Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang22/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
kíp của Đảng, chỉ rõ các đảng bộ địa phương cần phải vận động nhân dân đấu tranh chống địch bắt lính, bắt phu, chống cướp đoạt tài sản của nhân dân, đòi tăng lương, bớt giờ làm cho công nhân, củng cố và mở rộng các đội tự vệ cứu quốc, thành lập các tiểu tổ du kích để tiến lên thành lập đội du kích chính thức, mở rộng cơ sở quần chúng và lực lượng vũ trang ở các khu du kích... tiến lên phát động khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.
Ở Bắc Sơn-Võ Nhai, Cứu quốc quân tiến hành tuyên truyền vũ trang, gây cơ sở chính trị, mở rộng khu căn cứ ra nhiều huyện thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên... Từ Cao Bằng, khu căn cứ được mở rộng sang các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Các đoàn xung phong Nam tiến đầy mạnh hoạt động, mở một hành lang chính trị nối liền hai khu căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn-Vũ Nhai (cuối năm 1943). Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Không khí chuẩn bị cho khởi nghĩa sôi nổi trong khu căn cứ.
Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc, thông báo chủ trương của Đảng về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân. Bức thư nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”55.
Cuối năm 1944, ở Cao-Bắc-Lạng, cấp ủy địa phương gấp rút chuẩn bị phát động chiến tranh du kích trong phạm vi ba tỉnh. Lúc đó, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở lại Cao Bằng, kịp thời quyết định đình chỉ phát động chiến tranh du kích trên quy mô rộng lớn vì chưa đủ điều kiện. Tiếp đó, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lộp Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xác định nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và phương châm tác chiến của lực lượng vũ trang. Bản Chỉ thị này có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của Đảng.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải, phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức ra đòi ở Cao Bằng. Ba ngày sau, đội đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phai Khắt (25- 12-1944) và Nà Ngần (26-12-1944). Đội đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao- Bắc-Lạng.
Ngày 24-12-1944, Đoàn của Tổng bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt dẫn đầu sang Trung Quốc liên lạc với các nước Đồng Minh để phối hợp chống Nhật. Tháng 2-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ giúp đỡ của Đồng minh chống phát xít Nhật.
Cao trào kháng nhật cứu nước:
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều nước ở Đông Âu và tiến về phía Berlin (Đức), ở Tây Âu, Anh-Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên đất Pháp (2-1945) rồi tiến về phía Tây nước Đức. Nước Pháp được giải phóng, chính phủ Đờ Gôn về Paris.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miến Điện nay là Myanmar. Quân Mỹ đổ bộ lên Philippin. Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân Đồng minh khống chế, nên Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông Nam Á. Thực dân Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của Pháp. “Cả hai quân thù Nhật-Pháp đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau”56.
Với sự chuẩn bị từ trước, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Pháp chống cự yếu ót rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố quyền thống trị. Chính phủ Bảo Đại-Trần Trọng Kim được Nhật dựng ra với cái bánh vẽ “độc lập” để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít. Do có lợi ích gắn liền với quân phiệt Nhật, Nội các Trần Trọng Kim ra Tuyên cáo, kêu gọi “quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bẳn trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua”57.
Dự đoán đúng tình hình, ngay trước lúc Nhật nổ sung lật đổ Pháp, Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) để phân tích tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới. Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, chỉ rõ bản chất hành động của Nhật ngày 9-3-1945 là một cuộc đảo chính tranh giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu “đánh đuối phát xít Nhật-Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”, nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” dế chống lại chính phủ thân Nhật.
Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tống khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện. Bản chỉ thị ngày 12-3-1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng.
Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Dưới sự lănh đạo của Đảng và Việt Minh, từ giữa tháng 3-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối họp với lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang... Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) thắng lợi, đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.
Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức ủy ban giải phóng Việt Nam.
Ngày 15-5-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hoà (Bắc Giang). Hội nghị chủ trương thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển lực lượng bán vũ trang và xây dựng bảy chiến khu trong cả nước.
Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang), chỉ thị gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân, thành lập “khu giải phóng”. Ngày 4-6-1945, khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Son, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước. Nhiều chiến khu mới được xây dựng như chiến khu Vần-Hiền Lương ở vùng giáp giói hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, chiến khu Đông Triều (Quảng Yên), chiến khu Hoà-Ninh-Thanh (ở phía Tây ba tỉnh Hòa Đình, Ninh Bình, Thanh Hóa), chiến khu Vĩnh Tuy và Đầu Rái (Quảng Ngãi)...
Trong các đô thị, nhất là những thành phố lớn, các đội danh dự Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc.
Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã “thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát dộng quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền”1. Tại nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, xung đột với binh lính và chính quyền Nhật, biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ.



Báo chí cách mạng của Đảng và mặt trận Việt Minh đều ra công khai, gây ảnh hưởng chính trị vang dội.


Từ nhiều lao tù thực dân, những chiến sĩ cộng sản vưọt ngục ra ngoài hoạt động, bố sung thêm đội ngũ cán bộ lãnh đạo phong trào cách mạng.
Cao trào kháng Nhật cứu nước không những động viên được đông đảo quần chúng công nhân, nông dân, tiểu thưong, tiểu chủ, học sinh, viên chức... mà còn lôi kéo cả tư sản dân tộc và một số địa chủ nhỏ tham gia hoạt động cách mạng. Binh lính, cảnh sát của chính quyền thân Nhật dao dộng, một số ngả theo cách mạng. Nhiều lý trưởng, chánh, phó tổng, tri phủ, tri huyện và cả một số tỉnh trưởng cũng tìm cách liên lạc với Việt Minh... Bộ máy chính quyền Nhật nhiều nơi tê liệt. Không khí sửa soạn khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
Thực chất của cao trào kháng Nhật cứu nước là một cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở những nơi có điều kiện. Đó là một cuộc chiến đấu vĩ đại, làm cho trận địa cách mạng được mở rộng, lực lượng cách mạng được tăng cường, làm cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động, tiến lên chớp thời cơ tống khởi nghĩa.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương