Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang16/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
Cuộc đau tranh khôi phục tố chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảng lần thứ nhất (3-1935)
Do bị tổn thất nặng nề, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ. Tháng 1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo về việc đế quốc Pháp buộc dân cày ra đầu thú, vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh. Hội nghị Trung ương (3-1931) quyết định nhiều vấn đề thúc đẩy đấu tranh. Năm 1931, các đồng chí Trung ương bị địch bắt. Trần Phú bị địch bắt ngày 18-4-1931 tại Sài Gòn.
Trong khi thực dân Pháp khủng bố ngày càng dữ dội, tư tưởng hoang mang dao động xuất hiện trong quần chúng và cả một số đảng viên, nhưng chỉ là số ít, “đa số đồng chí hết sức trung thành, hiến dâng cho Đảng đến giọt máu cuối cùng”1. Xứ ủy Trung Kỳ không nhận rõ điều đó, nên đã đề ra chủ trương “thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Tháng 5-1931, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm về thanh Đảng của xứ ủy Trung Kỳ và vạch ra phương hướng xây dựng Đảng, “làm cho Đảng bôn-sê-vích hóa để cách mạng hóa quần chúng, qua đó mà

  1. Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đáng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tập 3, trang 157.




duy trì cơ sở, phát triển phong trào cách mạng, đồng thời qua thử thách đấu tranh mà vận động phát triển Đảng”35.


Ngày 11-4-1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập. Đó là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong nhà tù đế quốc, các đảng viên của Đảng nêu cao khí tiết người cộng sản. Tổng Bí Lhư Trần Phú hy sinh ngày 6-9-1931 tại Nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn). Trước lúc hy sinh còn căn dặn các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”. Nằm trong xà lim án chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn viết tổng kết công tác vận động công nhân. Người thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng trước lúc hy sinh khẳng khái nói: “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Những đảng viên cộng sản trong các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Vinh, Hải Phòng, Côn Đảo... bí mật thành lập nhiều chi bộ để lãnh đạo đấu tranh chống khủng bố, chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện sinh hoạt... Cuộc đấu tranh phản đối án tử hình Lý Tự Trọng nổ ra ở Khám Lớn (11- 1931) gây náo động cả thành phố Sài Gòn. Anh chị em tù ở Hỏa Lò tuyệt thực phản đối vụ án tử hình Nguyễn Đức Cảnh. Cuộc đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc ở Kon Tum diễn ra đẫm máu...
Nhiều chi bộ nhà tù tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho đảng viên về lý luận Mác- Lênin, đường lối chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động cách mạng; tố chức học văn hóa, ngoại ngữ v.v. Nhiều tài liệu huấn luyện đảng viên được biên soạn ngay trong tù như: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Gia đình và Tổ quốc, Lịch sử tóm tắt ba tể chức quốc tế (chủ yếu là Quốc tế Cộng sản), Những vần đề cơ bản của cách mạng Đông Dương. Một số tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin như Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Làm gì?, Bệnh ấu trĩ “tả” khuynh trong phong trào cộng sản, Hai sách lược của Đảng xã hội dân chủ... được dịch tóm tắt ra tiếng Việt.
Các chi bộ đảng trong nhà tù còn ra báo bí mật để phục vụ việc học tập và đấu tranh tư tưởng, ở nhà tù Hỏa Lò có các tờ báo Đuốc đưa đườngCon đường chính. Ở Côn Đảo có báo Người tù đỏ và tạp chí Ỷ kiến chung...
Ngày 6-6-1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt giam. Đầu năm 1934, sau khi ra tù, trở lại làm việc ở Quốc tế Cộng sản (Mátxcơva-Liên Xô).
Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương và các chương trình hành động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản đoàn...

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương