Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang19/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giói thứ hai bùng nổ. Chính phủ Đalađiê (Daladier) thi hành một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận Nhân dân Pháp tan vỡ. ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội, đoàn, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người...
Tháng 6-1940, Đức tiến công Pháp. Chính phủ của Thủ tướng Pêtanh (Pétain) ký văn bản đầu hàng Đức. Tưóng Đờ Gôn (Charles De Gaulle) ra nước ngoài để xây dựng lực lượng kháng chiến chống Đức. Sau khi chiếm một loạt nước châu Âu, tháng 6-1941 Đức tiến công Liên Xô.
Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng; thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc. Tháng 9-1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển. Tháng 12-1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ và Anh ở trên biển và trong đất liền.
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Đảng kịp thời rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, dồng thời vẫn chú trọng các đô thị. Ngày
29-9-1939, Trung ương Đảng gửi toàn Đảng một thông báo quan trọng chỉ rõ: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”42.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 1-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) phân tích tình hình và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Hội nghị nhấn mạnh “chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giò’ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới”. “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”43. Khấu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác và thay bằng các khấu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dưo’ng nhằm đánh đố đế quốc Pháp và tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã đáp ứng yêu đúng cẩu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí Trung ương cũng sa vào tay giặc.
Tuy nhiên, hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương, Hội nghị cán bộ Trung ương họp tháng 11-1940 lập lại Ban Chấp hành Trung ương và cho rằng: “Cách mạng phản đế và cách mạng thố địa phải đồng thời tiến, không thế cái làm trước, cái làm sau”. “Mặc dù lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế-cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thố địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương”44. Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11-1939.
Saư 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc ở Cao Bằng. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ
tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. “Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt Minh, khẩu hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”45. Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Hội nghị Trung ương nêu rõ những nội dung quan trọng:

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương