Biến cố Phật giáo, 1963 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



tải về 228.7 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích228.7 Kb.
#13257
1   2   3

Hậu quả

Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế. Dư luận thế giới và cả Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.

Việc chính phủ Ngô Đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống Cộng sản, lại mất uy tín trong nước và trên thế giới làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì ngay hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ anh em Diệm – Nhu – Cẩn.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam.



Cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc

Ngày 4/9/1963, 14 nước bao gồm Afghanistan, Algeria, Cambodia, Ceylon, Guyana, India, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone, Somalia, Trinidad và Tobago đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với nội dung cáo buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 4/10/1963, Việt Nam Cộng hoà gửi thư lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc mời một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Cuối tháng 10, Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn gồm 16 thành viên đại diện 7 quốc gia Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Morroco và Nepal sang Việt Nam điều tra tìm hiểu sự thật. Cuộc điều tra kết thúc khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính.

Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã phỏng vấn nhiều người bao gồm các quan chức Việt Nam Cộng hòa, các lãnh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, không có giáo sĩ Công giáo hoặc thường dân nào được mời tham gia trong việc điều tra.[13]

Tuy nhiên, một số kết luận điều tra (rằng "không có ai chết vì súng bắn") đã bị phản bác bởi bác sĩ người Ðức Erich Wulff, nhân chứng của vụ nổ súng ở Huế. Ông kể: "Chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan... Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Tràng Tiền. Sau tiếng súng là một chập im lặng... Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này. Thiếu tá Sỹ lệnh cho chúng tôi phải rời đi, ông ta là một người Kitô quá khích và là người thân tín của Tổng giám mục Thục". Ông cho biết những nạn nhân có những vết thương nghiêm trọng do đạn bắn chứ không phải như Đặng Sỹ nói: "Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác – tất cả là trẻ em - thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của Ðài phát thanh và nhô đầu ra trước". Những lời tường thuật đầu tiên này được ghi lại chỉ không đầy một giờ đồng hồ sau biến cố; đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 9 năm 1963 trước Ủy ban Việt Nam của Liên Hiệp quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của Giáo sư Krainick.[14]



Xét xử

Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bác bỏ các lời buộc tội. Tuy nhiên, năm 1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, tòa án quân sự đã bắt Mathew Đặng Sỹ (phó tỉnh trưởng Huế, người đã ra lệnh nổ súng trong vụ việc ở Huế) và kết án tử hình với các tội danh: bắn vào đám đông không vũ trang, dùng xe bọc thép cán người biểu tình, và sử dụng chất nổ nguy hiểm để kiểm soát đám đông. Đặng Sỹ vẫn tuyên bố mình vô tội, ông biện hộ rằng việc ra lệnh phóng 3 quả lựu đạn MK3A2 vào đám đông là để "giúp giải tán nhanh đoàn người, bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công có thể có của Việt Cộng". Lời bào chữa này khiến hàng ngàn xếp hàng trên đường phố rất tức giận và la ó phản đối dữ dội.[15] Đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ, Nguyễn Khánh xá tội chết nhưng kết án Đặng Sỹ phải vào trại lao động khổ sai, cùng với các khoản bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Theo sự tiết lộ của Giáo sư Trần Hữu Thế, cựu bộ trưởng Giáo dục đối với GS Vũ Văn Mẫu, chính Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sỹ phải "dẹp" đám đông Phật tử tại đài Phát thanh Huế tối 8/5/1963. Trích:

Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô Đình Cẩn với sự hiện diện của Tổng giám mục Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.



Ngô Đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẽ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô Đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ăn bỗng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ: “Dẹp…!”.

Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ[cần dẫn nguồn]

Mặt khác, một số nguồn khác thì cho rằng: chính Đặng đã ra lệnh nổ súng để ngầm giúp đỡ cho một đảng phái thứ ba có quyền lợi nếu chế độ Diệm sụp đổ. Nhà báo Arthur DommenEllen Hammer thì suy đoán rằng một quân nhân Mỹ và một số ít nhân viên CIA đã dàn dựng toàn bộ vụ việc, bởi loại thuốc nổ dẻo được sử dụng khi đó là loại mới và chỉ có Mỹ sử dụng, trong khi quân Giải phóng lẫn Việt Nam Cộng hòa đều chưa có loại chất nổ này.[16]



Xem thêm

  • Tấn công hóa học ở Huế

  • Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam

Chú thích

  1. ^ Dụ số 10

  2. ^ Dụ số 10 hay “tính suy diễn tôn giáo”, Nguyễn Văn Lục

  3. ^ a b Hồi ký Đỗ Mậu, Biến cố Phật giáo, Đỗ Mậu - Giám đốc Nha an ninh quân đội, Nguồn: vantuyen.net

  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s PHÁP NẠN Ở HUẾ TRONG LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 1963, Nguyễn Hiền Đức, Nguồn vncphathoc.net

  5. ^ Thích Trí Quang và Chiến tranh Việt Nam, JAMES McALLISTER, Nguồn www.viet-studies.info

  6. ^ a b Hồi ký bác sĩ Erich Wulff, Erich Wulff, Nguồn todinhtudamhaingoai.org

  7. ^ a b c d e f CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM CHỐNG CHÍNH THỂ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ NGÔ ĐÌNH DIỆM, 1963, Nguồn: www.quangduc.com

  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, chương 38, Cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Lang, Nguồn www.quangduc.com

  9. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, chương 39, Phật tử đòi thực thi Thông cáo chung, Nguyễn Lang, Nguồn: www.quangduc.com

  10. ^ a b c d NGỌN LỬA QUẢNG ĐỨC VÀ BIẾN CỐ PHẬT GIÁO 1963 DƯỚI CÁI NHÌN CỦA THẾ GIỚI, Bùi Kha

  11. ^ Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Trang 451.

  12. ^ a b c d e f g h i j k l m Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, chương 40, Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Nguyễn Lang, Nguồn: www.quangduc.com

  13. ^ United Nations Fact Finding Mission

  14. ^ Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), Suhrkamp Verlag, Taschenbuch Ausgabe , st 73, Germany, 1972, trang 129-142

  15. ^ "Death Sentence Asked for Vietnamese Major"

  16. ^ "The Indochinese experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam"

Tham khảo

  • Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu: tâm sự tướng lưu vong – NXB Công an Nhân dân 2001.

  • Chung một bóng cờ NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1993.

  • Vietnam – 10,000 day war – Michael Maclear.







Каталог: botatquangduc

tải về 228.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương