Bài tập môN: triết học mác lênin



tải về 225.87 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2024
Kích225.87 Kb.
#57853
1   2   3   4
NHÓM 10 - QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
PRACTICE-TEST-50-54-Ho, Câu 2
Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ trở thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó.
Ví dụ, hạt thóc được gieo trồng, nảy mầm và lớn lên thành cây lúa, khi ấy cây lúa phủ định hạt thóc.
Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ nhưng cũng mang không ít nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó, nên sự vật dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Ví dụ, cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn, trổ bông thành những hạt thóc mới thì chết đi. Khi ấy, những hạt thóc phủ định cây lúa, những hạt thóc đối lập với cây lúa nên dường như quay lại hạt thóc ban đầu, nhưng khác biệt ở chỗ nhiều hơn về số lượng.
Tuỳ theo tính chất của từng quá trình phát triển cụ thể mà số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ phát triển có thể khác nhau, nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành một chu kỳ phát triển.
Ví dụ, vòng đời của sâu bướm là một chu kỳ phức tạp, gồm nhiều các lần phủ định:
Phủ định lần thứ nhất, trứng bướm nở ra sâu bướm.
Phủ định lần thứ hai, sâu bướm lớn lên, dệt một lớp màng bảo vệ xung quanh mình, trở thành nhộng.
Phủ định lần thứ ba, sau một đến hai tuần, nhộng trở thành bướm, xé lớp kén chui ra ngoài.
Phủ định lần thứ tư, bướm cái lớn lên và thực hiện giao cấu, đẻ ra trứng.
Nguyên lý tính chu kỳ của sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, nếu nắm được chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng, có thể tất yếu dự đoán được tương lai của nó.

2. Khuynh hướng của sự phát triển: phát triển theo đường xoáy ốc


Vận động phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới nhưng không diễn ra theo con đường thẳng mà theo con đường xoáy ốc. Trong đó, mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính lặp lại nhưng không quay lại, tính tiến lên và vô cùng của sự phát triển từ thấp đến cao.
Ví dụ, Xét chu kỳ của quá trình vận động, tăng trưởng, phát triển của một giống loài thực vật. Bắt đầu là một hạt cây, được gieo trồng và mọc lên thành cây. Cây trưởng thành, đâm hoa kết trái, có những hạt mới. Những hạt mới đó lại tiếp tục được gieo trồng thành những cây mới.
Tất cả đó đều là một quá trình quanh có, phức tạp, như Lênin từng khẳng định: “Nếu quan niệm lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không có vấp váp quanh co, không có thụt lùi, là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận”.
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự quanh co, phức tạp đó. Thứ nhất, cái cũ tuy đã cũ nhưng vẫn còn những yếu tố, những mặt, những bộ phận mạnh hơn cái mới. Thứ hai, cái mới vì mới nên còn non nớt, chưa có khả năng thắng ngay cái cũ. Do đó, có lúc, có nơi, cái mới hợp quy luật của sự phát triển nhưng vẫn tạm thời bị cái cũ tác động lại, gây khó khăn, cản trở, phải tạm thời tụt lùi.

tải về 225.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương