làm vậy sẽ được.
Ngài muốn làm được gì hơn nữa trong cuộc sống?
Tôi muốn làm được nhiều hơn về mặt khoa học. „Mạc khải“, „Kinh Thánh“, „Tông truyền“ và „Tương quan Thần Học - Khoa Học“, đó là những đề tài tôi muốn nghiên cứu sâu xa hơn, nhưng tôi đã không thực hiện được. Nhưng dù vậy, tôi cũng thỏa lòng với chuyện mình phải bước vào một con đường khác. Điều Thiên Chúa muốn không giống như chuyện tôi muốn. Giờ đây tôi thấy rõ, đó là con đường đúng cho tôi.
Sau nhiều chục năm xa cách Khoa Học, khi nghĩ lại kết quả làm việc của mình, hẳn Ngài cũng cảm thấy có đôi chút sa sút về khả năng chuyên môn, đôi chút xa lạ với giới thần học?
Thần Học trong Đại Học ở Đức rõ ràng đang gặp khủng hoảng và cần có những đầu óc mới, những sinh lực mới, một cường độ đức tin mới. Nhưng chính Thần Học thì vẫn luôn bước đi trên con đường mới. Tôi cám ơn Chúa về những gì mình đã có thể làm được, cho dù đó là những kết quả khiêm tốn, cho dù đó là những hoa trái thời cơ hơn là những đóng góp về mặt mục vụ - tâm linh. Những gì tôi đã có thể làm, như đã nói, hơi khác với những gì tôi muốn – tôi muốn suốt đời là một giáo sư đích thực -, nhưng nhìn lại, tôi thấy con đường mới của tôi trong cuộc đời cũng tốt.
Trước sau Ngài vẫn được gọi là Giáo Sư. Người ta gọi Ngài là „Giáo Tông Giáo Sư“ hay „Giáo Tông Thần Học Gia“. Ngài thấy, gọi như thế có đúng không?
Có thể nói, tôi đã cố gắng để trước hết trở thành một mục tử. Dĩ nhiên người mục tử cũng phải mê say với lời Chúa, nghĩa là với công việc của một giáo sư. Thêm vào đó, muốn được là một người xác tín, một Confessor. Từ Professor và Confessor, theo ngữ văn, gần như cùng một nghĩa, nhưng nhiệm vụ công tác của mình dĩ nhiên nặng về đường Confessor hơn.
Đâu là mặt yếu của Ngài?
Có lẽ tôi không có được lối lãnh đạo rõ ràng cả quyết và thiếu quyết định. Quả thật tôi là một giáo sư nhiều hơn, người vốn thích cân nhắc và suy tư về những chuyện tinh thần. Lãnh đạo không phải là điểm mạnh, và tôi có thể nói, đây phần nào là mặt yếu của tôi.
Đâu là điểm thành công nhất của Ngài?
(Cười.) Tôi không biết.
Trong cuốn Tự Truyện, Ngài thường nói tới những „vất vả mới“. Phải chăng Ngài đã trải qua một cuộc sống nặng nề khó khăn?
Có thể nói là không. Tôi muốn nói rằng, luôn luôn cũng có những khó khăn và vất vả, nhưng cũng có rất nhiều điều hay điều đẹp; không, có thể nói đời tôi chẳng có gì nặng nề.
Một người lớn tuổi và nhất là một Giáo Tông còn có thể học được gì?
Người ta có thể học mãi. Thứ nhất, mình phải học biết đức tin nói gì với mình trong thời buổi này. Và mình phải học có thêm khiêm tốn, sống đơn giản, sẵn sàng chấp nhận đau khổ và can đảm phản kháng. Mặt khác sự cởi mở và sự sẵn sàng tiếp bước.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   53   54   55   56   57   58   59   60   61




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương