BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Không gian chức năng kỹ thuật công trình



tải về 495.73 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích495.73 Kb.
#13514
1   2   3   4   5

7.7. Không gian chức năng kỹ thuật công trình.

7.7.1. Không gian chức năng kỹ thuậtcông trình bao gồm: Phòng chứa các thiết bị và phòng quản lý điều hành hệ thống kỹ thuật. Diện tích các phòng chứa thiết bị được xác định cụ thể tuỳ theo công suất tính toán và công nghệ của từng loại thiết bị.

 

7.7.2. Các phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, thông gió, điều hoà không khí, PCCC… là các phòng trực, quản lý theo dõi và điều khiển thiết bị. Cần có cửa ra vào độc lập, bố trí ở các vị trí thuận lợi để dễ dàng vận hành hệ thống thường ngày cũng như khi có sự cố. của chợ.



 

7.7.3. Vị trí không gian chức năng kỹ thuật tuỳ theo từng loại thiết bị có thể bố trí ở một nhà riêng hoặc trong nhà chợ chính, trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn và ít ảnh hưởng đến diện tích kinh doanh

 

7.8. Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính.

Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính được quy định trong bảng 7.



Bảng 7: Chỉ tiêu diện tích các bộ phận chức năng trong nhà chợ chính

TT

Loại không gian

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Ghi chú

1

Các điểm kinh doanh của chủ hàng

ĐKD

3 m2

Theo quy mô chợ (số ĐKD)

2

 

Diện tích giao thông mua hàng của khách



% Diện tích kinh doanh trong nhà

≥ 50

3

Bộ phận làm việc hành chính

a.Phòng làm việc của trưởng - phó BQL.

m2/phòng

12 – 18

Số lượng xác định theo quy mô chợ

b.Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

m2/phòng

10 – 12

c.Phòng tiếp khách

m2/phòng

12 – 18

d.Phòng họp

m2/ĐKD

≤ 0,1

1 phòng

e.Phòng thông tin điều hành

m2/phòng

10 – 12

1 phòng

f.Phòng quản lý kỹ thuật công trình

m2/phòng

10 -12

1 phòng

g.Phòng y tế

m2/phòng

10 – 12

1 phòng

h.Phòng công an, thuế vụ

m2/phòng

12 – 18

Thích hợp với các chợ có quy mô lớn

i.Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

m2/phòng

12 – 18

j.Phòng quản lý chất lượng hàng hoá

m2/phòng

10 -12



















 

4

Bộ phận kinh doanh dịch vụ

a.Cửa hàng ăn uống, giải khát

m2

Không quy định

Tuỳ theo điều kiện thực tế

b.Khu vui chơi giải trí

m2

c.Khu dịch vụ tắm rửa, giặt là công cộng

m2

d.Phòng trông giữ trẻ

m2

≥ 12

e.Phòng trông giữ đồ

m2

≥ 12

f.Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình

m2

≥ 6

g.Thông tin thương mại

m2

Không quy định

h.Quảng cáo

m2

i.Ngân hàng - Tín dụng

m2

j.Bưu chính viễn thông

m2

5

Bộ phận chức năng phụ trợ

a.Khu vệ sinh

500 người

1xí, 1 rửa

Nên tính tỉ lệ nữ > nam

100 người

1 tiểu

b.Kho chứa hàng

m2/ĐKD

≤ 0,3

Tuỳ theo tính chất chợ

c.Nhà trực bảo vệ

m2/phòng

6 – 9

Số lượng tuỳ thuộc vào quy mô chợ

d.Không gian tín ngưỡng

m2

≥ 6

Tuỳ thực tế địa phương






















6

Bộ phận chức năng kỹ thuật công trình

a.Trạm biến áp và trạm máy phát điện dự phòng

m2

Không quy định

Tuỳ theo công suất tính toán và giải pháp công nghệ

b.Trạm bơm nước

m2

c.Phòng kỹ thuật điện, nước

m2

d.Phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí

m2

e.Phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, PCCC.

m2



















 

7.9. Yêu cầu về giải pháp thiết kế kết cấu và kiến trúc nhà chợ chính.

7.9.1. Giải pháp thiết kế kết cấu cho nhà chợ chính phải được tính toán tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và tiêu chuẩn tải trọng và tác động hiện hành .

 

7.9.2. Tải trọng phân bố đều trên mặt sàn nhà chợ chính được tính toán với tải trọng tiêu chuẩn toàn phần là 500kg/m2.



 

7.9.3. Căn cứ vào số tầng nhà chợ chính để xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng (hệ khung, sườn chịu lực: tường, cột, dầm, sàn, kết cấu sườn mái). Hệ kết cấu công trình nhà chợ chính được phân thành 2 loại:

-Nhà chợ chính 1 tầng.

-Nhà chợ chính lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng.

Kết cấu và sử dụng vật liệu áp dụng theo bảng 8.

 

Bảng 8 - Phân loại hệ kết cấu chịu lực nhà chợ chính



Hệ kết cấu chịu lực

1 tầng

Lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng

Tường, cột chịu lực

Gạch, BTCT, thép

BTCT

Dầm

BTCT, thép

BTCT, thép

Dầm đỡ sàn

 

BTCT

Sàn

 

BTCT

Kết cấu sườn mái

BTCT, thép

BTCT, thép










Chú thích:  Đối với chợ lớn hơn (hoặc bằng) 2 tầng, nếu giải pháp kết cấu cột, dầm đỡ sàn bằng thép, phải được cơ quan phê duyệt xem xét trường hợp cụ thể.

 

7.9.4. Kết cấu khung bê tông cốt thép cần có cấu tạo kháng chấn. Đối với tường xây có cửa lớn cần có khung bao quanh bằng bê tông cốt thép. Các cầu thang bộ chính nên đổ bê tông cốt thép liền cả bậc thang.



 

7.9.5. Hệ lưới cột cần chú ý tới khả năng thích ứng trong tương lai khi có nhu cầu nâng cấp chợ và chuyển đổi chức năng. Trường hợp chợ có tầng hầm dùng làm ga-ra để xe, không nên chọn lưới cột nhỏ hơn lưới 8m x 8m.

 

7.9.6. Khi xác định chiều cao chợ cần chú ý tới các yếu tố như chỉ tiêu khối tích, độ thông thoáng, tiếng ồn và hệ thống chiếu sáng tự nhiên của chợ:



a.Nhà chợ chính 1 tầng mái tôn:

-Khẩu độ lớn hơn hoặc bằng 12m: Chiều cao lớn hơn hoặc bằng 6m;

-Khẩu độ nhỏ hơn 12m: Chiều cao lớn hơn hoặc bằng 4,5m;

b.Nhà chợ chính từ 2 tầng trở lên:

-Đối với các tầng diện tích kinh doanh (ngoại trừ tầng trên cùng có mái dốc): Chiều cao từ sàn đến sàn lớn hơn hoặc bằng 4,5m;

-Đối với tầng trên cùng có mái dốc: Chiều cao xác định theo các quy định tại mục a điều này.

 

7.9.7. Khi thiết kế kiến trúc chợ có khẩu độ lớn hoặc nhiều nhịp có các cạnh mặt bằng lớn trên 60m cần phải chú ý tới khả năng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho chợ. Trong trường hợp này phải khai thác triệt để chiếu sáng cửa bên hoặc tạo giếng trời hay cửa mái ở khu vực giữa.



Chú thích : Diện tích cửa thoáng thông gió không nên nhỏ hơn 20% tổng diện tích cửa lấy sáng.

 

7.9.8. Chiếu sáng tự nhiên qua hệ thống cửa của chợ cần tránh các luồng ánh sáng trực tiếp vào khu vực các điểm kinh doanh của chủ hàng. Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên phải tuân theo các quy định trong TCXD 29 : 1991 "Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế".



 

7.10. Yêu cầu về thiết kế nội thất trong chợ

7.10.1. Cần có những nghiên cứu đồng nhất về hình thức kiến trúc nội thất, kiểu dáng kích thước khống chế… cho từng ngành hàng. Tuyệt đối cấm nội thất các lô quầy là sự đầu tư tự phát của chủ hàng.

 

7.10.2. Khi thiết kế nội thất các lô quầy trong chợ cần nghiên cứu các yếu tố sau:



-Đặc tính của loại hàng (khô hay ướt, nặng hay nhẹ, cồng kềnh hay gọn nhỏ, thô hay tinh, dễ bảo quản hay khó bảo quản…).

-Kiểu dáng trưng bày tiếp thị (bày thấp hay treo cao, phô bày bên ngoài hay trong tủ, trên giá hay mặt bàn,…).

-Mức độ thao tác của chủ hàng khi giới thiệu và chuyển giao hàng cho khách (trình diễn tính năng của hàng, cân, đong, đo, đếm, bao gói…).

-Chu kỳ quy trình thời gian soạn bầy hàng và dọn hàng qua ngày.

 

7.10.3. Giải pháp nội thất phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng cho toàn chợ. Hình thức ngăn chia cố định và kiểu dáng các quầy hàng phải dễ dàng tạo được khả năng tự bảo vệ cửa hàng của hộ kinh doanh khi chợ không hoạt động (điều này không yêu cầu bắt buộc đối với ngành hàng tươi sống).



Giải pháp thiết kế phân chia lô quầy trong chợ tham khảo Phụ lục C.

 

7.10.4. Việc tạo dựng không gian nội thất trong chợ nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết. Trong trường hợp phải xây cố định, cần tính đến khả năng phát triển thành chợ cao cấp (siêu thị) trong tương lai.



 

7.11. Yêu cầu về cấu tạo kiến trúc và công tác hoàn thiện.

7.11.1. Chợ là công trình thường có diện tích mái lớn, nên công tác chống nóng, chống thấm và chống dột cho mái cần được chú ý như sau:

-Đối với mái dốc, lợp bằng các vật liệu nhẹ cần phải có độ dốc hợp lý, có lớp cách nhiệt và bịt kín các khe hở để tránh gió thổi nước ngược.

-Đối với mái bằng phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn: độ dốc thoát nước, diện tích và kích thước bố trí các khe co giãn nhiệt, vật liệu tạo dốc, chống nóng và chống thấm. Tuân theo các quy định trong TCVN 5718-1993 : Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng- Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

 

7.11.2. Vật liệu lát sàn tại các khu vệ sinh và các khu buôn bán thực phẩm tươi sống phải là loại chịu nước, không thấm, không bị trơn trượt, dễ cọ rửa và có độ bền cao.



 

7.11.3. Sàn khu vực buôn bán thực phẩm tươi sống phải có độ dốc thu nước cục bộ trong phạm vi các lô quầy, tránh nước chảy qua trên diện tích lối đi của khách hàng.

 

7.11.4. Chợ có mật độ người đi lại lớn, sàn cần lát bằng loại vật liệu có độ cứng cao, ít bị mài mòn, không sinh ra bụi, không bị lún và bong rộp. Tuyệt đối cấm lát nền, sàn theo kiểu đồng thời vừa độn tạo cốt, vừa lát hoàn thiện.



 

7.11.5. Cần phải có giải pháp che chắn nắng, mưa hắt và gió lạnh mùa đông. Tầng 1 của chợ khi có các quầy hàng hướng ra phía ngoài, cần có mái đua rộng, đủ che cho cả diện tích khách đi lại, đứng mua hàng. Các chi tiết cấu tạo che chắn phải tính đến độ bền, an toàn, phải chịu được gió bất thường và phải dễ kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng. Tránh sự che chắn tự phát của các chủ hàng làm mất mỹ quan của chợ.

 

7.11.6. Hình thức kiến trúc chợ nên đơn giản, ít chi tiết để tránh bám bụi và dễ làm vệ sinh, phải chú ý tới khả năng chống va đập, sứt vỡ, bong lở… Các chi tiết cấu tạo treo cao, phải tính đến độ bền, an toàn, phải chịu được gió bất thường và phải dễ kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng. Các cửa chiếu sáng trên cao, cửa mái, tum sáng… phải làm bằng kính an toàn hoặc phải tính đến khả năng bảo hiểm khi kính bị vỡ.



 

7.11.7. Vật liệu cấu tạo cửa, các vách ngăn lô quầy, vật liệu làm trần trong nhà chợ… là các vật liệu khó cháy.

 

8. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật.

8.1. Hệ thống cấp thoát nước.

8.1.1. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên ngoài và bên trong nhà chợ phải tuân theo các quy định trong các tiêu chuẩn cấp thoát nước hiện hành TCVN 4513 : 1988- Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 4474 : 1987Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế .

 

8.1.2. Trong trường hợp nguồn cấp nước không đủ công suất để đảm bảo cho tất cả các nhu cầu sử dụng nước trong chợ thì cho phép sử dụng nước giếng khoan qua hệ thống lọc, sau khi đã được cơ quan vệ sinh và y tế kiểm tra chất lượng và cho phép.



 

8.1.3. Đối với chợ có quy mô lớn, lượng nước thải nhiều có thể xây dựng bể lắng 2 vỏ có nắp đậy để làm sạch cục bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

 

8.1.4. Hệ thống rãnh thoát nước trong chợ phải có đầy đủ hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy ngăn mùi và dễ dàng thông tắc.



 

8.2. Hệ thống điện chiếu sáng và điện động lực

8.2.1. Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong chợ phải đảm bảo cung cấp cho các nhu cầu chiếu sáng như sau:

+ Chiếu sáng chung cho không gian mua bán và làm việc;

+ Chiếu sáng chung bên trong các điểm kinh doanh của chủ hàng;

+ Chiếu sáng trang trí tiếp thị hàng hoá;

+ Chiếu sáng để phân tán người;

+ Chiếu sáng trang trí kiến trúc ngoài nhà;

+ Chiếu sáng bảo vệ đêm;

+ Chiếu sáng sự cố, thoát hiểm.

 

8.2.2. Cần có hệ thống đèn chiếu sáng riêng và đèn chỉ dẫn “Lối ra - EXIT” ở các khu vực kinh doanh để thoát người. Độ rọi tối thiểu trên đường thoát hiểm không được nhỏ hơn 0,5lux. Hệ thống này được nối vào hệ thống điện chiếu sáng sự cố, đấu vào nguồn điện riêng cấp từ tủ điện tổng của chợ.



 

8.2.3. Khi thiết kế lưới điện chiếu sáng các cửa hàng, kho và bộ phận quản lý chợ phải lấy phụ tải tính toán theo tính toán kỹ thuật chiếu sáng với hệ số yêu cầu bằng 1.

 

8.2.4. Không bố trí ổ cắm, công tắc điện ở những nơi công cộng không có người quản lý. Những thiết bị điều khiển phòng sự cố để ở nơi công cộng, phải có biển báo và hướng dẫn cụ thể.



 

8.2.5. Đối với hệ thống điện động lực, khi thiết kế cấp điện cho chợ phải đảm bảo các yêu cầu quy định với mỗi loại gian hàng và tuân theo QTĐ 14 TCN 18: 1984.

 

8.2.6. Điện áp tính toán để cấp cho các thiết bị sử dụng điện trong chợ (trừ các động cơ điện) không được lớn hơn 220V, với điện áp lưới 380/220V. Điện cấp cho các động cơ điện như động cơ máy bơm, thang máy, thang tự hành, băng chuyền hay tời hàng trong chợ... phải lấy từ lưới điện 380/220V trung tính, nối đất trực tiếp.



 

8.2.7. Khi tính toán cấp điện sử dụng trong chợ phải dự phòng một công suất không dưới 10% tổng công suất của công trình để cấp điện cho chiếu sáng và các thiết bị sử dụng điện quảng cáo, chiếu sáng quầy hàng, trang trí mặt đứng công trình, hệ thống điều độ, các bảng chỉ dẫn và tín hiệu bằng ánh sáng, âm thanh... Các hộ kinh doanh khi có nhu cầu sử dụng thêm phụ tải điện phải có đăng ký chấp thuận của Ban quản lý chợ.

 

8.2.8. Tổn thất điện áp ở cực của các bóng đèn và các thiết bị động lực đặt xa nhất so với điện áp định mức không được vượt quá các trị số được quy định trong bảng 9:



 

Bảng 9 - Tổn thất điện áp cho phép đối với các thiết bị sử dụng điện

TT

Các loại thiết bị sử dụng điện

Tổn thất cho phép

1

Đối với chiếu sáng tại diện tích kinh doanh

±5%

2

Đối với chiếu sáng phân tán người và chiếu sáng sự cố

±5%

3

Đối với các thiết bị điện áp 12V - 42V (tính từ nguồn cấp điện)

±10%

4

Đối với động cơ điện

+ Làm việc lâu dài ở chế độ ổn định:

±5%

+ Làm việc lâu dài ở chế độ sự cố

±15%













Chú thích:  Mạng lưới điện chiếu sáng, khi làm việc ở chế độ sự cố cho phép giảm điện áp tới 12% trị số điện áp định mức.

 

8.2.9. Trạm biến áp trong chợ có thể đặt trong nhà hoặc kề sát tường nhà nhưng phải được cách âm tốt và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mức ồn cho phép. Trạm phải có tường ngăn cháy cách ly với phòng kề sát và cửa thoát hiểm ra ngoài.



 

8.2.10. Không được đặt tủ đấu cáp riêng để phân chia lưới điện bên trong và bên ngoài chợ. Việc phân chia này phải thực hiện ở thiết bị phân phối đầu vào hoặc thiết bị phân phối chính.

 

8.2.11. Phải đặt khí cụ điều khiển ở đầu vào của đường dây cấp điện cho các gian hàng buôn bán, dịch vụ, các phòng quản lý và hệ thống kho. Các quy định về lắp đặt các thiết bị phân phối đầu vào, các bảng, hộp, tủ điện; khí cụ bảo vệ - điều khiển phải tuân theo TCXD 27 : 1991.



 

8.3. Hệ thống thông tin, camera quan sát và biển hiệu quảng cáo

8.3.1. Cần lắp đặt hệ thống loa thông báo công cộng để thông tin nhanh cho các bộ phận kinh doanh, các khu công cộng, vui chơi giải trí... trong chợ khi cần thiết. Khi có sự cố cháy nổ khẩn cấp, thông báo kịp thời yêu cầu thoát hiểm cho khách hàng, chủ hàng và nhân viên trong chợ.

 

8.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc trong chợ cần có đầy đủ các thiết bị và mạng phân bố như: tổng đài điện thoại số, điện thoại để bàn, điện thoại kéo dài, máy fax, hệ thống internet, dịch vụ điện thoại công cộng... và nên thiết kế theo hệ thống mở, đảm bảo nhu cầu phát triển trong tương lai.



 

8.3.3. Phải có thiết bị chống sét cho tất cả các đường trung kế vào giá phối dây, đồng thời giá phối dây phải được nối với hệ thống tiếp đất an toàn.

 

8.3.4. Nên thiết kế hệ thống camera quan sát cho Ban quản lý chợ. Mức độ trang bị cho hệ thống này phụ thuộc vào tính chất, quy mô, cấp loại của từng chợ.



 

8.3.5. Thiết kế nội thất chợ phải được tính đến yêu cầu tiếp thị và quảng cáo hàng hóa của các chủ hàng dưới các hình thức mỹ thuật khác nhau, vì vậy cần có dự kiến chủ động. Tránh các biển quảng cáo tuỳ tiện của các chủ hộ kinh doanh.

 

8.4. Hệ thống thông gió và điều hoà không khí.

8.4.1. Thiết kế chợ cần phát huy tối đa khả năng thông gió tự nhiên, song trong nhiều trường hợp do chợ có quy mô lớn, đông người, ngành hàng kinh doanh phức tạp, môi trường không khí không đảm bảo, cần thiết phải thiết kế hệ thống thông gió cơ khí theo các quy định trong TCVN 5687 : 1992 “Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế”.

 

8.4.2. Đối với các chợ có tầng hầm cần được thiết kế hệ thống thông gió cơ khí. Yêu cầu thông gió tầng hầm cần đảm bảo hệ số trao đổi không khí là 10 lần/giờ.



 

8.4.3. Đối với khu vực các ngành hàng tươi sống, dịch vụ ăn uống… có nhiều mùi, hơi, khói… cần có biện pháp hút thổi không khí cưỡng bức, tuỳ theo điều kiện của chợ có thể thiết kế bằng hệ thống thông gió cơ khí.

 

8.4.4. Hệ thống điều hoà không khí trung tâm thường ít được thiết kế cho chợ vì suất đầu tư cao, song có thể thiết kế cho các diện tích chức năng như: các phòng làm việc, phòng họp, các hoạt động kinh doanh có điều kiện phòng khép kín, hoặc có bộ phận hình thức kinh doanh siêu thị được kết hợp trong nhà chợ. Cũng có thể một số một số ngành hàng có nhu cầu hình thức kinh doanh nâng cao được bố trí tập trung trong một khu vực hoặc một tầng để có thể thiết kế hệ thống điều hoà không khí.



 


Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 495.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương