Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế Đấu thầu, thay thế Quy chế Đấu thầu đã ban hành kèm theo Nghị định số 43/cp ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 93/cp ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ


ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ



tải về 268.58 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích268.58 Kb.
#26693
1   2   3   4

ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ


Điều 44. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu

1. áp dụng đối với các gói thầu quy định tại khoản 12 Điều 3 của Quy chế này trên cơ sở tuân thủ những mục tiêu của công tác đấu thầu được quy định tại Điều 1 và các quy định cụ thể tại Điều 45 của Quy chế này.

2. Việc đấu thầu các gói thầu quy mô nhỏ được áp dụng theo các nguyên tắc sau :

a) Chỉ cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp là Tổng công ty hoặc thuộc Tổng công ty) đóng trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương tham dự. Trong trường hợp số lượng nhà thầu tại địa phương có khả năng tham gia ít hơn 3, phải mời thêm các doanh nghiệp ở ngoài địa phương tham dự. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì được mời thêm các doanh nghiệp là Tổng công ty hoặc thuộc Tổng công ty tham dự thầu;

b) Chỉ áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ đối với tất cả các gói thầu.

Điều 45. Tổ chức đấu thầu

1. Trình tự đấu thầu :

a) Lập hồ sơ mời thầu;

b) Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu;

c) Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá xếp hạng nhà thầu;

Công việc tổ chức đấu thầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này do Bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện;

d) Phê duyệt kết quả đấu thầu và ký hợp đồng.

2. Hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu do Bên mời thầu lập cần đơn giản, rõ ràng nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đối với nhà thầu, bao gồm các nội dung sau :

a) Thư mời thầu và mẫu đơn dự thầu;

b) Yêu cầu đối với gói thầu :

- Mua sắm hàng hoá : đặc tính kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và tiến độ thực hiện;

- Xây lắp : hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng được duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật và tiến độ thực hiện.

c) Tiêu chuẩn đánh giá (đạt hoặc không đạt) về mặt kỹ thuật theo các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này;

d) Mẫu bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

3. Hồ sơ dự thầu :

Hồ sơ dự thầu do nhà thầu lập, phải đảm bảo tính trung thực, khả thi, gồm :

a) Đơn dự thầu; bản sao giấy đăng ký kinh doanh; bảo lãnh dự thầu;

b) Các đề xuất về kỹ thuật và tiến độ thực hiện;

c) Giá dự thầu.

4. Đánh giá hồ sơ dự thầu :

a) Chỉ đánh giá hồ sơ dự thầu hợp lệ, có giá dự thầu sau khi sửa lỗi không lớn hơn giá gói thầu được duyệt;

b) Đánh giá theo tiêu chuẩn quy định trong hồ sơ mời thầu để xác định nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, có giá dự thầu (sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu) thấp nhất sẽ được kiến nghị trúng thầu.

5. Kết quả đấu thầu :

a) Kết quả đấu thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bên mời thầu mời nhà thầu trúng thầu đến hoàn thiện và ký hợp đồng.

6. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng :

áp dụng bảo lãnh dự thầu bằng 1% giá dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng 3% giá trị hợp đồng trên cơ sở các nội dung quy định tại Điều 28 và Điều 32 của Quy chế này.



Chương VI

ĐẤU THẦU LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 46. Nguyên tắc áp dụng

Căn cứ danh mục đầu tư hàng năm do Chính phủ công bố hoặc nhà đầu tư đề xuất, nếu dự án có từ 2 đối tác trở lên quan tâm thực hiện thì phải tiến hành đấu thầu để người có thẩm quyền có cơ sở xem xét lựa chọn đối tác để thực hiện dự án dưới dạng sau :

1. Dự án đang là ý tưởng;

2. Dự án đã có Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi được duyệt;

3. Yêu cầu về một số nội dung công việc.

Điều 47. Trình tự tổ chức đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án

Trường hợp có từ 7 đối tác trở lên quan tâm thực hiện dự án, phải tiến hành sơ tuyển. Việc sơ tuyển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 hoặc khoản 2 Điều 34 của Quy chế này.

Trình tự tổ chức đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án bao gồm các bước sau :

1. Lập hồ sơ mời thầu :

Căn cứ yêu cầu của dự án về mục đích, nội dung, phạm vi công việc và tiến độ thực hiện để lập hồ sơ mời thầu. Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm :

a) Thư mời thầu;

b) Các yêu cầu cơ bản đối với dự án;

c) Chỉ dẫn đối với nhà thầu;

d) Các thông tin có liên quan;

đ) Tiêu chuẩn đánh giá;

e) Các phụ lục chi tiết kèm theo.

2. Mời thầu :

Bên mời thầu lựa chọn cách thông báo phù hợp với hình thức lựa chọn nhà thầu.

3. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu :

Bên mời thầu nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo quy định của pháp luật.

4. Mở thầu.

5. Đánh giá hồ sơ dự thầu.

Việc đánh giá được thực hiện theo phương pháp chấm điểm. Các nhà thầu đạt từ 70% tổng số điểm trở lên sẽ được xếp hạng để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định trúng thầu.

Đánh giá và xếp hạng hồ sơ dự thầu được tiến hành theo hai bước sau :

a) Đánh giá sơ bộ : Xem xét hồ sơ dự thầu về mặt hành chính pháp lý và khả năng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

b) Đánh giá chi tiết và xếp hạng :

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm mở thầu và theo các nội dung chủ yếu sau :

- Sửa lỗi;

- Đánh giá chi tiết về các yếu tố : kỹ thuật, thương mại, tài chính, chuyển giao công nghệ (nếu có);

- Xếp hạng nhà thầu.

6. Trình duyệt kết quả đấu thầu.

7. Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng :

Căn cứ kết quả đấu thầu được phê duyệt, Bên mời thầu tiến hành mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng.

8. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng.

Điều 48. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Căn cứ tính chất của dự án, việc áp dụng bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng do người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 28 và Điều 32 của Quy chế này.



Chương VII

Каталог: resources -> upload -> File -> vanban
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
vanban -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
vanban -> CHÍnh phủ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 16/2005/NĐ-cp ngàY 07 tháng 02 NĂM 2005 VỀ quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư XÂy dựng công trìNH
vanban -> Quy chế Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nưỚc ngoài trong hoạT ĐỘng xây dựng ở việt nam
vanban -> CỦa bộ khoa họC, CÔng nghệ và MÔi trưỜng số 55/2002/tt-bkhcnmt ngàY 23 tháng 7 NĂM 2002
vanban -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
vanban -> CỦa chính phủ SỐ 27/2003/NĐ-cp ngàY 19 tháng 3 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của nghị ĐỊnh số 24/2000/NĐ-cp ngàY 31 tháng 7 NĂM 2000 quy đỊnh chi tiết thi hành luậT ĐẦu tư NƯỚc ngoài tại việt nam
vanban -> 1. Nghị định này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam

tải về 268.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương