Bch đOÀn trưỜng đẠi học ngoại ngữ


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM quang vinh muôn năm



tải về 0.5 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.5 Mb.
#19213
1   2   3   4   5   6

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM quang vinh muôn năm

Cờ Đảng

Cờ Tổ quốc







ảnh C.Mác

ảnh Lênin

Tượng hoặc ảnh Bác


































đảng ủy đại học quốc gia hà nội

đảng bộ ..........................................................................

Chi bộ................................................................................


























Lễ kết nạp đảng viên







Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm ......













- Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).

- Chương trình buổi lễ kết nạp (Chủ trì: Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy).

+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);

+ Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;

+ Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng;

+ Đảng viên được phân công giúp đỡ đọc bản giới thiệu người vào Đảng;

+ Đại diện BCH Đoàn TNCSHCM cơ sở hoặc BCH Công đoàn cơ sở đọc bản giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu có);

+ Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);

+ Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);

+ Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;

+ Đại diện đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);

+ Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

l). Thời hạn làm thủ tục xét kết nạp và sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng:

- Thời gian xét làm thủ tục kết nạp người vào Đảng: Khi chi bộ có “Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên”, cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét quyết định và thông báo kết quả cho chi bộ, không được để chậm quá 60 ngày; nếu quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì cấp ủy để chậm phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.

- Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.

+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của BCH Đoàn TNCSHCM cơ sở hoặc của BCH công đoàn cơ sở.

+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng (chủ yếu về lịch sử chính trị của cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng và bản thân người vào Đảng) nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước; nếu không thì cũng ghi là “không có gì thay đổi” vào Phiếu bổ sung lý lịch, có chứng nhận của cấp ủy.

+ ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể nơi công tác và chi ủy nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.

- Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng: có giá trị trong 60 tháng (5 năm) kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận.

4). Hoàn thiện hồ sơ sau khi kết nạp đảng viên

Sau khi tổ chức lễ kết nạp đảng viên, chi ủy hướng dẫn đảng viên mới hoàn

thiện hồ sơ đảng viên như: khai lý lịch đảng viên (Mẫu 24), phiếu đảng viên (03 phiếu), chi ủy viết mục lục hồ sơ đảng viên, ký và ghi rõ họ tên cấp ủy và gửi cấp ủy cấp trên xác nhận, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (cả dấu giáp lai vào lý lịch và ảnh) và giao cho cấp ủy có thẩm quyền quản lý hồ sơ đảng viên để lưu giữ.

II. Xét công nhận đảng viên chính thức

1. Thời điểm xét công nhận đảng viên chính thức

1). Chi bộ phải kịp thời xét công nhận chính thức cho đảng viên khi hết 12 tháng dự bị.

- Nếu không đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển đảng chính thức thì chi bộ họp xem xét, làm thủ tục đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị;

- Thời hạn từ khi chi bộ có văn bản đề nghị đến khi cấp ủy đảng có thẩm quyền quyết định công nhận chính thức không được quá 30 ngày.

2). Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.

3). Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua ba lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp ủy viên tán thành công nhận đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xóa tên trong danh sách đảng viên, thì báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.



2. Hồ sơ xét công nhận đảng viên chính thức

- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới do Đảng ủy ĐHQGHN hoặc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp;

- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị (mẫu 26) viết tay trên 2 mặt tờ giấy khổ A4;

- Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ (nếu hết độ tuổi sinh hoạt Đoàn phải có 02 bản nhận xét của hai đảng viên được phân công giúp đỡ - mẫu 27);

- Biên bản họp nhận xét của Chi đoàn, BCH Đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở, BCH công đoàn (mẫu tương tự như khi xét kết nạp, chỉ thay đổi nội dung); Nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức của Đoàn thanh niên (mẫu 28);

- Bảng điểm học tập trong một năm là đảng viên dự bị (tính bình quân) đối với đảng viên dự bị là học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

- Chi ủy nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị (mẫu 29, 30);

- Nghị quyết “Đề nghị công nhận đảng viên chính thức” của chi bộ (mẫu 31, 32);

- Nghị quyết “Đề nghị công nhận đảng viên chính thức” của đảng ủy cơ sở không được ủy quyền kết nạp đảng viên và chuyển đảng chính thức (mẫu 33).

3. Thủ tục và quy trình xét công nhận đảng viên chính thức

- Sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên mới phải chủ động tham gia học lớp bồi dưỡng đảng viên mới do Đảng ủy ĐHQGHN hoặc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện hoặc tương đương tổ chức. Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ làm lễ kết nạp, đảng viên dự bị chủ động viết bản tự kiểm điểm đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. Nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại (mẫu 26).

- Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản “Nhận xét đảng viên dự bị” (mẫu 27) để báo cáo chi bộ; nội dung nhận xét cần nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị.

- Lấy ý kiến của đoàn thể nơi công tác (Đoàn thanh niên, Công đoàn) và chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị được tiến hành như thủ tục khi xét kết nạp đảng viên (mẫu 28, mẫu 29).

- Chi ủy nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác và chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị (mẫu 30) để báo cáo chi bộ, kèm theo ý kiến của từng đoàn thể và của chi ủy nơi cư trú.

- Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp xét, thông qua toàn bộ hồ sơ thủ tục, ra "Nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức" (mẫu 31, mẫu 32) gửi cấp ủy có thẩm quyền.

- Đảng ủy cơ sở xét duyệt và ra “Nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức” gửi cấp ủy có thẩm quyền (mẫu 33). Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên và chuyển đảng chính thức thì do đảng ủy cơ sở đó ra “Quyết định chuyển đảng chính thức” (mẫu 34) mà không cần ra “Nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức”.

- Đảng ủy có thẩm quyền xem xét, ra “Quyết định công nhận đảng viên chính thức” (mẫu 35).

- Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong hội nghị chi bộ gần nhất.

* Phiếu báo đảng viên được công nhận chính thức (mẫu 36): Sau khi chi bộ công bố quyết định công nhận đảng viên chính thức, cấp ủy cơ sở viết nội dung và ký phiếu báo này; bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu báo lên cấp trên trực tiếp theo định kỳ (hàng tháng).

4. Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị chuyển công tác đến đơn vị mới hoặc đến nơi cư trú mới

1). Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến theo dõi, giúp đỡ.

2). Chi bộ nơi đảng viên dự bị chuyển đến tiếp tục phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.

5. Thủ tục, cách tính ngày vào Đảng và tuổi đảng cho đảng viên

- Ngày vào Đảng của đảng viên: Được tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp

(ghi ở góc trái phía dưới của “Quyết định kết nạp đảng viên”).

- Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày ghi trong “Quyết định công nhận đảng viên chính thức” (trừ thời gian không tham gia sinh hoạt sinh hoạt đảng, đó là: Thời gian bị khai trừ, thời gian bị xóa tên, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng).

- Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại thực hiện theo quy định tại điểm 5 (5.5), Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị, cụ thể: Đảng viên làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở thẩm định; đảng ủy cơ sở báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên. Quyết định được gửi cho đảng viên và lưu hồ sơ.

- Việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy

định của Điều lệ Đảng khóa II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng cũng được thực hiện tương tự như trên.

6. Đảng viên xin miễn sinh hoạt đảng

1). Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng bằng cách tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định. Chi ủy hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp biết.

2). Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Được dự đại hội đảng viên, được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông báo về nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ như đối với đảng viên đang sinh hoạt đảng.

- Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.

- Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.

- Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm tư cách đảng viên phải xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.

7. Đảng viên xin ra khỏi Đảng

Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp xem xét, quyết định (mẫu 49).

1). Đối tượng và thủ tục:

- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

- Chi bộ, đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

2). Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.

III. Quy định về quyền và nghĩa vụ của đảng viên trong một số trường hợp cụ thể

1. Đảng viên phải “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”

- Nhiệm vụ được giao bao gồm nhiệm vụ do Điều lệ Đảng qua định, nhiệm vụ do các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.

- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội… Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm; đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm.

- Việc đánh giá kết quả “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ (hàng năm) của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.

2. Đảng viên có một trong những việc sau đây phải báo cáo và thực hiện theo ý kiến của cấp ủy trực tiếp quản lý, đồng thời báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt đảng

- Dự định kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; chuẩn bị làm thủ tục xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài.

- Được nước ngoài dự định tặng huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác ngoài hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước.

- Được tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mời đích danh đi nước ngoài; mời làm thành viên cho tổ chức của họ ngoài hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước; mời hoặc thuê làm việc dưới mọi hình thức.

- Được tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho, tặng tiền, hàng, hiện vật có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam trở lên.

- Cho người nước ngoài thuê nhà, đất.

- Có nhu cầu ra nước ngoài về việc riêng.

- Có vợ hoặc chồng, con được nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mời đích danh đi tham quan, du lịch, hội thảo, nghiên cứu, học tập, chữa bệnh và đi học tự túc ở nước ngoài.

- Được cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài liên doanh, liên kết, đầu tư vốn dưới mọi hình thức.

- Bị cá nhân, tổ chức nước ngoài lôi kéo, mua chuộc, khống chế làm việc cho chúng.



3. Đảng viên có đạo

Ngoài thực thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của đảng viên theo quy định chung, đảng viên có đạo có quyền và nghĩa vụ sau:

1). Nhiệm vụ của Đảng viên:

- Tuyên truyền vận động đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo hiểu và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo; nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc.

- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo; phát hiện và đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật, đi ngược đường lối, chính sách của Đảng, có hại đến lợi ích của nhân dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc.

2). Quyền hạn và trách nhiệm của Đảng viên:

- Được tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo được pháp luật cho phép; khi tham gia sinh hoạt tôn giáo không được làm lộ bí mật của Đảng và Nhà nước, không được hoạt động mê tín dị đoan. Không được tham gia các tổ chức và các hoạt động lợi dụng quyền tự do tôn giáo làm trái đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có hại đến lợi ích của nhân dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc.

- Có thể tham gia làm chức sắc, chức việc, hội đoàn tôn giáo nếu được tín đồ tín nhiệm, được cấp ủy cơ sở đề nghị và được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý bằng văn bản.



4. Đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài

1). Đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài:

Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài phải có đủ 4 điều kiện sau:

- Người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn, phải là người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

- Người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn phải có lý lịch bản thân rõ ràng; không có hoạt động phạm tội nghiêm trọng đã được cơ quan pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Nhà nước của người nước ngoài xác nhận; là người nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Đảng hoặc Nhà nước ta kết luận không có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng và Nhà nước ta.

- Đảng viên dự định kết hôn với người nước ngoài thì đảng viên đó không được làm việc ở những cơ quan, đơn vị, bộ phận trọng yếu, cơ mật.

- Đảng viên phải báo cáo chi bộ các nội dung có liên quan bằng văn bản và chỉ được đăng ký kết hôn với người nước ngoài sau khi đã được cấp ủy có thẩm quyền xét, đồng ý bằng văn bản. Thủ tục như sau:

a). Đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt ở trong nước:

+ Đảng viên báo cáo chi bộ những văn bản sau: Đơn xin được kết hôn với người nước ngoài; lý lịch bản thân của người nước ngoài mà mình dự định kết hôn.

+ Chi bộ xem xét, làm văn bản báo cáo cấp ủy cơ sở (kèm theo toàn bộ các văn bản của đảng viên báo cáo).

+ Cấp ủy cơ sở xem xét, làm văn bản báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN (kèm theo toàn bộ hồ sơ của chi bộ đã báo cáo).

+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN chỉ đạo các ban tham mưu tổ chức thẩm tra, xác minh, làm rõ lai lịch cá nhân người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn; xét, ra văn bản (đồng ý hoặc không đồng ý) trả lời để cấp ủy cấp dưới và đảng viên thực hiện.



b). Đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt ở nước ngoài:

+ Đảng viên báo cáo chi bộ những văn bản sau: Đơn xin được kết hôn với người nước ngoài; lý lịch bản thân của người nước ngoài mà mình dự định kết hôn.

+ Chi bộ xem xét, làm văn bản báo cáo cấp ủy cơ sở (kèm theo toàn bộ các văn bản của đảng viên báo cáo).

c). Thời gian thực hiện:

+ Thời gian cấp ủy có thẩm quyền ra văn bản trả lời cấp ủy cấp dưới và đảng viên, chậm nhất sau 3 tháng (ở nước ngoài là 4 tháng), kể từ ngày nhận được hồ sơ

của cấp ủy cơ sở gửi lên.

+ Trường hợp xét chưa kịp thời hạn trên, cấp ủy có thẩm quyền có thể cho phép đảng viên dự định kết hôn với người nước ngoài làm bản “Cam kết là bảo đảm đúng các điều kiện kết hôn”. Trên cơ sở cam kết đó, đồng ý cho đảng viên được kết hôn với người nước ngoài. Nếu sau này thẩm tra những điều kiện trên không đúng theo quy định, thì yêu cầu đảng viên tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng và tổ chức đảng làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, nếu nghiêm trọng thì khai trừ ra khỏi Đảng.

2). Đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài: Đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài phải có trách nhiệm:

- Báo cáo trung thực, kịp thời với chi bộ bằng văn bản các nội dung sau:

+ Bản tóm tắt sơ yếu lý lịch bản thân của người nước ngoài mà con đã hoặc dự định kết hôn; trong đó, tối thiểu phải có nội dung: họ và tên, ngày tháng năm sinh, mang quốc tịch nước nào, nghề nghiệp chính đang làm, tên cơ quan đơn vị đang làm việc và địa chỉ nơi trụ sở cơ quan làm việc, đã có vợ hoặc chồng chưa, họ và tên bố mẹ đẻ (các nội dung này phải được ghi bằng tiếng Việt).

+ Bản tóm tắt sơ yếu lý lịch của con.

+ Bản trình bày về người con đã hoặc dự định có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài (chú ý: Nêu rõ việc quan hệ hôn nhân của con đã đúng hoặc chưa đúng so với nội dung Quy định số 127-QĐ/TW của Ban Bí thư và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

- Phải thường xuyên giải thích, giáo dục và yêu cầu con đã hoặc dự định có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài về các nội dung:

+ Thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình của Quốc hội ngày 09/6/2000 và Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Thủ tướng chính phủ

+ Giữ gìn những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong hôn nhân như: hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng…
Phần II: Chuyển sinh hoạt Đảng

I. Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy trong việc chuyển sinh hoạt đảng

1. Trách nhiệm của đảng viên

- Đảng viên phải trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho nghỉ hưu, chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức (hoặc tạm thời) đến đảng bộ mới.

- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với đảng ủy cơ sở, chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng.

- Đảng viên phải bảo quản cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do bị mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận... nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng) để cấp ủy xem xét và giới thiệu với cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ đảng viên và làm lại thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.



2. Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở

- Chi ủy trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư, phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.

- Đảng ủy cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên, ghi mục lục hồ sơ đảng viên tại thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, hướng dẫn đảng viên ghi bổ sung lý lịch, quá trình công tác vào lý lịch đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng và giao cho bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ của cấp ủy ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng, niêm phong hồ sơ và giao cho đảng viên chuyển lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.

3. Trách nhiệm của Đảng ủy ĐHQGHN

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về giới thiệu sinh hoạt đảng ở các cấp ủy trực thuộc; xử lý các trường hợp đảng viên chậm nộp hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và đóng dấu của cấp ủy, niêm phong hồ sơ và giao cho đảng viên chuyển đến cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi chuyển đến.

- Chỉ đạo Ban Tổ chức Đảng ủy thực hiện thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng, viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương