BỘ y tế Số: /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.45 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.45 Mb.
#37073
1   2   3

5. Rủi ro về sức khỏe

5.1 Thiếu thông tin về sử dụng hooc-môn và các vấn đề sức khỏe

Thực tế cho thấy người chuyển giới chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy còn quá ít thông tin cho họ. Sự thiếu thông tin khiến người chuyển giới lúng túng trong việc xác định bản dạng giới của mình, sử dụng “liều”, không hướng dẫn hooc-môn trôi nổi trên thị trường bán lậu. Mặc dù hiện nay đã có nhiều cơ sở trung tâm y tế cho đồng tính nam (gay, MSM) về HIV sức khỏe tình dục, nhưng với người chuyển giới, hiện nay vẫn chưa có cơ sở y tế nào quan tâm trực tiếp tới đối tượng này. Hooc-môn hiện nay chủ yếu mua lậu Việt Nam chưa sở nào bán chính thức. Theo những người chuyển giới cho biết, nhiều người đi Thái Lan về bán lại.

Có nhiều vấn đề đặt ra với người đã sử dụng hooc-môn do không dùng đúng liều, đúng cách. Đa số thông tin truyền miệng trong cộng đồng, không có thông tin nào chính thức. Họ thường học hỏi kinh nghiệm truyền miệng của những người đi trước. Theo truyền lại, có hai cách qua đường uống hoặc đường tiêm. Tiêm thường 1 tháng/1 lần, còn uống thì ngày 2/viên. Đối với nhóm chuyển giới từ nữ sang nam FTM, hooc-môn được dùng chủ yếu là Testosterone. Đây hooc-môn được cho giúp tăng hooc-môn nam, thể hiện sự thay đổi ở giọng nói, da mặt râu tóc… Có FTM cho biết uống hooc-môn ban đầu thường 1 tháng 1 đợt (giá khoảng gần 300 ngàn). Dùng quá liều có thể gây ung thư. Theo một FTM khác, có 4 dạng có thể sử dụng: uống, tiêm, dạng keo, dạng dán. Tiêm là an toàn nhất vì tiêm thường trong vòng 3 tháng, còn dạng dán thường sử dụng trong trường hợp đi du lịch.

Nhiều người chuyển giới MTF lại truyền tai nhau về việc uống thuốc ngừa thai sẽ giúp cho ngực to lêngiảm bắp. người chỉ muốn ngực to lên để khi mặc áo nịt sẽ đẩy ngực lên, nhưng có nhiều người uống một thời gian để chuẩn bị cho việc phẫu thuật ngực: uống một thời gian thì phần đầu ngực sẽ sưng lên, có thể chích ra để làm ngực được. Theo những người MTF, nếu vội làm ngực mà không uống trước thuốc một thời gian thì sẽ bị đau, ngực khi làm sẽ không đẹp. Cũng có thông tin cho rằng uống nhiều hooc-môn sẽ có tác dụng phụ như loãng xương, sốc thuốc, dị ứng. Trên thị trường có nhiều loại thuốc ngừa thai khác nhau, có loại uống 1 viên/1 ngày, nhưng có loại uống hàng chục viên.

Không có sự trợ giúp của bác sỹ tâm lý hay cơ sở y tế nào, người chuyển giới phải chịu nhiều áp lực tâm lý tổn hại sức khỏe tâm thần, có những phải pháp tiêu cực làm hại đến bản thân. Không biết có thể phẫu thuật ở đâu, cũng không cảm thấy tự tin được đón nhận, tất cả người chuyển giới đều cho biết nếu có điều kiện sẽ đi sang nước ngoài (Thái Lan hoặc Hàn Quốc) để phẫu thuật. Điều này không chỉ gây khó khăn về tài chính cho cá nhân những người chuyển giới, mà còn gây “chảy máu ngoại tệ” khi số tiền họ phải chi cho công nghệ làm đẹp ở các nước này ít nhất là 5.000-6.000 USD.


5.2 Sức khỏe tâm thần

Những áp lực trong cuộc sống từ sự kỳ thị của xã hội, sự chối bỏ của gia đình, không có công ăn việc làm, sự bi quan trong tình yêu đã dẫn nhiều người chuyển giới đến những cảm giác chán nản, trầm cảm. Nhiều người sự xa lánh của gia đình, nhà trường xã hội mà có những suy nghĩ tiêu cực hoặc hành vi tự tử.

Nhiều người trải qua giai đoạn khủng hoảng trước những quyết định quan trọng như quyết định “làm lộ” hay không (ăn mặc, để tóc như con gái, hoặc như con trai), có phẫu thuật hay không; khủng hoảng khi bị người yêu bỏ rơi hay cãi cọ với gia đình.



Ngay cả với người chuyển giới sau khi phẫu thuật cũng mất vài năm đầu bị hoang mang trầm cảm khi hình thức bên ngoài của họ không hẳn giống nam cũng không hẳn giống nữ. Họ vẫn phải thường xuyên dùng thuốc nội tiết nhằm duy trì lượng hooc-môn sinh dục cần thiết cho cơ thể chống lại sự thiếu hụt do đã bị cắt đi mất, nhằm tạo nên lượng nội tiết cần thiết để cho cơ thể thích ứng với cuộc sống mới, chống lại hiện tượng loãng xương lão hóa sớm, đồng thời duy trì hình dáng bên ngoài đúng theo giới tính mới.

Trước áp lực của sự kỳ thị, cũng có những người chuyển giới trở nên tự kỳ thị chính mình, trở nên bi quan, chán nản: thể đó là sự bi quan vào việc được hội chấp nhận, thể việc không thể có công ăn việc làm, hoặc không bao giờ có được niềm vui sống hạnh phúc với người mình yêu thương. Họ trở nên nhút nhát, rất ít người dám đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh vì sợ ánh mắt kỳ thị của thày thuốc, nhân viên y tế. Những bệnh phụ khoa họ chỉ tự mua thuốc, hoặc để cho tự khỏi. Tuy nhiên, cũng nhiều người chuyển giới lại cho rằng chính sự kỳ thị đã tạo nên sự mạnh mẽ cho họ trong cuộc sống một ý chí vươn lên. Đặc biệt nhóm chuyển giới FTM thường thể hiện một sự tự tin, ý chí mong muốn khẳng định mình để vừa được bố mẹ chấp nhận, vừa có thể lo được cho người yêu.
5.3 Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhóm từ nữ sang nam ít vấn đề về sức khỏe tình dục hơn, vì họ không có nhiều quan hệ tình dục với các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, với nhóm chuyển giới từ nam sang nữ - MTF- những rủi ro của các bệnh lây truyền tình dục là rất cao. Với những nhóm kiếm tiền bằng cách “làm gái”, mặc dù có được nghe tuyên truyền nhiều về HIV các bệnh lây nhiễm, nhưng vì phải chiều khách hàng, nên nhiều khi họ cũng không dùng bao cao su.

Mặt khác, quan hệ chủ yếu của MTF là bằng đường miệng, nên nhiều MTF cho rằng không cho khách hàng động vào người mình, hoặc dùng bao cao su được, còn việc quan hệ bằng miệng sẽ không ảnh hưởng gì.



Với những người không làm gái mãi dâm, thì việc quan hệ với người tình cũng ít khi được bảo đảm. Do cảm thấy yếu thế trong mối quan hệ, MTF thường phải chiều chuộng người đàn ông dị tính của mình bằng mọi cách, kể cả bằng tình dục, vì thế các biện pháp bảm đảm an toàn thường bị bỏ qua. Nguy cơ bị mắc các bệnh sùi mào gà, HIV, …., rất cao ở nhóm này. Trong khi đó, họ lại không dám đến các sở y tế để khám, chữa bệnh nên rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
    1. 6. Các vấn đề pháp


Trong bối cảnh các nguyên tắc nhân quyền quyền y tế được quan tâm hiện nay, các quốc gia ở phương Tây đã triển khai một hệ thống y tế dành cho người chuyển giới, tập trung vào các cá nhân mong muốn phẫu thuật thay đổi giới tính. Luật pháp nhiều nước phương Tây các thực hành y tế giờ đây ủng hộ việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho phép thay đổi giấy tờ cá nhân sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cũng như cấm phân biệt đối xử dựa trên biểu hiện giới. Ở Việt Nam, các vấn đề này hiện nay mới đang được xem xét sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự 2015.
6.1 Không được đổi tên và xác định lại giới tính

Nhiều người chuyển giới MTF thấy tên của mình quá nam tính, hoặc ngược lại, nhiều FTM lại cảm thấy ngại khi nói ra tên mình quá nữ tính. Thực tế, phần lớn tất cả người chuyển giới hiện nay đều phải dùng nickname. Nhiều bạn MTF có tham gia biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh thì đặt các tên “nghệ danh” cho mình trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi biểu diễn. Đặc biệt, đối với người chuyển giới, không được đổi tên cho phù hợp với thể hiện giới bên ngoài của họ đã gây ra khó khăn khi đi lại làm các thủ tục liên quan đến giấy tờ.

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị đinh số 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng đúng trong Sổ đăng khai sinh bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”. do chính đáng được nêu trong điều 27, 37 38 của Nghị định trên bao gồm trùng tên, dễ gây nhầm lẫn, xác định lại huyết thống hoặc xác định lại giới tính. Tuy vậy, việc xác định lại giới tính được quy định tại Điều 36 Luật Dân sự Nghị định số 88/2008/NĐ- CP về Xác định lại giới tính lại chủ yếu liên quan đến “những bất thường về bộ phận sinh dục”. Quyết định này phù hợp với những người liên giới tính, nhưng đã đóng lại cánh cửa đối với những người chuyển giới, bởi Điều 4, khoản 1 Nghị định ghi rõ nghiêm cấm “thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính”. Điều này đã khiến cho việc cấp lại giấy tờ cho những người chuyển giới hầu như là không thể, là nỗi trăn trở lớn với người chuyển giới.

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.



Điểm e Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 đã mở ra cơ hội cho người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, để thực hiện được quy định này thì vẫn phải chờ Luật chuyển đổi giới tính được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.

Trước khi phẫu thuật giới tính, theo đúng quy trình sẽ cần trải qua kiểm tra cuộc sống thực (Real Life Test) để xem có thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính, có xác nhận của bác sỹ tâm lý. Nhưng nếu người chuyển giới ở Việt Nam muốn phẫu thuật nước ngoài, cũng không tìm được bác sĩ xác nhận ở Việt Nam. Mặt khác việc đi phẫu thuật ở nước ngoài khi trở về cũng không dễ bởi hải quan không chấp nhận giấy tờ vẫn là nam mà cơ thể là phụ nữ. Vì vậy, người chuyển giới mong muốn được tạo điều kiện phẫu thuật giới tính được công nhận giới tính hậu phẫu.

Trên thực tế, những người đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi cũng vẫn không thể đổi giới tính của mình trên các giấy tờ như chứng minh thư, hồ sơ lý lịch, hộ khẩu. Những người chuyển giới cho biết việc không có giấy chứng minh thư đúng như giới tính đã thay đổi của họ khiến cho cuộc sống của họ gặp rất nhiều rắc rối, từ việc mua bán hay sở hữu tài sản.

Nhiều người cho rằng nếu người chuyển giới đã phẫu thuật hoàn toàn thì nhà nước nên cho thay đổi lại toàn bộ giấy tờ tùy thân với giới tính mới. Như vậy, người chuyển giới MTF là một người nữ hoàn toàn FTM là người nam hoàn toàn chứ không cần đề cập đến quá khứ là người chuyển giới của họ.

Kết luận:

Dù có được chấp nhận hay không, chuyển giới người chuyển đổi giới tính là hiện tượng xảy ra ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, do khái niệm chuyển giới chỉ mới được biết đến trong vài năm gần đây, nên trước kia người chuyển giới được gộp chung vào “nhóm đồng tính”, hay “thế giới thứ ba”. Cùng với sự bùng nổ của internet các diễn đàn mạng (đặc biệt LesKing.com.vn Thegioithu3.vn), chỉ từ năm 2008 trở lại đây, những người sống giữa hai giới không hoàn toàn hài lòng khi bị xem là người đồng tính lần đầu tiên biết đến những khái niệm liên quan đến chuyển giới như Trans Guy, Trans Girl, TG…

Vì chưa có diễn đàn dành riêng cho họ, người chuyển giới đã vẫn đang phải ẩn mình trong các diễn đàn dành cho đồng tính nữ đồng tính nam. Tuy nhiên, sự chia sẻ thông tin mối quan tâm chung đã khiến người chuyển giới trở thành một cộng đồng ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt là với các bạn chuyển giới trẻ. Với sự hỗ trợ này, thế hệ những người chuyển giới trẻ có sự cởi mở hơn, dám sống thật đối mặt với xã hội nhiều hơn là thế hệ chuyển giới trung niên, những người vẫn còn dè dặt sống ẩn mình vì ngại đối mặt với sự kỳ thị.

Tuy nhiên, ước mơ được thừa nhận, không bị phân biệt đối xử, đặc biệt mong muốn được gia đình hiểu, thông cảm và hỗ trợ là rất lớn. Nhiều người cho biết dù cho xã hội có kỳ thị đến đâu họ cũng “không quan tâm”, nhưng việc được bố mẹ hiểu, là chỗ nương tựa tinh thần cho họ rất quan trọng. Dù là những người vẫn còn đang sống trong gia đình mà phải giấu giếm bản dạng giới của mình, hay những người dù vẫn sống với gia đình nhưng hàng ngày phải chịu đựng sự hắt hủi, chối bỏ, hay bạo lực của bố mẹ, cho đến những bạn trẻ chuyển giới không chịu nổi áp lực gia đình phải bỏ nhà ra đi, điều mong mỏi lớn nhất của họ được gia đình hiểu rằng họ là như thế, họ không thể thay đổi, họ mong muốn được sự chấp nhận yêu thương.
Phần 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

I. PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Quy định cho phép chuyển đổi giới tính tại Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề chuyển đổi giới tính được đề cập tập trung trong Bộ luật Dân sự (BLDS) và một số văn bản hướng dẫn thi hành.

Trước đây, Điều 36 BLDS năm 2005 quy định cho phép cá nhân có quyền được xác định lại giới tính song chỉ trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác. Gắn với Điều 36, Điều 27 BLDS năm 2005 chỉ cho phép những người “được xác định lại giới tính” thay đổi họ, tên (điểm e). Điều 36 BLDS năm 2005 sau đó được cụ thể hoá trong Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định lại giới tính, trong đó nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính và thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 4).

Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua BLDS năm 2015, trong đó bao gồm quy định về chuyển đổi giới tính. Cụ thể, Điều 37 BLDS năm 2015 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.Với quy định này, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 11 tại châu Á (sau các nước Iran, Israel, Syria, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan, Phillipines, Singapore), hợp pháp hoá việc chuyển đổi giới tính.

Mặc dù không quy định cụ thể về quyền chuyển đổi giới tính, song nội dung Điều 37 BLDS 2015 đã gián tiếp thừa nhận quyền này. Theo nghĩa đó, Điều 37 BLDS 2015 đã phản ánh tinh thần vì quyền con người của Hiến pháp năm 2013, đánh dấu một bước tiến mới trong vấn đề quyền con người ở nước ta theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và xu thế phổ biến trên thế giới. Quy định mới là nền tảng để hiện thực hoá nhiều quyền con người khác của nhóm chuyển giới, như quyền phẫu thuật chuyển giới, quyền thay đổi tên và giới tính trong giấy tờ tuỳ thân, quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi… mà trước đây họ chưa có cơ hội được hưởng.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự không thể giải quyết những vấn đề cụ thể như ai có đủ điều kiện để được chuyển đổi giới tính, cơ sở nào có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật chuyển đổi giới tính, việc chuyển đổi giới tính thực hiện như thế nào, các quan hệ pháp lý của người được công nhận đã thực hiện chuyển đổi giới tính thành công... Đây là cả vấn đề lớn, là đối tượng điều chỉnh của một luật riêng. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến người chuyển đổi giới tính và phù hợp với Hiến pháp 2013, việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính là rất cần thiết.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyển đổi giới tính

a) Hiến pháp 2013: Tại Điều 14, Điều 16 Hiến pháp 2013 đã quy định "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật….” và "không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Như vậy Hiến pháp 2013 đã ghi nhận Quyền được sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân cần phải được luật hóa.

b) Bộ Luật Dân sự 2015: Tại Điều 37 BLDS năm 2015 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Mặc dù không quy định cụ thể về quyền chuyển đổi giới tính, song nội dung Điều 37 BLDS 2015 đã gián tiếp thừa nhận quyền này. Theo nghĩa đó, Điều 37BLDS 2015 đã phản ánh tinh thần vì quyền con người của Hiến pháp năm 2013, đánh dấu một bước tiến mới trong vấn đề quyền con người ở nước ta theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và xu thế phổ biến trên thế giới.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”.

c) Luật Hôn nhân gia đình: Hiện nay chưa có cơ chế công nhận người chuyển giới (phải có xác nhận của cơ quan y tế hay phải có văn bản gì) và chưa có cơ chế cho việc thay đổi hộ tịch (giới tính) đối với người chuyển giới. Nếu người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới và chưa có thay đổi về hộ tịch thì không được phép kết hôn với người cùng giới tính. Cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình:

- Khoản 1 Điều 9. Điều kiện kết hôn:Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”;

- Khoản 5 Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: “Giữa những người cùng giới tính.

e) Luật Hộ tịch:

- Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

- Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

- Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, , cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; ….”.

Như vậy: Người xác định lại giới tính đã có cơ sở pháp lý để thay đổi lại giới tính theo Luật Hộ tịch.



g) Luật Nghĩa vụ quân sự:

Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ : Quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự và Thông tư số 140/TT-BQP ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ không quy định đối với người chuyển giới. Như vậy mặc nhiên người chuyển giới vẫn thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.



h) Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam: về cơ bản, Luật này đã hài hòa với Bộ luật Dân sự: Người chuyển giới có thể được giam giữ ở buồng riêng, cụ thể được quy định tại các điều:

- Khoản 5 Điều 4: Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

- Khoản 2 Điều 16: Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

- Khoản 4 Điều 18: Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tuy nhiên, cần thống nhất với Luật Hộ tịch có quy định về việc kiểm tra thân thể đối với người chuyển giới

i) Luật thi hành án hình sự

Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân quy định:

“2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:

a) Phạm nhân nữ;

b) Phạm nhân là người chưa thành niên;

c) Phạm nhân là người nước ngoài;

d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;

đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.

3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”.

Dự kiến trong Luật chuyển đổi giới tính sẽ quy định người đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc người thực hiện chuyển đổi giới tính một phần (phẫu thuật ngực) hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính hoàn toàn (phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục) sẽ được thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch và các giấy tờ khác có liên quan. Như vậy, trường hợp người thực hiện chuyển đổi giới tính đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc phẫu thuật một phần (phẫu thuật ngực) nếu có hành vi vi phạm pháp luật và bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ người này sẽ thế nào? Nếu giam chung những người này với những người có cùng giới tính trên giấy tờ hộ tịch rất dễ dẫn đến khả năng người này bị lạm dụng tình dục hoặc các hành vi bất lợi khác do cơ thể sinh học không giống nhau. Do vậy, đề nghị cân nhắc sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân theo hướng những người chuyển đổi giới tính một phần được giam giữ riêng.



II. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Trong những năm gần đây, vấn đề “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới” ngày càng được thảo luận một cách rộng rãi, cùng với đó là vấn đề quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi chung là LGBT) cũng ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.



Trong pháp luật quốc tế, hiện nay quyền của người chuyển giới được ghi nhận chung trong các văn kiện về quyền của cộng đồng LGBT. Quyền đầu tiên và là nền tảng cho các quyền con người khác của cộng đồng này là quyền bình đẳng. Ngay trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc (1945) đã nêu rằng các quyền cơ bản, phẩm chất và giá trị của con người là bình đẳng, không có bất kì sự phân biệt nào. Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người (UDHR, 1948) tiếp tục khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền và được bảo vệ về nhân phẩm (Điều 1), tất cả thành viên trong gia đình nhân loại đều được hưởng quyền và tự do cơ bản mà không có sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi, hay tất cả những hoàn cảnh khác (Điều 2). Nguyên tắc không phân biệt tiếp tục được ghi nhận trong hai công ước cơ bản về quyền con người là Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự 1966 (ICCPR), và Công ước quốc tế về Quyền văn hóa, xã hội và kinh tế 1966 (ICESCR). Theo nguyên tắc này, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con ngườikhông có bất kì sự phân biệt đối xử và kỳ thị nào, trong đó bao gồm yếu tố “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới1.

Trên cơ sở các văn kiện quốc tế về quyền con người, những văn kiện đề cập trực tiếp đến quyền của cộng đồng LGBT nói chung và quyền của người chuyển giới nói riêng đã được thông qua, tiêu biểu là: Tuyên bố về Xu hướng tính dục và quyền con người, được Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2005; Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006; Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 18/12/2008; Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2011; Nghị quyết về “Quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới” được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua tháng 6/2011; Bộ quy tắc Yogyakarta về xu hướng tính dục và bản dạng giới, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào ngày 26/03/2007.

Liên quan trực tiếp đến quyền chuyển giới, Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã hối thúc các quốc gia “thừa nhận quyền của người chuyển giới được thay đổi giới tính của họ bằng cách cho phép cung cấp cho họ giấy chứng sinh mới”2. Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia cần: “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính mà họ muốn của người chuyển giới và3 cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn..”4.

Gần đây nhất, ngày 30/6/2016, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết 32/2, theo đó bổ nhiệm một Chuyên gia Độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.5 Việt Nam là một trong những nước bỏ phiếu "thuận" cho nghị quyết này.

Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận là: Mặc dù các văn kiện quốc tế về nhân quyền chưa có quy định riêng về quyền được chuyển đổi giới tính, song quyền này được xem là hàm chứa trong một số quyền con người khác trong đó đặc biệt là các quyền được thừa nhận trước pháp luật, quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử, các quyền về an ninh cá nhân… Trong thực tế, quyền được chuyển đổi giới tính và các quyền liên quan như thay đổi giấy tờ tuỳ thân để có tên và giới tính mới đã được các tổ chức quốc tế và cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc thừa nhận.



1. Chuyển đổi giới tính trong pháp luật của một số quốc gia6

Theo tài liệu của iSEE, tính đến tháng 9/2015, phần lớn quốc gia châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á đã thừa nhận quyền thay đổi tên và giới tính sau khi phẫu thuật chuyển giới với những điều kiện khác nhau như: yêu cầu về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, triệt sản, phẫu thuật một phần. Đặc biệt, hiện có 61 nước đã hợp pháp hóa việc thay đổi tên và giới tính trên giấy tờ, tức là không cần qua phẫu thuật chuyển giới. Một số quốc gia đã cho phép người liên giới tính được lựa chọn một giới tính thứ ba (ngoài “nam” và “nữ”), ví dụ như Úc (2011), New Zealand (2012)... Ở Đức (2013), trẻ em liên giới tính trong giấy khai sinh được để trống phần giới tính, khi lớn lên các em có thể lựa chọn giới tính “nam’, ‘nữ” hoặc “X”.7



Theo thống kê của trang Equaldex, tính đến tháng 12/2016, có 60 quốc gia đã hợp pháp hoá quyền chuyển đổi giới tính, 95 quốc gia chưa hợp pháp hoá nhưng cũng không cấm (somewhere in between), 58 quốc gia vẫn cấm việc chuyển đổi giới tính8 (xem hình sau).

Ở châu Âu, hiện có 38 quốc gia cho phép phẫu thuật thay đổi giới tính theo mong muốn, và đi kèm là quyền phái sinh thừa nhận tên và giới tính mới trên giấy tờ nhân thân. Những quốc gia này bao gồm toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu và một số nước ngoài Liên minh, chỉ trừ Albania, Andorra, Armenia, Cyprus, Georgia, Kosovo, Macedonia, Monaco, San Marino và Serbia9. Hiện ở châu Âu chỉ một số ít nước mặc dù cho phép phẫu thuật chuyển giới nhưng vẫn chưa cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân. Ngoài ra, một số nước vẫn còn quy định những điều kiện được cho là ngặt nghèo để được công nhận giới tính mới, như: Phải qua phẫu thuật, vô sinh, và độc thân. Mặc dù vậy, những quy định này đang ngày càng được xoá bỏ, vì bị cho là vi phạm nguyên tắc tự do cơ thể. Nhiều quốc gia đã không còn yêu cầu phải phẫu thuật (nhưng vẫn yêu cầu chứng nhận của bác sĩ tâm lý) để được thừa nhận giới tính mới, cũng không yêu cầu phải triệt sản khi phẫu thuật hoặc điều kiện đang độc thân. Độ tuổi cho phép chuyển giới cũng ngày càng hạ xuống, từ tối thiểu 21 xuống 20, 18, 16… vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bản dạng giới có thể được khẳng định từ rất sớm, và việc chuyển giới được thực hiện đúng thời điểm sẽ làm giảm sự trầm cảm cũng như kỳ thị từ những người xung quanh (xem hình sau).10



Ở châu Á, nhiều nước đã thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật, như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Phillipines… trong khi một số nước và vùng lãnh thổ không yêu cầu phải phẫu thuật để thay đổi giới tính trong giấy tờ, như Hàn Quốc, Đài Loan, Israel… Ngay ở Trung Quốc, từ trước đến nay cũng không có quy định pháp luật nào cấm phẫu thuật chuyển giới. Vào các năm 2002 và 2008, Bộ Công an Trung Quốc ban hành hai văn bản hướng dẫn về việc thay đổi giới tính trên sổ hộ khẩu và thẻ căn cước, sau khi nhận thấy người chuyển giới gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký thay đổi hộ tịch. Theo các văn bản này, sau khi đã chuyển đổi thành công trên giấy tờ, người chuyển giới có tất cả quyền và nghĩa vụ theo giới tính mới, bao gồm cả việc kết hôn. Ước tính đến nay đã có khoảng 400.000 người chuyển giới ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên, vào năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc ban hành một số quy định chặt chẽ hơn về vấn đề chuyển giới, trong đó có điều kiện phải trên 20 tuổi, không có tiền án, phải sống công khai với giới tính mong muốn ít nhất 3 năm trước khi phẫu thuật, và phải hoàn tất quá trình phẫu thuật trước khi thay đổi giấy tờ. Quy định này bị các chuyên gia cho là quá khắc nghiệt, vì theo hướng dẫn chính thức của Hiệp hội Chuyên khoa về Sức khỏe chuyển giới, thì chỉ cần 03 điều kiện là đủ, đó là: 12 tháng liên tục sống công khai như giới tính mình mong muốn, sử dụng liệu pháp hoóc-môn và một chứng nhận từ chuyên gia tâm lý.

Ở Hàn Quốc, vào năm 2006, Chính phủ ban hành một văn bản pháp luật quy định rằng người chuyển giới có thể thực hiện thay đổi giới tính trên giấy tờ khi đã phẫu thuật sao cho giống với “cơ quan sinh dục ngoài” của giới tính mà mình muốn chuyển sang. Mặc dù quy định này được xem là một bước tiến về vấn đề chuyển giới so với trước đó, nhưng thực tế là không phải ai cũng đủ tiền bạc để thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật từ nữ sang nam. Vì vậy, vào năm 2013, Tòa án Tối cao nước này đã ra phán quyết rằng một người không nhất thiết phải phẫu thuật chuyển giới mới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ sau khi xem xét một vụ kiện mà nguyên đơn là 5 người chuyển giới, tất cả đều chưa trải qua phẫu thuật.

Ở châu Mỹ, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng các quốc gia hợp pháp hoá quyền chuyển giới liên tục tăng, cho đến nay đã là 11/53, trong đó có những nước như Cu Ba – nơi mà Nhà nước không chỉ cho phép chuyển giới mà còn chi trả chi phí phẫu thuật.

Ở châu Đại dương, cả hai nước lớn nhất là Úc và New Zealand đều đã hợp pháp hoá chuyển giới (Úc: 1987, chi phí phẫu thuật cũng do Nhà nước chi trả; New Zealand: 1993).

Riêng ở châu Phi, hiện mới chỉ có Nam Phi hợp pháp hoá quyền này (từ năm 2003). Theo pháp luật của Nam Phi, việc chuyển đổi giới tính không bắt buộc phải phẫu thuật.

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh rất sơ lược về tình trạng pháp lý của người chuyển giới trên thế giới, được tóm tắt dưới dạng trình bày và phân tích ngắn gọn (Xin gửi kèm theo).


Quốc gia/Vùng lãnh thổ

Điều kiện
để được thay đổi giới tính pháp lý


Thủ tục
để được thay đổi giới tính pháp lý


Hệ quả pháp lýcủa việc sau khi được thay đổi giới tính pháp lý

Bỉ11

Cá nhân phải chứng minh, thông qua một chứng nhận của một chuyên gia tâm thần và một bác sĩ phẫu thuật, rằng những điều kiện sau đã được đáp ứng:

(1) Cá nhân chắc chắn rằng người đó thuộc về giới tính khác với giới tính khi sinh ra;

(2) Cá nhân đã trải qua phẫu thuật chuyển giới, nếu từ khía cạnh y khoa điều này là khả thi và hợp lý;

(3) Cá nhân không có khả năng sinh sản theo giới tính trước đó của họ nữa.

Về nguyên tắc, điều trị hoóc-môn và phẫu thuật đều là điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên quy định cũng để mở một “lối thoát” rằng việc phẫu thuật chỉ bắt buộc nếu nó “khả thi và hợp lý”, nghĩa là có thể vì lý do rủi ro sức khỏe mà không cần phẫu thuật. Quy định về việc triệt sản thì hoàn toàn không có ngoại lệ, mặc dù có thể triệt sản mà không cần phải là một cuộc phẫu thuật chuyển giới toàn diện.

Cá nhân không cần ly hôn để được thừa nhận giới tính mong muốn vì luật Bỉ cho phép hôn nhân giữa hai người cùng giới (2003), không quy định phân biệt cặp cùng giới và khác giới. Nếu việc chuyển giới làm đổ vỡ hôn nhân, hai người có quyền đệ đơn ly hôn.



Cơ quan hộ tịch chứng thực nhân thân và tính hợp lệ của các hồ sơ yêu cầu, nếu đáp ứng đầy đủ, cơ quan hộ tịch cấp một thông báo chứng nhận về việc thừa nhận giới tính pháp lý mới, bao gồm tên, nơi sinh, ngày sinh và giới tính pháp lý mới. Thông báo chứng nhận này cũng nêu về tư cách mới, ví dụ là người nêu trên sẽ là con trai hay con gái của bố mẹ họ căn cứ theo giới tính pháp lý vừa được thừa nhận. Trong ba ngày, cơ quan hộ tịch thông báo cho cơ quan công tố, nếu nghi ngờ lừa dối lợi dụng từ chứng nhận của bác sĩ, cơ quan công tố có thể khởi kiện. Rất hiếm xảy ra trường hợp này. Người khởi kiện cũng có thể là người có liên quan như vợ chồng, con cái, bố mẹ của cá nhân, với thời hạn là 60 ngày sau khi thông báo. Tòa án chỉ xem xét về tính hợp pháp của các giấy tờ, chứ không cân nhắc về mong muốn cá nhân của các bên liên quan này.

Hết thời hạn 60 ngày này, chậm nhất là sau 30 ngày, cơ quan hộ tịch cấp chứng nhận khai sinh mới dưới dạng bản sao. Bản chính của giấy khai sinh cũng được ghi chú giới tính mới bên lề giấy. Nếu có yêu cầu, tất cả các giấy tờ hộ tịch, nhân thân khác cũng có thể được ghi chú bên lề giới tính mới.

Nếu không đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan hộ tịch từ chối, cá nhân có thể khởi kiện trong vòng 60 ngày.


Quan hệ có trước đó:

Giới tính pháp lý mới không làm thay đổi quan hệ pháp lý giữa người chuyển giới và gia đình họ, về cả quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ với con cái, người bố mẹ chuyển giới sẽ vẫn giữ vai trò như trước khi được thừa nhận giới tính mới, bố vẫn là bố, mẹ vẫn là mẹ. Con cái có quyền yêu cầu trích xuất giấy khai sinh của ḿnh có đề cập tới giới tính trước của bố mẹ người đó.



Quan hệ có sau đó:

Luật Bỉ không cho phép người chuyển giới sinh sản sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp trữ lạnh tinh trùng, trứng và thụ tinh nhân tạo sau khi họ được thừa nhận giới tính mới, thì lúc này quan hệ với đứa trẻ sẽ tuân theo giới tính mới được thừa nhận, ví dụ người chuyển giới từ nam-sang-nữ sẽ chỉ có thể là mẹ.

Các quy định này bị chỉ trích là vi phạm Công ước Châu Âu về Nhân quyền và không đồng bộ về pháp lý.


Hà Lan12

Theo luật cũ, người nào nhận mình có giới tính khác với giới tính trên giấy khai sinh, và đã chuyển đổi về cơ thể theo giới tính mong muốn mà từ khía cạnh y tế và tâm lý là “chấp nhận được”, có thể yêu cầu Tòa Quận thay đổi giới tính trên giấy khai sinh. Họ cũng phải chứng minh mình không còn khả năng sinh sản theo giới tính trên giấy khai sinh cũ.

Theo luật mới 2013, tất cả các điều kiện về triệt sản và phẫu thuật đều đã được bãi bỏ. Người có yêu cầu sẽ phải tuyên bố họ chắn chắn là giới tính mà khác với giới tính trên giấy khai sinh. Trong tuyên bố này phải đính kèm một báo cáo của một chuyên gia trong hội đồng giới từ bệnh viện đại học ở Amterdam, Groningen và Leiden trong 6 tháng trở lại, chứng nhận tuyên bố của cá nhân là chắc chắn, không thất thường, không do một rối loạn tâm lý.

Cá nhân không cần ly hôn để được thừa nhận giới tính mong muốn vì luật Bỉ cho phép hôn nhân giữa hai người cùng giới (2000), không quy định phân biệt cặp cùng giới và khác giới. Nếu việc chuyển giới làm đổ vỡ hôn nhân, hai người có quyền đệ đơn ly hôn.


Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ sửa đổi giấy khai sinh nếu các điều kiện được đáp ứng. Nếu cá nhân có yêu cầu, cơ quan này cũng có thể ra quyết định thay đổi tên của cá nhân.

Quan hệ có trước đó:

Tương tự như ở Bỉ.



Quan hệ có sau đó:

Trước những chỉ trích về luật ở Bỉ, Hà Lan đã cân nhắc thay đổi luật. Sinh sản sau khi phẫu thuật là khả thi, vì việc thừa nhận giới tính mong muốn không yêu cầu phải triệt sản hay phẫu thuật. Vì vậy người chuyển giới nữ-sang-nam vẫn có thể mang thai, và sẽ trở thành mẹ của đứa trẻ, vì đứa trẻ bắt buộc phải có mẹ. Còn trường hợp người chuyển giới từ nam-sang-nữ thì vẫn có thể là có con bằng tinh trùng của mình, và trở thành mẹ đứa trẻ thông qua nhận nuôi. Tuy nhiên theo Luật 2013, do Hà Lan đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, đối tác nữ của người mẹ cũng có thể được thừa nhận là mẹ của đứa trẻ, nên việc nhân nuôi không còn cần thiết nữa.



Cộng hòa Séc13

Phẫu thuật chuyển giới:

Việc phẫu thuật chuyển giới được quy định trong Luật về Dịch vụ Y tế Riêng biệt, trong đó định nghĩa khái niệm “chuyển giới” (sex change) là “những phẫu thuật y tế, có mục đích là thay đổi giới tính bằng phẫu thuật đồng thời với việc chấm dứt chức năng sinh sản. Bệnh nhân chuyển giới là người có sự không thống nhất cố định giữa giới tính cơ thể và giới tính tâm lý.” (Điều 21).

Theo đó, triệt sản và phẫu thuật được hiểu là điều kiện bắt buộc. Đồng thời, Luật này cũng quy định về “bài kiểm tra đời sống thật” và điều kiện hộ tịch:

“Phẫu thuật dẫn đến việc thay đổi giới tính có thể được thực hiện trên người mà a) bản dạng giới của họ đã được chẩn đoán và chứng minh khả năng bền vững để sống với giới tính ngược lại, và b) chưa từng kết hôn hay chung sống có đăng ký (hoặc các chế định tương đương nước ngoài), hoặc chứng minh rằng hôn nhân hay chung sống có đăng ký của họ đã chấm dứt.”

Độ tuổi tối thiểu để phẫu thuật chuyển giới là 18 tuổi. Luật không quy định độ tuổi tối thiểu để dùng liệu pháp hoóc-môn, nhưng thực hành y tế chung chấp nhận từ 16 tuổi. Người đang chấp hành hình phạt tù, tạm giam tạm giữ không được thực hiện phẫu thuật, nhưng ngạc nhiên là người có năng lực hành vi hạn chế lại được phép với sự yêu cầu của người giám hộ.

Luật này bao gồm cả người nước ngoài, mặc dù không được bảo hiểm y tế nếu nằm ngoài EU.



Phẫu thuật chuyển giới:

Đơn yêu cầu từ cá nhân đính kèm với thư chấp nhận từ hội đồng chuyên gia (odborná komise) được thành lập bởi Bộ Y tế, bao gồm một chuyên gia y tế từ Bộ Y tế, một nhà giới tính học, một nhà tâm thần học, một chuyên gia tâm thần, một chuyên gia trong lĩnh vực nội tiết và tiết niệu, một bác sĩ sản-phụ khoa, một luật sư với chuyên môn về y tế. Những chuyên gia này không được làm việc cho các cơ quan y tế, không được đang điều trị trực tiếp cho ‘bệnh nhân’. Hội đồng sẽ mời người chuyển giới tham gia cuộc họp, có thể có sự hiện diện của bác sĩ đang điều trị cho ‘bệnh nhân’. Tuy nhiên khi tiến hành phỏng vấn thì không được phép có mặt người bác sĩ này. Sau hội ý, hội đồng sẽ ra quyết định, khuyến nghị tích cực sẽ là cho phép can thiệp phẫu thuật, nếu tất cả thành viên đều đồng ý.

Hội đồng sẽ họp mỗi năm 3-4 lần. Từ lúc Luật về Dịch vụ Y tế Riêng biệt có hiệu lực từ 2012 cho tới 10/2014, đã có 148 yêu cầu được thảo luận. Trong năm 2014 thì số lượng là 87 người, 37 nam và 50 nữ, cho thấy số lượng đang tăng dần. Cũng trong năm 2014, chỉ có một trong số 87 yêu cầu bị từ chối.

Hội đồng chuyên gia không phải là một cơ quan hành chính, quyết định của nó vì vậy cũng không phải là quyết định hành chính. Do vậy nó không thể bị khiếu nại, đây là điểm mà Luật về Dịch vụ Y tế Riêng biệt đã không lường trước.



Thừa nhận giới tính mới:

Bao gồm hai việc: Sửa đổi khai sinh và cấp số khai sinh mới. Việc sửa giấy khai sinh được quy định trong Luật Hộ tịch Dân số và Luật Văn phòng Hộ tịch. Dựa trên xác nhận của cơ sở y tế về việc phẫu thuật trong vòng 3 ngày làm việc, cá nhân sẽ được thay đổi khai sinh, đồng thời đổi tên.

Việc sửa số khai sinh là cần thiết vì dãy số này chứa thông tin về giới tính, việc sửa đổi số khai sinh này sẽ giúp người chuyển giới không bị lộ thông tin quá khứ của mình nếu họ không muốn. Tuy nhiên những thảo luận gần đây đang kêu gọi bỏ hẳn thông tin giới tính trong mã số khai sinh này, bớt đi một thông tin riêng tư.


Quan hệ có trước đó:

Bộ luật Dân sự Séc quy định ‘việc chuyển giới không ảnh hưởng tới quyền nhân thân của cá nhân, cũng như tình trạng tài sản’.

Bởi vì một trong những yêu cầu để có thể phẫu thuật chuyển giới là đang độc thân nên các quan hệ hôn nhân không bị ảnh hưởng. Đối với con cái, Bộ luật Dân sự quy định việc chuyển giới không ảnh hưởng tới quan hệ với con cái. Tuy nhiên trên thực tế, với những người có con nhỏ “dưới 18 tuổi” thường được bác sĩ yêu cầu “sắp xếp gia đình” trước khi phẫu thuật. Nếu có ly hôn, các quyền và nghĩa vụ tài sản, con cái cũng không bị ảnh hưởng bởi việc chuyển giới.

Quan hệ có sau đó:

Sau phẫu thuật chuyển giới, cá nhân sẽ được coi là có giới tính mới thừa nhận của họ. Họ có thể kết hôn/đăng ký chung sống, và trở thành cha mẹ. Tuy nhiên vì điều kiện phải “chấm dứt khả năng sinh sản” nên việc trở thành bố mẹ sẽ không thể là bố mẹ đẻ/sinh học được.



Đan Mạch14

Bất kỳ ai cũng có thể xin thay đổi số CPR, nếu họ có một số CPR. Điều kiện duy nhất để đăng ký thay đổi là trên 18 tuổi, vì nó liên quan tới điều kiện là mong muốn được trở thành giới tính khác. Sau khi đăng ký, họ có thể dành thời gian 6 tháng để giảm thiểu các rủi ro bất ngờ của những người chưa suy nghĩ chín chắn, để cho họ thời gian suy nghĩ kỹ và tránh hối hận về quyết định của mình. Mục đích của thời hạn 6 tháng này còn để cá nhân có thời gian thích nghi dần với cuộc sống có giới tính mới, mặc dù đây không phải là điều kiện pháp lý bắt buộc.

Chỉ cần tuyên bố của cá nhân là đủ, không cần xác nhận của bác sĩ, không cần chứng minh sự can thiệp của y tế.

Nếu bằng cách nào đó, Bộ Kinh tế và Nội vụ phát hiện ra có sự sai trái trong tuyên bố của cá nhân, quyết định có thể bị hủy, mã số CPR mới bị xóa và dẫn lại về mã số CPR cũ. Tùy trường hợp mà cá nhân có thể bị truy tố theo luật hình sự.


Việc thừa nhận giới tính mong muốn sẽ bắt đầu bằng việc đăng ký thay đổi mã số CPR (số dân cư), với thủ tục, điều kiện rất đơn giản:

(1) một đơn đăng ký gửi tới Bộ Kinh tế và Nội vụ;


(2) trong đơn ghi rõ mong muốn được trở thành giới tính ngược lại;
(3) xác nhận lại mong muốn sau một thời gian suy nghĩ, không ít hơn 6 tháng sau khi gửi đơn đăng ký ban đầu.

Sau đó Bộ Kinh tế và Nội vụ sẽ ra một quyết định hành chính và việc cấp mới mã số CPR, một thẻ y tế quốc gia (sundhedskort) mới sẽ được tự động gửi tới cá nhân, kèm theo yêu cầu đổi tên mới, được thực hiện dễ dàng tại cơ quan địa phương. Trong hệ thống CPR, số CPR mới được cập nhật, số CPR cũ được đánh dấu để dẫn tới số CPR mới. Dữ liệu CPR chỉ có cơ quan nhà nước và cơ quan tư nhân được nhà nước cấp phép truy cập. Việc thay đổi các thấy tờ khác (hộ chiếu, bằng lái xe…) sẽ làm khi cá nhân có yêu cầu, cơ quan cấp mới sẽ truy cập vào hệ thống CPR và cấp mới theo thông tin trong đó.



- Hỗ trợ sinh sản: Luật Hỗ trợ sinh sản cho phép phụ nữ đơn thơn và cặp đôi hiếm muộn, không phân biệt cùng giới hay khác giới, có thể được hỗ trợ sinh sản. Năm 2014, Luật được sửa đổi để định nghĩa “nữ” là người có tử cung hoặc mô buồng trứng, còn “nam” là người có ít nhất một tinh hoàn. Luật sửa đổi cũng quy định rằng việc xác định “cha” hay “mẹ” của đứa trẻ từ hỗ trợ sinh sản sẽ xác định trên giới tính cơ thể, chứ không phải giới tính pháp lý.

- Hôn nhân: Các quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân không thay đổi vì từ 2012 Đan Mạch không phân biệt giới tính giữa các bên trong hôn nhân.

- Con cái: Theo Luật trẻ em, một người là cha sau khi chuyển giới thành nữ vẫn sẽ là cha, tương tự ngược lại.

- Nghĩa vụ quân sự: Luật Đan Mạch bắt buộc nam giới từ 18 tuổi phải đi lính. Những nam giới sẽ được gọi đi lính, dù cho họ có cơ quan sinh dục nữ, và đi qua quá trình kiểm tra bình đẳng để đánh giá mức độ phù hợp. Nữ giới vẫn có thể đăng ký tình nguyện như những người nữ khác. Hội đồng Bình đẳng Quốc hội đã từng bày tỏ lo ngại lợi dụng vấn đề này để trốn nghĩa vụ. Bộ Quốc phòng thì coi đây là rủi ro rất nhỏ.





Anh và xứ Wales

Điều kiện theo mục 1(1)b của Luật Thừa nhận Giới 2004 quy định:

(1) có hoặc từng có phiền muộn về giới;

(2) đã sống theo giới tính mong muốn qua thời gian hai năm tính vào ngày nộp đơn yêu cầu;

(3) có ý định tiếp tục sống theo giới tính mong muốn tới khi chết; và

(4) tuân thủ các điều kiện theo Khoản 3.

Khoản 3 quy định về các bằng chứng hỗ trợ cho việc đăng ký thay đổi, gồm:

- báo cáo của một người hành nghề y khoa hoặc nhà tâm thần học hoạt động trong lĩnh vực phiền muộn giới, cùng với một báo cáo khác của người hành nghề y khoa không nhất thiết là chuyên gia trong lĩnh vực. Báo cáo cũng phải nêu chẩn đoán về phiền muộn giới, chi tiết các điều trị đã trải qua, hay đã lên kế hoạch;

- một tuyên bố thành văn về việc họ đã sống theo giới tính mong muốn trong suốt hai năm và mong muốn sống tiếp theo giới tính mong muốn tới lúc chết;

- một tuyên bố thành văn và việc cá nhân đã kết hôn hay chưa;

- những bằng chứng khác nếu có yêu cầu, hoặc theo nguyện vọng của cá nhân.

Các can thiệp y tế và hoóc-môn không được đề cập tới, tạo thuận lợi cho những người không thích hợp với các điều trị thuốc men hay phẫu thuật. Chính vì vậy mà Hội đồng Công nhận Giới tính hoạt động rất cẩn thận để tránh các sai sót. Triệt sản cũng không phải là một điều kiện.


Luật Thừa nhận Giới 2004 quy định về thủ tục trong đó thành lập một Hội đồng Công nhận Giới tính, trực thuộc Tòa Dịch vụ để cấp Chứng nhận Thừa nhận Giới tính. Hội đồng này gồm các thành viên có bằng cấp pháp lý, các thành viên y tế mà có đăng ký hành nghề y và một nhà tâm thần học có đăng ký hành nghề. Việc thẩm định không cần có sự hiện diện của người nộp đơn, trừ khi hội đồng thấy cần thiết. Cá nhân có thể khiếu nại khi bị từ chối, nếu tiếp tục bị từ chối, cá nhân có quyền nộp lại đơn từ đầu sớm nhất là 6 tháng kể từ lần từ chối cuối.

Quan hệ có trước đó:

Con cái, thừa kế: Giới tính mới của cá nhân không làm ảnh hưởng tới việc người đó là cha hay mẹ của đứa trẻ, cũng như việc thừa kế tài sản, tước hiệu.



Quan hệ có sau đó:

Về cơ bản thì hiệu lực của một Chứng nhận Thừa nhận Giới tính sẽ làm “giới tính một người trở thành hoàn toàn theo giới tính mới.”

Hôn nhân: Giới tính một người không ảnh hưởng tới việc họ sẽ kết hôn.

Con cái: Luật Thừa nhận Giới 2014 quy định rằng giới tính mới sẽ không ảnh hưởng “việc một người là cha hay mẹ của đứa trẻ.” Ví dụ người chuyển giới từ nữ-sang-nam có thể kết hôn với một người nữ được thụ tinh nhân tạo và người chuyển giới này sẽ trở thành cha của đứa trẻ, trừ khi anh ta không biết về việc thụ tinh nhân tạo này.

Các quy định về sau khi ly hôn với con cái không được quy định cụ thể, mà căn cứ vào lợi ích của đứa trẻ là chính, cân nhắc nguyện vọng và cảm xúc của trẻ.

Thể thao: Mặc dù cấm sự phân biệt đối xử trên giới tính mới, Luật Bình đẳng 2010 nêu rõ những quy định chống phân biệt đối xử “không mâu thuẫn với những hành vi liên quan tới việc sự tham gia của một người chuyển giới với tư cách là người thi đấu trong một hoạt động mà có ảnh hưởng bởi giới tính và nó cần thiết phải làm như vậy để đảm bảo (a) sự cạnh tranh công bằng, hoặc (b) an toàn của người thi đấu.

Và các hoạt động có ảnh hưởng bởi giới tính hoặc liệt kê “thể thao, thi đấu hay các hoạt động có bản chất thi đấu mà sức mạnh thể chất, khả năng chịu đựng hay thể hình của những người trung bình của một giới khiến họ bất lợi hơn so với trung bình của những người thi đấu thuộc giới còn lại trong các hoạt động này.”


Đức15

Ở Đức cần nhìn vào cả luật thành văn lẫn các phán quyết của tòa án liên quan tới tình trạng pháp lý của người chuyển giới.

Luật Chuyển đổi Giới tính của Đức quy định điều kiện để được thừa nhận giới tính mong muốn. Đây là điều kiện trong Luật cũ:

- tình trạng hôn nhân độc thân.

- không có khả năng sinh sản.

- đã điều chỉnh các đặc điểm giới tính phụ thông qua phẫu thuật thành giới tính khác.

- đạt tới tuổi 25.

Sau đó từ năm 1982, các điều kiện này đã bị tuyên bố vi hiến bởi Tòa Hiến pháp Liên bang vì vi phạm nguyên tắc bình đẳng: phân biệt đối xử về độ tuổi, cưỡng ép hôn nhân/ly hôn, xâm phạm quyền riêng tư. Các điều kiện này đã bị loại bỏ khỏi Luật Chuyển đổi giới tính, các điều kiện vẫn được giữ lại là cá nhân vẫn phải chứng minh: (1) mình cảm nhận không thuộc về giới tính pháp lý hiện tại mà là giới tính ngược lại, (2) trong vòng ít nhất ba năm cảm thấy một sự cần thiết muốn được sống theo giới tính mong muốn, và (3) có khả năng cao rằng cảm giác của người đăng ký muốn sống theo giới tính ngược lại sẽ không thay đổi trong tương lai.


Thủ tục sẽ được tiến hành tại tòa án, Luật Chuyển đổi giới tính yêu cầu tòa phải nghe cá nhân trình bày, và có ý kiến của hai chuyên gia – dựa vào bằng cấp hoặc kinh nghiệm hành nghề – liên quan đến chủ đề chuyển giới. Các chuyên gia sẽ được yêu cầu cho ý kiến độc lập và họ sẽ phải giải quyết câu hỏi liệu rằng mong muốn được sống theo giới tính mong muốn của người đăng ký có khả năng cao không thay đổi trong tương lai hay không. Quá trình này không có sự xuất hiện của các thành viên gia đình người đăng ký. Các bên có thể khiếu nại phán quyết của tòa.

Luật Chuyển đổi giới tính quy định một khi quyết định thừa nhận pháp lý giới tính mong muốn được phán quyết, tất cả quyền và nghĩa vụ pháp lý mà dựa vào giới tính pháp lý của cá nhân sẽ từ đó tuân theo giới tính mới được thừa nhận, trừ khi luật có quy định khác. Đối với những quyền và nghĩa vụ trong quá khứ, cá nhân được đối xử trước pháp luật như giới tính khi sinh ra trước đó của họ.

Một số ngoại lệ gồm việc thừa nhận giới tính mong muốn không làm ảnh hưởng tới các chế độ lương hưu, phúc lợi định kỳ, không bắt buộc người chuyển giới phải đồng ý với các điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm sau khi được thừa nhận giới tính mới.

Luật cũng quy định việc thừa nhận giới tính mong muốn không ảnh hưởng tư cách pháp lý của chamẹ-con, bất kể giới tính pháp lý hiện tại của họ là gì. Quy định này bao gồm cả những đứa con có sau quá trình thừa nhận giới tính của cá nhân, hay con qua phương pháp nhân tạo.

Quan hệ hôn nhân được giữ nguyên như một trong những ngoại lệ, quyền và nghĩa vụ các bên không thay đổi, hôn nhân vẫn được bảo vệ.



Ireland16

Theo Luật Thừa nhận Giới mới, “cá nhân được cấp chứng nhận thừa nhận giới không phải trình bất kỳ bằng chứng về giới và bản dạng nào, trừ trường hợp được yêu cầu bởi luật”, mặc dù họ có thể trình ra bằng chứng nếu muốn.

Độ tuổi tối thiểu là 18, hoặc từ 16 nếu có sự đồng ý của ít nhất một người giám hộ.

Cá nhân cần tuyên bố thành văn rằng mình có một ý định nghiêm túc và chắc chắn muốn sống theo giới tính mong muốn suốt phần đời còn lại, hiểu được những hệ quả của việc thay đổi này, và hoàn toàn tự nguyện.”

Tình trạng hôn nhân phải là độc thân. Mặc dù quy định này làm thất vọng một số người chuyển giới vẫn đang trong hôn nhân khi họ theo giới tính cũ, nhà lập pháp Ireland nhận định “đa phần người chuyển giới đã kết hôn đều đã ly hôn trong quá trình chuyển giới và độc thân vào trước thời điểm đăng ký thay đổi”. Ireland cũng là một trong những nước có luật ly hôn khó khăn nhất Châu Âu và ảnh hưởng của tôn giáo.



Luật Thừa nhận Giới quy định cá nhân chỉ phải nộp yêu cầu sửa đổi giới tính ghi trên giấy khai sinh, cùng với một tên gọi mới mà họ muốn đăng ký. Những người dưới 18 tuổi thì phải đăng ký thông qua người đại diện theo pháp luật hay người giám hộ. Nếu cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện, họ sẽ nhận được quyết định giải thích lý do, kèm thông thông tin khiếu nại lên Tòa Gia đình.

Trước khi có Luật Thừa nhận Giới, Luật Hộ chiếu của Ireland đã cho phép việc thay đổi giới tính cho hộ chiếu với những người “đã trải qua, hay đang trải qua, các liệu pháp hay tiến trình để thay đổi đặc điểm giới tính và thể hiện cơ thể của một người thành giới tính ngược lại” đồng thời có một tên gọi khác không trùng với tên gọi trên giấy khai sinh. Cá nhân cần có “bằng chứng (bao gồm bằng chứng y khoa từ một người hành nghề y khoa có đăng ký) để xác nhận rằng người đăng ký đã hay đang trải qua các điều trị có liên quan.”



Các quan hệ trước đó:

Theo Luật Thừa nhận Giới, “việc cấp chứng nhận thừa nhận giới không làm ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của cá nhân hay các hệ quả pháp lý của một hành động của cá nhân trước thời điểm được cấp chứng nhận”, bao gồm cả “không ảnh hưởng tới tình trạng quan hệ cha mẹ với đứa con sinh ra trước thời điểm được cấp chứng nhận.”



Các quan hệ sau đó:

Việc câp chứng nhận thừa nhận giới sẽ có nghĩa là “giới tính của cá nhân từ ngày được cấp chứng nhận trở thành tuân theo giới tính mong muốn.” Ngoại lệ được áp dụng đối với những hành vi phạm tội phân theo giới tính, các hành vi thi đấu thể thao để đám bảo “thi đấu công bằng và an toàn cho người thi đấu”.



Ý17

Từ năm 1982, Luật Chuyển đổi giới tính:

Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên. Nếu dưới 18 tuổi thì cần có sự đồng ý của bố mẹ, và ý kiến của trẻ.

Can thiệp y học: Trước đây, không có quy định nào đề cập đến việc triệt sản, hay điều trị tâm lý. Cũng không có quy định rõ về “can thiệp y học” ở mức độ nào, ví dụ với người chuyển giới nữ-sang-nam thì can thiệp đặc điểm giới tính bên ngoại hay phải là cả cơ quan sinh dục trong. Các loại hình “phẫu thuật cắt bỏ” cũng không rõ ràng, hay có nhất thiết phải kèm cả “phẫu thuật tạo hình” mới hay không. Những năm gần đây, các tòa án Ý đã mở rộng sự giải thích ra hơn. Năm 2011, Tòa án Rome phán quyết can thiệp bằng phẫu thuật không phải là một điều kiện để thay đổi thông tin giới tính trên Hộ tịch Cư dân. Việc thừa nhận giới tính mong muốn sẽ được thực hiện sau tất cả các điều trị cần thiết, bao gồm can thiệp phi-phẫu thuật, và cá nhân có một bản dạng giới khác với giới tính pháp lý của họ. Đây là một bước tiến đưa giới tính pháp lý ra khỏi sự phụ thuộc vào đặc điểm giới tính cơ thể.


Theo Luật Chuyển đổi giới tính 1982, quá trình đăng ký giới tính thừa nhận giới tính pháp lý sẽ trải qua hai bước.

Đầu tiên cá nhân tìm đến can thiệp y học nếu nó cần thiết và phù hợp. Tòa án có thể từ chối can thiệp y học nếu họ thấy rằng việc này làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cá nhân hoặc việc can thiệp y học không tác động gì tới tâm lý của cá nhân cả. Nếu tòa án chấp thuận, họ sẽ có thể bắt đầu tiến trình can thiệp y học, hoặc nếu họ đã thực hiện quá trình này ở nước ngoài thì từ đầu sẽ không cần đăng ký với tòa án nữa.

Sau khi trải qua điều trị y tế theo phán quyết của tòa, cá nhân sẽ nộp một đăng ký khác lên tòa về việc thay đổi thông tin giới tính, tên trên Hộ tịch Dân cư.

Kể từ năm 2011, thủ tục này được thay đổi, cá nhân sẽ trình bày trước tòa và có thời hạn để thông báo tới vợ/chồng, con cái của mình. Ủy viên Công tố tham gia vào cùng phán quyết để theo dõi dấu hiệu gian lận, lợi dụng. Cá nhân cùng cấp cho tòa các giấy tờ cần thiết chứng minh mình thỏa mãn các điều kiện về tâm thần và thể chất để được thừa nhận giới tính mong muốn.



Theo Luật Chuyển đổi giới tính, việc thừa nhận giới tính mong muốn không có hiệu lực hồi tố, tất cả các quyền và nghĩa vụ đều tuân theo giới tính mới được thừa nhận.

Hôn nhân: Vì Ý là nước chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới, nên việc một người trong quan hệ hôn nhân được thừa nhận giới tính ngược lại sẽ làm quan hệ hôn nhân này bị tự động mất hiệu lực. Mặc dù có nhiều tranh cãi, được xác định là vi phạm quyền tự do riêng tư và gia đình, tuy nhiên điều này lại được phán quyết là không vi phạm Hiến pháp của Ý.

Con cái: Việc thừa nhận giới tính mong muốn không làm ảnh hưởng tới các quyền, nghĩa vụ với con cái.


Tây Ban Nha18

Luật 3/2007 quy định:

Độ tuổi: Tức 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên việc này không ngăn cản việc tiếp cận hoóc-môn trước tuổi 18, cá nhân có thể bắt đầu sử dụng liệu pháp hoóc-môn để khi đạt tuổi 18 sẽ có thể đăng ký thừa nhận giới tính mong muốn, nhất là khi điều trị hoóc-môn là một trong những điều kiện để được thừa nhận giới tính mong muốn.

Chẩn đoán: Cá nhân phải được chẩn đoán là phiền muộn giới, bởi một bác sĩ hoặc nhà tâm thần học lâm sàng được đăng ký ở Tây Ban Nha hay có đủ tiêu chuẩn được chấp thuận. Phiền muộn giới được tạo thành khi có sự không thống nhất giữa giới tính hình thái/sinh lý và giới tính tâm lý-xã hội tự nhận của cá nhân.

Điều trị y tế: Cá nhân cần chứng minh đã điều trị y tế ít nhất hai năm với mục đích chuyển đổi các đặc điểm cơ thể theo những đặc điểm của giới tính mà người đó mong muốn được thừa nhận. Luật chỉ quy định những đặc điểm này có thể về ngoại hình, chứ không phải những biện pháp y tế không thể đảo ngược.

Điều này loại bỏ phẫu thuật chuyển giới ra khỏi điều kiện để được thừa nhận giới tính mong muốn.


Luật 3/2007 cho phép sửa đổi giới tính pháp lý của một người trong Hộ tịch dân cư, dưới hình thức ‘chỉnh lý hộ tịch’. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ‘chỉnh lý’ chỉ áp dụng đối với các sai sót từ ban đầu, không thể áp dụng với những trường hợp có sự không thống nhất giữa giới tính khi sinh ra và giới tính thật sự khi người đó lớn lên. Trong luật Đăng ký Hộ tịch mới năm 2011 đã giữ nguyên cách tiếp cận truyền thống này, bằng cách xem thừa nhận giới tính mong muốn như là một vấn đề của ‘chỉnh lý’

Luật không yêu cầu cá nhân phải xuất hiện tại tòa, chỉ cần nộp đơn chỉnh sửa lên Hệ thống Hộ tịch Dân cư. Nhân viên Hộ tịch chỉ cần kiểm tra những điều kiện của ‘chỉnh lý’ trong Luật có được thỏa mãn hay không.

Công việc quả lý Hộ tịch Dân cư ở Tây Ban Nha được chỉ định bởi ngành Tư pháp, mặc dù nó được xem là một chức năng hành chính. Những yêu cầu thừa nhận giới tính mong muốn vì vậy được quyết định bởi một thẩm phán, theo một thủ tục hành chính. Cá nhân có thể khiếu nại lên Chủ tịch văn phòng Hộ tịch Công chứng.


Nếu một đơn xin thừa nhận giới tính mong muốn được chấp nhận, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cấp một nghị quyết quyết định về việc ‘chỉnh lý’ tên và giới tính của cá nhân trong Hộ tịch Dân cư. Cá nhân có nghĩa vụ yêu cầu cấp một thẻ căn cước quốc gia mới với thông tin đã được điều chỉnh có cùng mã số cũ. Các thông tin gốc khi được trích xuất sẽ thể hiện tên và giới tính đã được sửa đổi. Các thông tin này là bảo mật và được xếp vào thông tin ‘được bảo vệ đặc biệt’.

Theo điều 5.2 của Luật 3/2007, ‘việc chỉnh lý cho phép cá nhân thực hiện tất cả những quyền theo như thông tin mới của họ’. Có nghĩa rằng những người chuyển giới được xem như có giới tính pháp lý đúng như bản dạng giới của họ ở mọi khía cạnh. Đối với hôn nhân, kể từ khi hôn nhân đồng giới có hiệu lực từ 2005, hôn nhân và các vấn đề về giới tính trở thành 2 vấn đề độc lập với nhau. Việc thừa nhận giới tính mới cũng không làm hôn nhân tự động mất hiệu lực hoặc trở thành cơ sở để ly hôn (ở Tây Ban Nha, ly hôn là tự do và không cần có cơ sở).

Quan hệ cha mẹ-con không bị ảnh hưởng bởi giới tính pháp lý được thừa nhận vì các luật ở Tây Ban Nha về vấn đề cha mẹ đều được trung tính hóa giới tính. Mặt khác, việc nhận con nuôi không bị giới hạn bởi tình trạng hôn nhân hay giới tính của các cặp đôi.


Thụy Điển19

Luật Phân loại Giới tính quy định 4 điều kiện phải được thỏa mãn để có thể thay đổi giới tính đăng ký:

(1) cảm nhận mình thuộc về giới tính kia và đã có cảm giác này trong một ‘thời gian dài’,

(2) đã sống theo giới tính mà mình yêu cầu thay đổi trong một khoảng thời gian trước khi đăng ký sự thay đổi pháp lý này,

(3) mong muốn sống theo bản dạng giới này trong tương lai, và

(4) ít nhất 18 tuổi.

Những quy định này được giữ nguyên từ năm 1972, chỉ thay đổi ở điểm đầu tiên từ ‘lúc còn trẻ’ thành ‘trong một thời gian dài’.

Luật Phân loại Giới tính đã bãi bỏ các điều kiện về triệt sản và can thiệp y học để có thể được thừa nhận giới tính mong muốn.

Năm 2015, một hướng dẫn mới cho phép cá nhân đăng ký thay đổi giới tính không phụ thuộc vào các biện pháp y tế. Vì vậy, các can thiệp y tế được cá nhân hóa, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào trải nghiệm của mỗi cá nhân.



Với những người muốn cùng một lúc thay đổi giới tính đăng ký và phẫu thuật chuyển giới, việc gộp các thủ tục y tế và pháp lý là một quá trình dài hơi hơn. Năm 2013, Hội đồng cố vấn Pháp lý Quốc gia ra hướng dẫn không chính thức rằng những cá nhân này cần phải tham gia vào hệ thống chăm sóc y tế để bắt đầu tiến trình y-pháp lý, gồm

(1) một năm đầu tiên để kiểm tra cơ thể và tâm thần, sau đó

(2) một năm dùng liệu pháp hoóc-môn và các liệu pháp thẩm mỹ khác để giúp cá nhân sống một năm trong vai trò giới mà họ tự nhận, trước khi

(3) đăng ký để thay đổi giới tính và thực hiện phẫu thuật – tiến trình này mất khoảng hai năm rưỡi.




Quan hệ cha mẹ:

Theo quy định hiện tại, đối với những người có con trước khi đăng ký thay đổi giới tính, họ sẽ không thể thay đổi tình trạng pháp lý từ cha thành ‘mẹ’ hay ngược lại. Vì thế, giấy khai sinh của người con được quy định không công khai bởi nó có thể tiết lộ lịch sử giới tính của cha mẹ họ.



Thổ Nhĩ Kỳ 20

Điều 40 Bộ luật Dân sự Thổ Nhĩ Kỳ quy định: ‘Một người muốn thay đổi giới tính phải nộp đơn lên tòa án và yêu cầu được cho phép một cuộc phẫu thuật chuyển giới. Người này phải ít nhất 18 tuổi và không kết hôn. Ngoài ra, người này phải chứng minh bằng một báo cáo sức khỏe cấp bởi cơ quan giáo dục hay nghiên cứu của bệnh viện rằng họ đích thực là một người chuyển giới, và việc phẫu thuật chuyển giới là cần thiết cho sức khỏe tâm trí của họ và họ phải chấm dứt vĩnh viễn khả năng sinh sản. Nếu báo cáo y tế này được xác nhận, một cuộc phẫu thuật chuyển giới sẽ được có hiệu lực, tòa án sẽ quyết định các thay đổi cần thiết trong việc đăng ký tình trạng hộ tịch.’

Việc quy định triệt sản xuất phát từ lo ngại rằng một người chuyển giới sẽ thay đổi từ ‘cha’ thành ‘mẹ’ và ngược lại, và đã dẫn tới vụ kiện trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR) Y.Y. v Turkey (số 14793/08) trong đó Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối một người chuyển giới nữ-sang-nam. ECtHR đã phán quyết vào ngày 10/03/2015 ủng hộ cho nguyên đơn vì Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi các quốc gia thành viên hãy cấp giấy tờ nhân thân phản ánh giới tính mong muốn của cá nhân mà không có nghĩa vụ phải triệt sản, thực hiện các biện pháp y tế như phẫu thuật chuyển giới hay liệu pháp hoóc-môn.



Một người muốn được thừa nhận giới tính mong muốn cần phải được theo dõi bởi các chuyên gia tâm thần trong thời gian 2 năm, sau đó cá nhân phải chuẩn bị trong bài kiểm tra đời sống thật, cũng là thời điểm mà họ bắt đầu biết điều trị hoóc-môn. Cuối cùng, các chuyên gia tâm thần sẽ quyết định bản dạng thật sự của người này có phải là giới tính ngược lại hay không và được báo cáo với Hội đồng Y tế. Hội đồng sẽ chấp thuận một cuộc phẫu thuật chuyển giới nếu thấy rằng nó cần thiết cho sức khỏe tâm trí của cá nhân.

Sau khi tòa án chấp thuận việc phẫu thuật chuyển giới, cá nhân có thể thực hiện ở bất kỳ bệnh viện nào mà mình mong muốn hoặc ở nước ngoài. Sau phẫu thuật, cá nhân cần phải nộp đơn lên tòa một lần nữa để có được quyết định cho phép họ được thừa nhận giới tính trong đăng ký hộ tịch sau khi những sửa đổi trong giấy khai sinh có hiệu lực.



Các quan hệ có trước đó:

Hôn nhân: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 1988, sau khi thay đổi giới tính trên khai sinh, hôn nhân của họnày sẽ tự động mất hiệu lực.

Gia đình: Nếu người chuyển giới đã có con, tình trạng cha mẹ sẽ giữ nguyên như lúc trước. Trong nhiều trường hợp, tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con dựa vào lợi ích của đứa trẻ, mặc dù không có quy định cụ thể nào rằng một người cha mẹ đã chuyển giới có làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ hay không.

Các quan hệ có sau đó:

Hôn nhân: Người chuyển giới sau khi thay đổi giới tính trong hộ tịch có quyền kết hôn với người khác giới với mình theo như giới tính pháp lý của họ. Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép hôn nhân giữa hai người cùng giới. Nếu một người trước khi kết hôn không biết rằng người kia đã phẫu thuật chuyển giới, họ có quyền đệ đơn vô hiệu hóa hôn nhân, với lý do mình đã bị lừa dối trong thời hạn 6 tháng kể từ khi họ biết được thông tin này. Quá thời hạn trên, cách duy nhất để chấm dứt hôn nhân là đi theo thủ tục ly hôn.

Con cái: Bởi vì triệt sản là yêu cầu bắt buộc để có thể thực hiện phẫu thuật chuyển giới, về mặt pháp lý, cá nhân không thể sinh sản sau khi phẫu thuật. Họ cũng không thể trữ trứng và tinh trùng để thụ tinh nhân tạo sau này. Cách duy nhất là nhận nuôi con nuôi.


Đặc khu Hồng Kông21

Hệ thống pháp luật Hồng Kông được cấu thành bởi hai phần: Thông luật Anh trước năm 1997 và Hiến pháp Hồng Kông sau năm 1997. Luật Thừa nhận Giới 2004 ở Anh mặc dù không có hiệu lực ở Hồng Kông nhưng lại có vai trò quan trọng trong Ngành Tư pháp ở đây. Tòa Thượng thẩm Hồng Kông cũng nhiều lần đề cập tới luật này trong các phán quyết của mình. Hiện tại nó chỉ quy định về những người chuyển giới sau phẫu thuật và không đề cập gì tới những người chuyển giới chưa phẫu thuật.

Hiện tại không có các điều kiện về pháp lý mà chỉ có hai điều kiện y tế để một người có thể thực hiện phẫu thuật: (1) bài kiểm tra đời sống thực và (2) từ 21 tuổi trở lên.

Không giống như Luật Thừa nhận Giới 2004 ở Anh, không có những quy định cụ thể về ‘thừa nhận giới’ ở Hồng Kông, vì vậy rất khó để chỉ ra những thủ tục hay yêu cầu của việc này. Tuy nhiên, có thể dựa vào những phán quyết của Tòa Thượng thẩm rằng một người đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính được phép: (1) nhận từ bác sĩ đã phẫu thuật của mình một chứng nhận về việc ‘giới tính đã được thay đổi’ và (2) thay đổi thẻ căn cước.

Thẻ căn cước là giấy tờ pháp lý được cấp bởi Ủy ban Hộ tịch. Nó bao gồm các thông tin như tên gọi (tiếng Hoa và tiếng Anh), ngày sinh, giới tính, nơi sinh.



Cục Xuất nhập cảnh sẽ chấp nhận chứng thư từ bệnh viện rằng giới tính của một người đã được thay đổi bởi kết quả của một cuộc phẫu thuật chuyển giới. Lá thư này được dùng, cùng với những giấy tờ khác, để thay thế cho thẻ căn cước cũng như hộ chiếu để thể hiện giới tính mong muốn của họ các chứng nhận từ bệnh viện tư, địa phương hay ở nước ngoài cũng được chấp nhận. Nhân viên hộ tịch sẽ chỉ thay đổi thẻ căn cước sau khi họ thấy ‘những bằng chứng được cam kết’ bởi cục xuất nhập cảnh chứng nhận rằng một người đã hoàn tất việc phẫu thuật chuyển giới. Không giống như những yêu cầu trong Luật Thừa nhận Giới 2004, Hồng Kông chỉ cần một giấy chứng nhận y tế.

Hôn nhân: Luật Hồng Kông không cho phép hôn nhân, hay bất kỳ hình thức kết hợp dân sự nào giữa hai người cùng giới. Trong vụ kiện W v Registrar of Marriages, cô W, một người đã chuyển giới từ nam sang nữ đệ đơn kiện Cơ quan Kết hôn vì đã từ chối cô được kết hôn với bạn trai của mình. Tòa Thượng thẩm đã giải thích cụ thể về mức độ đầy đủ của những cuộc phẫu thuật chuyển giới để được phép đăng ký kế hôn: một người mà ‘cơ quan sinh dục cũ đã được cắt bỏ và một phần nào đó cơ quan sinh dục của giới tính ngược lại đã được tạo thành’ sẽ đủ tiêu chuẩn để được phép kết hôn. Điều này đặc biệt liên quan đến những người chuyển giới nữ-sang-nam mà không tạo hình dương vật. Yêu cầu một cuộc phẫu thuật chuyển giới đầy đủ sẽ là không phù hợp bởi chi phí cao, rủi ro lớn với những người này. Đối với những người đã kết hôn, việc thừa nhận giới tính mong muốn không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân đó, vì luật không muốn tạo ra sự mâu thuẫn giữa quyền có đời sống gia đình và quyền có bản dạng cá nhân. Nhiều người có thể xem rằng đây là một hình thức thừa nhận hôn nhân cùng giới vì hai người trong quan hệ này đã trở thành hai người cùng giới về mặt pháp lý.

Nhật Bản22

Luật Rối loạn Nhận dạng Giới đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe, theo Điều 3 thì (1) cá nhân phải là người trưởng thành, (2) không kết hôn, (3) không có con (nhỏ), (4) đã trải qua phẫu thuật để không còn tuyến sinh dục hoặc chức năng sinh dục, và (5) có cơ quan sinh dục ngoài có nét đặc trưng như giới tính ngược lại.

Độ tuổi trưởng thành ở Nhật Bản được quy định từ 20 tuổi, tuy nhiên từ 18 tuổi đã có thể tiếp cận với các điều trị hoóc-môn (trong một số trường hợp nhất định, có thể bắt đầu từ 15 tuổi). Có thể phẫu thuật để cắt bỏ ngực từ 18 tuổi. Luật Y tế Nhật quy định ‘trẻ em trưởng thành’ là người có thể hiểu được bản chất và những hệ quả của các điều trị y tế (như phẫu thuật, truyền máu hay bỏ thai).

Quy định về việc không có con đã gây ra nhiều tranh cãi trong đó có vụ kiện về tính hợp hiến của quy định này. Năm 2008, quy định này đã được sửa thành ‘không có con nhỏ’, với lý giải rằng để bảo vệ ‘trật tự gia đình’ và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Việc quy định ‘không còn chức năng sinh dục’ đã được chỉnh sửa rằng tuyến sinh dục vẫn có thể tồn tại nhưng phải mất chức năng, thông qua các biện pháp như dùng thuốc trị ung thư, hoặc chiếu tia x-quang. Việc mất chức năng này phải là vĩnh viễn, không thể đảo ngược. Quy định này cũng bị chỉ trích về tính nhân văn của nó.



Theo Điều 3 của Luật Rối loạn Nhận dạng Giới 2003, việc thừa nhận giới tính mong muốn được giải quyết bởi một bản án ở Tòa Gia đình. Tòa này có chức năng như một công cụ hành chính, thực hiện việc kiểm tra thông tin và đưa ra phán quyết.

Các quan hệ có trước đó:

Việc thừa nhận giới tính mong muốn không làm ảnh hưởng tới tình trạng quan hệ và các quyền nhân thân, nghĩa vụ và trách nhiệm đã tồn tại trước phán quyết. Nghĩa là, những quyền và nghĩa vụ đã có vào thời gian trước sẽ tiếp tục tồn tại.



Các quan hệ có sau đó:

Tên và giới tính: Sau khi Tòa Gia đình ra phán quyết thừa nhận giới tính mong muốn, cá nhân ngay lập tức được đối xử như giới tính pháp lý mong muốn của mình trong các quan hệ pháp luật, trừ khi có các quy định khác.

Để thay đổi tên, cá nhân được yêu cầu phải nộp một đơn riêng tới Tòa Gia đình, chỉ rõ mình đã có căn cứ pháp lý cho việc thay đổi.

Hôn nhân, người chuyển giới đã được thừa nhận giới tính mong muốn được đối xử trước pháp luật như đúng giới tính mình mong muốn: có thể kết hôn hoặc nhận con nuôi theo như giới tính đã được thừa nhận.

Các hệ quả khác: Người chuyển giới nữ-sang-nam sẽ không còn được bảo vệ như lao động nữ trong Luật Lao động nữa, nhưng người chuyển giới nam-sang-nữ lại được áp dụng các quy định này (trừ một số trường hợp đặc biệt như thai sản)


Singapore23

Tình trạng pháp lý thành văn hiện tại của người chuyển giới tại Singapore có thể khẳng định đơn giản là: không có gì cả, ngoại trừ những chỉnh lý năm 1996 của Hiến chương Phụ nữ. Nói một cách phức tạp hơn, cũng như nhiều nguyên thuộc địa Anh khác, hệ thống pháp luật Singapore được cấu tạo trên nền tảng pháp luật thông luật của Vương quốc Anh.

Năm 1973, Singapore hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển đổi giới tính, người đã phẫu thuật được cấp thẻ căn cước và các giấy tờ pháp lý khác theo giới tính đã chuyển đổi, nhưng giấy khai sinh được giữ nguyên. Và trong suốt 20 năm, quy định này được nhà nước nhận xét là không có vấn đề gì cả. Thậm chí Singapore còn trở thành một trong những nước có trình độ phẫu thuật chuyển đổi giới tính tốt nhất thế giới.

Án lệ Lim Ying v Hiok Kian Ming Eric năm 1991 là nền tản pháp lý đầu tiên về tình trạng pháp lý và quyền hôn nhân của người chuyển giới. Lim Ying là một phụ nữ kết hôn với Hiok từ năm 1990, sau đó Hiok tiết lộ mình đã từng phẫu thuật chuyển giới vào năm 1987, vì vậy hai người không thể trải qua đêm tân hôn được. Bà Lim cho rằng mình đã bị lừa dối khi nghĩ rằng mình đã kết hôn với một người đàn ông, và lẽ ra bà sẽ không kết hôn nếu biết như vậy vì bà muốn có con. Bà yêu cầu tòa tuyên bố rằng chưa từng có quan hệ hôn nhân giữa hai bên vì bị đơn về cơ bản là một người có giới tính sinh học là nữ. Tòa đã phán quyết theo đúng yêu cầu của bà Lim.

Sự phán quyết này có ý nghĩa sâu sắc với người chuyển giới, vì nó có nghĩa là giới tính pháp lý của người chuyển giới đã không còn được đáp ứng cho một cuộc hôn nhân có hiệu lực. Tuy vậy, nó đồng thời cũng dẫn tới một tình trạng pháp lý hỗn độn. Năm 1996, Quốc hội Singapore đã có sự can thiệp thông qua Hiến chương (Sửa đổi) Phụ nữ, rằng: “một người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới sẽ tạo ra một nhân thân theo như giới tính mà người đó đã được xác định lại.”



Đài Loan24

Trước năm 2008, những người muốn được thừa nhận giới tính mong muốn cần phải thỏa mãn các điều kiện: (1) được chẩn đoán là ‘người chuyển giới chính thức’, (2) ít nhất 20 tuổi, (3) đã sống ít nhất 2 năm trong giới tính họ mong muốn và có ý định sống hết phần đời còn lại với giới tính họ mong muốn, (4) đã trải qua phẫu thuật định giới, và (5) có được sự ủng hộ từ bố mẹ và gia đình.

Tháng 11/2008, Bộ Nội vụ ban hành quyết định hành chính số 0970066240, theo đó, sự thừa nhận giới tính pháp lý là:Nộp một bản khai về sự đánh giá tâm lý từ hai nhà tâm thần học và chứng nhận y khoa rằng đã hoàn thành phẫu thuật bỏ các cơ quan sinh sản (1) đối với nữ nữ, bao gồm ngực, tử cung và buồng trứng, bởi một bệnh viện hoặc phòng khám được công nhận; và (2) đối với nam, bao gồm dương vật và các tinh hoàn, bởi một bệnh viện hoặc phòng khám được công nhận.

Cuối cùng, vào Giáng sinh năm 2014, Bộ Nội Vụ quyết định loại bỏ giấy chứng nhận tâm thần và phẫu thuật triệt sản ra khỏi điều kiện để được thừa nhận giới tính mong muốn, cá nhân trên 18 tuổi chỉ cần nộp đơn lên một hội đồng, và sau 6 tháng sau xác nhận lại yêu cầu của mình để được thừa nhận giới tính pháp lý mong muốn.


Ở Đài Loan, Chứng nhận Đăng ký Hộ khẩu và Thẻ Căn cước Quốc gia là những giấy tờ cơ bản để chứng minh nhân thân. Những giấy tờ khác như giấy phép lái xe, bằng cấp được cấp dựa trên hai giấy tờ pháp lý này. Tuy nhiên Chứng nhận Đăng ký Hộ khẩu ở Đài Loan, thiết lập từ năm 1906 và có thể truy xuất tới năm 1895, không giống với hukou ở Trung Quốc vốn dùng để quản lý và kiểm soát sự đi lại của người dân. Dữ liệu trên hệ thống đăng ký hộ khẩu được liên kết số hóa với tất cả giấy tờ pháp lý khác, vì vậy nếu có thay đổi thì cơ quan đăng ký hộ khẩu sẽ là nơi đầu tiên cần làm trước khi thay đổi những thông tin giới tính khác.

Khi có yêu cầu thay đổi thừa nhận giới tính pháp lý, Mã số Định danh Quốc gia sẽ cần được điều chỉnh bởi Cục Đăng ký Hộ khẩu. Mã số này gồm 1 chữ cái tiếng Anh và 9 chữ số Ả Rập, chữ cái đầu xác định nơi sinh, còn chữ số đầu xác định giới tính – số 1 là nam, số 2 là nữ. Sau khi mã số cũ được vô hiệu, các thông tin liên quan như giới tính, danh xưng, quan hệ gia đình (anh/chị/em) sẽ được sửa đổi theo.



Hôn nhân: Đài Loan chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới, mặc dù những thảo luận ngày càng tích cực hơn. Người chuyển giới sẽ có thể kết hôn miễn là họ vẫn thỏa mãn đủ kiều kiện là kết hôn với người có giới tính pháp lý khác với giới tính pháp lý của họ.

Năm 2013, hai người chuyển giới từ nam-sang-nữ, trong đó chỉ có một người đã đăng ký thay đổi giới tính Cục Đăng ký Hộ khẩu, đã kết hôn với nhau. Sau đó người còn lại cũng đăng ký thay đổi giới tính, cơ quan nhà nước quyết định vô hiệu hóa quan hệ hôn nhân này. Sau những tranh cãi, quyết định này được thu hồi, quan hệ giữa hai người có giới tính pháp lý nữ này được coi như là sự kết hợp pháp lý.

Nghĩa vụ quân sự: Ở Đài Loan nam giới từ 19-37 có nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Việc không phải trải qua phẫu thuật mà vẫn có thể được thừa nhận giới tính mong muốn đã dấy lên tranh cãi rằng nó có thể dùng để trốn nghĩa vụ quân sự. Phía ngược lại cho rằng việc bắt buộc trải qua phẫu thuật sẽ khiến nhiều người mạo hiểm trải qua những điều trị y tế không cần thiết, tốn kém. Trong thực tế quy định của Bộ Quốc phòng: những người được chẩn đoán bởi bác sĩ rằng nhận dạng giới tính không trùng với giới tính khi sinh ra, chỉ với chẩn đoán đó, đã bị loại ra khỏi nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, không cần phải được thừa nhận giới tính từ nam-sang-nữ mới bị loại ra khỏi nghĩa vụ quân sự.


Argentina25

Theo Luật Nhận dạng Giới 2012, Argentina thông qua một thủ tục hành chính cho việc thừa nhận giới tính mong muốn, cởi bỏ hoàn toàn các thủ tục tư pháp trước đó. Các điều kiện gồm:

- chứng minh mình đủ 18 tuổi, hoặc có thể ngoại lệ sớm hơn nếu được thông qua một đại diện theo pháp luật và sự đồng ý của trẻ phải được tham vấn ở mọi thủ tục.

- yêu cầu nêu rõ (a) cá nhân được quy định bảo vệ bởi luật hiện tại, và (b) họ mong muốn chỉnh sửa giấy khai sinh và có một Thẻ Căn cước Quốc gia mới, với cùng mã số cũ, với tên mới nếu có.

Luật mới đã loại bỏ tất cả các điều kiện như can thiệp phẫu thuật, điều trị hoóc-môn hay chẩn đoán phiền muộn giới, và lấy sự tự nhận dạng của cá nhân, đặt quyền xác định giới tính vào chính người đó.



Việc nộp đơn được thực hiện tại Cục Dân số Quốc gia. Khi các điều kiện được thỏa, nhân viên công chức sẽ gửi một thông báo tới cơ quan Đăng ký Hộ tịch nơi mà giấy khai sinh được đăng ký ban đầu. Giới tính mong muốn cùng tên gọi mới được công nhận trên Đăng ký Hộ tịch, làm cơ sở để cấp Thẻ Căn cước Quốc gia đã thể hiện thông tin được chỉnh sửa.

Điều 13 Luật Nhận dạng Giới quy định ‘tất cả quy chuẩn, luật lệ hay thủ tục cần tôn trọng quyền con người đối với nhận dạng giới. Không có quy chuẩn, luật lệ hay thủ tục nào được phép giới hạn, hạn chế, loại bỏ hay áp lực lên việc thực hành quyền với nhận dạng giới. Việc áp dụng và diễn giải các quy chuẩn cần luôn phải theo hướng có lợi cho sự thụ hưởng quyền này.’

Giới tính được thừa nhận của một người không làm thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hay với cá nhân đó. Mã số dữ liệu Đăng ký Hộ tịch vẫn giữ nguyên và đó mới là căn cứ xác định nhân thân của một người.



Năm 2011, Argentina hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Vì vậy khi giới tính của một hay hai bên được thay đổi thì quan hệ hôn nhân vẫn không thay đổi. Tuy nhiên những hệ quả pháp lý lên con cái thì phức tạp và chưa được quy định rõ ràng. Một vụ việc ở Salta gần đây về hai người chuyển giới mong muốn chỉnh sửa tên gọi mới của mình trên giấy khai sinh của người con, đã được quyết định rằng sẽ giải quyết bằng con đường tòa án.




1Office of the High Commissioner for Human Rights (2011), Discriminatory laws and practices and acts of violence against individuals based on their sexual orientationand gender identity, A/HRC/19/41, para. 16, accessed 15 August 2013 at: www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session19/AHRC-19-41_en.pdf.

2Kết luận khuyến nghị (concluding observations) của Uỷ ban Nhân quyền với báo cáo quốc gia của Ireland, UN Doc. CCPR/C/IRL/CO/3, 30 July 2008, đoạn 8.

3 23/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết này gồm: Albania, Belgium, Bolivia, Cuba, Ecuador, El Salvador, France, Georgia, Germany, Latvia, Mexico, Mongolia, Netherlands, Panama, Paraguay, Portugal, Republic of Korea, Slovenia, Switzerland, The former Yugoslav Republic of Macedonia, United Kingdom, Venezuela and Viet Nam. 18/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền bỏ phiếu chống Nghị quyết này gồm: Algeria, Bangladesh, Burundi, China, Congo, Côte d’Ivoire, Ethiopia, Indonesia, Kenya, Kyrgyzstan, Maldives, Morocco, Nigeria, Qatar, Russian Federation, Saudi Arabia, Togo and United Arab Emirates.6/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền bỏ phiếu trắng với Nghị quyết này gồm: Botswana, Ghana, India, Namibia, Philippines and South Africa. Xem tại: http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=20220#sthash.DX1yvcBw.dpuf

4Office of the High Commissioner for Human Rights (2011), Discriminatory laws and practices and acts of violence against individuals based on their sexual orientation and gender identity, A/HRC/19/41, đoạn 84, at: www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session19/AHRC-19-41_en.pdf.

5Nguồn: http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=20220

6Mục này sử dụng tài liệu do ông Lương Thế Huy, cán bộ của iSEE cung cấp.

7Nguồn: http://isee.org.vn/vi/Blog/Category/lgbt

8Nguồn: http://www.equaldex.com/

9 Nguồn: TGEU (Transgender Europe, cập nhật 24/04/2015).

10Nguồn: http://tgeu.org/trans-rights_europe_map_2016/

11Walter Pinterns, The legal status of transsexual and transgender in Belgium and the Netherlands, Intersentia, 2015.

12Walter Pinterns, The legal status of transsexual and transgender in Belgium and the Netherlands, Intersentia, 2015.

13Barbara Havelková, The legal status of transsexual and transgender in Czech Replublic, Intersentia, 2015.

14 Natalie Videbek Munkholm, The legal status of transsexual and transgender in Denmark, Intersentia, 2015.

15Anatol Dutta, The legal status of transsexual and transgender in Germany, Intersentia, 2015.

16Brian Sloan, The legal status of transsexual and transgender in Ireland, Intersentia, 2015.

17Maria Glovanna Cubeddu Wiedemann, The legal status of transsexual and transgender in Italy, Intersentia, 2015.

18Josep Ferrer Riba and Albert Lamarca Marquès, The legal status of transsexual and transgender in Spain, Intersentia, 2015.

19Jameson Garland, The legal status of transsexual and transgender in Sweden, Intersentia, 2015.

20 Yersim M. Atamer, The legal status of transsexual and transgender in Turkey, Intersentia, 2015.

21Athena Nga-chee Liu, The legal status of transsexual and transgender in Hong Long Special Administration Region, Intersentia, 2015.

22Yuko Nishitani, The legal status of transsexual and transgender in Japan, Intersentia, 2015.

23Terry Sheing-Hung Kaan, The legal status of transsexual and transgender in Signapore, Intersentia, 2015.

24Chih-hsing Ho, The legal status of transsexual and transgender in Taiwan, Intersentia, 2015.

25Laura Maria Giosa, Maria Victoria Schiro and Peter Dunne, The legal status of transsexual and transgender in Argentina, Intersentia, 2015.


tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương