Biến cố Phật giáo, 1963 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



tải về 228.7 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích228.7 Kb.
#13257
1   2   3

Thành lập Ủy ban Liên bộ

Ngày 4/6/1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo, do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Thành phần Ủy ban Liên bộ gồm:[4]



  1. Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ

  2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Lương

  3. Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyển Đình Thuần

Ủy Ban Liên Phái chấp nhận cộng tác với Ủy Ban Liên Bộ. Một phái đoàn hỗn hợp của hai bên được gửi ra Huế để giải tỏa các chùa Từ Đàm, Linh Quang, Báo Quốc, và Diệu Đế, đồng thời kêu gọi Phật tử trở về sinh hoạt bình thường, kiên nhẫn chờ đợi hành động của chính quyền.

Sự lắng dịu chỉ kéo dài chưa tới được một tuần lễ. Nhận thấy đối thoại với Ủy Ban Liên bộ không đưa đến kết quả cụ thể trong khi chính quyền vẫn âm thầm xiết chặt những biện pháp kiểm soát, Ủy Ban Liên Phái ra lệnh tiếp tục đấu tranh.[8]



Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu



Hoà thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu vì đạo pháp; tác giả: Malcolm Browne

Ngày 27/5/1963, hoà thượng Thích Quảng Đức 67 tuổi, trụ trì chùa Quan Âm (Gia Định) viết một lá thư cho Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc tình nguyện tự thiêu. Lời thỉnh nguyện này bị giáo hội bác bỏ. Tuy vậy ông vẫn quyết tâm thực hiện ý nguyện. Sáng ngày 11/6/1963, trước khi tự thiêu, ông đã viết lại một bức thư Lời Thỉnh Nguyện Tâm Huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông.[8]

Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử.[8]

Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.[8]

Chiều 11/6/1963, chính quyền ra lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, nơi để di thể của thiền sư Quảng Đức. Bất chấp lực lượng cảnh sát, khoảng 15.000 có mặt tại chùa Xá Lợi khiến chính quyền phải ra lệnh giải tán dân chúng tụ tập tại chùa Xá Lợi.[8]

Trong nhiều ngày liên tiếp, quần chúng tới chùa Xá Lợi viếng di thể hòa thượng Thích Quảng Đức rất đông. Lễ rước di thể thiền sư Quảng Đức được định vào ngày 16/6/1963. Giới lãnh đạo Phật giáo đã dự tính tổ chức vào dịp này một cuộc biểu dương đoàn kết lớn.[8]

Thông cáo chung

Theo chỉ đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đề nghị Ủy Ban Liên Phái và Ủy Ban Liên Bộ đàm phán để giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo. Phái đoàn Ủy Ban Liên Bộ do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn và phái đoàn Ủy Ban Liên Phái do thiền sư Thiện Minh làm trưởng đoàn họp từ ngày 14/6/1963 đến 2 giờ sáng ngày 16/6/1963. Sau 30 giờ làm việc, hai phái đoàn ra bản Thông cáo chung với sự chấp thuận của Chủ tịch Tổng Hội Phật giáo Việt Nam thiền sư Tịnh Khiết và Tổng thống Ngô Đình Diệm.[8]

Nội dung bản Thông cáo chung:


  1. Về quy định thể thức treo cờ quốc gia và cờ Phật giáo: được phép treo cờ Phật giáo nơi công cộng nhưng phải kèm theo cờ quốc gia. Khi treo hai cờ chung với nhau, cờ Phật giáo phải treo bên trái và bằng 2/3 cờ quốc gia. Trong chùa và tư gia được phép chỉ treo cờ Phật giáo.

  2. Về dụ số 10: sẽ tách các tôn giáo ra khỏi dụ số 10. các tôn giáo sẽ được điều chỉnh bởi một đạo luật do Quốc hội thông qua cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đạo luật này ban hành, chính quyền sẽ không áp dụng khắt khe dụ số 10, ngược lại Phật giáo cũng tránh vi phạm pháp luật.

  3. Về việc bắt bớ và giam giữ tín đồ Phật giáo: Chính phủ thành lập Ban điều tra để xem xét tất cả các đơn khiếu nại của Phật giáo. Những ai liên quan đến cuộc đấu tranh của Phật giáo sẽ được phóng thích. Chính phủ sẽ ban hành lệnh sửa sai để các cấp thực hiện.

  4. Về tự do truyền đạo và hành giáo: những sinh hoạt tôn giáo thuần túy và thường xuyên không diễn ra nơi công cộng không cần xin phép, các sinh hoạt nơi công cộng phải xin phép. Tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo xây cất chùa.

  5. Về trách nhiệm và trợ giúp của chính phủ: các cán bộ có trách nhiệm trong sự kiện Phật đản ngày 8/5/1963 sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu thật sự họ có lỗi. Các gia đình nạn nhân ở Huế đã được chính phủ trợ giúp kịp thời và có thể được trợ giúp thêm.

Những hành động của chính quyền

Ngày 18/6/1963, Văn phòng Tổng thống gửi mật điện số 1432/VP/TT cho các những người có trách nhiệm ra lệnh tạm thời nhượng bộ phong trào Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công đồng thời thanh trừng những nhân viên nhà nước ủng hộ Phật giáo. Một bản sao của mật điện lọt vào tay của Ủy Ban Liên Phái.[8]

Chính quyền cũng hỗ trợ giáo phái Lục Hòa Tăng thành lập Tổng Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn. Tổng Hội Phật Giáo này gửi điện cho hội Phật Giáo Tích Lan, tố cáo Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đang lợi dụng danh nghĩa của hội Phật Giáo Tích Lan hoạt động chính trị và yêu cầu tổ chức này lên tiếng phản đối. Hội Phật Giáo Tích Lan khẳng định Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam không phải là chi nhánh của tổ chức này và phản đối những hành động kỳ thị tôn giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[8]

Thông cáo số 3 (phổ biến nội bộ) của Thanh Niên Cộng Hòa do Ngô Đình Nhu chỉ huy cho rằng nội dung cũng như hình thức Thông cáo chung không phù hợp với chủ trương của Thanh Niên Cộng Hòa và trái với luật lệ hiện hành đồng thời phủ nhận quyền của Tổng thống trong vấn đề thả những người bị bắt.[8]

Ngày 26/6/1963, thiền sư Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm tố cáo các hành động kể trên là âm mưu chống Phật giáo, tố cáo chính quyền tiếp tục đàn áp Phật giáo, tố cáo Ngô Đình Nhu có ý định tổ chức cuộc biểu tình của Thanh Niên Cộng Hòa để yêu cầu chính phủ duyệt lại bản Thông cáo chung.[8]

Ngày 7/7/1963, chính quyền đem những người tham gia đảo chính ngày 11/11/1960 ra xét xử trong đó có Nguyễn Tường Tam. Điều này được Phật giáo cho là muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc đấu tranh của Phật giáo.[8]

Ngày 9/7/1963, bộ Nội Vụ ban hành nghị định 358-BNV/KS ấn định thể thức treo cờ Phật giáo cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Tuy nhiên phía Phật giáo lại kết luận chính phủ đang gây chia rẽ giữa Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các phái Phật giáo khác.[8]

Ngày 11/7/1963. Ủy Ban Liên Bộ thông báo cho Ủy Ban Liên Phái biết theo điều tra của Bộ Nội Vụ thì vụ thảm sát ở Huế ngày 8/5/1963 do cộng sản gây ra. Phía Phật giáo buộc tội chính quyền bưng bít sự thật.[8]



Phật giáo đấu tranh đòi thực hiện Thông cáo chung

Ủy ban Liên phái tố cáo chính quyền địa phương đang ngầm chống lại thực thi Thông cáo chung còn Ủy ban Liên bộ phủ nhận những cáo buộc này.[8]

Ngày 12/7/1963, thiền sư Thích Tịnh Khiết và lãnh đạo các phái Phật giáo khác gửi tổng thống Ngô Đình Diệm kiến nghị yêu cầu chính phủ thực thi nghiêm túc bản Thông cáo chung.[cần dẫn nguồn]

Ngày 14/7/1963, thiền sư Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm thông báo quyết định tiếp tục đấu tranh bất bạo động để đòi hỏi thực thi nghiêm chỉnh bản Thông cáo chung, đồng thời ra thông bạch kêu gọi tăng ni và tín đồ tiếp tục đấu tranh trên nguyên tắc bất bạo động.[8]

Từ ngày 15/7/1963 tăng ni tại chùa Xá Lợi, và các thành viên Ủy Ban Liên Phái bắt đầu tuyệt thực.[9]

Ngày 16/7/1963 hơn 150 tăng ni biểu tình trước nhà riêng đại sứ Mỹ kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa thuyết phục chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành bản Thông cáo chung.[9]

Ngày 17/7/1963, trên 1000 người do Thiền sư Thích Quảng Độ dẫn đầu diễu hành từ chùa Giác Minh nhưng bị chặn lại. Cảnh sát phong tỏa 2 chùa này khiến trên 600 người bị cô lập trong chùa hơn 2 ngày.[9]

Cũng trong ngày 17/7/1963, khoảng 400 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi đến chợ Bến Thành để yêu cầu chính phủ thực thi bản Thông cáo chung. Sau khi tăng ni biểu tình, cảnh sát đồng ý dùng xe chở tất cả về chùa Xá Lợi. Thay vì về chùa Xá Lợi, xe rẽ về hướng miền Tây. Hai bên giằng co nên cảnh sát chở tất cả tăng ni đến chùa Hoa Nghiêm ở Phú Lâm và cô lập họ ở đây. Tại đây chính quyền lấy thông tin cá nhân của tăng ni và tổ chức họp báo. Chính quyền tố cáo tăng ni hành hung người thi hành công vụ còn phía tăng ni phủ nhận cáo buộc của chính quyền. Sau đó, Ủy Ban Liên Phái đưa tất cả tăng ni về chùa Xá Lợi với sự hộ tống của xe cảnh sát. Trong cuộc biểu tình này có 50 tăng ni bị bắt.[9]

Cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực của Phật giáo được dân chúng ủng hộ rất mạnh. Nhiều Phật tử tình nguyện đến chùa tham gia tuyệt thực với các sư sãi.[9]

Dư luận quốc tế

Cộng đồng Phật giáo đã sử dụng sức mạnh của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để tạo dư luận đồng thời liên lạc với toà đại sứ các nước để kêu gọi nước ngoài gây áp lực với chính phủ Ngô Đình Diệm, hỗ trợ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Các cơ quan truyền thông quốc tế đăng tải đầy đủ về cuộc đấu tranh của Phật giáo. Báo chí Mỹ đã tạo ra dư luận lớn ở Mỹ khiến chính phủ Mỹ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ Ngô Đình Diệm.[9]

Báo New York Times đăng rất nhiều bài bất lợi cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhà báo David Halberstam viết chính phủ đã bị nhân dân ghét bỏ, và sớm muộn cũng sẽ bị lật đổ.[9]

Báo Washington Post ngày 19/6/1963 viết: "Cuộc tranh chấp không còn là một biến động mang tính địa phương nữa. Vì chế độ Ngô Đình Diệm liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ nên có nguy cơ tín đồ Phật giáo khắp Châu Á sẽ có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ cũng dung túng sự kỳ thị tôn giáo. Tuy đó là một ý nghĩ sai lầm nhưng vì là đồng minh của một chế độ độc tài và áp bức cho nên Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng."[9]

Việc một số nhà báo Mỹ khi tác nghiệp tại miền Nam Việt Nam bị cảnh sát hành hung được báo chí Mỹ đăng tải.[9]

Thượng nghị sĩ Mỹ Wayne L. Morse tuyên bố ngày 19/7/1963 rằng ông không đồng ý cho Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.[9]

Báo Le Monde ngày 10/6/1963 viết: "Biến cố ở Huế đã xẩy ra do sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền, và đã là một cơ hội tốt để sự bất mãn của nhân dân bộc phát. Sự tranh chấp nầy đã lột trần sự cô lập và thất nhân tâm của một nhóm thiểu số Thiên Chúa Giáo được ưu đãi."[10]

Trung Quốc in hàng triệu hình hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phổ biến tại các nước Á Phi với hàng chữ lớn "Một tăng sĩ Phật Giáo hy sinh thân mạng để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ-Diệm".[10]

Thứ trưởng ngoại giao Nhật Shigenobu Shima tiếp xúc với Đại sứ Việt Nam Cộng hòa để bày tỏ quan ngại về biến cố Phật Giáo Việt Nam.[10]

Ngày 30/8/1963, Giáo Hoàng Phaulo VI ra thông điệp: "Giáo Hoàng đã biểu lộ sự chú tâm và đau đớn theo dõi các biến cố bi thảm đương dày vò nhân dân Việt Nam và sự lo âu của Giáo Hoàng ngày càng thêm sâu sắc. Giáo Hoàng cầu nguyện để cho tất cả mọi người, trong mối hợp tác khoan dung và trong sự tương kính các quyền tự do chân chính, đoàn kết với nhau để tái lập tương thân và tình huynh đệ."[10]



Tổng thống Ngô Đình Diệm kêu gọi hòa giải

Để ổn định tình hình, ngày 18/7/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp được đài phát thanh phát lại nhiều lần với nội dung như sau:[9]

"Để tỏ rõ chủ trương của chính phủ cương quyết thi hành đúng đắn và hữu hiệu Thông cáo chung và để đánh tan mọi hồ nghi hoặc mưu mô xuyên tạc chia rẽ, chiếu theo đề nghị của Hội Đồng Liên Bộ, tôi vừa chấp thuận:

1. Chỉ thị của nghị định số 358 ngày 9 tháng 7 năm 1963 ấn đinh thể thức treo cờ Phật giáo. Thể thức này đã áp dụng riêng cho Tổng Hội Phật Giáo sẽ áp dụng cho bất tất cả các môn phái nào tự ý công nhận Phật giáo kỳ.

2. Chỉ thị Ủy Ban Liên Bộ hợp tác mật thiết với phái đoàn Phật giáo để cùng nghiên cứu điều tra giải quyết hoặc theo hồ sơ hoặc tại chỗ nếu cần những khiếu nại liên quan đến sự thực thi Thông cáo chung.

3. Chỉ thị các cấp quân dân chính mỗi người trong lĩnh vực của mình, trong lời nói cũng như trong việc làm, tích cực góp phần vào việc thực thi Thông cáo chung.



Tôi mong rằng quốc dân đồng bào ghi nhận ý chí hòa giải tột bực của chính phủ trong vấn đề Phật giáo và tôi yêu cầu quốc dân đồng bào từ nay sẽ khách quan phán quyết để có thái độ hành động, không để ai làm ngăn cản bước tiến của tân tộc trong nhiệm vụ diệt Cộng cứu quốc.".

Phật giáo không chấp nhận hòa giải

Ủy ban Liên phái Phật giáo kêu gọi đẩy mạnh đấu tranh

Ngày 19/7/1963, thiền sư Tâm Châu gửi thư ghi nhận thông điệp của Tổng thống Ngô Đình Diệm và yêu cầu Tổng thống phóng thích tất cả những người bị chính quyền giam giữ, bồi thường cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế đồng thời chấm dứt phong tỏa chùa Ấn Quang và Giác Minh. Sau khi những điều này được thực hiện, Phật giáo mới chấp nhận hòa giải và hợp tác với chính quyền.[9]

Ủy ban Liên phái nhiều lần từ chối lời đề nghị của Ủy ban Liên bộ thành lập Ủy ban hỗn hợp giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo và tiếp tục công bố những tài liệu tố cáo chính quyền vi phạm Thông cáo chung.[9]

Sáng ngày 23/7/1963, diễn ra một cuộc biểu tình của hơn 100 thương binh trước chùa Xá Lợi. Chiều hôm đó Nha Tổng Giám đốc Thông tin tổ chức họp báo cho biết những người tổ chức cuộc biểu tình đã bị cách chức và tạm giam 40 ngày.[9]

Ngày 30/7/1963, chùa Xá Lợi tổ chức lễ chung thất (49 ngày) cho thiền sư Quảng Đức. Sau buổi lễ, Ủy ban Liên phái ra Tuyên ngôn kêu gọi dân chúng đẩy mạnh cuộc đấu tranh bất bạo động.[9]

Ngày 1/8/1963, thiền sư Tịnh Khiết gửi một điện văn cho tổng thống John F. Kennedy, phản đối việc đại sứ Hoa Kỳ Frederic Nolting tuyên bố với hãng thông tấn U.P.I rằng không có chuyện kỳ thị tôn giáo và ngược đãi Phật giáo tại Việt Nam.[9]



Tăng ni, Phật tử tự thiêu và tự chặt tay

Ngày 4/8/1963, thiền sư Nguyên Hương 23 tuổi châm lửa tự thiêu không cho ai biết ở đài chiến sĩ tại Bình Thuận.[9]

Ngày 6/8/1963, Ủy ban Liên phái được mật báo về kế hoạch của chính quyền phân hóa và cô lập Phật giáo, bao vây kinh tế, tạo chứng cứ giả để truy tố lãnh đạo Phật giáo nhằm tiêu diệt phong trào Phật giáo, gọi là "kế hoạch nước lũ". Ngày 7/8/1963, thiền sư Tịnh Khiết gửi thư báo tin cho Tổng thống về kế hoạch này đồng thời lưu ý Tổng thống về những âm mưu thâm độc của những người dưới quyền.

Ngày 12/8/1963, nữ sinh Mai Tuyết An đến chùa Xá Lợi chặt bàn tay trái để phản đối chính quyền.[9]

Ngày 13/8/1963, thiền sư Thanh Tuệ 18 tuổi ở chùa Phước Duyên ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tự thiêu. Quần chúng tụ tập lại chùa. Cảnh sát đến giải tán làm một số người bị thương. Cảnh sát không cho đưa thi thể Thanh Tuệ về chùa Từ Đàm mà mang đi.[9]

Ngày 13/8/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp báo quy trách nhiệm cho Ủy Ban Liên Phái không cộng tác để thành lập Ủy Ban Hỗn hợp để thi hành Thông cáo chung.

Ngày 14/8/1963, Ủy ban Liên phái mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi để giải thích những lý do khiến Ủy Ban Liên Phái không tham dự thành lập Ủy Ban Hỗn hợp. Phía Phật giáo tố cáo chính quyền coi Thông Cáo Chung chỉ là biện pháp dẹp bỏ ngày tang lễ của thiền sư Quảng Đức chứ không hề có ý định thi hành nó. Phật giáo kêu gọi ngừng phong tỏa các chùa, phóng thích tất cả những người bị bắt giữ và chấm dứt mọi hành động đàn áp, khủng bố, phỉ báng xuyên tạc, kêu gọi tăng ni, Phật tử ngừng tự thiêu.[9]

Ngày 15/8/1963, khoảng 1.000 sinh viên - học sinh biểu tình tại Huế để phản đối vụ đàn áp trước chùa Phước Duyên và buộc chính quyền trả lại di thể thiền sư Thanh Tuệ.[9]

Cũng trong ngày 15/8/1963, Ni sư Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu tại quận Ninh Hòa, Khánh Hòa. Thi hài ni sư Diệu Quang bị cảnh sát mang đi. Dân chúng biểu tình tại thị xã Nha Trang để phản đối cảnh sát. Hơn 200 người bị bắt và gần 30 người bị thương. Chùa Hội Quán và Phật học viện Hải Đức bị phong tỏa và cắt điện nước trong ba ngày đêm làm 300 tăng sĩ và và Phật tử bị cô lập.[9]

Ngày 16/8/1963, tại Huế, thiền sư Tiêu Diêu 71 tuổi tự thiêu tại chùa Từ Đàm. Khoảng 5000 người đến chùa Từ Đàm để bảo vệ thi hài thiền sư Tiêu Diêu.[9]

Cùng ngày 16/8/1963, Ủy Ban Liên Phái gửi thông bạch tố cáo sự tàn nhẫn của chế độ trước dư luận trong và ngoài nước. Thiền sư Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Diệm tố cáo sự ngược đãi chưa từng có của chính quyền đối với Phật giáo. Trong thư có viết: "Chúng tôi đã đến nước không còn nghĩ đến sự kêu cầu nhân đạo và công lý; chúng tôi chỉ mong bao nhiêu tội ác của một chế độ xem dân như cỏ rác được thực hiện ngay để chúng tôi có dip chết an hơn là sống khổ và cũng để cho chân tướng nền Cộng Hòa Nhận Vị do nhà Chí Sĩ xây dựng được phơi bày trước mắt đồng bào và thế giới."[9]

Ngày 18/8/1963, trên 30.000 người đến chùa Xá Lợi cầu siêu cho những người tự thiêu. Sau lễ cầu siêu, khoảng 10.000 tiếp tục tham gia tuyệt thực.[9]



Quần chúng hưởng ứng cuộc đấu tranh của Phật giáo

Ngày 16/8/1963, tại Huế, tất cả chợ búa, trường học, công ty, xí nghiệp và công sở đều nhất loạt tổng đình công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. Chính quyền thành phố ban hành lệnh giới nghiêm và thiết quân luật toàn diện. Tất cả các chùa lớn đều bị phong tỏa, hàng ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Đàm và Diệu Đế.[9]

Viện trưởng Đại học Huế, linh mục Cao Văn Luận, bị cách chức vì ủng hộ phong trào Phật giáo. Sau đó, các trưởng khoa (Y khoa, Luật khoa, Khoa học, Sư phạm, Văn khoa) và 30 giảng viên Viện Đại Học Huế ra thông cáo từ chức. Toàn bộ giảng viên Viện Hán Học Huế cũng ra tuyên cáo phản đối chính quyền và tuyên bố từ chức.[9]

Phong trào bất hợp tác tại Huế trở nên toàn diện và bắt đầu phát triển sang các địa phương khác. Ngoài lực lượng cảnh sát, lực lượng đặc biệt, công an và mật vụ, không còn ai theo lệnh chính quyền nữa. Quân đội được lệnh cấm trại.[9]

Cũng trong ngày 16/8/1963, Ủy ban Liên phái gửi điện tín cho Tổng thư ký Liên Hiệp quốc và cho tổ chức Phật giáo các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore, Tích Lan, Miến Điện, Đài Loan và Ấn Độ về tình trạng của Phật giáo Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ: "Chúng tôi gửi đến Thế Giới Tự Do, các tổ chức Phật giáo ngoại quốc lời kêu cứu thiết tha này và thành thật tri ân mọi sự can thiệp, nhân danh nhân quyền, để chấm dứt một sự ngược đãi đã trở thành dã man."[9]

Chính quyền trấn áp Phật giáo

Ngày 20 tháng 8 năm 1963, chính phủ huy động cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam 1.400 nhà sư cùng các lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban Liên phái, dùng dây thép gai quây các chùa không cho Phật tử ra vào.[9]

Ở chùa Xá Lợi ngày 21 Tháng Tám, hai vị lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt[11]. Ngay sau khi bị bắt, lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam thiền sư Tịnh Khiết được thả về chùa Ấn Quang. Tất cả các những người dưới quyền ông vẫn bị giam giữ.[12]

Tất cả thành viên Ban Chấp Hành Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn và Huế bị bắt tại nhà riêng. Nhiều trí thức, sinh viên ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo cũng bị bắt.[9]

Sáng 21/8/1963 lệnh thiết quân luật được ban bố ở các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Xe phóng thanh của chính quyền loan tin "chính phủ đã diệt xong bọn phản động". Chính quyền rải truyền đơn và hiệu triệu khắp nơi.[9]

Sau khi trấn áp Phật giáo, chính quyền hỗ trợ thành lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy do thiền sư Nhật Minh đứng đầu với mục đích tạo ra hình ảnh Phật giáo không chống đối chính quyền.[12]



Chính quyền bị phân hoá

Cuối tháng 7/1963, các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh đã có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.[12]

Ngày 21/8/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm họp nội các để thông báo đã thiết quân luật trên toàn quốc đồng thời đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn". Bộ trưởng Ngoại giao Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu phản đối hành động của chính quyền rồi rời cuộc họp. Sau đó ông cạo đầu và từ chức bộ trưởng bộ Ngoại giao. Vũ Văn Mẫu cùng một số giáo sư đại học thành lập Phong trào Trí Thức Chống Độc Tài.[12]

Để ngăn ngừa đảo chính, chính quyền thuyên chuyển tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng II về Vùng III. Tướng Huỳnh Văn Cao về Vùng IV. Tướng Nguyễn Khánh về Vùng II. Tướng Đỗ Cao Trí về Vùng I. Những tướng bị nghi ngờ được triệu về Sài Gòn giữ những chức vụ không có quân. Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh làm cố vấn quân sự Phủ Tổng thống. Chính quyền tăng cường phòng thủ tại Phủ Tổng thống để chống lại một cuộc đảo chính có thể diễn ra.[12]



Sinh viên học sinh biểu tình, bãi khoá và Tăng ni tự thiêu

Ngày 21/8/1963, sinh viên Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ bãi khóa.[12]

Ngày 22/8/1963 khoa trưởng Y Khoa Sài Gòn bác sĩ Phạm Biểu Tâm từ chức rồi bị bắt. Ngày hôm sau, sinh viên Y khoa vận động sinh viên các trường khác liên kết thành lập Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa. Uỷ ban này phát động sinh viên tất cả các trường đại học bãi khoá. Sau vài tuần lễ, phong trào bãi khóa lan tới tất cả các cấp trung học toàn quốc.[12]

Ngày 24/8/1963 trên 3.000 sinh viên và học sinh tập hợp tại trường Luật Khoa Sài Gòn để tiếp Giáo sư Vũ Văn Mẫu. Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa được đổi tên thành Ban Chỉ Đạo Sinh Viên Và Học Sinh ra tuyên ngôn yêu cầu chính quyền :[12]

1- Thực sự tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng.

2- Trả tự do cho tăng ni và tín đồ Phật giáo, sinh viên, học sinh và giáo sư hiện giam giữ.

3- Chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo.

4- Giải tỏa chùa chiền, ban bố tự do ngôn luận.

Sau ngày 24/8/1963, các phân khoa đại học và trường trung học lớn tại Sài Gòn đều bị cảnh sát phong toả. Sinh viên và học sinh bãi khóa và vận động các giáo sư từ chức. Học sinh các trường trung học công lập Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức meeting tại sân trường. Học sinh trường Chu Văn An xô xát với cảnh sát. Khoảng 2.000 học sinh trung học tại Sài Gòn bị bắt.[12]

Ngày 25/8/1963, 300 sinh viên học sinh tổ chức biểu tình tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc chính quyền đang ban bố lệnh giới nghiêm. Cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình giết chết nữ sinh Quách Thị Trang. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Xác Quách Thị Trang bị cảnh sát mang đi. Chiều hôm đó chính quyền ra thông cáo các lực lượng an ninh được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp nơi công cộng mà không xin phép trước.[12]

Trên đài phát thanh, chính quyền kêu gọi phụ huynh học sinh kiểm soát con cái mình đừng cho chúng mắc mưu Cộng sản đồng thời họp báo đưa hai thiếu nhi 15 và 16 tuổi để hai em này tự nhận là Cộng sản xúi dục bạn bè đi biểu tình.[12]

Ngày 5/10/1963, thiền sư Quảng Hương 37 tuổi thuộc Tỉnh hội Phật Giáo Ban Mê Thuột châm lửa tự thiêu trước tại chợ Bến Thành.[12]

Ngày 27/10/1963, thiền sư Thiện Mỹ 23 tuổi tại chùa Vạn Thọ châm lửa tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.[12]


Каталог: botatquangduc

tải về 228.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương