Ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất; giao đất



tải về 231.62 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích231.62 Kb.
#9561
1   2   3

Chương III


TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Điều 8. Xây dựng khu tái định cư.

1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cáp có thẩm quyền phê duyệt, thực tế quỹ đất của địa phương và yêu cầu cụ thể của dự án đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì cùng Chủ đầu tư lập phương án xây dựng các khu đất tái định cư để đáp ứng nhu cầu tái định cư, chuyển Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định.

Trường hợp các hộ dân không có nhu cầu tái định cư hoặc quỹ đất của địa phương không đáp ứng được nhu cầu tái định cư thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cùng với Chủ đầu tư có phương án hỗ trợ tiền tự lo chỗ ở theo quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất tái định cư, thực hiện phương án hỗ trợ tiền tự lo chỗ ở cho Người bị thu hồi đất.



Điều 9. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Căn cứ Thông báo thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Để việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ đúng quy định tại Khoản 1, Điều này; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện việc kiểm tra, xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác định nguồn gốc đất đai của từng trường hợp bị thu hồi đất, cụ thể như sau:

2.1. Kiểm tra, kiểm đếm tại hiện trường:

a. Lập biên bản kiểm kê chi tiết của từng trường hợp bị thu hồi đất (gọi tắt là biên bản kiểm kê khối lượng bồi thường trong biên bản phải thể hiện cụ thể những nội dung sau: Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, nơi ở hiện nay của người bị thu hồi đất; số nhân khẩu, số lao động, đối tượng thuộc diện chính sách xã hội (nếu có); diện tích, vị trí thửa đất thu hồi; số lượng cây trồng, vật nuôi, hình dạng, kích thước, khối lượng, kết cấu, những đặc điểm cơ bản của tài sản trên đất, các công trình nổi và ngầm gắn liền với đất bị thu hồi;

b. Biên bản kiểm kê khối lượng bồi thường, hỗ trợ phải có chữ ký của người trực tiếp thực hiện kiểm đếm tại hiện trường, người bị thu hồi đất người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật), lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, đại diện của Phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện của lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.

c. Trường hợp người bị thu hồi đất không ký xác nhận biên bản kiểm kê khối lượng bồi thường mà không nêu được lý do chính đáng, Tổ công tác kiểm kê của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường vẫn lập biên bản kiểm kê khối lượng bồi thường, ghi rõ vào biên bản lý do người bị thu hồi đất đã nêu; nội dung Tổ công tác đã giải thích nhưng người có đất thu hồi không ký biên bản. Tổ công tác kiểm kê phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện các cơ quan tư pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và đoàn thể cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành kiểm tra, rà soát lại biên bản kiểm kê và hiện trạng đất đai, tài sản trên đất, lập biên bản bổ sung khẳng định chính xác khối lượng bồi thường của người có đất bị thu hồi.

d. Trường hợp người có đất bị thu hồi cố tình không cho Tổ công tác tiến hành kiểm kê đất và tài sản gắn liền với đất. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ Tổ kiểm kê tiến hành nhiệm vụ kiểm kê thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất, hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính và các loại sổ mục kê, sổ địa chính, sổ đăng ký thống kê, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ bộ thuế của thửa đất bị thu hồi xác định nguồn gốc đất đai của tùng thửa đất bị thu hồi; xác định chủ sử đất hợp pháp của thửa đất; xác định người đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ; lập phương án bồi thường, hỗ trợ; lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2, Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ - CP, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3, Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Điều 10. Thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ

1. Thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan cấp huyện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ theo qui định;

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Giao nhiệm vụ và trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện như sau:

1.1. Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố.

1.2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện:

a) Thành phần gồm:

- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng;

- Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng;

- Lãnh đạo Phòng Tài chính và Kế hoạch - Phó Chủ tịch hội đồng;

- Đại diện chủ đầu tư - Uỷ viên thường trực;

- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi - Uỷ viên;

- Trưởng khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;

- Đại diện của những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất (từ 1 đến 2 người hiểu biết pháp luật và có khả năng vận động quần chúng) do Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng khu dân cư nơi có đất bị thu hồi giới thiệu, được Uỷ ban nhân dân cấp xã đồng ý.

- Một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Trường hợp xét giao đất, giao nhà tái định cư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện bổ sung thành phần là đại diện các Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Thuế, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh.

b) Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng để triển khai từng dự án cụ thể.

Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ, quy mô dự án thực hiện trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện được ký hợp đồng với một số lao động để thực hiện một số công việc cụ thể trong công tác kiểm kê, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Những lao động được tuyển chọn ký hợp đồng phải có đủ trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc; nguồn kinh phí chi trả được lấy từ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án.

c) Nhiệm vụ: Thực hiện việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với tất cả các trường hợp không thuộc quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này.

2. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 197/2004/NĐ'CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

Điều 12. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiện theo quy định tại Điều 15 và điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.



Điều 13. Trình tự xét duyệt đối tượng giao đất tái định cư và phương án tái định cư

1. Đồng thời với việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tổ chức làm nhiệm vụ vụ bồi thường phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi thực hiện các công việc sau:

a) Tiếp nhận đơn xin giao đất, giao nhà tái định cư của người bị thu hồi đất. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận về hộ khẩu và hiện trạng nhà ở, đất ở của người bị thu hồi đất có Đơn xin giao đất, xin giao nhà tái định cư;

b) Lập hồ sơ và danh sách đối tượng đủ điều kiện giao đất, giao nhà tái định cư; lập phương án bố trí giao đất, giao nhà tái định cư;

c) Niêm yết công khai phương án tái định cư tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và các địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi. Các nội dung niêm yết, thủ tục niêm yết và thời hạn niêm yết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;

d) Tiếp nhận ý kiến đóng góp của người bị thu hồi đất và những người có liên quan hoàn chỉnh phương án tái định cư theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan cấp huyện, Tổ chức làm công tác bồi thường và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi thực hiện:

a) Thẩm tra, xác minh điều kiện tiêu chuẩn đối tượng của từng trường hợp đề nghị được giao đất, giao nhà tái định cư theo quy định.

b) Thẩm định phương án tái định cư theo quy định.

c) Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án tái định cư, quyết định giao đất, giao nhà cho từng đối tượng được xét duyệt.

3. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm phổ biến và niêm yết công khai phương án tái định cư, quyết định giao đất, giao nhà tái định cư đã được phê duyệt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP:

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và Uỷ ban nhân dân cấp xã triển khai việc giao đất, giao nhà tái định cư theo quy định.

5. Chi cục Thuế cấp huyện hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà và các nghĩa vụ tài chính khác của người được giao đất, giao nhà tái định cư. Kho bạc Nhà nước cấp huyện có trách nhiệm thu tiền theo quy định.

Điều 14. Cưỡng chế thu hồi đất

Trong trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Việc cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.



Chương IV

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ( gọi tắt: GIẤY CHỨNG NHẬN
Mục 1

TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Điều 15. Những trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 49 của Luật Đất đai.



Điều 16. Những trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.



Điều 17. Nông trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.



Điều 18. Những trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu rừng nếu vốn để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng, được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ.



Mục 2

TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 19. Nơi nộp hồ sơ và trao Giấy chứng nhận

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân các quận (nơi có đất).

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.

3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung hồ sơ; hoàn thiện hồ sơ luân chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân các quân, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung hồ sơ; hoàn thiện hồ sơ; luân chuyển đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

4. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, hoặc nhận Giấy chứng nhận thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

5. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao y bản chính (đóng dấu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) đối với Giấy chứng nhận có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng để gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành.



Mục 3

XỬ LÝ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

CHO TỔ CHỨC, CƠ SỞ TÔN GIÁO ĐANG SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 20. Xử lý quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

1. Các Tổ chức đang sử dụng đất đã được Nhà nước giao dết để xây dựng Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất; nộp một bộ hồ sơ kê khai, đăng ký việc quản lý, sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ gồm có:

a) Báo cáo tự rà soát, kê khai sử dụng đất (theo mẫu );

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

c) Quyết định thành lập tổ chức sử dụng đất.

2. Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 50 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, tiến hành trích đo bản đồ địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi có bản đồ địa chính chính quy trong đó thể hiện rõ hiện trạng sử dụng đất; trích sao hồ sơ địa chính, thời gian thực hiện 10 ngày làm việc trừ trường hợp phải trích đo bản đồ địa chính).

b) Gửi văn bản tham vấn ý kiến Sở Xây dựng về sự phù hợp quy hoạch; tham vấn ý kiến của các Sở, ngành có liên quan về các yếu tố hành lang kỹ thuật các công trình (nếu có) thời gian thực hiện 05 ngày làm việc. Nếu quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn của Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan được tham vấn không có văn bản trả lời thì được coi là đồng ý với hiện trạng sử dụng đất, đồng ý với việc xử lý giao quyền sử dụng đất cho Tổ chức sử dụng đất; cơ quan được tham vấn phải chịu trách nhiệm về việc này.

c) Thẩm tra, xác minh hiện trạng, nguồn gốc thửa đất; trường hợp sử dụng đất trong khu vực đô thị có nguồn gốc đất chưa rõ ràng (gồm các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân) thì phải gửi văn bản thẩm vấn ý kiến Sở Xây dựng về nguồn gốc nhà, đất, thời gian thực hiện 05 ngày làm việc.

3. Căn cứ ý kiến tham vấn của các Sở, ngành có liên quan, kết quả thẩm tra xác minh hiện trạng, nguồn gốc thửa đất, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xử lý về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 181/2004/NĐ/CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình hợp lệ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử lý về quyền sử dụng đất chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa cho người sử dụng đất, bàn giao diện tích đất đã xử lý cho các đối tượng quản lý, sử dụng theo quyết định xử lý về quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân thành phố.

b) Chuyển thông tin địa chính và hồ sơ sử dụng đất đến Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định.

c) Thông báo cho Người sử dựng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

d) Sau khi Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, trao cho người sử dụng đất theo quy định tại tiết b, điểm 2.3, khoản 2, Điều 24 của quy định này.



Điều 21. Xử lý về quyền sử dụng đất đối vớ đất do doanh nghiệp đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.

1. Doanh nghiệp đang sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất; nộp một bộ hồ sơ kê khai, đăng ký việc quản lý, sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ gồm:

a) Báo cáo tự rà soát, kê khai sử dựng đất (theo mẫu).

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

c) Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 50 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy định này.

3. Căn cứ ý kiến tham vấn của các Sở, ngành có liên quan, kết quả thẩm tra xác minh hiện trạng, nguồn gốc thửa đất, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình hợp lệ của Sở Tài nguyên và Môi trường Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử lý về quyền sử dụng đất chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa cho người sử dụng đất, bàn giao diện tích đất đã xử lý cho các đối tượng quản lý, sử dụng theo quyết định xử lý về quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân thành phố.

b) Chuyển thông tin địa chính và hồ sơ sử (dụng đất đến Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định.

c) Thông báo cho Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

d) Sau khi Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, trao cho người sử dụng đất theo quy định tại tiết b, điểm 2.3, khoản 2, Điều 24 của quy định này

Điều 22. Xử lý về quyền sử dụng đất đối với đất do Hợp tác xã đang sử dụng đất

1. Các Hợp tác xã đang sử dụng đất đã được Nhà nước giao đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất: nộp một bộ hồ sơ kê khai, đăng ký việc quản lý, sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ gồm có:

a) Báo cáo tự rà soát, kê khai sử dụng đất (theo mẫu).

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

c) Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 50 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy định này.

3. Căn cứ ý kiến tham vấn của các Sở, ngành có liên quan, kết quả thẩm tra xác minh hiện trạng, nguồn gốc thửa đất, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý về quyền sử dựng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình hợp lệ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử lý về quyền sử dụng đất chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa cho người sử dụng đất, bàn giao diện tích đất đã xử lý cho các đối tượng quản lý, sử dụng theo quyết định xử lý về quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân thành phố.

b) Chuyển thông tin địa chính và hồ sơ sử dụng đất đến Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định.

c) Thông báo cho Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

d) Sau khi Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, trao cho người sử dụng đất theo quy định tại tiết b, điểm 2.3, khoản 2, Điều 24 của quy định này.

Điều 23. Xử lý về quyền sử dụng đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng.

1. Các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất, nộp một bộ hồ sơ kê khai, đăng ký việc quản lý, sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường; hồ sơ gồm có:

a) Báo cáo tự rà soát, kê khai sử dụng đất (theo mẫu).

b) Giấy phép đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc giấy xác nhận công nhận cơ sở tôn giáo đủ điều hoạt động của Sở Nội vụ theo quy định tại các Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ.

c) Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo.

2. Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 50 ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc qui định tại khoản 2 Điều 20 Quy định này.

3. Căn cứ ý kiến tham vấn của các Sở, ngành có liên quan, kết quả thẩm tra xác minh hiện trạng, nguồn gốc thửa đất, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân thành phố xử lý về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình hợp lệ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử lý về quyền sử dụng đất chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức bàn giao đất ngoài thực địa cho cơ sở tôn giáo sử dụng đất, bàn giao diện tích đất đã xử lý cho các đối tượng quản lý, sử dụng theo quyết định xử lý về quyền sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân thành phố.

b) Chuyển thông tin địa chính và hồ sơ sử dụng đất đến Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có).

c) Thông báo cho cơ sở tôn giáo sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

d) Sau khi cơ sở tôn giáo sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, cấp Giấy chứng nhận, trao cho người sử dụng đất theo quy định tại tiết b, điểm 2.3, khoản 2, Điều 24 của quy định này.


Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> TTHCUBND -> 1917
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
1917 -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
1917 -> BỘ XÂy dựng
1917 -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
1917 -> BỘ TÀi chính
1917 -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1917 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
1917 -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2006/tt-bxd ngàY 18 tháng 8 NĂM 2006 HƯỚng dẫn thực hiện quy chế khu đÔ thị MỚi ban hàNH

tải về 231.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương