Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam


Bộ Nội vụ: Công an nhân dân Việt Nam-LỊch sử biên niên (1945-1954), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, trang 235



tải về 1.26 Mb.
trang32/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Bộ Nội vụ: Công an nhân dân Việt Nam-LỊch sử biên niên (1945-1954), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, trang 235.

  • Bộ Nội vụ: Công an nhân dân Việt Nam-Lịch sử biên niên (1945-1954), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, trang 134.




    Từ năm 1948, tình hình quốc tế có những chuyển biến có lợi cho các lực lượng cách mạng và tác động tích cực đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt, ngày 1-10- 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Nưóc Pháp liên tục phải dối mặt với nhiều khó khăn, mâu thuẫn phức tạp nảy sinh, thế chiến lược quân sự của Pháp ở Đông Dương bị đảo lộn...


    Phát huy thắng lợi, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện để làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, việc xây dựng thực lực kháng chiến được tăng cường. Các ngành, các giới, các đoàn thể phát động rộng rãi, mạnh mẽ và tổ chức sâu rộng nhiều cuộc vận động thi đua ái quốc theo Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra ngày 11-6-1948. Nhiều loại hàng hóa cần thiết cho đời sống của bộ đội và nhân dân được sản xuất và tự cấp, tự túc kịp thời, như: vải vóc, giấy, thuốc chữa bệnh, nông cụ... Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức (7-1948) đã nhất trí thông qua đường lối, phương châm xây dựng nền văn hóa mới mang tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng. Tàn tích văn hóa thực dân, phong kiến từng bước được xóa bỏ, hình thành các giá trị văn hóa mới; công tác cải cách nền giáo dục quốc gia cũng thu được những kết quả tích cực.
    Trên mặt trận ngoại giao, Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và sau đó lần lượt Chính phủ Trung Quốc (18-1- 1950), Liên Xô (30-1-1950) và các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên (2- 1950) công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ủng hộ, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Với Lào và Campuchia, Đảng chủ trương “mở rộng mặt trận Lào-Miên”, thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu Việt-Miên- Lào đế giúp bạn và cùng bạn chiến đấu. Từ cuối năm 1947, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cử một số cán bộ chiến sĩ sang giúp lực lượng kháng chiến Lào, xây dựng các khu căn cứ kháng chiến ở vùng Hạ, Trung và Thượng Lào. Cán bộ Việt kiều ở Thái Lan đã giúp lực lượng yêu nước Campuchia thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Khơrne; xây dựng vùng căn cứ ở Tây Bắc Campuchia.
    Tháng 11-1949, Hồ Chí Minh ký ban hành sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự. Trong quân đội có cuộc vận động “luyện quân lập công” và tiếp theo là phong trào thi đua “rèn cán, chỉnh quân”. Lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) được phát triển nhanh chóng và trưởng thành về mọi mặt, số lượng bộ đội tăng lên 23 vạn người, trong đó có 40.000 đảng viên; số dân quân tự vệ và du kích lên đến 3 triệu





    người. Đầu năm 1950, lực lượng cơ động của ta đã hơn hẳn địch78, viện trợ quân sự của Trung Quốc cũng góp một phần tăng cường, cải thiện trang bị cho bộ đội. Lực lượng Công an Việt Nam được Đảng quan tâm chỉ đạo xây dựng theo đường lối Công an nhân dân và 6 lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư cách người Công an cách mạng79. Công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh và phát triển nhanh trong 2 năm 1948, 1949, kết nạp được hơn 50.000 đảng viên mới. Cuộc vận động “xây dựng chi bộ tự động công tác” đã góp phần phát triển rộng khắp và tôi luyện các cơ sở đảng. Tháng 2-1950, Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương tổng động viên, ra sắc lệnh huy động nhân lực, vật lực, tài lực của toàn dân để phục vụ đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi lớn hơn. Từ cuối năm 1950, Đảng quyết định tạm ngừng phát triển Đảng để củng cố vì phát hiện ở nhiều nơi việc phát triển Đảng “quá nóng”, mắc sai lầm về tiêu chuẩn dảng viên. Trung ương Đảng đã ra chỉ thị uốn nắn, sửa chữa khắc phục một số khuyết điểm, sai lầm chủ quan nóng vội, muốn chuyển nhanh, chuyển mạnh sang tổng phản công; nhận thức lệch lạc trong động viên sức người, sức của vượt quá sức dân.
    Trong vùng tạm bị chiếm, Đảng chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh chiến tranh du kích để “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta”. Nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã tiến hành chiến dịch tổng phá tề, trừ gian ở vùng sau lưng địch, phá hệ thống kìm kẹp của địch, đánh phá bộ máy chính quyền bù nhìn cơ sở của địch ở nhiều vùng rộng lớn, lập chính quyền của ta; tổ chức chống càn quét, chống đi phu, bắt lính, chống nộp thuế cho địch. Tại nhiều địa phương quân và dân đã phối họp hiệp đồng chiến đấu, tổ chức đánh phục kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và giành được thắng lợi giòn giã, điển hình như: trận La Ngà (3-1948), Tầm Vu (4-1948); trận Đồng Dương (4-1948), trận Nghĩa Lộ (3-1948).
    Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương đế tìm cơ hội thay thế Pháp. Ngày 9-1-1950, 3.000 sinh viên Sài Gòn biểu tình, Trần Văn ơn hy sinh. Ngày 19-3-1950, hơn 500.000 người dân Sài Gòn biểu tình chống Mỹ khi Mỹ đưa tàu chiến tới Cảng Sài Gòn. Xứ ủy Nam Bộ có vai trò quan trọng trong chỉ đạo đấu tranh, luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh.
    Địa bàn Nam Bộ, vốn là nơi địch thực hiện “chiến thuật mạng nhện”, xây dựng hệ thống tháp canh dầy đặc và đã gây cho ta nhiều khó khăn. Nhận thức được điều đó, Xứ ủy Nam Bộ đã kịp thời chỉ đạo khắc phục, đưa phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển. Mặt trận Khu VIII, ta mở chiến dịch cầu Kè-Trà Vinh (4-1949), đánh vây đồn, diệt viện và thu được thắng lợi to lớn. Ở Khu VII bộ đội thử nghiệm cách đánh đặc biệt
    (sau gọi là đặc công) dùng mìn đánh tháp canh và các mục tiêu câu, công, kho tàng của địch với trận đánh đầu tiên ở cầu Bà Kiên đêm 18-4-1950.
    Từ cuối năm 1948 đầu năm 1949, Trung ương Đảng chủ trương tăng cường phối hợp chiến đấu với quân, dân Lào, Campuchia và Trung Quốc. Trực tiếp đưa bộ đội tham gia hỗ trợ quân giải phóng Trung Quốc trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn ở khu vực biên giới Việt-Trung...
    Từ giữa năm 1949, tướng Revers (Rơve) - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp đề ra kế hoạch mở rộng chiếm đóng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, phong tỏa, khóa chặt biên giói Việt-Trung. Ngày 8-3-1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol ký với Bảo Đại Hiệp định về quan hệ Pháp-Việt. Ngày 13-6-1949, Bảo Đại được Pháp đưa về Sài Gòn làm Quốc trưởng và ngày 1-7, Bảo Đại tuyên bố thành lập “Quốc gia Việt Nam”. Đó là chính quyền bất hợp pháp, giả hiệu do Pháp dựng lên (ngụy quyền), xây dựng quân đội (ngụy quân). Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định 1Ĩ1Ở một chiến dịch quân sự lớn tiến công địch dọc tuyến biên giới Việt-Trung thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Son (Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950), nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo hành lang rộng mở quan hệ thông thương với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thúc đấy cuộc kháng chiến phát triển lên giai doạn mới. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 trải dọc theo tuyến biên giới Việt-Trung từ thị xã Cao Bằng đến Đình Lập (giáp Móng Cái). Đây là chiến dịch quân sự lớn, quan trọng đầu tiên do quân ta chủ động mở; đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thị sát và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Cuộc chiến đấu anh dũng và quyết liệt của quân và dân ta diễn ra không nghỉ trong suốt 30 ngày đêm liên tục, từ ngày 16-9 đến 17- 10-1950 và đã giành được thắng lợi to lớn, “đạt được mục tiêu diệt địch, kết thúc thời kỳ chiến đấu trong vòng vây”. Chiến thắng này đã mở ra cục diện mới, đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn.

    1. Đầy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi 1951-1954


    tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   73




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương