Bạch hoa tranh qlgd833026 BÀi tập giữa kỳ MÔ TẢ ĐỊnh vị SẢn phẩM



tải về 52.2 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2023
Kích52.2 Kb.
#55551
  1   2   3   4
Bài tập giua ky- Marketing trong giáo dục-Mô tả định vị sản phẩm


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


BẠCH HOA TRANH
QLGD833026


BÀI TẬP GIỮA KỲ
MÔ TẢ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC (ỨNG DỤNG)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2023
Mục lục



1.Cơ sở lý luận 3
1.1. Định vị sản phẩm 3
1.2Đối tượng khách hàng mục tiêu 3
1.3Nhu cầu khách hàng mục tiêu 5
1.4 Phương thức truyền thông 5
2.Ứng dụng thực tiễn 7
Tài liệu tham khảo 10



  1. Cơ sở lý luận

1.1. Định vị sản phẩm


Định vị sản phẩm là cách tạo ra vị thế của sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (Al Ries và Jack Trout, 2000).
Định vị sản phẩm trong thị trường là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng (Philip Kotler và Kevin Lane Keller, 2006).
Theo Marketing trong giáo dục, 2023 định nghĩa định vị là cách thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tạo được một hình ảnh riêng trong tâm trí của khách hàng.
Cũng theo Marketing trong giáo dục, 2023 thì định vị sản phẩm trong giáo dục là thiết kế một sản phẩm trong giáo dục có những đặc tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với người học.
Ở góc độ rộng hơn định vị một sản phẩm còn có định vị chung về cơ sở giáo dục trong tâm trí người học. Định vị cơ sở giáo dục là thiết kế một cơ sở giáo dục có những điểm khác biệt so với các cơ sở giáo dục khác và tạo cho cơ sở ấy một hình ảnh riêng trong tâm trí người học. Định vị cơ sở giáo dục đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn so với định vị sản phẩm. Hình ảnh một cơ sở giáo dục rất rộng lớn, bao gồm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên, bề dày thành tích, truyền thống và văn hóa, nhà trường, chất lượng giáo dục.

    1. Đối tượng khách hàng mục tiêu

Đối tượng khách hàng mục tiêu hay còn gọi là thị trường mục tiêu là phân khúc thị trường được lựa chọn, bao gồm những khách hàng được cơ sở giáo dục lựa chọn để phục vụ, dành hết nỗ lực cho những khách hàng ấy.
Thị trường mục tiêu phải ăn khớp với mục tiêu của cơ sở giáo dục, phải có quy mô tăng trưởng, có thể bù đắp lại nổ lực tiếp thị trong hiện tại và tương lai, phải có đủ sức hấp dẫn, không bị sức ép hoặc đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh.
Cách thức lựa chọn thị trường mục tiêu: có ba cách

  1. Cách 1: Chọn một phân khúc: thường dành cho cơ sở mới thành lập. Ưu điểm là cơ sở giáo dục sẽ dễ dàng giành được một vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường này nhờ hiểu biết rõ và tập trung vào nhu cầu của khách hàng trong phân khúc đó. Hạn chế là khi nhu cầu của khách hàng thay đổi và bị đối thủ cạnh tranh xâm nhập thì cơ sở phải đầu tư mới cho phân khúc thị trường mới.

  2. Cách 2: Chọn nhiều phân khúc: Ưu điểm là cơ sở giáo dục dễ dàng phát huy danh tiếng vì có nhiều đối tượng khách hàng; có thể phát triển ở những phân khúc được chọn còn lại nếu một phân khúc nào bị xâm lấn hoặc nhu cầu của khách hàng thay đổi. Hạn chế là cơ sở phải có nguồn lực mạnh để đáp ứng các phân khúc khác nhau, có năng lực quản lý mạnh để quản lý tất cả các phân khúc được chọn.

  3. Cách 3: Bao phủ toàn bộ thị trường: thường dành cho những cơ sở có bề dày kinh nghiệm. Ưu điểm là giúp cơ sở giáo dục thu được lợi nhuận tối đa từ mọi phân khúc thị trường, mọi khách hàng trên thị trường. Hạn chế là chi phí đầu tư rất lớn, đòi hỏi năng lực quản lý với trình độ cao và hiện đại, khó thiết kế sản phẩm cho tất cả các phân khúc.

    1. Nhu cầu khách hàng mục tiêu

Nhu cầu khách hàng mục tiêu là những mong muốn, suy nghĩ của khách hàng đối với sản phẩm mà cơ sở cung cấp để thúc đẩy quá trình mua hàng. Qua việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu sẽ giúp cơ sở tìm được khách hàng tiềm năng, chuyên biệt hóa sản phẩm và đồng thời có thể lựa chọn chiến lược marketing phù hợp.
Các bước xác định nhu cầu khách hàng mục tiêu

  1. Phân tích, nghiên cứu thị trường

  2. Thực hiện khảo sát

  3. Theo dõi khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

  4. Nghiên cứu từ khóa

  5. Khơi gợi nhu cầu khách hàng bằng mô hình câu hỏi SPIN

tải về 52.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương