Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang31/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được hình thành, bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 đến 1947. Nội dung cơ bản của đường lối là: dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946), Chỉ thị Hòa dể tiến (9-3-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-1947),...
Mục tiêu của cuộc khảng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới...
Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự dồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận”. Trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định. Động viên và phát huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong nhân dân phục vụ kháng chiến thắng lợi.
Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Trường kỳ kháng chiến là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng, phát triển lực lượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho ta; lấy thời gian là lực lượng vật chất để chuyển hóa yếu thành mạnh. Kháng chiến lâu dài nhưng không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt về chất, thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến lược trong chỉ
đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Trên cơ sở đó, đế tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưcmg ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các khu và sau này thành các chiến khu quân sự để phục vụ yêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến. Các ủy ban kháng chiến hành chính được thành lập; các tổ chức chính trị, xã hội được củng cố nhằm tăng cường đoàn kết, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến.
Ngày 6-4-1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ương, nhấn mạnh việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp, củng cố chính quyền nhân dân ở vùng địch tạm chiếm, phát động chiến tranh du kích, đẩy mạnh công tác ngoại giao và tăng cường công tác xây dựng Đảng vó'i việc mở đợt phát triển đảng viên mới “Lóp tháng Tám”. Nhiều quần chúng ưu tú công, nông, trí đã gia nhập Đảng. Cuối năm 1947, tổng số đảng viên toàn Đảng tăng lên đến hơn 70.000 người. Bộ đội chính quy phát triển lên hơn 12 vạn quân được biên chế thành 57 trung đoàn và 20 tiểu đoàn độc lập, bên cạnh đó lực lượng dân quân tự vệ đã phát triển lên hơn 1 triệu người. Trang bị vũ khí được cải thiện có khoảng 3 vạn khẩu súng, toàn quân có hơn 20 công xưởng sửa chữa, sản xuất vũ khí thô sơ. Lực lượng công an được thống nhất tố chức trong toàn quốc và hoạt động cả trong vùng địch hậu và vùng tự do. Tổ chức của Nha Công an Việt Nam được thiết lập theo hệ thống dọc đến cấp Khu, Ty, Quận, huyện, có sự phát triển mới cả về biên chế, tổ chức bộ máy, lý luận nghiệp vụ. Công an nhân dân đã lập nên nhiều chiến công lớn có tiếng vang trong cả nước, điến hình là chiến công của Tổ điệp báo AI3, đánh đắm Thông báo hạm Amyot danvill (Amiôđanhvin) của Pháp ở ngoài khơi vùng biển sầm Sơn, Thanh Hóa (9-1950), góp phần đập tan âm mưu của thực dân Pháp hòng mua chuộc, lôi kéo những người kháng chiến ly khai để xây dựng “chiến khu
quốc gia”, đánh chiếm vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh của ta ...
Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc lương thực, dảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân. Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học của các trường phố thông các cấp. Tìm hướng đi tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của lực lượng tiến bộ và nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến, đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện (nay là Myanmar), cử các đoàn đại biểu đi dự hội nghị quốc tế...
về quân sự, Thu Đông 1947, Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân, gồm cả ba lực lượng chủ lực lục quân, hải quân và không quân, hình thành ba mũi tiến công chính tiến lên vùng ATK Việt Bắc, trong đó có mũi thọc sâu, đột kích nhảy dù xuống trung tâm thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, hòng bắt gọn Chính phủ Hồ Chí Minh. Các mũi khác tiến theo đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng; một mũi tiến theo đường sông Hồng lên sông Lô, sông Gâm tiến công vào ATK Tuyên Quang, thọc sâu vào vùng ATK hàng trăm cây số, trải rộng trên địa bàn khắp 12 tỉnh Việt Bắc. Để đối phó với cuộc tấn công của địch lên Việt Bắc, ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, trong đó nêu rồ quyết tâm của quân và dân ta, vạch ra thế yếu của địch và đề ra các nhiệm vụ quân sự cho các chiến trường là phải ra sức phát động mạnh mẽ cuộc chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ; chặt đứt giao thông, bao vây không để địch tiếp tế, liên lạc tiếp ứng cho nhau; tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân, đồng loạt tấn công đánh địch trên tất cả các hướng tiến công của chúng cả đường bộ và đường sông. Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục, oanh liệt, đến ngày 21-12-1947, quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng trăm xe cơ giới, bắn chìm nhiều tàu xuồng và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Ta đã bảo toàn được cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến, đánh bại âm mưu, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
Phối hợp với mặt trận chính, Đảng đã chỉ đạo quân dân vùng tạm bị chiểm đẩy mạnh kháng chiến, ra sức đánh phá chính quyền địch, diệt tề, trừ gian, trừng trị nhiều tên Việt gian tay sai đầu sỏ ngay trong sào huyệt của chúng2. Đầu năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng Trung tướng Nguyễn Bình và 9 Thiếu tướng. Sự kiện đó là bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.


  1. tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương