BỘ XÂy dựng số: 734/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



tải về 496.64 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích496.64 Kb.
#25088
1   2   3   4   5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




............, ngày.........tháng..........năm.........

BÁO CÁO KHẢ NĂNG VÀ TÌNH HÌNH

HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Tên cơ sở đề nghị công nhận:

Địa chỉ:

Điện thoại:

2. Tên phòng thí nghiệm:



Địa chỉ:

Điện thoại:

3. Họ tên, chức danh người phụ trách phòng thí nghiệm:

4. Cán bộ, nhân viên của phòng thí nghiệm

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Công việc được giao hiện nay

Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7










































5. Trang thiết bị:



5.1. Phương tiện đo lường:

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo cấp chính xác

Chu kỳ kiểm định hiệu chuẩn

Ngày kiểm định hiệu chuẩn lần cuối

Cơ quan kiểm định hiệu chuẩn

Ghi chú

1

2

3

4

5

6






































5.2. Trang thiết bị khác

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày đưa vào sử dụng

Tài liệu kỹ thuật của thiết bị

Ghi chú

1

2

3

4

5






























6. Diện tích và môi trường thử nghiệm



6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích (m2) của bộ phận phòng thí nghiệm

6.2. Môi trường các bộ phận thí nghiệm:

- Khả năng về điều hoà nhiệt độ, độ ẩm

- Khả năng thoát nhiệt

- Các điều kiện đảm bảo khác (chống rung, chống bụi, chống ồn, ánh sáng,

phóng xạ,...)

6.3. Điều kiện về bảo vệ và an toàn lao động cho cán bộ nhân viên

7. Danh mục các phép thử, loại phép thử do phòng thí nghiệm thực hiện




TT

Tên phép thử, loại phép thử

Tiêu chuẩn làm cơ sở để tiến hành thử

Số mẫu thử trong 1 năm

Nguồn mẫu

Ghi chú

1

2

3

4

5

6




































8. Cơ sở cam kết:



- Thực hiện các quy định về công nhận phòng thí nghiệm;

- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng

thí nghiệm;

- Phòng thí nghiệm sẵn sàng để được tiến hành đánh giá từ ngày.......tháng

.....năm......
Phụ trách phòng thí nghiệm Thủ trưởng cơ quan

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

3. Công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng

3.1. Trình tự thực hiện:

- Các cơ sở có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định gửi hồ sơ về Bộ Xây dựng để được xem xét, công nhận là cơ sở có đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng.



- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì thông báo, hướng dẫn một lần bằng văn bản để cơ sở đào tạo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 10 ngày làm việc. Sau thời hạn trên nếu cơ sở đào tạo không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định thì hồ sơ đăng ký được coi là không hợp lệ.

- Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo. Trước khi họp Hội đồng, Bộ Xây dựng có thể tổ chức kiểm tra trực tiếp năng lực của cơ sở đào tạo.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định để công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và đưa lên Website của Bộ Xây dựng.

3.2. Cách thức thực hiện:

Tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường bưu điện.



3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị được công nhận là cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, trong đó thể hiện các thông tin liên quan đến cơ sở đào tạo như: người đại diện theo pháp luật; địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, website.

- Hồ sơ pháp lý: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập đối với các cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quy định chức năng nhiệm vụ hoặc đăng ký hoạt động khoa học;

- Danh sách giảng viên (có tờ khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp) kèm theo hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;

- Tài liệu giảng dạy do cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng biên soạn phù hợp với chương trình khung theo quy định và tối thiểu có 03 bộ đề kiểm tra trắc nghiệp;

- Các tài liệu thuyết minh của cơ sở đào tạo thể hiện việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.



b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

3.4. Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Xây dựng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Kinh tế Xây dựng.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản công nhận và đưa lên Website của Bộ Xây dựng.



3.8. Lệ phí: Không thu lệ phí.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Danh sách và thông tin về đội ngũ giảng viên (mẫu danh sách đính kèm theo thủ tục).



3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Yêu cầu điều kiện 1: đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 112/2009/NĐ-CP như sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với các cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quản lý chi phí;

- Có chương trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung do Bộ Xây dựng ban hành;

- Có tối thiểu 03 giảng viên trực thuộc có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình khung do Bộ Xây dựng ban hành và có kinh nghiệm tối thiểu 7 năm trong lĩnh vực quản lý chi phí.

b) Yêu cầu điều kiện 2: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng: đảm bảo các phòng học có quy mô, tiện nghi phù hợp với số lượng học viên và các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

c) Yêu cầu điều kiện 3: Tài liệu giảng dạy:

- Nội dung tài liệu giảng dạy do cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng biên soạn phải phù hợp với chương trình khung theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng ;

- Tài liệu giảng dạy phải ghi tên của cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, được in, đóng thành quyển;

- Có tối thiểu 03 bộ đề kiểm tra trắc nghiệm của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng;

d) Yêu cầu điều kiện 4: Giảng viên: các giảng viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ đại học trở lên. Kê khai danh sách và thông tin về đội ngũ giảng viên theo mẫu tại Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng.

đ)Yêu cầu điều kiện 5: Quản lý đào tạo:

- Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khóa bồi dưỡng; lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng;

- Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng;

- Có người phụ trách khóa học có kinh nghiệm trong việc tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng hoặc tập huấn nghiệp vụ về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

- Thông tư 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.



MẪU DANH SÁCH VÀ THÔNG TIN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

(đính kèm theo thủ tục)
(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

DANH SÁCH VÀ THÔNG TIN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN



STT

Họ và tên

Năm sinh

Quốc tịch

chức vụ,

nơi công tác



Trình độ

chuyên


môn

Kinh nghiệm nghề nghiệp

Địa chỉ liên hệ

giảng các chuyên đề

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo

(ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu)




4. Công nhận cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

4.1. Trình tự thực hiện:

- Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Xây dựng. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, đơn vị tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì thông báo, hướng dẫn một lần bằng văn bản để cơ sở đào tạo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định để công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án hoặc giám sát thi công.

- Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo. Trước khi họp Hội đồng, Bộ Xây dựng có thể tổ chức kiểm tra trực tiếp năng lực của cơ sở đào tạo theo nội dung quy định.



- Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Xây dựng quyết định công nhận bằng văn bản và đưa lên Website của Bộ Xây dựng các cơ sở đào tạo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng công trình.

4.2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.



4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Công văn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc giám sát thi công xây dựng công trình (theo mẫu tại Thông tư số 06/2011/TT-BXD)

- Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, Quy định chức năng nhiệm vụ, đăng ký hoạt động khoa học, Điều lệ tổ chức hoạt động;

- Kê khai, xác nhận về năng lực của cơ sở đào tạo (cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm);

- Tài liệu giảng dạy, bộ đề kiểm tra;

- Danh sách giảng viên (kèm theo phiếu đăng ký giảng viên theo mẫu tại Thông tư số 06/2011/TT-BXD) kèm theo hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động.



b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc và 02 bộ hồ sơ sao chụp.

4.4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Xây dựng

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng thẩm định do Bộ Xây dựng thành lập.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản công nhận và đưa lên website của Bộ Xây dựng.



4.8. Lệ phí: Không có

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Công văn đề nghị đăng ký ( mẫu công văn đính kèm theo thủ tục).

- Phiếu đăng ký giảng viên (mẫu phiếu đính kèm theo thủ tục).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Yêu cầu điều kiện 1: Tư cách pháp nhân: Các cơ sở đào tạo từ cao đẳng chuyên nghiệp trở lên, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, các viện, học viện, trung tâm nghiên cứu có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành xây dựng; các trung tâm có chức năng đào tạo thuộc các Hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng. Đối với các pháp nhân khác được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Bộ Xây dựng sẽ xem xét cụ thể trên cơ sở nhu cầu và tình hình thực tế để công nhận.

b) Yêu cầu điều kiện 2: Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:

- Đảm bảo các phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên và các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

- Có các phòng thí nghiệm hoặc các băng đĩa hình để giới thiệu về các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (đối với bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công).

c) Yêu cầu điều kiện 3: Giảng viên:

- Cơ sở đào tạo phải có ít nhất 40% giảng viên trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn trên tổng số giảng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung tham gia giảng dạy; Giảng viên tham gia giảng dạy kỹ năng QLDA và GSTC phải có kinh nghiệm thực tế từ 7 năm trở lên hoạt động trong các lĩnh vực quản lý dự án, quản lý kinh tế xây dựng; khảo sát, thiết kế; thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình; nghiên cứu, giảng dạy về chuyên ngành xây dựng.

- Một giảng viên chỉ được ký hợp đồng tham gia giảng dạy không quá 03 chuyên đề cho một chương trình quản lý dự án hoặc giám sát thi công xây dựng. Đối với giảng viên trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn không được hợp đồng với quá 03 cơ sở đào tạo trong cùng một thời gian.

- Giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề về quản lý dự án và giám sát thi công phải đăng ký với Bộ Xây dựng theo mẫu Phiếu đăng ký giảng viên.

- Danh sách giảng viên đăng ký với Bộ Xây dựng sẽ được đăng trên Trang thông tin điện tử "Quản lý hoạt động xây dựng" của Bộ Xây dựng; đồng thời sẽ được thông báo cho các Sở Xây dựng biết để theo dõi, quản lý.

d) Yêu cầu điều kiện 4: Tài liệu giảng dạy

- Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

- Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung do Bộ Xây dựng quy định.

- Tài liệu giảng dạy phải do các giảng viên đăng ký tham gia giảng dạy hoặc các chuyên gia đáp ứng các điều kiện theo quy định biên soạn. Các tài liệu giảng dạy phải ghi rõ họ và tên, chức danh, nơi công tác của người biên soạn.

đ) Yêu cầu điều kiện 5: Quản lý đào tạo

- Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khoá bồi dưỡng, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC.

- Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Có người phụ trách khoá học có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong việc tổ chức các khoá bồi dưỡng hoặc tập huấn nghiệp vụ về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 25/2009/TT-BXD ngày 29/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình.

- Thông tư 06/2011/TT-BXD ngày 21/06/2011 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ GIẢNG VIÊN

(đính kèm theo thủ tục)
Kính gửi: Bộ Xây dựng

1. Họ và tên giảng viên:

2. Ngày tháng năm sinh:

3. Nơi sinh:

4. Địa chỉ thường trú:

5. Nơi công tác:

6. Bằng cấp: (Ghi bằng cấp, tổ chức cấp, năm được cấp kèm theo bản sao có chứng thực hợp pháp)

7. Chứng chỉ các khoá đào tạo, bồi dưỡng:

8. Ngoại ngữ:

9. Điện thoại:

10. Fax:

11. E-mail:

12. Kinh nghiệm thực tế: (liệt kê các công việc đã thực hiện liên quan đến các chuyên đề tham gia giảng dạy- ghi rõ tên công việc, thời gian thực hiện)



tải về 496.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương