BỘ y tế Số: /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.45 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.45 Mb.
#37073
1   2   3

3. Sống thể hiện đúng mình theo khuôn mẫu giới


Sau khi hiểu bản thân, đã có một số người chuyển giới quyết định come-out (công khai) sống thực là mình.

Khi đã quyết định sống thật come-out, dù đã phẫu thuật hay chưa, người chuyển giới đều cố gắng thay đổi cả hình dáng cách ứng xử theo những chuẩn mực của khuôn mẫu giới. dụ như đã “nữ” thì phải ăn nói nhẹ nhàng, giọng phải ghìm xuống để nghe cho mềm, đi lại duyên dáng, hay vuốt tóc, thể hiện sự nữ tính bằng cách chăm sóc người khác, kiềm chế để không gây gổ đánh lộn; là “nam” thì phải đàng hoàng, đĩnh đạc, che chở chiều chuộng cho bạn gái, tập cho giọng bớt cao trầm đi.

Quan niệm về chuẩn mực giới cũng dẫn đến mong muốn sử dụng thuốc ngừa thai với estrogen và progesteron (cho MTF), và testosteron (cho FTM) để làm tăng hooc-môn nữ hoặc nam. Việc phẫu thuật và dùng hooc-môn phổ biến hơn ở nhóm chuyển giới từ nam sang nữ. Mặt khác, người chuyển giới cũng phải kiêng trong ăn mặc và tập thể thao để giữ cơ thể như mong muốn.

Ngoài ra, sự nữ tính hay nam tính còn được người chuyển giới cố gắng thể hiện trong cách ăn mặc (nhóm FTM mặc áo nam, giày nam, chịt ngực để không lộ ngực, để tóc ngắn, nhóm MTF “lộ” để tóc dài, mặc đồ nữ như váy, quần sooc ngắn, giầy cao gót…). Cũng vì mong muốn được thể hiện mình đúng như giới tính mong muốn, nên nhiều FTM rạch tay, xăm trổ, hút thuốc. Việc cố gắng thể hiện đúng những “chuẩn mực” về giới khiến đôi khi người chuyển giới thể hiện bị cho là hơi “thái quá”. Một người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết mong muốn được thể hiện sự nữ tính quá mạnh nên những người trong giới chị luôn bị lộ ra là “pê-đê”:



Nhiều người cũng cho biết từ trước khi phẫu thuật đến sau khi phẫu thuật, họ cũng thay đổi tính cách khá nhiều. Đặc biệt khi đã phẫu thuật chuyển giới tính, những người chuyển giới tự ý thức hành vi của mình phải đúng với giới tính mới, ví dụ nếu đã chuyển sang nữ thì sẽ ít nói hơn, nhút nhát cũng kiềm chế hơn.
    1. 4. Phẫu thuật hay không?


Quyết định phẫu thuật hay không đối với người chuyển giới thường là cả một quá trình dài tìm hiểu thông tin, cân nhắc, đấu tranh với bản thân, bởi đó là quyết định ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của họ. Vì vậy, không phải người chuyển giới nào cũng có thể mong muốn trải qua phẫu thuật. Phẫu thuật ước mong khát khao của người chuyển giới để có sự trùng khít giữa bản dạng giới, giới tính thể thể hiện giới ra bên ngoài. Đây chính là quá trình đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống, bởi quyết định phẫu thuật thể thay đổi cả cuộc đời họ.

Tuy nhiên, khi đi đến quyết định phẫu thuật, người chuyển giới phải cân nhắc nhiều khía cạnh. Có người cân nhắc vì lý do tài chính, bởi phẫu thuật cần số tiền khá lớn, từ vài chục đến vài trăm triệu. Hơn nữa, do hệ thống y tế để can thiệp phẫu thuật cho người chuyển giới Việt Nam chưa thịnh hành, nên phần lớn người chuyển giới đều có mong ước được làm tại Thái Lan, hoặc Hàn Quốc, điều đó đòi hỏi chi phí còn lớn hơn nữa. Có những người cho biết họ sẵn sàng đánh đổi cả tuổi thọ, bất chấp rủi ro để được trở thành giới như họ mong muốn nếu có tiền đi làm phẫu thuật:

Cũng có nhiều người lại cân nhắc vì lý do sức khỏe, vì những thông tin cho thấy việc trải qua phẫu thuật có thể gây tác hại lớn đến cuộc sống của họ, thậm chí rút ngắn cuộc sống của họ đến hai chục năm. Mặt khác, nhiều người chuyển giới từ nữ sang nam tin rằng việc phẫu thuật cũng không tác động nhiều lắm đến cuộc sống sau này của họ, thậm chí khi đã bộ phận sinh dục của nam giới, có thể lại gây ra hậu quả cho mối quan hệ, ví dụ như sự “không chung thủy”.

Có nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ lại lo lắng về công ăn việc làm nếu họ chuyển đổi giới tính, vì theo họ, dù có chuyển đổi hoàn toàn về cơ thể, giới tính ghi trên giấy tờ của họ không được thay đổi. Một cơ thể nữ giới giấy tờ ghi nam giới thì điều đó còn khó khăn hơn, điều đó cản trở hội chấp nhận họ cũng như tạo hội bình đẳng cho họ trong việc tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy, phần lớn người chuyển giới đều chưa trải qua phẫu thuật, dù khát khao được chuyển đổi giới tính thể hiện rõ trog các hoạt động, hành vi của họ. Có nhiều người không nhìn thấy tương lai rõ ràng sau khi phẫu thuật, bởi dù có phẫu thuật rồi, họ vẫn phải đi “làm gái để kiếm sống”:

Thậm chí sự khó khăn trong việc tìm việc làm đã khiến nhiều người chuyển giới MTF - “bóng lộ” - sau một thời gian vất vả mưu sinh, đã quyết định quay trở lại làm “bóng kín” (ăn mặc như đàn ông, cắt tóc ngắn), chỉ “làm lộ” (ăn mặc, trang điểm như con gái) khi đi chơi buổi tối với bạn bè hoặc biểu diễn.

Như vậy, có thể thấy, khác với người đồng tính, người chuyển giới không chỉ băn khoăn về xu hướng tình dục của mình, mà hơn hết, họ trăn trở về bản dạng giới: tôi thực sự ai? Tôi có nên chuyển đổi (cơ thể) hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi chuyển đổi?... Quá trình trăn trở nhận thức về bản thân luôn đi kèm theo những trải nghiệm của sự bị tổn thương, của những hi vọng thất vọng, bi quan. Việc người chuyển giới đang phải ẩn mình trong các cộng đồng dành cho đồng tính nam đồng tính nữ, nhưng lại không được chính các cộng đồng này thừa nhận (đặc biệt ở nhóm MTF) vừa cho thấy sự lúng túng trong sự nhận dạng bản thân, mặt khác thể hiện những vấn đề mà cộng đồng chuyển giới đang phải đối mặt chưa được quan tâmbị lập trong một xã hội chưa thừa nhận họ.

III. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

Cũng giống như nhiều nhóm LGB (đồng tính nam, đồng tính nữ song tính) khác, người chuyển giới ở Việt Nam đã đang phải đối mặt với những kỳ thị của xã hội, gia đình bạn bè. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả các nhóm LGB khác, người chuyển giới còn là đối tượng của những thông tin sai lạc, sự đối xử bất bình đẳng, nạn bạo hành, phân biệt đối xử đói nghèo.

Ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã có những nghiên cứu đa chiều về các nhóm đồng tính song tính, tuy nhiên, trừ một nghiên cứu nhỏ bạo lực với người chuyển giới của CCIHP, nhóm chuyển giới chỉ mới được đề cập trong một số nghiên cứu chung về MSM hay LGBT (iSEE 2012, Khuất Thu Hồng 2005; Ngọc Bảo Girault 2005; Ngọc Bảo et al. 2008). Bất chấp thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử bạo lực chống lại người xuyên giới/chuyển giới Việt Nam, quá ít thông tin liệu về cộng đồng người chuyển giới cũng như những vấn đề nhân hội họ đang phải đối mặt. Ngoài một vài diễn đàn mạng của cộng đồng, hầu như không thông tin về người chuyển giới Việt Nam. Những thông điệp mang tính định kiến không thực tế trên báo chí một số kênh truyền thông đã tạo nên củng cố thêm những hiểu biết sai lệch thái độ kỳ thị xã hội. Người chuyển giới được mô tả như những người “đồng tính”, “kệch cỡm” hoặc “bệnh hoạn”. Họ cũng không được nhìn nhận như một cộng đồng. Thêm vào đó, do bị chọc ghẹo tại trường học thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, nhiều người xuyên giới/chuyển giới đã phải bỏ học, bỏ nhà, đối mặt với sự mất an toàn của bản thân (bạo lực, hãm hiếp, cướp giật), sự nghèo đói khó khăn về sinh kế. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu sự hợp tác của các cơ quan an ninh bảo vệ họ cũng như thiếu người tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận họ. Rõ ràng, nhóm chuyển giới là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất bị kỳ thị nhất trong xã hội.

Mặt khác, người chuyển giới còn phải đối mặt với những định kiến của cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ do bị cho là nguyên nhân gây ra những kỳ thị trong xã hội với cộng đồng LGBT nói chung. Nhiều người đồng tính cho rằng, những người chuyển giới ăn mặc khác với giới tính sinh học của mình (ví dụ như nam mặc giả gái) làm cho xã hội nghĩ người đồng tính nam là thích giả gái thích phẫu thuật chuyển giới. Thêm nữa, báo chí truyền thông thường nhầm lẫn về khái niệm cho rằng chuyển giới đồng tính là giống nhau, khiến cộng đồng người đồng tính muốn xa lánh cộng đồng chuyển giới. Những người chuyển giới sinh hoạt lẫn trong cộng đồng người đồng tính thường bị tẩy chay hoặc xóa bỏ nick nếu họ thể hiện mình rõ ràng. Điều này cần phải được thay đổi.

Một khi quyết định sống thật với bản thân, thể hiện mình khác với giới tính sinh học, người chuyển giới bắt đầu quá trình đầy khó khăn thách thức trong những mối quan hệ với gia đình, trong việc tìm kiếm người yêu chấp nhận họ, trong sự đối mặt với kỳ thị xã hội bất bình đẳng, kiếm tìm công ăn việc làm, rủi ro về sức khỏe.

1. Bị kỳ thị và phân biệt đối xử

Cũng giống như người đồng tính, người chuyển giới thường bị định kiến phân biệt đối xử từ gia đình hội. Nhưng khác với người đồng tính có thể che dấu xu hướng tình dục, người chuyển giới không thể che dấu bản dạng giới của họ do khát khao thể hiện ra ngoài, vì vậy, sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với họ thường nặng nề, trực diện nghiêm trọng hơn. Sự kỳ thị thường thể hiện trong cả cách gọi hành vi. Nhóm chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) thường bị gọi một cách kỳ thị pê-đê, ái nam ái nữ, bóng, đồng cô, xăng pha nhớt, lại cái, trong khi nhóm từ nữ sang nam (FTM) thường bị gọi là ô môi. Những từ này hàm chứa ý nghĩa miệt thị, khiến người chuyển giới luôn cảm thấy bị xúc phạm và xấu hổ. Sự kỳ thị đôi khi không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành vi, ánh nhìn soi mói.



Trong hai nhóm chuyển giới, cũng có thể thấy nhóm MTF do bề ngoài cách ứng xử “lộ” (như trang điểm, mặc đồ nữ, đánh móng tay, điệu đà), bị coi là “bệnh hoạn”, “biến thái”, “quái thai”…, là đối tượng của sự chọc ghẹo phân biệt đối xử nhiều hơn. Trong khi đó, phong trào ăn mặc kiểu “tomboy” của con gái cũng khiến các FTM ít phải chịu sự định kiến hơn. Có thể thấy sự kỳ thị đối với người chuyển giới ở nhiều cấp độ: ngay trong gia đình, hàng xóm láng giềng, trường học, ngoài xã hội nói chung, cũng như trong cộng đồng LGBT.

1.1 Trong gia đình

Người chuyển giới từ nam sang nữ hay từ nữ sang nam, đa số gặp khó khăn trong việc công khai (come-out) với gia đình. Một số trường hợp đã “come out” ở những thời điểm khác nhau nhưng bố mẹ đã “lờ” đi. Một số gia đình cho rằng con cái bị bệnh về tâm lý nên khá nhiều gia đình nghĩ đến giải pháp cho con đi gặp bác sĩ tâm lý để chữa trị, điều này càng khắc thêm hố sâu ngăn cách chia sẻ giữa bố mẹ con:



Trong ký ức của những người chuyển giới từ nam sang nữ, trong gia đình, họ thường bị đối xử hắt hủi nhất so với các anh chị em, không tình thương sự chấp nhận.

Mặt khác, ở Việt Nam, những áp lực của đời sống xã hội với nhiều mối quan hệ gần gũi khiến gia đình người chuyển giới thường sợ bị hàng xóm người quen xét nét, từ đó yêu cầu con cái không được ăn mặc hay những hành vi khác biệt để giữ thể diện cho gia đình. Nghiêm trọng hơn, nhiều gia đình do không có kiến thức nên cho rằng con đua đòi a dua theo bạn bè, con không có tương lai nếu là người chuyển giới nên đã ra những biện pháp mạnh để “điều chỉnh” hoặc ép buộc con phải quay lại giới tính “thật” của mình. Các hình thức bạo lực có thể là từ lời nói (mắng nhiếc, sỉ nhục) đến hành động (vũ lực) thường cộng đồng MTF bị nhiều hơn FTM.

Có thể nói, nhìn chung nhiều gia đình hoàn toàn không chấp nhận việc con cái mình là người chuyển giới, hoặc nếu chấp nhận thì một quá trình lâu dài, thương con dần dần chấp nhận, nhưng vẫn thường tìm cách che giấu người xung quanh xấu hổ muốn giữ thể diện. Đáng chú ý là ở những gia đình của người chuyển giới từ nữ sang nam, việc chấp nhận con dễ dàng hơn là ở gia đình của người chuyển giới từ nam sang nữ. Điều này cũng tương đồng với cách nhìn nhận chung của cả hội dễ dàng chấp nhận con gái tính, thể hiện nam tính, hơn chấp nhận sự nữ tính của con trai (hay bị gọi là “đồng cô”, “ái”, “bệnh hoạn”).

1.2 Trong trường học

Ở độ tuổi đang còn đi học trong nhà trường, nhiều người chuyển giới đã không thể che giấu khao khát được thể hiện bản dạng giới của mình (ví dụ MTF mặc áo tay bồng của con gái đi học, hay chơi với con gái để ý bạn trai, hay FTM cắt tóc ngắn, thích chơi với con trai để ý bạn gái), nên dễ dàng trở thành tâm điểm trêu chọc phân biệt đối xử của giáo viên bạn bè trong nhà trường. Có MTF cho biết bạn còn thường bị “đánh hội đồng” ở trường phổ thông nhiều đến mức nghĩ đến đi học đã cảm thấy sợ hãi thường xuyên phải trốn học. Chính vì sự kỳ thị MTF nặng nề hơn nhiều so với nhóm FTM, nên trong khi nhiều FTM có thể học lên đại họccao hơn, rất ít MTF thể học hành lên cao, đặc biệt tỉ lệ phải bỏ học giữa chừng (do gia đình không trợ giúp trường học không chấp nhận) khá nhiều. Trong khi đó nhóm FTM may mắn hơn vì dường như ít phải chịu áp lực từ giáo viên và bạn bè vì vẻ nam tính của mình.

Kỳ thị trong trường học gây rất nhiều hậu quả cho các bạn chuyển giới, đặc biệt từ nam sang nữ, như trầm cảm, bỏ học thậm chí bỏ nhà đi bụi. Kỳ thị trong nhà trường đã là những rào cản tước đi cơ hội có kiến thức, có công ăn việc làm có cơ hội phát triển của người chuyển giới.

1.3 Trong y tế

Nhìn chung người chuyển giới có các trải nghiệm “tồi tệ” hơn người đồng tính, song tính. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế của người chuyển giới thấp hơn, vì lý do tâm lý bị xúc phạm, từ chối hoặc phân biệt đối xử khi tới bệnh viện hay tiếp xúc với nhân viên y tế.

Theo một nghiên cứu của iSee, khi khai báo nhận mình là người chuyển giới, sẽ được chuyển tới 1 thông tin đặc biệt về y tế. Phần thông tin này cho thấy chỉ có 15,6% người chuyển giới tìm đến sự hỗ trợ tâm lý, y tế dành cho người chuyển giới. Lý do mà nhiều người chưa bao giờ tìm đến sự hỗ trợ y tế dành cho người chuyển giới là không biết ở đâu 57,7%, hoặc biết là không có dịch vụ dành cho người chuyển giới 48%, do tốn quá nhiều tiền 25,3%, sợ định kiến của nhân viên phục vụ 17,8% hoặc không tin tưởng vào dịch vụ 13,5%. Ngoài ra còn 1 số lý do khác là: chưa được gia đình cho phép, không có nhu cầu, thấy không cần thiết, còn quá nhỏ, chưa đủ tuổi…

Sự thiếu vắng thông tin chăm sóc y tế cho người chuyển giới, nếu trước đây xuất phát từ việc họ bị cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính, thì nay khi Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 có hiệu lực, trong tương lai sẽ đòi hỏi yêu cầu cấp thiết về những thông tin chính thức để người chuyển giới có thể tiếp cận được dịch vụ dành cho mình.


1.4 Kỳ thị ở các không gian công cộng

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cộng đồng đồng tính, nhất là đồng tính nam ở nhiều thành phố đã rất thành công trong việc tạo ra một khu vực/không gian công cộng mà người đồng tính chiếm lĩnh về địa lý. Ở những khu vực này, có thể tìm thấy số đông các chủ kinh doanh là đồng tính nam hoặc thân thiện với đồng tính, và các câu lạc bộ và các không gian khác nhằm đáp ứng cho nhóm dân số này. Những người chuyển giới thường tìm đến những chốn này thời kỳ đầu quá trình chuyển đổi của họ, có điều là những địa điểm này không phải lúc nào cũng chào đón thoải mái với người chuyển giới. Bởi mức độ thù ghét bạo lực đối với người chuyển giới, hiếm khi họ cảm thấy an toàn nơi công cộng, ‘hầu hết những người chuyển giới đều đau xót ý thức được vẻ ngoài vượt qua các chuẩn giới của họ khiến họ trở nên yếu thế và là cộng đồng ít được bảo vệ trong không gian xã hội (Doan 2007:61).

Ở những không gian công cộng, người chuyển giới thường xuyên phải nghe những lời nói miệt thị về vẻ bề ngoài của mình: pê-đê, bóng… Mặc dù nhìn nhận của xã hội hiện nay với người chuyển giới đã cởi mở hơn trước rất nhiều, tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ vẫn không dám ra đường ban ngày vì sợ ánh mắt kỳ thị, soi mói của người ngoài đường. Ban ngày ngủ trong nhà, tối đến mới trang điểm ra đường, ra công viên chơi, gặp gỡ người cùng giới, hoặc đi “làm gái”, là chu trình sống lặp lại hàng ngày của nhiều MTF. Khi bị đụng độ với dân phòng hay công an, sự kỳ thị thể hiện rõ ràng từ hình thức bên ngoài của người chuyển giới không làm sai trái họ vẫn bị đối xử như tội phạm hoặc tệ nạn xã hội.



Truyền thông nhiều khi cũng góp phần đem lại cách hiểu một chiều về người chuyển giới khi mô tả họ như những người “biến thái”, dụ tả một cách châm biếm về “tạp kỹ pê-đê” mà không thực sự hiểu những nguyên do họ bị đẩy vào con đường kiếm sống như vậy, hay viết về họ như những “tội phạm”:

Một trong những khó khăn nổi bật của người chuyển giới là việc sử dụng nhà vệ sinh. Người chuyển giới thường lúng túng không biết chọn vệ sinh nam hay nữ, và nhiều người cho biết khi còn đi học, họ thường phải nhịn không đi vệ sinh.

Ở một số nước phát triển, nhiều công ty đang thu xếp thay đổi chính sách để giải quyết vấn đề nhà vệ sinh gắn với người chuyển giới, nhưng những chính sách này không vận dụng cho nhà vệ sinh công cộng. Ở Việt Nam, điều này hoàn toàn chưa được quan tâm.

2. Đối phó với kì thị

Sự kỳ thị phân biệt đối xử nhiều cấp độ đẩy những người chuyển giới vào tình trạng trầm cảm, bế tắc. Trong nghiên cứu về Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới (iSEE 2012), trong số 23 em tham gia thì có 21 em thể hiện các mức độ trầm cảm, cô đơn, tự kỳ thị, 13 em từng rạch tay hoặc làm đau bản thân. Như vậy có thể thấy ở độ tuổi dạy thì những năm đầu tuổi trẻ, người chuyển giới chưa làm quen được với những áp lực từ gia đình, nhà trường xã hội, thường nghĩ đến những giải pháp tiêu cực. Một số trường hợp cho biết từng bị khủng hoảng tâm lý, dẫn đến ý định quyên sinh, sử dụng chất gây nghiện tự rạch thân thể. Có người chọn cách vào chùa đi tu (trường hợp MTF, 25 tuổi, TP. HCM), nhiều người đã có hành vi tự tử…

Để đối phó với những kỳ thị này, người chuyển giới những phương cách khác nhau.

Che giấu: Cũng lường trước sự khó khăn để chấp nhận giới tính thực sự của mình, nhiều người chuyển giới đã chọn giải pháp che giấu gia đình, bởi vừa thương bố mẹ, vừa sợ phản ứng tiêu cực từ gia đình.

Cũng có những người sau những khó khăn của việc làm “bóng lộ” – không có công ăn việc làm, bị kỳ thị, lo lắng cho tương lai bấp bênh, lại phải quyết định chuyển sang làm “bóng kín”, hoặc “bóng liễu” (ăn mặc như nam giới, nhưng vẫn điệu điệu kiểu phụ nữ)



Phớt lờ: Ở độ tuổi trưởng thành, nhiều người chuyển giới trở nên lãnh cảm trước sự kỳ thị của xã hội, và nhiều người chọn cho mình cách ứng xử riêng trước những thái độ trêu chọc, dè bỉu xung quanh. Ra đường bị gọi là pê đê nhiều quá, nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) trở nên chai lỳ trước những kỳ thị của xã hội. Họ cho biết đều đã có những lúc nghe vậy muốn nổi khùng lên, nhưng bây giờ nghe nhiều quen nên “kệ”, chẳng thèm phản ứng.

Tôn giáo: Có một số người chuyển giới lại chọn tôn giáo như một phương cách khác để sống với thế giới của mình: lên đồng (spirit possession/ mediumship). Trong hình thức tín ngưỡng này, những người có giới tính khác biệt (ví dụ như nam giới nữ tính, hay phụ nữ nam tính) được cho “căn” của một vị thánh trong Tứ Phủ (bốn phủ: Thiên = trời, Địa = đất, Thoải = nước, Thượng Ngàn = rừng). Tính cách của các vị thánh được cho là ứng vào những người có “căn” của các Ngài, vì vậy, nếu như một người có căn của các Chúa chầu hay các thì sẽ nữ tính, dụ căn “cô Bơ” thì hợp với màu trắng, yểu điệu, hay buồn, còn nếu căn của “cô Chín” thì sẽ ưa thích màu hồng, hát hay…, còn nếu căn của các Quan hay ông Hoàng thì sẽ nam tính, mạnh mẽ… Có lẽ cũng chỉ ở thế giới của những ông đồng đồng, họ được tôn trọng, được coi là có ưu thế hơn những người có giới tính bình thường. Một người chuyển giới từ nam sang nữ (48 tuổi, Hà Nội) kể rằng chị có căn của cô Chín nên đồ đạc của chị, từ giường ngủ cho đến các vật dụng, đều có màu hồng. Ngày xưa giới tính cũng làm cho chị rất khổ sở, nhưng từ khi đi “hầu cha hầu mẹ” mà kinh tế phất lên, nhờ đó mà có tiền “bao giai”.

Biến mất khỏi cộng đồng: Với những người sau khi trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn, nhiều người đã xa lánh cộng đồng, không muốn giao du vì e sợ bị lộ quá khứ của mình, cũng chính bởi nỗi lo kỳ thị xã hội vẫn đè nặng trong cuộc sống của họ. Hầu hết các trường hợp sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn đều từ chối tiếp xúc. Những người chuyển giới cho biết trừ những trường hợp nổi tiếng mà mọi người đều biết (như Cindy Thái Tài, Cát Tuyền…), đã là một phụ nữ không còn là “pê-đê” nữa, họ rất e dè khi bị lộ thân phận quá khứ..

3. Bi kịch trong tình yêu và hôn nhân

Đối với người chuyển giới, tổn thương tình cảm dường như vấn đề nổi cộm. Vì bản thân người chuyển giới cho rằng mình là nữ (MTF), hay mình nam (FTM), họ thường chỉ cảm thấy bị hấp dẫn với những người con trai con gái dị tính, bởi vậy, sự hụt hẫng thất vọng luôn xảy ra. Tình yêu của họ thường gặp khó khăn (ví dụ không dám thổ lộ, bị từ chối, bị lợi dụng tiền bạc, hoặc người yêu bị áp lực từ gia đình), dẫn đến cái nhìn bi quan của họ về nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.



3.1 Xu hướng chỉ thích người dị tính: FTM yêu người nữ dị tính

Khác với người đồng tính, người chuyển giới có xu hướng chỉ thích những người con gái con trai “bình thường”: nhóm chuyển giới từ nữ sang nam chỉ thích nữ “thẳng” (nữ dị tính), còn người chuyển giới từ nam sang nữ thì thích “men” nam tính, “nam xịn”, “giai thẳng” hay “giai cộng”. Chính bởi xu hướng chỉ thích người dị tính nên khá nhiều người chuyển giới MTF cảm thấy khó chịu khi bạn trai của mình tỏ ra hơi “liễu liễu”, mềm tính giống họ, hoặc cảm thấy sợ nếu phải quan hệ với người đồng tính nam. ngược lại, cũng nhiều người FTM lại cảm thấy không thoải mái nếu quan hệ với đồng tính nữ, hoặc bị bạn gái coi mình không phải như một người con trai, mà đối xử giống như một người con gái.

Nhiều người chuyển giới từ nữ sang nam cho rằng việc các bạn gái “thẳng” chứ không phải là đồng tính nữ thích họ cũng là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, do việc thấu hiểu tâm lý của người cùng giới tính sinh học, nên người chuyển giới cho biết họ rất tâm lý, chăm sóc tận tụy với người yêu còn hơn cả người dị tính. Sự tận tụy của họ đã khiến nhiều người dị tính trở thành người yêu của họ chấp nhận họ như người khác giới, dù chưa phẫu thuật.

Nhiều người chuyển giới từ nữ sang nam cũng cho rằng mình có lợi thế hơn những chàng trai dị tính, bởi “trans guy” vừa chung thủy hơn những chàng trai “xịn”, lại vừa biết quan tâm thông cảm với những điều khó khăn của bạn gái.

Cũng chính vì người chuyển giới từ nữ sang nam có sự cứng rắn che chở của đàn ông, nhưng lại vẫn có sự tinh tế, hiểu nhau của phụ nữ, nên như một bạn FTM cho biết, các bạn toàn bị các bạn gái straight (nữ dị tính) quyến rũ. Một bạn gái dị tính cho biết bạn là người chủ động thích người bạn chuyển giới của mình trước.

một điều quan hệ tình dục của các cặp chuyển giới từ nữ sang nam dường như không thật quan trọng, nhiều đôi cho rằng họ yêu nhau chủ yếu trong sáng chỗ dựa về mặt tình cảm. Có lẽ vì vậy mà nhiều trường hợp con gái dị tính thích các bạn chuyển giới FTM hơn là con trai dị tính thích MTF. Một người chuyển giới từ nữ sang nam cũng cho biết định kiến đối với đồng tính nữ (les) sẽ nặng hơn với chuyển giới, nên khi phát hiện ra mình người chuyển giới, không phải les, thì đó là thực sự là tin vui đối với cả bạn người yêu.



Tuy nhiên, nhiều người con trai con gái yêu người chuyển giới cũng dễ bị rơi vào trạng thái lo lắng trầm cảm trước áp lực của gia đình định kiến của xã hội. Bên cạnh những cặp đôi may mắn, rất nhiều người FTM gặp những tổn thương của tình yêu đơn phương, bị từ chối, hoặc người yêu đi lấy chồng cũng xảy ra phổ biến. Gặp khó khăn trong việc yêu người nữ dị tính, một số người chuyển giới từ nữ sang nam, sau nhiều lần đổ vỡ “thất tình” vì bị bạn gái chia tay hoặc đi lấy chồng, đã quay sang yêu les. Một bạn chuyển giới từ nữ sang nam, hiện đang có người yêu là les, kể rằng chính sự kỳ thị của xã hội đã khiến cho các bạn “nữ thẳng” không dám cam kết lâu dài với người chuyển giới. sự đổ vỡ nhiều lần trong chuyện tình cảm khiến bạn tiến đến với người yêu là les.

3.2 Xu hướng chỉ thích người dị tính: MTF yêu người nam dị tính

Những người chuyển giới từ nam sang nữ cũng thường chỉ thấy sự hấp dẫn đối với đàn ông dị tính. Vì cho rằng mình là nữ, nhiều người cho biết không hiểu vì sao “đàn ông lại thích đàn ông”, và sẽ cảm thấy “ghê ghê” nếu quan hệ với gay. Nhiều MTF cho rằng lợi thế của họ so với phụ nữ dị tính là sự tận tụy, chăm sóc hết mình, từ đời sống tình dục cho đến đời sống hàng ngày.

Tình dục trong mối quan hệ của các cặp chuyển giới từ nam sang nữ (với đàn ông dị tính) khá quan trọng, thậm chí theo một số MTF, đó còn là lý do chính gắn kết đàn ông dị tính với họ, vì “giai thẳng nói làm tình với pê-đê bọn em sướng hơn là với “bánh bèo” (nữ dị tính), bởi vì họ có “kỹ năng”, hiểu cơ thể đàn ông, và biết chiều người yêu hơn một người con gái dị tính” Một người đã phẫu thuật chuyển giới tính hoàn toàn từ nam sang nữ cũng cho biết chồng chị rất hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, những mối tình với người dị tính cũng đã trở thành những bi kịch trong cuộc sống của người chuyển giới từ nam sang nữ vì không nhiều người đàn ông dị tính muốn yêu sống trọn đời với người chuyển giới.

Đa số những người chuyển giới từ nam sang nữ đều cho rằng những người như họ chẳng thể nào có được tình yêu từ những người đàn ông - “men” thực sự. Họ cho rằng con trai “bình thường” sẽ chọn những con gái “bình thường” (“bánh bèo”, theo cách gọi ở TP. HCM), ngoài việc phải dùng tiền để “bao trai” “giữ trai”. Vì vậy, những MTF thường phải “dùng tiền để đổi lấy tình”, chăm sóc các bạn trai hết mực, cả về vật chất lẫn trong đời sống quan hệ tình dục, tuy nhiên cái họ có được là sự đau khổ, mất niềm tin vào tình yêu. Cũng nhiều người MTF cho rằng đàn ông “thẳng” chỉ coi họ như một thứ đồ chơi, quan hệ với họ để tìm cảm giác mới lạ so với quan hệ với nữ, hoặc quan hệ với họ chỉ để lợi dụng vật chất.

Cảm giác yếu thế nỗi lo lắng bị mất bạn trai thậm chí khiến một số MTF (TP. HCM) sẵn sàng tối tối đi “làm gái” để kiếm tiền nuôi chồng. Một người chuyển giới từ nam sang nữ cho biết, cả đời chị, chị đi cung phụng “giai trẻ” hơn chị nhiều tuổi, những người bạn trai ấy chỉ lợi dụng chị, lần lượt có bạn gái đi lấy vợ. Mặc dù biết rất rõ như vậy, nhưng do không thể quan hệ qua đường mà không có tình cảm, nên chị vẫn chọn một người, dùng tiền bạc tình cảm để gắn bó người đàn ông của mình.

người cho rằng họ chưa phẫu thuật, chưa trở thành “gái thật”, đồng tính thì cũng không phải, nên họ cùng khó khăn. Nhưng trên thực tế, với những người đã chuyển giới tính, trải qua những đau đớn của việc làm phẫu thuật thì cũng rất ít trường hợp có được hạnh phúc thực sự.



Tuy nhiên, ngay cả khi quan hệ với đàn ông đồng tính, nhiều MTF cũng cho biết thường rất khó duy trì tình cảm lâu dài vì đó chỉ là một vỏ bọc, một giải pháp tình thế sau nhiều khổ đau. Trên thực tế, người đồng tính cũng chỉ yêu một người nam đồng tính khác, không yêu người nữ nên các MTF không sống được mình. Để quan hệ với đồng tính nam, MTF vẫn phải “diễn” như một người đàn ông không được sống là chính mình - một người chuyển giới nữ.

Có thể thấy, mặc dù thường bị tổn thương bi quan về tình cảm tương lai, có những cặp đôi vẫn bày tỏ sự mong muốn được ràng buộc chung sống một cách hợp pháp với nhau, dù là với người dị tính hay đồng tính. Một số cặp hiện nay đang chung sống không đăng ký, nhận con nuôi (là con cháu trong nhà) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Khao khát yêu được yêu luôn được người chuyển giới nói đến như một trở ngại lớn, nhưng cũng là mong muốn mãnh liệt của họ.



4. Khó khăn trong cơ hội việc làm
4.1 Việc làm cho nhóm MTF

Việc làm một trong những thách thức lớn nhất đối với người chuyển giới, đặc biệt là đối với nhóm từ nam sang nữ. Sự kỳ thị một mặt khiến ít người có thể học lên cao để có bằng cấp đủ để xin những công việc nhà nước hay quan. Mặt khác những định kiến về người chuyển giới như những người “biến thái”,“bệnh hoạn”, “trộm cắp”… đã khiến rất ít nhà tuyển dụng chấp nhận họ. Nhiều người cho biết nếu xin được vào các cơ quan, nhà hàng của người nước ngoài thì đỡ hơn, vì người nước ngoài không kỳ thị giới tính nhiều như người Việt.

Nhiều người chuyển giới cũng cảm nhận rõ sự bất công nếu so sánh với những người đồng tính. Nếu như người đồng tính nam (gay) vẫn có thể che dấu bản thân xuất hiện trước công chúng, cũng như tham gia vào nhiều cuộc thi nghệ thuật gây tiếng vang, thì người chuyển giới hầu như không hội nào, rất ít người có thể xuất hiện công khai trước công chúng.

Công việc chủ yếu MTF thể làm thường các công việc độc lập như dịch vụ làm đẹp (trang điểm, làm đầu…), hay biểu diễn. Tuy nhiên, ngay khi tìm được những công việc bình thường nhất họ vẫn bị kỳ thị hoặc đuổi việc.

Hát đám ma

Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, không có bằng cấp, lại thêm sự kỳ thị định kiến ngoài xã hội khiến sự khó khăn trong cơ hội việc làm đối với nhóm MTF càng bị nhân lên. Nhiều nhóm MTF đã phải đi hát đám ma như cơ hội kiếm sống. Cũng trong bối cảnh bị kỳ thị và ít cơ hội này, mặc dù cũng có những cạnh tranh và định kiến lẫn nhau giữa các nhóm chuyển giới, nhưng những người MTF gắn kết trong các nhóm nhỏ trở nên thương nhau hơn. Một MTF cho biết sau khi bị gia đình xua đuổi, ra khỏi nhà, đã nhóm họp lại một nhóm những người cùng cảnh ngộ để cùng sống và kiếm việc.



Biểu diễn ở các tụ điểm

Ngoài việc hát đám ma, có những nhóm nhỏ tổ chức các buổi biểu diễn trên sân khấu (thường là các quán cà phê). Việc tổ chức có thể do bầu sô tự tổ chức, hoặc do các CLB truyền thông cho MSM tài trợ để thực hiện mục tiêu tuyên truyền. Được biểu diễn trên sân khấu là niềm vui của MTF, đó cũng là không gian lịch sự hơn, tiền cát-sê cũng cao hơn. Tuy nhiên, việc đầu thuê trang phục cũng đắt đỏ hơn. Mặt khác, những buổi biểu diễn tự phát, rủi ro bị công an đến bắt phạt cũng cao. Những sô biểu diễn do diễn đàn Thế giới thứ 3, hay Giới hạn tổ chức cũng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Nhiều buổi biểu diễn dưới hình thức miễn phí nhưng trả tiền đồ uống khá cao. Hình thức hát trên sân khấu thường là hát nhép, người biểu diễn thường đóng kịch hoặc hát sao cho khớp nhạc.

Những người chuyển giới chuyên đi biểu diễn trên sân khấu là những người được chọn từ các cuộc thi. dụ Thế giới thứ 3 có những cuộc thi tìm kiếm các tài năng như thi hoa hậu, thi nam khôi, thi got talent (có tài năng), thi model chọn ra những người đã đoạt giải từ các cuộc thi để cộng tác một thời gian biểu diễn.

Sau một thời gian, khi những bầu sô khác đưa họ đi, thì lại đi tìm kiếm những người khác.

Những người chuyển giới tham gia biểu diễn thời trang cũng cho biết, vì niềm đam mê biểu diễn, họ phải đầu tư khá nhiều show biểu diễn nào cũng lỗ. Nhưng vì sự yêu thích của bản thân cũng như tạo những sự kiện vui vẻ cho người trong cộng đồng, họ vẫn muốn được biểu diễn. Tuy nhiên, mặc dù xin phép nhưng vì là người chuyển giới, họ không được cấp phép biểu diễn, khi biểu diễn tự phát thì luôn phải lo sợ bị phạt.

Ngay cả khi người chuyển giới nỗ lực kiếm việc làm, thì ngay cả ở những môi trường làm việc họ cũng thường bị sỉ nhục.


Làm nghề mại dâm

Một trong những “nghề” được MTF ở TP. Hồ Chí Minh hay nhắc đến, đó là “làm gái”. Hầu hết những người MTF đã từng rất nỗ lực đi kiếm việc làm, nhưng vào đâu cũng bị từ chối, thậm chí xin công việc rửa bát cũng không được nhận. Một số MTFcố gắng đi học trang điểm, có vốn thì mở cửa hàng ở nhà, hoặc đi trang điểm, làm đầu các dịch vụ làm đẹp khác, còn nhiều người cho biết không có công việc gì để trang trải cuộc sống, tình thế bắt buộc đã đẩy họ ra “đứng đường”.

Số tiền kiếm được từ việc mãi dâm cũng chỉ đủ cho họ có tiền ăn mua đồ quần áo. Một MTF đang sống lang thang ngoài công viên cho biết, gia đình không chấp nhận em, không thể xin được việc làm, chẳng biết đi đâu, không còn tiền để thuê nhà trọ, em chỉ còn biết sáng lang thang trong công viên, tối ra công viên tìm khách.

Việc làm gái mại dâm cũng đẩy những người MTF trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Các MTF khẳng định rằng công việc mại dâm việc đường cùng, nếu có cơ hội kiếm việc khác, sẽ không bao giờ họ làm gái.

4.2 Việc làm đối với FTM

Với nhóm chuyển giới từ nữ sang nam cũng có những khó khăn nhất định, tuy không khó như với nhóm từ nam sang nữ. Nhiều FTM cho biết làm về nghề kinh doanh khách sạn, du lịch, làm bếp, nhân viên quầy bar là dễ xin hơn cả. Đối với người chuyển giới từ nữ sang nam, kiếm việc làm không quá khó vì người ta chỉ nghĩ rằng các em thích ăn mặc kiểu tomboy, nam tính. Tuy nhiên, như một bạn FTM cho biết, đã rất nhiều lần bị kỳ thị trong môi trường làm việc.

Cũng bạn cho biết giới tính ghi nữ, nên khi xin việc vào khách sạn theo đúng ngành nghề được học, họ bị yêu cầu phải mặc áo dài, đi giầy cao gót, khiến họ đành phải từ bỏ. Hoặc cũng có những trường hợp người ngoài nhìn vào nghĩ họ là nam giới, yêu cầu họ mang vác những đồ vật nặng, trong khi thực chất cơ thể họ vẫn yếu như một người nữ.

Như vậy, có thể thấy, đối với người chuyển giới nói chung, công ăn việc làm là một thách thức lớn. Nhưng sự tự trọng liên quan đến bản dạng giới đã khiến cả nhóm FTM MTF đều khẳng định thà họ không có việc làm còn hơn phải thay đổi.



    1. tải về 1.45 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương