BàI 1: SỰ HẤp thụ NƯỚc và muối khoáng ở RỄ


Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY



tải về 374.5 Kb.
trang3/57
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích374.5 Kb.
#51027
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57
SINH 11
f 1522850011, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I- ĐẶC ĐIỂM VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Trong cây có 2 dòng vận chuyển:

-Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ rồi tiếp tục dâng lên thân , lan tỏa đến lá và các thành phần khác của cây.

-Dòng mạch rây(dòng đi xuống): vận chuyển chất hữu cơ từ tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá, rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.


II- VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

A) DÒNG MẠCH GỖ:

1) Cấu tạo của mạch gỗ(xilem): Gồm các tế bào chết (Quản bào và mạch ống)

2) Thành phần dịch mạch gỗ: nước và các ion khoáng, ngoài ra còn các chất hữu cơ( aa, vitamin, hocmon)

3) Động lực dòng mạch gỗ: Là sự phối hợp của 3 lực

- Lực đẩy (Áp suất rễ)

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

B) DÒNG MẠCH RÂY:

1) Cấu tạo của mạch rây: Gồm các tế bào sống (Ống rây và tế bào kèm)

2) Thành phần dịch mạch rây: chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hocmon thực vật và một số hợp chất hữu cơ khác

3) Động lực dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (ASTT) giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ tạo thành) có ASTT cao và cơ quan chứa có ASTT thấp



Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Thoát hơi nước là động lực đầu tiên của dòng mạch gỗ: giúp vận chuyển nước, ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho cây thân thảo…

- Thoát hơi nước khí khổng mở CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình Quang Hợp.

- Thoát hơi nước giúp hạ t0 của lá, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường


II-THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ

1) Lá là cơ quan thoát hơi nước

Cây thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin

- Các tế bào biểu bì cùa lá tiết ra cutin, lớp cutin bao phủ toàn bộ bể mặt la, trừ khí khổng

- Các tế bào khí khổng phân bố ở mặt cưới nhiều hơn mặt trên của lá



2) Hai con đường thoát hơi nước : Qua khí khổng và qua cutin

a) Thoát hơi nước qua khí khổng:

- Khi no nước: Vách ngoài của tế bào căng ra làm cho vách trong căng theo Khí khổng mở

- Khi mất nước : Vách ngoài hết cong làm cho vách trong duỗi thẳng Khí khổng đóng

b) Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: Lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
III- CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

- Nước : Ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.

- Ánh sáng: Làm tăng t0 lá  khổng mở tăng tốc độ thoát hơi nước.

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ rễ hấp thụ nhiều nước.

- Ion khoáng: ảnh hưởng đến lượng nước trong tế bào khí khổng điều tiết độ mở của khí khổng.
IV- CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG(đọc sgk)
Câu hỏi :

1. Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước ?

2. Trình bày quá trình thoát hơi nước qua lá ?

3. Trình bày ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến thoát hơi nước ?


tải về 374.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương