Ban Hoằng pháp Trung ương ghpgvn phật học cơ BẢn chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002) Nguyệt san Giác Ngộ Nguồn



tải về 3.77 Mb.
trang33/47
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích3.77 Mb.
#37075
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47

3. Pháp sư Huyền Tráng (602-664): Huyền Tráng là bậc danh tăng vào hàng kỳ vĩ của Phật giáo Trung Quốc. Hai sự nghiệp cầu pháp và dịch thuật trong cuộc dời ngài đều là siêu quần. Ðể thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin nêu dẫn những dòng viết của học giả Nguyễn Hiến Lê trong sách "Sử Trung Quốc", tập 1, nhận xét về sự nghiệp cầu pháp và sự nghiệp dịch thuật của Pháp sư Huyền Tráng: "Huyền Tráng sinh năm 602 ở Hà Nam (xuất gia tu Phật từ năm 13 tuỗi, học rộng, đi nhiều, có tinh thần nhận xét, phê phán. Chúng tôi thêm - ÐN). Năm thứ 3 đời Ðường Thái Tôn (629), một mình qua sa mạc Qua Bích dài non 500 cây số, tới nước Cao Xương, được vua nước đó rất trọng, rồi leo núi Thông Lĩnh cao 7.200 thước trong dãy Thiên Sơn, tiến theo đường chở lụa tới Thiết Môn Sơn, một nơi vô cùng hiểm trở. Từ đây, ông theo hướng Ðông Nam qua nhiều nước nhỏ, vòng qua Ðại Tuyết Sơn rồi vào Tây Trúc.

Ông thật là một nhà mạo hiểm, đời sau không chắc có ai hơn. Lại có tinh thần nhận xét của nhà khoa học, ghi rất kỹ và đúng những điều mắt thấy tai nghe ở các nơi ông đã đi qua. Ông đi một vòng nước Tây Trúc, coi hết các nơi có di tích của Phật Thích Ca, lại ở hơn 1 năm tại chùa Nalanda, một ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, mà cũng là một trường đại học cỗ nhất. Ông tả cảnh chùa đó, giọng bóng bẩy như giọng thi sĩ Tràng An. Ông học hết bộ Du Già luận, học thêm triết lý Bà la môn và Phạn ngữ, rồi đi chu du Tây Trúc tìm hiểu thêm các giáo phái khác... Tới đâu, ông cũng thuyết pháp được hoan nghênh, ai cũng muốn lưu ông lại. Lần về, ông theo một con đường khác, ghé nhiều nơi để giảng đạo. Năm 645 ông về tới Tràng An sau khi xa quê hương 16 năm, đi gần 30 ngàn cây số, qua 128 nước, đem về được 657 bộ kinh, không kể nhiều vật quý khác. Mới về nước được hơn 1 tháng, ông bắt tay ngay vào công việc dịch thuật đại quy mô và mải miết làm luôn trong 19 năm cho tới khi tắt thở. Ông tổ chức một ban dịch thuật, mời các vị cao tăng thông cả Hoa ngữ lẫn Phạn ngữ hợp tác. Công việc làm rất có phương pháp và kỹ lưỡng, soát đi soát lại nhiều lần... Ông dịch những kinh khó nhất và chỉ huy việc dịch những kinh khác. Tới năm 663, ông dịch được 600 quyển.

Ngoài ra, ông còn cho hậu thế:

- Bản dịch Ðạo đức kinh ra tiếng Phạn để giới thiệu triết học Trung Hoa với Ấn Ðộ.

- Bản dịch Ðại Thừa Khởi Tín luận từ Hoa ngữ ngược về Phạn ngữ. Nguyên bản chữ Phạn của Ấn Ðộ đã thất lạc từ lâu, nhưng ở Trung Hoa còn giữ lại được bản chữ Hán...

- Soạn một cuốn ngữ pháp Phạn, giản lược mà sáng sủa và đúng.

- Viết bộ Ðại Ðường Tây Vực ký gồm 12 quyển, chép những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thỉnh kinh. Bộ này chứa những tài liệu rất quý cho các nhà khảo cỗ Ấn Ðộ và Trung Á sau này, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Ðức, Nhật... và đã giúp các học giả Ấn sửa lại nhiều điều sai lầm trong lịch sử của họ về thế kỷ VII.

Công việc dịch kinh của ông chẳng những làm cho đạo Phật phát triển mạnh ở Ðông Á mà còn ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ và văn học Trung Hoa... Huyền Tráng tịch năm 664, 1 triệu người ở Tràng An và tứ xứ đi đưa linh cữu ông 199.

Về con số "600 quyển được dịch" vừa nêu trên, chúng tôi không rõ học giả Nguyễn Hiến Lê đã dựa theo tài liệu nào. Căn cứ nơi mục lục của ÐTKÐCTT, tổng số dịch phẩm của Pháp sư Huyền Tráng hiện còn trên 70 tên kinh, luật, luận, gồm 1.322 quyển, không chỉ dịch các bộ kinh, luận lớn như kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða, 600 quyển 200, luận A Tỳ Ðạt Ma Ðại Tỳ Bà Sa, 200 quyển 201, luận Du Già Sư Ðịa, 100 quyển 202, luận A Tỳ Ðạt Ma Thuận Chánh Lý, 80 quyển 203, v.v... mà số bản kinh ngắn, rất ngắn cũng được Pháp sư dịch lại một cách kỹ lưỡng, như: Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm kinh 204; kinh A Di Ðà (bản dịch của ngài Huyền Tráng mang tên là: Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thọ kinh 205; kinh Hiển Vô Biên Phật Ðộ Công Ðức 206 v.v... Vốn có những sở học và tâm đắc về hệ thống Pháp tướng ở Ấn Ðộ, lại là dịch giả các bộ kinh, luận như kinh Giải Thâm Mật 207, luận Du Già Sư Ðịa, luận Nhiếp Ðại Thừa 208, luận Thành Duy Thức [66], về sau được đệ tử là Ðại sư Khuy Cơ (632-682) phát huy, nên Pháp sư Huyền Tráng được xem là sơ tổ của tông Duy Thức ở Trung Hoa. Về đường hướng dịch thuật, Pháp sư đã đề xuất quan điểm "Ngũ chủng bất phiên" 209 và tạo nên một phong cách riêng. Các nhà nghiên cứu Phật học đã dùng từ Cựu dịch, Tân dịch để chỉ cho các công trình và lối dịch thuật kinh điển Phật giáo trước ngài Huyền Tráng (cựu dịch) và từ ngài Huyền Tráng trở về sau (tân dịch), đủ thấy phong cách dịch thuật ấy đã có một ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, Tâm kinh Bát Nhã được xem là dịch phẩm thành công nhất của Pháp sư Huyền Tráng, tạo được sự gắn bó thân thiết đối với bao thế hệ người tu Phật.
---o0o---
IV. Mấy nét chính về quá trình sử dụng thuật ngữ Phật học trong kinh điển thuộc Hán tạng:
Về tiến trình dịch thuật kinh điển thuộc Hán tạng, chúng ta đã lần lượt bàn qua: Mấy điểm tổng quát, Thời kỳ mở đầu, Ba dấu mốc tiêu biểu, và bây giờ là Quá trình sử dụng thuật ngữ Phật học, trước khi bước sang phần 2 là Giới thiệu hệ thống kinh điển thuộc Hán tạng theo ÐTKÐCTT.

Kinh điển đã vô cùng phong phú nên mảng thuật ngữ Phật học, chỉ xét về số lượng thôi cũng hết sức dồi dào, đa dạng. Và như chúng ta sẽ thấy, các thuật ngữ ấy, để đạt đến sự chuẩn xác, dù là tương đối, và trở thành thông dụng, phỗ biến, là cả một quá trình đóng góp của nhiều thế hệ dịch giả qua các thời đại.

Ở thời kỳ mở đầu, thời kỳ phôi thai, bậc dịch giả được xem là tiêu biểu nhất cho giai đoạn định hình của mảng thuật ngữ Phật học trong Hán tạng chính là Pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413). Chúng tôi nêu sơ lược mấy nét chính:

1. Cụm từ mở đầu một bản kinh:

a. Không có cụm từ mở đầu: Một số bản kinh được dịch vào thời kỳ đầu, người dịch hầu như chưa chú ý về điểm này. Chẳng hạn:

- Kinh số 701: Do Ðại sư An Thế Cao dịch vào đời Hậu Hán đã mở đầu: "A Nan viết: Ngô tùng Phật văn như thị, nhất thời Phật tại..." (Tôn giả A Nan nói: Tôi theo Phật, được nghe như vầy, một thời Phật ở tại...) 210.

- Kinh Trung Bản Khởi, số 196, 2 quyển, do Ðàm Quả và Khang Mạnh Tường dịch vào đời Hậu Hán, đã mở đầu: "A Nan viết: Ngô tích tùng Phật văn như thị, nhất thời Phật tại..." (Tôn giả A Nan nói: Tôi ngày trước theo Phật, được nghe như vầy, một thời Phật ở tại...) 211.

- Kinh Ðạo Hành Bát Nhã, số 224, do Ðại sư Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán đã mở đầu: "Phật tại La duyệt kỳ, Kỳ Xà Quật sơn trung, ma ha Tỳ kheo Tăng bất khả kế..." (Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá, chúng đại Tỳ kheo Tăng rất đông, chẳng thể tính kể...) 212.

b. Cụm từ mở đầu là: "Văn như thị" (Nghe như vầy). Hầu hết bản kinh được dịch từ cuối đời Tây Tấn (265-317), đầu đời Ðông Tấn (317-419) trở về trước đều được mở đầu bằng cụm từ ấy.

c. Cụm từ mở đầu: "Ngã văn như thị": Kinh Trung A Hàm, số 26, 60 quyển với 222 kinh, do Ðại sư Cù Ðàm Tăng Già Ðề Bà (Samghadeva) dịch vào năm 397-398 TL, đời Ðông Tấn (317-419) đều được mở đầu bằng cụm từ "Ngã văn như thị" 213.

d. Cụm từ mở đầu định hình "Như thị ngã văn": Toàn bộ các kinh được dịch từ giữa thế kỷ IV TL trở về sau đều sử dụng cụm từ mở đầu là: "Như thị ngã văn" (Tôi nghe như vầy), mang tính chất định hình.



2. Bốn quả Thanh văn: Trong thời kỳ đầu, tên của 4 quả Thanh văn được dịch là:

- Câu cảng (Dự lưu, Tu đà hoàn) 214


- Tần lai (Tư đà hàm)
- Bất hoàn (A na hàm)
- Ứng chơn hoặc Ứng nghi (A la hán)

Chẳng hạn:

- Kinh số 225: (Ðại Minh Ðộ kinh) do Chi Khiêm dịch (đời Ðông Ngô), 4 quả Thanh văn là: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi 215.

- Kinh số 20: (Chi Khiêm dịch) 4 quả Thanh văn là: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn 216.

- Kinh số 152: Lục Ðộ Tập kinh do Khương Tăng Hội dịch (đời Ðông Ngô), 4 quả Thanh văn gồm: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn 217.

- Kinh số 5 (Kinh Phật Bát Nê Hoàn) do Bạch Pháp Tổ dịch vào đời Tây Tấn, 4 quả Thanh văn giống như trên: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn 218.

"4 hướng, 4 quả" được Chi Khiêm dịch là:

- Câu cảng thọ, Câu cảng chứng (Tu đà hoàn hướng, Tu đà hoàn quả).


- Tần lai thọ, Tần lai chứng (Tư đà hàm hướng, Tư đà hàm quả)
- Bất hoàn thọ, Bất hoàn chứng (A na hàm hướng, A na hàm quả)
- Ứng chơn thọ, Ứng chơn chứng (A la hán hướng, A la hán quả) 219.

3. Năm uẩn:

- Thứ tự của năm uẩn được Ðại sư An Thế Cao (Hậu Hán) dịch là: Sắc, Thống dương (Thọ) Tư tưởng (Tưởng) Sinh tử (Hành) Thức (Thức) 220.

- Năm uẩn theo cách dịch của Ðại sư Chi Diệu (Hậu Hán): Sắc, Thống (Thọ), Tưởng, Hành, Thức 221.

- Năm uẩn theo cách dịch của cư sĩ Chi Khiêm: Sắc, Thống (Thọ), Tưởng, Hành, Thức 222 và Sắc, Thống Dương (Thọ), Tư tưởng (Tưởng), Sinh tử (Hành), Thức 223.

- Năm uẩn theo cách dịch của Ðại sư Tăng Già Ðề Bà (đời Ðông Tấn): Sắc ấm, Giác ấm (Thọ), Tưởng ấm, Tư ấm (Hành), Thức ấm 224.

4. Tám chánh đạo:

- Tám chánh đạo được Ðại sư An Thế Cao (đời Hậu Hán) dịch là Bát chủng đạo, gồm: Trực kiến, Trực niệm hoặc Trực trị; Trực ngữ, Trực pháp hoặc Trực hành; Trực nghiệp, Trực phương tiện, Trực ý hoặc Trực niệm; Trực định225 226

- Ðại sư Chi Diệu (Hậu Hán) thì dịch là Bát trực đạo, gồm: Chánh kiến; Chánh tư; Chánh ngôn; Chánh hành; Chánh trị; Chánh mạng; Chánh chí; Chánh định 227.

- Tám chánh đạo theo hai dịch giả kinh Trường A Hàm là Phật Ðà Da Xá và Trúc Phật Niệm (dịch vào đời Hậu Tần 384-417) gồm: Chánh kiến; Chánh trí; Chánh ngữ; Chánh nghiệp; Chánh mạng; Chánh phương tiện; Chánh niệm; Chánh định 228.

- Theo Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468), dịch giả kinh Tạp A Hàm, dịch vào đời Lưu Tống (420-478) thì 8 chánh đạo, thứ tự cũng giống như trên (Trường A Hàm) 229.

5. Mười hai Nhân duyên: Cũng như các thuật ngữ Ngũ uẩn, Bát chánh đạo, thuật ngữ Thập nhị nhân duyên cũng trải qua những biến chuyển rồi mới đạt đến sự định hình như ta đã biết. Xin nêu lên mấy ví dụ:

- Theo Sa môn Nghiêm Phật Ðiều và cư sĩ An Huyền (đời Hậu Hán) thì tên gọi của 12 nhân duyên là: 1- Bản vi si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc (danh sắc), 5- Lục suy (lục nhập), 6- Sở cánh (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Cầu (thủ), 10- Ðắc (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão bệnh tử (lão tử) (kinh A Hàm Khẩu Giải Thập nhị nhân duyên. số 1508) 230.

- So với cách dịch của Ðại sư An Thế Cao trước đó thì cũng có một vài chỗ khác: 1- Bản vi si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Tự (danh sắc), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Tài (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão Tử (lão tử) 231.

- 12 nhân duyên theo cách dịch của Sa môn Bạch Pháp Tổ (Tây Tấn) gồm: 1- Si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Tự sắc (danh sắc), ), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Tài (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Cầu (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Tử (lão tử) 232.

- Theo cách dịch của Pháp sư Trúc Pháp Hộ (Tây Tấn) thì 12 nhân duyên gồm: 1- Vô minh (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc (danh sắc), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Sở cánh (xúc), 7- Thống (thọ), 8-Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão bệnh tử (lão tử) 233.

- 12 nhân duyên theo cách dịch của Ðại sư Tăng Già Ðề Bà (Ðông Tấn) dịch giả kinh Trung A Hàm: 1- Vô minh (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc (danh sắc), 5- Lục xứ (lục nhập), 6- Cánh lạc (xúc), 7- Giác (thọ), 8-Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão tử (lão tử) 234.


---o0o---
B. Hệ thống kinh điển thuộc Hán tạng theo ÐTKÐCTT:
ÐTKÐCTT đã dùng khái niệm bộ - chỉ cho sự tập hợp các kinh cùng loại - làm đơn vị để phân toàn bộ hệ thống kinh điển của Hán tạng ra làm 10 bộ như sau:

- A Hàm bộ (gồm 2 tập 1 & 2)


- Bản Duyên bộ (2 tập)
- Bát Nhã bộ (4 tập)
- Pháp Hoa bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
- Hoa Nghiêm bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
- Bảo Tích bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
- Niết Bàn bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
- Ðại Tập bộ (1 tập)
- Kinh Tập bộ (4 tập)
- Mật Giáo bộ (4 tập)
---o0o---
I. A Hàm bộ: (tập 1 & 2)
Chủ yếu của bộ này là giới thiệu 4 bộ kinh A Hàm:

1. Trường A Hàm: số 1, 22 quyển với 30 kinh, do hai Ðại sư Phật Ðà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào khoảng đầu thế kỷ 5 TL, đời Hậu Tần (384-417).

2. Trung A Hàm: số 26, gồm 60 quyển với 222 kinh, do Ðại sư Cù Ðàm Tăng Già Ðề Bà dịch vào năm 397-398 TL, đời Ðông Tấn (317-419) 235.

3. Tạp A Hàm: số 99, gồm 50 quyển với 1.362 kinh ngắn, do Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) dịch vào khoảng sau năm 435 TL, đời Lưu Tống (420-478).

4. Tăng Nhất A Hàm: số 125, gồm 51 quyển, 52 phẩm với 471 kinh và phẩm Tự do Ðại sư Cù Ðàm Tăng Già Ðề Bà dịch vào khoảng cuối thế kỷ 4 TL, đời Ðông Tấn.

Ðại sư cũng là dịch giả kinh Trung A Hàm. Cả hai bộ kinh ấy đều là dịch lại (trước do Ðại sư Ðàm Ma Nan Ðề dịch vào năm 388 TL).

A Hàm (Àgama) là đọc theo lối dịch âm, còn gọi là A Cấp Ma, A Già Ma, dịch ý là Pháp quy (nơi quy về của muôn pháp), Pháp bản (gốc của các pháp) Vô tỉ pháp (pháp tối thượng), Thánh huấn tập (tập hợp các lời dạy của bậc giác ngộ), kinh điển (chỉ chung cho kinh điển lưu truyền). Học giả Lương Khải Siêu trong bài viết "Bàn về bốn bộ A Hàm" đã đưa ra 6 điểm để nhấn mạnh về tầm quan trọng của 4 bộ kinh ấy:

- A Hàm là kinh điển được thành lập trước nhất, dùng hình thức kiết tập công khai, rất đáng tin cậy...

- Phần lớn kinh Phật đều là tác phẩm văn học, A Hàm vẫn theo hướng ấy nhưng ít hơn, mang đậm tính chất phác, đơn giản. Vì thế, dù không dám cho rằng mỗi câu mỗi chữ của A Hàm đều là Phật nói, nhưng nó chứa nhiều và thuần túy lời Phật...

- A Hàm mang thể tài của một loại "Ngôn hành lục", tính chất đại khái giống với sách Luận ngữ, nên muốn thể nghiệm nhân cách hiện thực của Ðức Thế Tôn thì không thể không nghiên cứu A Hàm.

- Các nguyên lý căn bản của Phật giáo như Tứ đế, Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo... đều được thuyết minh trong A Hàm. Nếu đối với các giáo lý căn bản này mà không nắm vững thì không thể nào hiểu được kinh điển Ðại thừa.

- A Hàm chẳng những không xung đột với kinh điển Ðại thừa, mà giáo nghĩa Ðại thừa được cưu mang trong đó không ít.

- A Hàm trình bày rất nhiều về tình hình xã hội đương thời. Ðọc A Hàm có thể biết được hoàn cảnh sinh hoạt của Ðức Thế Tôn và Ngài đã có những nỗ lực để ứng cơ giáo hóa như thế nào...236.

Trước 1975 và gần đây, 4 bộ A Hàm đã được dịch ra Việt văn góp phần hình thành Ðại tạng kinh Việt Nam.

Ngoài 4 bộ A Hàm, A Hàm bộ còn có khá nhiều các kinh, tạm gọi là "A Hàm rời". Những kinh này hầu hết đều có mặt trong 4 bộ kể trên, nhưng đã được dịch riêng, lẻ tẻ, phần lớn được dịch từ thời Tây Tấn trở về trước, soi sáng thêm cho 4 bộ A Hàm, góp phần khẳng định sự phong phú của Hán tạng.
---o0o---
II. Bản Duyên bộ: (tập 3 & 4)
Bản Duyên đồng nghĩa với Bản Sinh (Jàtaka). Bộ này gồm 2 tập 3 & 4, tập hợp toàn bộ các kinh dài, ngắn, kệ tán (mang số hiệu từ 152 đến 219) viết về lịch sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiền thân của Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, Phật Di Lặc, chư vị Bồ tát, các vị đại đệ tử Phật... Ðây là mảng kinh mang đậm tính chất văn học hơn hết, có một ảnh hưởng rất lớn đối với văn học Trung Quốc, là điều mà học giả Lương Khải Siêu đã khẳng định. Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) trong sách "Sử Trung Quốc", phần "Bàn về tiểu thuyết đời Ðường" (618-906) đã cho rằng: "Nhờ đọc kinh Phật trong đó chép đời nhiều vị Phật, nhiều truyện tưởng tượng, nên văn nhân Trung Quốc bắt chước lối viết truyện của Ấn" 237. Kinh Phật mà ông Nguyễn nói đến ấy chính là mảng kinh thuộc Bản Duyên bộ.

Còn Lương Khải Siêu thì nhấn mạnh:

"Thủ xướng Ðại thừa, ai cũng suy tôn là ngài Mã Minh, mà căn cứ nơi truyện của ngài do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch, ta được biết ngài thật là một văn hào, một nhà âm nhạc lớn, sự nghiệp hoằng pháp của ngài thường dùng hai thứ ấy làm lợi khí. Kiểm tra tác phẩm của ngài trong Ðại tạng kinh nước ta, thì "Phật sở hành tán" - số 192 238, đúng là một thiên trường ca hơn 30 ngàn lời dầu bản dịch không có âm vận. Ðến như Ðại Trang Nghiêm kinh luận - số 201 239 mà Pháp sư Cưu Ma La Thập đã dịch thì thật là một bộ tiểu thuyết giống như Nho Lâm Ngoại Sử. Tài liệu lấy trong 4 bộ A Hàm, nhưng qua sự điểm xuyết của ngài Mã Minh, đã khiến cho người đọc có những xúc động mãnh liệt..." 240.

Một số kinh thuộc Bản Duyên bộ đã được dịch ra tiếng Việt và ấn hành như:

- Kinh Lục Ðộ tập, số 152, 8 quyển.
- Kinh Ðại Phương Tiện Phật Báo Ân, số 156, 7 quyển.
- Kinh Bi Hoa, số 157, 10 quyển.
- Kinh Ðại thừa Bản sinh Tâm Ðịa Quán, số 159, 8 quyển.
- Kinh Phương Quảng Ðại Trang Nghiêm, số 187, 12 quyển.
- Kinh Hiền Ngu, số 202, 13 quyển.
- Kinh Cựu Tạp Thí Dụ, số 206, 2 quyển.
- Kinh Bách Dụ, số 209, 4 quyển.
- Kinh Pháp Cú, số 210, 2 quyển.
- Kinh Pháp Cú Thí Dụ, số 211, 4 quyển.

Ðó là chỉ kể số kinh đã được in ấn. Ngoài ra, còn có khá nhiều kinh thuộc bộ này đã được dịch xong, trong tương lai sẽ được ấn hành, có mặt trong Ðại tạng kinh Việt Nam.

---o0o---
III. Bát Nhã bộ: (tập 5, 6, 7, 8)

Bộ này gồm 4 tập (từ tập 5 - tập 8). Chủ yếu là giới thiệu kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða.



1. Kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða, số 220, 600 quyển, chiếm hết 3 tập 5, 6, 7 với hơn 3.000 trang Hán tạng, do Pháp sư Huyền Tráng dịch từ tháng Giêng năm 660 đến tháng 10 năm 663 TL. Kinh gồm 16 hội, trong ấy, so với các kinh đã được dịch từ trước thì:

- 9 hội (1,3, 5, 11, 12, 13, 14, 15, 16) với tổng số 481 quyển là phần ngài Huyền Tráng dịch mới.

- 7 hội còn lại (2, 4, 6, 7, 8, 9, 10), đã có các vị đi trước dịch rồi và ngài Huyền Tráng dịch lại, gồm 119 quyển. Chẳng hạn:

a. Hội thứ 2: gồm 78 quyển, từ quyển 401-478. Các kinh sau đây đã được dịch trước ngài Huyền Tráng, thuộc về hội này:

- Kinh Phóng Quang Bát Nhã, 20 quyển, do Ðại sư Vô La Xoa dịch vào đời Tây Tấn, số 221, tập 8.

- Kinh Quang Tán Bát Nhã, 10 quyển, do Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, số 222, tập 8.

- Kinh Ma ha Bát Nhã Ba La Mật, 27 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần, số 223, tập 8.

b. Hội thứ 4: gồm 18 quyển (từ quyển 538-555). Bốn kinh sau đây đã được dịch trước ngài Huyền Tráng, thuộc về hội này:

- Kinh Ðạo Hành Bát Nhã, 10 quyển, do Ðại sư Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán, số 224, tập 8.

- Kinh Ðại Minh Ðộ, 6 quyển, do cư sĩ Chi Khiêm dịch vào đời Ðông Ngô (229-280), số 225, tập 8.

- Kinh Ma ha Bát Nhã Sao, 5 quyển, do hai Ðại sư Ðàm Ma Bì và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Tiền Tần (351-384), số 226, tập 8.

- Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã, 10 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần, số 227, tập 8.

c. Hội thứ 9: gồm 1 quyển (quyển 577) mang tên là "Năng Ðoạn Kim Cương Phần", tức là kinh Kim Cương mà phần đông người học Phật biết đến. Chúng ta cần ghi nhận thêm là, trước và sau ngài Huyền Tráng, kinh Kim Cương đã được nhiều bậc dịch giả dịch riêng. Hiện còn 5 bản dịch kinh Kim Cương sau đây (4 trước, 1 sau ngài Huyền Tráng):

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần (đầu thế kỷ thứ V TL). số 235, tập 8.

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi dịch vào đời Nguyên Ngụy (339-556) đầu thế kỷ VI TL, số 236, tập 8.

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Ðại sư Chân Ðế (499-569) dịch vào đời Trần (557-588) giữa thế kỷ VI TL, số 237, tập 8.

- Kinh Kim Cương Năng Ðoạn Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Ðại sư Cấp Ða (?-619) dịch vào đời Tùy (580-618) cuối thế kỷ VI TL, số 238, tập 8.

- Kinh Phật thuyết Năng Ðoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Ða, 1 quyển, Ðại sư Nghĩa Tịnh (635-713) dịch vào đời Ðường (618-906) đầu thế kỷ VIII TL (sau ngài Huyền Tráng), số 239, tập 8.

Trong số này, bản dịch ra đời sớm nhất là bản dịch của ngài La Thập, như đã nói ở trước, chính là định bản.

2. Tập 8: Ngoài 3 tập 5, 6, 7 là kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða, tập còn lại (tập 8) của Bát Nhã bộ đã tập hợp giới thiệu các kinh thuộc hệ Bát Nhã (mang số từ 221 đến số 261) như các kinh đã nêu trong phần đối chiếu ở trên. Và đáng chú ý thêm nữa là Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða với 7 bản Hán dịch (mang số từ 250-257), trong đó, bản dịch ngắn gọn, súc tích và uyển chuyển nhất là bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng (số 251), chính là bản mà người Phật tử thường đọc tụng. Pháp thoại ngắn này được xem là một thâu tóm phần tinh túy nơi diệu nghĩa của kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða, đồng thời nhấn mạnh những nét chính về diệu dụng bất khả tư nghì của quá trình tu tập Bát Nhã Ba La Mật theo nẻo trí tuệ vượt bờ đó. Theo Hòa thượng Trí Quang thì Ðại sư Tăng Triệu (384-414), một trong số các đệ tử xuất sắc của Pháp sư Cưu Ma La Thập, trong khi chú giải kinh Kim Cương đã cho rằng: "Chủ yếu của kinh Kim Cương là Không tuệ". Và Hòa thượng giải thích thêm: "Không tuệ là tuệ giác Bát Nhã. Tuệ giác tri kiến như thật về Như, nghĩa là không còn ngã chấp nên gọi là không tuệ. Không tuệ ấy, tri kiến như thật về đối tượng của nó thì gọi là cảnh không, tri kiến như thật về bản thân của nó thì gọi là tuệ không, tri kiến như thật về chủ thể của nó (người tu không tuệ) thì gọi là người không..."241.

Toàn bộ những điểm vừa nêu cũng có thể dùng để thâu tóm diệu nghĩa của kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða, và quá trình tu tập để chứng đắc Không tuệ ấy luôn khởi đầu cũng như chung cuộc, là từ việc khám phá, lý giải, hội nhập tính chất không của năm uẩn trong mối tương quan hai chiều hay nhiều chiều của chúng. Ðây chính là chỗ mà Tâm kinh Bát Nhã đã đúc kết và thuyết mình: "Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách...". Nhiều nhà nghiên cứu Phật học đã cho rằng câu: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" của Tâm kinh Bát Nhã chính là một thâu tóm sinh động về toàn bộ diệu chỉ nơi kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða.

Như đã nói ở trước, kinh điển thuộc hệ Bát Nhã đã được dịch sớm ở Trung Quốc, tạo được ảnh hưởng đáng kể đối với tầng lớp trí thức. Nhà Phật học Trung Quốc đã có những tiếp cận thấu đạt nhất về diệu lý không của tư tưởng Bát Nhã chính là Ðại sư Tăng Triệu (384-414). Bài viết "Bát Nhã Vô Tri luận" in trong Triệu luận 242 là những phát hiện, soi sáng, mang tính lý giải, khẳng định hết sức sâu sắc, hàm súc về diệu lý không ấy. Cứ xem trong ÐTKÐCTT hiện có đến 2 bản Sớ giải về Triệu luận 243 cũng đủ thấy giá trị của tác phẩm Triệu luận nói chung, của bài viết "Bát Nhã Vô Tri luận" nói riêng.

Một số kinh thuộc Bát Nhã bộ đã được dịch ra tiếng Việt như:

- Kinh Ma ha Bát Nhã Ba La Mật, số 223, 27 quyển.
- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, số 235, 1 quyển.
- Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật, số 251, 1 quyển.

Riêng bộ kinh Ðại Bát Nhã Ba La Mật Ða gồm 600 quyển (số 220) đã được Hòa thượng Trí Nghiêm dịch ra Việt văn từ lâu, hiện đang được biên tập, hiệu đính, đối chiếu một cách cẩn trọng, để tiến tới xuất bản, góp phần hoàn thành Ðại tạng kinh Việt Nam.

---o0o---
IV. Pháp Hoa bộ: (tập 9)
Bộ này chưa đầy 1 tập (tập 9) tập hợp, giới thiệu kinh Pháp Hoa và những kinh thuộc hệ Pháp Hoa.

1. Kinh Pháp Hoa: Hiện có 3 bản Hán dịch kinh Pháp Hoa, theo thứ tự thời gian như sau:

a. Kinh Chánh Pháp Hoa, số 263, 10 quyển, 27 phẩm, do Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. Ðây là bản Hán dịch đầu tiên về kinh Pháp Hoa.

b. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, số 262, 7 quyển, 28 phẩm, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần. Ðây là định bản: mọi sự đọc tụng, nghiên cứu, sớ giải, bình luận... đều theo bản dịch này.

c. Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa: số 264, 7 quyển, 27 phẩm, do hai Ðại sư Xà Na Quật Ða (523-600) và Ðạt Ma Cấp Ða (?-619) dịch vào khoảng cuối thế kỷ VI TL, đời Tùy (580-618).

Kinh Pháp Hoa, xét về mặt số lượng thì chỉ là một bộ kinh loại vừa, nhưng về mặt tư tưởng, với việc thuyết minh cùng khẳng định giáo pháp Nhất thừa, khẳng định khả tính giác ngộ nơi mọi chúng sinh, khẳng định tính thường trụ của Phật trong mọi hiện hữu..., nên các nhà nghiên cứu Phật học Ðông, Tây, xưa nay đều xác nhận đây là bộ kinh thuộc loại vĩ đại của Phật giáo Bắc truyền. Học giả Nhật Bản Nikkyò Niwano, nơi lời nói đầu của sách "Ðạo Phật ngày nay, một diễn dịch mới về 3 bộ Pháp Hoa" (Buddhism For Today, a modern interpretation of the threefold Lotus Sùtra) đã viết: "Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika-sùtra) thường được gọi là kinh Pháp Hoa, là kinh tuyệt diệu nhất..." 244.

Nhìn vào số lượng các sách chú giải, bình luận về kinh Pháp Hoa hiện có trong ÐTKÐCTT: hơn 10 đề mục với trên 150 quyển (tập 33 và tập 34, không kể tác phẩm của các tác giả Nhật Bản) cũng đủ thấy kinh ấy đã được chú trọng và có ảnh hưởng lớn như thế nào. Tác giả của những bộ sách chú giải, giảng luận đó đều là các bậc danh tăng vào hàng đầu của Phật giáo Trung Quốc: Pháp Vân (467-529), Trí Khải (538-597), Cát Tạng (549-623), Quán Ðỉnh (561-632), Nguyên Hiểu (617-?), Khuy Cơ (632-682), Huệ Chiểu (651-714), Trạm Nhiên (711-782)...

Về phương diện kế thừa và phát huy, kinh Pháp Hoa được xem là nền tảng giáo pháp của tông Thiên Thai với những xiển dương của Ðại sư Trí Khải. Kinh Pháp Hoa đã được dịch ra tiếng Việt khá sớm. Hiện chúng ta có gần 10 bản Việt dịch, chú giải, giảng luận về kinh Pháp Hoa.

2. Mảng kinh thuộc hệ Pháp Hoa (từ số 265-277) cũng được lần lượt dịch sang tiếng Việt góp phần soi sáng thêm phần giáo nghĩa của kinh Pháp Hoa.
---o0o---
V. Hoa Nghiêm bộ: (một phần tập 9 và tập 10)
Cũng giống như Pháp Hoa bộ, Hoa Nghiêm bộ tập hợp, giới thiệu kinh Hoa Nghiêm và các kinh ngắn, vừa thuộc hệ Hoa Nghiêm.

1. Kinh Hoa Nghiêm: gọi đủ là kinh Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddha àvatamà sakamahàvaipulya-sùtra), hiện có 3 bản Hán dịch:

a. Lục Thập Hoa Nghiêm: số 278 (tập 9), gồm 7 xứ (nơi chốn thuyết giảng), 8 hội, 34 phẩm, 60 quyển, do Ðại sư Phật Ðà Bạt Ðà La (Budddabhadra, 359-429) dịch vào năm 418, cuối đời Ðông Tấn (317-419).

b. Bát Thập Hoa Nghiêm: số 279 (tập 10), gồm 7 xứ, 9 hội, 39 phẩm, 80 quyển, do Ðại sư Thật Xoa Nan Ðà (Siksànanda, 652-710) dịch vào năm 695-699, đời Ðường (Võ Tắc Thiên, 624-705). Ðây là bản dịch đầy đủ nhất về kinh Hoa Nghiêm.

c. Tứ Thập Hoa Nghiêm: số 293, gồm 40 quyển, do Ðại sư Bát Nhã (Prajnnà, 734-?) dịch vào năm 796-798) đời Ðường (vua Ðường Ðức Tông), từ quyển 1-39 tương đương với phẩm 39 (phẩm Nhập Pháp giới), quyển 40 tương đương với phẩm 36 (phẩm Phỗ Hiền hạnh). Bản dịch này có tính chất bỗ sung cho 2 phẩm 39 và 36 của kinh Bát Thập Hoa Nghiêm.

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh vĩ đại của Phật giáo Bắc truyền, xét về mặt số lượng, cách thế diễn đạt và tư tưởng. Giáo sư D.T.Suzuki viết:

"Còn về kinh Hoa Nghiêm, đấy quả thực là một toàn hảo của tư tưởng Phật giáo. Theo ý tôi, không có nền văn học tôn giáo nào trên thế giới có thể sánh kịp với sự lớn lao về quan niệm, sự sâu thẳm của cảm thụ và mức vĩ đại của việc biên soạn mà kinh này đạt được. Ðấy là cái dòng suối vĩnh cửu của cuộc đời mà không tâm thức nào có tính cách tôn giáo đến đó rồi quay về mà còn khao khát hay còn chưa hoàn toàn thỏa mãn..." 245.

Cũng giống kinh Pháp Hoa đối với tông Thiên Thai, kinh Hoa Nghiêm là giáo pháp căn bản của tông Hoa Nghiêm, người khởi xướng là ngài Pháp Thuận (557-640), với phát hiện về pháp quán "Chu biến hàm dung", một lý giải sâu sắc về diệu lý tương tức, tương nhập của kinh Hoa Nghiêm, dẫn tới việc thành lập 10 Huyền môn nỗi tiếng. Nối tiếp là các Ðại sư Trí Nghiễm (602-668), Nghĩa Tương (625-702, Sơ Tổ tông Hoa Nghiêm ở Triều Tiên), Pháp Tạng (643-712), Trừng Quán (738-839), Tông Mật (780-841). Công việc chú giải, giảng luận về kinh Hoa Nghiêm đều do các đại sư kể trên đảm trách, trong đó, đóng góp nhiều công sức và trí tuệ để hình thành và xác lập tư tưởng cho tông Hoa Nghiêm là Ðại sư Pháp Tạng, còn gọi là Quốc sư Hiền Thủ. Và đến Ðại sư Trừng Quán, với 2 tác phẩm nỗi tiếng "Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh sớ", 60 quyển. "Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao", 90 quyển 246 thì tư tưởng của tông Hoa Nghiêm đã được tập đại thành. Giáo sư Tưởng Duy Kiều viết: "Ðến đời Ðường, ngài Thật Xoa Nan Ðà phiên dịch kinh Hoa Nghiêm gồm 80 quyển, gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm. Ngài Quốc sư Thanh Lương (tức Ðại sư Trừng Quán) căn cứ vào đó mà làm những bộ chú thích như Huyền Ðàm và Sớ Sao, trong ấy thâu tóm tất cả Ðại thừa, Tiểu thừa, Tánh tông và Tướng tông, thật là rộng rãi, tinh thâm. Ðến đây, ý nghĩa thâm thúy của Hoa Nghiêm rực rỡ như mặt trời chói lọi giữa thiên không" 247.

Ngoài ra, còn có những đóng góp của cư sĩ Lý Thông Huyền (635-730), một học giả về Hoa Nghiêm nỗi tiếng ở đời Ðường, vốn xuất thân từ hàng vương tộc, tác giả bộ "Tân Hoa Nghiêm kinh luận", 40 quyển 248.



2. Kinh Hoa Nghiêm (80 quyển) đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch ra Việt văn. Mảng kinh ngắn và vừa còn lại thuộc hệ Hoa Nghiêm (mang số hiệu từ số 280 đến 309), trừ số 293 là Tứ Thập Hoa Nghiêm đã nói ở trước) trong ấy phần nhiều do các Ðại sư Chi Lâu Ca Sấm, Trúc Pháp Hộ, Trúc Phật Niệm, Cưu Ma La Thập, Ðịa Bà Ha La (613-687) dịch, cũng đang lần lượt được dịch ra Việt văn, góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng kinh Hoa Nghiêm và làm phong phú cho Ðại tạng kinh tiếng Việt.
---o0o---
VI. Bảo Tích bộ: (tập 11 và 1/3 tập 12)

Tập hợp, giới thiệu kinh Ðại Bảo Tích và các kinh thuộc hệ Bảo Tích.



1. Kinh Ðại Bảo Tích: Kinh Ðại Bảo Tích (Màhà ratna kùta-sùtra) số 310 gồm 120 quyển, 49 hội, do Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chí (562-727) dịch và tập hợp các kinh đã được dịch từ trước. Trong tổng số 49 hội, 120 quyển thì:

- Các kinh được dịch từ trước: 23 hội, hơn 80 quyển.

- Các kinh do Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi dịch: 26 hội, hơn 39 quyển.

Công việc này bắt đầu từ năm 706 (đời Ðường) kéo dài trong 8 năm thì hoàn thành.

Bảo Tích có nghĩa là tích tập các pháp bảo, nên mỗi hội có thể xem như một bộ kinh với chủ đề riêng và có một vài sự trùng lặp với các bộ khác. Chẳng hạn:

- Hội thứ 48, mang tên Thắng Man phu nhân hội, 1 quyển (quyển 119) do Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi dịch (mới). Nhưng kinh này đã được Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) dịch vào khoảng 435-443 TL đời Lưu Tống mang tên là "Kinh Thắng Man Sư Tử Hống nhất thừa Ðại Phương Tiện Phương Quảng" (số 353, tập 12). Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La cũng là dịch giả kinh Tạp A Hàm.

- Hội thứ 5 mang tên "Vô Lượng Thọ Như Lai hội", gồm 2 quyển 17, 18 thì tương đương với các kinh số 360, số 364, tập 12 (sẽ nói thêm ở phần sau).

- Hội thứ 46 mang tên "Văn Thù Thuyết Bát Nhã hội", gồm 2 quyển 25, 26 do Ðại sư Mạn Ðà La Tiên dịch vào khoảng đầu thế kỷ VI TL đời Lương (502-556) chính là hội thứ 7 của kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða (quyển 574, 575).

- Hội thứ 47 mang tên "Bảo Kế Bồ tát hội", gồm 2 quyển 117, 118 do Ðại sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, thì trùng với kinh Ðại Tập, quyển 25, 26 (do Ðại sư Ðàm Vô Sấm 385-433 dịch vào đời Bắc Lương 397-439).

Kinh Ðại Bảo Tích đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch sang Việt văn.



2. Mảng kinh thuộc hệ Bảo Tích mang số hiệu từ số 311 đến số 373 nói chung là rất dồi dào, trong ấy kinh Thắng Man như đã nêu, là một bản kinh ngắn, nội dung có những liên hệ với kinh Pháp Hoa, đã được dịch ra Việt văn. Ngoài ra, đáng chú ý là các kinh:

- số 360: Phật Thuyết Vô Lượng Thọ kinh, 2 quyển, Ðại sư Khương Tăng Khải (Samghavarman) dịch vào khoảng hậu bán thế kỷ 3 TL đời Tào Ngụy (220-265).

- số 364: Phật Thuyết Ðại A Di Ðà kinh, 2 quyển, do cư sĩ Vương Nhật Hưu (?-1173) hiệu đính, biên tập vào khoảng năm 1160-1162 đời Triệu Tống (960-1276).

- số 365: Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ kinh, 1 quyển, do Ðại sư Cương Lương Da Xá (383-442) dịch vào khoảng năm 424, đời Lưu Tống (420-478).

- số 366: Phật Thuyết A Di Ðà kinh, 1 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần (3 kinh số 360, 365, 366 đã được dịch ra Việt văn). Ðó là những kinh chủ yếu của tông Tịnh Ðộ và tín ngưỡng Tịnh độ.
---o0o---
VII. Niết bàn bộ (2 phần tập 12)
Bộ này gồm các kinh từ số 374 đến 396, tập 12, nội dung là giới thiệu kinh Ðại Bát Niết Bàn và các kinh ngắn, vừa, thuộc hệ Niết Bàn.

1. Kinh Ðại Bát Niết Bàn (Mahàparinirvàna-sùtra) cũng là một bộ kinh lớn của Phật giáo Bắc truyền, thuyết minh về các giáo nghĩa Như Lai thường trụ, Chúng sinh đều có Phật tánh, Xiển đề đều thành Phật (xiển đề là chỉ cho loại chúng sinh đoạn trừ căn lành, thiếu nhân giải thoát). Kinh này có hai bản Hán dịch:

a. Bắc bản Ðại Bát Niết Bàn kinh: số 374 gồm 40 quyển, 13 phẩm, do Ðại sư Ðàm Vô Sấm (385-433) dịch vào khoảng năm 415-421 đời Bắc Lương (397-439).

b. Nam bản Ðại Bát Niết Bàn kinh: số 375, gồm 36 quyển, 25 phẩm, do các Ðại sư Huệ Nghiêm (363-443), Huệ Quán (thế kỷ V TL) và cư sĩ Tạ Linh Vận (385-433), dựa vào bản dịch kinh Ðại Bát Nê Hoàn gồm 6 quyển của Ðại sư Pháp Hiển (380-418/423), tham khảo Bắc bản của Ðại sư Ðàm Vô Sấm để tu đính, soạn thành, khoảng sau năm 421, đầu đời Lưu Tống (420-478).

Sự kiện "Niết bàn" đã được nói đến trong kinh Trường A Hàm (kinh số 2, mang tên Du Hành kinh 249 và một số kinh thuộc hệ A Hàm như kinh Phật Bát Nê Hoàn, số 5, 2 quyển, do Ðại sư Bạch Pháp Tổ dịch vào đời Tây Tấn; kinh Bát Nê Hoàn, số 6, 2 quyển, mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm đời Ðông Tấn (317-419), kinh Ðại Niết Bàn, số 7, 3 quyển, do Ðại sư Pháp Hiển dịch vào đời Ðông Tấn 250. Nhưng với kinh Ðại Bát Niết Bàn (40 quyển, 36 quyển) nội dung đã không dừng ở việc thuật lại giai đoạn sau cùng của cuộc đời Ðức Thế Tôn, mà đã nhân nơi bối cảnh ấy thuyết minh, quảng diễn một số diệu lý then chốt như đã nêu ở trên. Chính vì thế mà sau khi kinh Ðại Bát Niết Bàn (Bắc bản, Nam bản) được lưu hành, đã tạo nên một ảnh hưởng rộng lớn trong giới Phật học Trung Hoa đương thời ở cả hai miền Bắc Nam, dẫn đến việc thành lập tông Niết Bàn hưng thịnh một thời.

Kinh Ðại Bát Niết Bàn (Nam bản) đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch ra Việt văn (bản Việt dịch ngoài 25 phẩm của Nam bản Ðại Bát Niết Bàn kinh còn có thêm 4 phẩm nữa: phẩm 26-29, không rõ người dịch đã dịch theo Tạng nào).

2. Phần còn lại của Niết Bàn bộ gồm các kinh từ số 376 đến số 396, với những kinh tiêu biểu như kinh: Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn kinh, số 378, 2 quyển; Ðẳng Tập Chúng Ðức Tam Muội kinh, số 381, 3 quyển; Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp kinh, số 391, 1 quyển; đều do Ðại sư Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn. Kinh Bồ tát Ðâu Thuật Thiên Giáng Thần... số 384, 7 quyển, Trung Ấm kinh, số 385, 2 quyển (kinh này đã được dịch ra Việt văn)... đều do Ðại sư Trúc Phật Niệm dịch vào đời Hậu Tần. Kinh Tập Nhất Thiết Phước Ðức Tam Muội, số 382, 3 quyển, kinh Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới, số 389, 1 quyển (tức kinh Di Giáo, đã được dịch ra Việt văn), cả hai kinh đều do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần. Kinh Phật Thuyết Ðại Bát Nê Hoàn, số 376, do Ðại sư Pháp Hiển dịch vào đời Ðông Tấn. Kinh Ðại Bát Niết Bàn Hậu Phần, số 377, 2 quyển, do Ðại sư Nhược Na Bạt Ðà La dịch vào đầu đời Ðường (618-906). Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trú, số 390, 1 quyển, do Pháp sư Huyền Tráng dịch vào đời Ðường... Tất cả đều được lần lượt dịch ra tiếng Việt, góp phần làm rõ thêm về giai đoạn sau cùng của cuộc đời Ðức Bỗn Sư.
---o0o---
VIII. Ðại Tập bộ (tập 13)
Bộ này tập hợp giới thiệu kinh Ðại Tập và những kinh ngắn, vừa thuộc hệ Ðại Tập.

1. Kinh Ðại Tập: Gọi đủ là Ðại Phương Quảng Ðại Tập kinh (Mahàsamnipàta - Sùtra), số 397, 17 phẩm, 60 quyển, do các Ðại sư: Ðàm Vô Sấm (385-433) dịch vào đời Bắc Lương (397-439), từ phẩm 1 đến phẩm 11 và phẩm 13, gồm 29 quyển; Ðại sư Trí Nghiêm (350-427) và Bảo Vân (376-449) dịch phẩm 12 (4 quyển) vào đời Lư Tống (420-478); Ðại sư Na Liên Ðề Da Xá (490-589) dịch vào đời Cao Tề (550-576) gồm các phẩm 15, 16, 17 (15 quyển), và phẩm 14 gồm 12 quyển, dịch vào đầu đời Tùy (580-618).

Công việc tập hợp sắp xếp này là do Ðại sư Tăng Tựu thực hiện vào đời Tùy. Nội dung kinh Ðại Tập thuyết minh về một số pháp tu tập của hạnh Bồ tát như Tam học, 6 Ba la mật, các pháp Tam muội, các pháp Tổng trì... cùng nhấn mạnh về sự nghiệp hộ pháp của 8 bộ chúng.



2. Phần còn lại của bộ Ðại Tập gồm các kinh ngắn, vừa mang số hiệu từ số 398 đến 424, nhìn chung rất là dồi dào, phần nhiều là những bản dịch khác của những kinh đã có nơi kinh Ðại Phương Ðẳng Ðại Tập. Ngoài ra có hai kinh đáng chú ý là:

- số 411, kinh Ðại Thừa Ðại Tập Ðịa Tạng Thập Luân, 10 quyển, do Pháp sư Huyền Tráng dịch.

- số 412, kinh Ðịa Tạng Bồ tát Bản Nguyện, 2 quyển, do Ðại sư Thật Xoa Nan Ðà (652-710) dịch vào đời Ðường (Ðại sư cũng là người dịch kinh Hoa Nghiêm 80 quyển).

Ðó là hai kinh thuyết minh về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Ðịa Tạng (kinh số 412 đã được dịch ra Việt văn).


---o0o---

IX. Kinh Tập bộ (tập 14, 15 đến 4, 16, 17)
Bộ này, về số lượng chiếm đến 4 tập của ÐTKÐCTT (tập 14-17) tập hợp giới thiệu toàn bộ các kinh còn lại không thể sắp vào 8 bộ trước (các kinh mang số hiệu từ số 425 đến 847).

Xin có mấy ghi nhận:

1. Kinh dài nhất ở bộ này là kinh Chánh Pháp Niệm Xứ (Saddharma-smràty-upasthàma-sùtra) gồm 7 phẩm, 70 quyển, do Ðại sư Cù Ðàm Bát Nhã Lưu Chi cùng dịch với các Ðại sư Ðàm Diệu, Bồ Ðề Lưu Chí dịch trong khoảng năm 538-543, vào cuối đời Hậu Ngụy (339-556). Nội dung của kinh là thông qua 7 phẩm: Thập thiện nghiệp đạo, Sinh tử, Ðịa ngục. Ngạ quỷ, Súc sinh, Quán thiên và Thân niệm xứ, thuyết minh về tính nhân quả của sự sinh tử nơi sáu đường để người tu Phật nhận ra nẻo giải thoát. Kinh này đã được dịch ra tiếng Việt, trong tương lai sẽ được xuất bản.

2. Mảng kinh nói về Thiền, Quán, Tam muội và các vấn đề liên hệ, nhìn chung là khá nhiều, do các vị Ðại sư như An Thế Cao (Hậu Hán), Trúc Pháp Hộ (Tây Tấn), Chi Lâu Ca Sấm (Hậu Hán), Cưu Ma La Thập (Hậu Tần), Na Liên Ðề Da Xá (Tùy), Huyền Tráng (Ðường)... dịch (các kinh mang số hiệu từ số 463, 464, 465, 466, 602, 603, 604, 605, 611, 612, 613, 614, 616, 617, 618, 619, 621, 622, 623, 635 đến 643...) đáng lẽ nên được tách ra thành một tập. Công việc này sẽ được thực hiện khi chúng ta hoàn thành Ðại Tạng kinh tiếng Việt chăng?

3. Một số kinh trong Kinh Tập bộ với nội dung hàm chứa những giá trị tiêu biểu, thiết thực nên đã được lần lượt dịch ra tiếng Việt như:

a. Kinh Dược Sư: Kinh này hiện có 3 bản Hán dịch:

- Bản dịch của Ðại sư Ðạt Ma Cấp Ða (?-619) dịch vào đầu thế kỷ VII, đời nhà Tùy, mang tên: Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bản Nguyện kinh, số 449 tập 1 quyển.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, dịch vào đời Ðường, mang tên "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Ðức kinh": 1 quyển, số 450, T 14. Ðây là bản dịch phỗ cập hơn cả.

- Bản dịch của Ðại sư Nghĩa Tịnh (635-713) dịch vào khoảng cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII, đời Ðường, mang tên: "Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Ðức kinh" 1 quyển, số 451, T14.

b. Kinh Di Lặc Hạ Sinh: Cũng có 3 bản Hán dịch:

- Bản dịch của Pháp sư Trúc Pháp Hộ, dịch vào đời Tây Tấn mang tên: "Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh kinh", 1 quyển, số 453, tập 14.

- Bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, dịch vào đầu thế kỷ V, đời hậu Tần, mang tên: "Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh Thành Phật kinh" 1 quyển, No.454, tập 14.

- Bản dịch của Ðại sư Nghĩa Tịnh, mang tên giống như bản dịch của ngài La Thập, số 455, tập 14.

c. Kinh Duy Ma: Kinh này hiện cũng có 3 bản Hán dịch:

- Bản dịch của cư sĩ Chi Khiêm, đời Ðông Ngô (224-280) mang tên: "Phật Thuyết Duy Ma Cật kinh", số 474, 2 quyển, tập 14.

- Bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, mang tên: "Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh", số 475, 3 quyển, tập 14. Ðây là định bản.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, nhan đề: "Thuyết Vô Cấu Xưng kinh", số 476, 6 quyển, tập 14.

d. Kinh Thập Thiện: gọi đủ là kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo, số 600, 1 quyển, tập 15, do Ðại sư Thật Xoa Nan Ðà dịch vào cuối thế kỷ VII, đời Ðường, đây là bản dịch thông dụng. Ngoài ra, còn có 2 bản Hán dịch khác:

- Phẩm 11 của kinh Phật Thuyết Hải Long Vương, số 518, 4 quyển, tập 15, dịch giả là Pháp sư Trúc Pháp Hộ 251.

- Kinh Phật Vị Sa Già La Long Vương Sở Thuyết Ðại Thừa, số 601, 1 quyển, tập 15, dịch giả là Ðại sư Thi Hộ, dịch vào cuối thế kỷ X, đời Triệu Tống (960-1276).

đ. Kinh Kim Quang Minh: Hiện có 3 bản Hán dịch:

- Bản dịch của Ðại sư Ðàm Vô Sấm (385-433) dịch vào đầu thế kỷ V, đời Bắc Lương (397-439) mang tên: "Kim Quang Minh kinh", số 663, 4 quyển, tập 16.

- Bản của Ðại sư Bảo Quý san định vào cuối thế kỷ VI, đời Tùy, mang tên: "Hợp Bộ Kim Quang Minh kinh", 8 quyển, số 664, tập 16.

- Bản dịch của Ðại sư Nghĩa Tịnh, mang tên: "Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh", 10 quyển, số 665, tập 16 252

e. Kinh Thắng Man: Kinh này có 2 bản Hán dịch:

- Bản dịch của Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) dịch vào khoảng 435-443 đời Lưu Tống, mang tên: "Kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Ðại Phương Tiện Phương Quảng", số 353, 1 quyển (ÐTK/tập 12).

- Bản dịch của Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi (562-727) dịch, là hội 48 trong kinh Ðại Bảo Tích, mang tên "Thắng Man Phu Nhân hội", 1 quyển (quyển 119) (ÐTK/tập 11).

g. Kinh Lăng Già: Cũng hiện có 3 bản Hán dịch:

- Bản dịch mang tên: "Lăng Già A Bạt Ða La Bảo kinh", 4 quyển, số 670, tập 16, dịch giả là Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) đời Lưu Tống (420-478).

- Bản dịch của Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi (thế kỷ VI) đời Nguyên Ngụy (339-556), mang tên: "Thập Lăng Già kinh", 10 quyển, số 671, tập 16.

- Bản dịch mang tên: "Ðại Thừa Nhập Lăng Già kinh", 7 quyển, số 672, tập 16, dịch giả là Ðại sư Thật Xoa Nan Ðà, đời Ðường.

h. Kinh Giải Thâm Mật: Hiện có 4 bản Hán dịch:

- Bản dịch của Ðại sư Bồ Ðề Lưu Chi, mang tên: "Thâm Mật Giải Thoát kinh", 5 quyển, 10 phẩm, số 675, tập 16.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, nhan đề: "Giải Thâm Mật kinh", 5 quyển, 8 phẩm, số 676, tập 16.

- Bản dịch của Ðại sư Chân Ðế (499-569) đời Trần, (557-588), mang tên: "Phật Thuyết Giải Tiết kinh", 1 quyển, số 677, tập 16, tức là phẩm thứ 2 so với bản dịch của ngài Huyền Tráng.

- Bản dịch của Ðại sư Cầu Na Bạt Ðà La (394-468) dịch vào đời Lưu Tống (420-478). "Tương Tục Giải Thoát Liễu Nghĩa kinh", 2 quyển, số 678, số 679, tập 16, tương đương với 2 phẩm 7, 8 nơi bản dịch của ngài Huyền Tráng.

i. Kinh Vu Lan: Gọi đủ là kinh Phật Thuyết Vu Lan Bồn, 1 quyển, số 685, tập 16, dịch giả là Pháp sư Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn. Kinh Vu Lan còn một bản Hán dịch nữa mang tên: "Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn kinh", 1 quyển, số 686, tập 16, mất tên người dịch.

j. Kinh Bát Ðại Nhân Giác: 1 quyển, số 779, tập 17, dịch giả là Ðại sư An Thế Cao (Hậu Hán).

k. Kinh Tứ Thập Nhị Chương: 1 quyển, số 784, tập 17, dịch giả là hai Ðại sư Ca Diếp Ma Ðằng (?-73) và Trúc Pháp Lan, dịch vào năm 67, đời Hậu Hán, được xem là bản kinh Hán dịch đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc.

l. Kinh Hiền Nhân: Bản Hán dịch mang tên "Phật Thuyết Bột Kinh Sao", số 790, 1 quyển, tập 17, dịch giả là cư sĩ Chi Khiêm.

m. Kinh Viên Giác: Gọi đủ là "Ðại Phương Quảng Viên Giác Tu Ða La Liễu Nghĩa kinh", số 842, 1 quyển, tập 17, dịch giả là Ðại sư Phật Ðà Ða La, dịch vào đầu đời Ðường.

Ngoài ra, kinh Thủ Lăng Nghiêm (gọi đủ là: Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh), 10 quyển, do Ðại sư Bát Thích Mật Ðế dịch vào khoảng đầu thế kỷ VIII đời Ðường, đã được dịch ra tiếng Việt (nhiều bản Việt dịch) khá phỗ biến trong giới Phật học Việt Nam, ÐTKÐCTT đã xếp vào phần Mật giáo bộ, số 945, tập 19.


---o0o---
X. Mật giáo bộ (tập 18, 19, 20, 21)
Gồm 4 tập, tập hợp giới thiệu toàn bộ mảng kinh điển, minh chú, nghi quỹ... của Mật giáo.

- Mật giáo là giai đoạn phát triển thứ 3 của tư tưởng Phật giáo Ðại thừa ở Ấn Ðộ (giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ hai là Duy Thức). Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ IV, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ VI... Ðứng về phương diện tư tưởng, Mật giáo là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trọng về trí thức và nghiên cứu của các hệ thống Bát nhã và Duy thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo..." 253.

Mật giáo được truyền vào Trung Quốc vào cuối thập kỷ 2 của thế kỷ VIII với công sức của các vị Ðại sư Thiện Vô Úy (637-735), Kim Cương Trí (671-741) và Bất Không (705-774). Các vị Ðại sư này vừa là nhà truyền đạo vừa là những dịch giả đóng góp nhiều trong quá trình dịch thuật kinh sách Mật giáo ra chữ Hán. Vị Ðại sư người Trung Quốc có nhiều hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của Mật giáo ở Trung Hoa trong giai đoạn đầu là Ðại sư Nhất Hành (683-727).

Những kinh điển làm nền tảng cho Mật giáo là các kinh Ðại Nhật, kinh Kim Cương Ðỉnh.

1. Kinh Ðại Nhật:: Gọi đủ là "Ðại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì kinh", 7 quyển, 36 phẩm, số 848, tập 18, trang 1A-55A, do hai Ðại sư Thiện Vô Úy và Nhất Hành dịch vào khoảng năm 716-720, đời Ðường.

2. Kinh Kim Cương Ðỉnh: Kinh này có 3 bản Hán dịch:

a. Bản dịch của Ðại sư Bất Không (705-774) mang tên: "Kim Cương Ðỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Ðại Giáo Vương kinh", 3 quyển, số 865, tập 18, trang 207A-223B.

b. Bản do Ðại sư Kim Cương Trí (671-741), dịch vào năm 723, mang tên "Kim Cương Ðỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng kinh", 4 quyển, số 866, tập 18, trang 223B-253C.

c. Bản do Ðại sư Thi Hộ (thế kỷ X TL) dịch vào khoảng 980, đời Triệu Tống (960-1279), nhan đề: "Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Ðại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Ðại Giáo Vương kinh", 30 quyển, số 882, tập 18, trang 341A-445B.

Một số khái niệm cơ bản của Mật giáo như Tam đại, 4 thứ Mạn đồ la, Tam mật, Ngũ tướng v.v... cần được quảng diễn trong một dịp khác.

Trên đây là những nét chính về hệ thống kinh điển của Hán tạng, là sơ đồ cần thiết để lần lượt tiếp cận với nội dung Kinh tạng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày tóm tắt về tiến trình dịch thuật kinh điển Hán tạng.

2. Trình bày những đóng góp của ngài Huyền Tráng đối với sự hình thành Tam tạng thánh điển chữ Hán.

---o0o---




tải về 3.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương