BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Hình 2 - Sơ đồ cơ cấu các bộ phận chức năng của chợ



tải về 495.73 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích495.73 Kb.
#13514
1   2   3   4   5

Hình 2 - Sơ đồ cơ cấu các bộ phận chức năng của chợ

 

6.4. Yêu cầu về thiết kế mặt bằng tổng thể chợ.

6.4.1. Tuỳ theo tính chất quy mô chợ và diện tích khu đất đã xác định, cần bố trí diện tích các hạng mục của chợ sao cho phù hợp, đạt các yêu cầu về chỉ tiêu quy hoạch cho phép.

 

6.4.2. Thiết kế mặt bằng tổng thể của chợ, thường bao gồm các loại diện tích chiếm đất như : diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác), diện tích mua bán ngoài trời, diện tích đường giao thông nội bộ và bãi để xe, diện tích sân vườn, cây xanh.



 

6.4.3. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ được quy định trong bảng 3.



Bảng 3 - Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ

TT

Hạng mục công trình

Tỷ lệ

1

Diện tích xây dựng nhà chợ chính (và các hạng mục công trình có mái khác).

< 40%

2

Diện tích mua bán ngoài trời.

> 25%

3

Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi xe.

> 25%

4

Diện tích sân vườn, cây xanh.

≥ 10%










Chú thích: -       Đối với chợ được xây dựng trong khu trung tâm thành phố (thị xã) cho phép mật độ xây dựng nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác chiếm tới 70%. Tuy nhiên vẫn phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn và PCCC.

- Trong trường hợp ngoài phạm vi chợ đã có bãi xe của khu vực được xác định theo quy hoạch thì tỷ lệ diện tích bãi để xe trong bảng trên có thể giảm xuống tuỳ theo điều kiện cụ thể.

-       Đối với các loại chợ như chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ truyền thống văn hoá… (đặc biệt) thì tỉ lệ diện tích đất xây dựng (theo ngưỡng tối đa và tối thiểu) trong bảng trên cho phép thay đổi. Trong đó, diện tích xây dựng nhà chợ phải theo xu hướng giảm và được phê duyệt thông qua dự án.

- Các giải pháp bố cục mặt bằng tổng thể chợ tham khảo Phụ lục A.

 

6.4.4. Khi thiết kế mặt bằng tổng thể chợ cần đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện tại: về cơ cấu chức năng, về cảnh quan khu vực, về mối quan hệ giao thông, hạ tầng kỹ thuật giữa bên trong và bên ngoài phạm vi chợ. Đồng thời phải tính đến khả năng phát triển của chợ trong tương lai.



         Chú thích: Khi thiết kế mặt bằng tổng thể chợ cần tính đến khả năng tiếp cận và sử dụng của người tàn tật. Yêu cầu thiết kế tuân theo quy định trong TCXDVN 264: 2002- Nhà và công trình Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

6.4.5. Đối với chợ đầu mối (chuyên doanh nông phẩm, hàng tươi sống,...) khi thiết kế mặt bằng tổng thể chỉ nên tổ chức không gian nhà chợ chính 1 tầng, ưu tiên diện tích chủ yếu cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt chú ý diện tích giao thông cho các phương tiện vận chuyển đi lại. Diện tích kinh doanh (ngoài trời hoặc có mái) cho phép tính cả diện tích đỗ xe khi hoạt động mua bán diễn ra ngay trên phương tiện vận chuyển.



6.5. Bố trí không gian nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác.

6.5.1. Trong mặt bằng tổng thể, nhà chợ chính cần được ưu tiên bố trí ở hướng hợp lý, đón gió mát, tránh nắng nóng trực tiếp, thuận lợi cho khách hàng tiếp cận từ mọi phía, đồng thời mang lại hiệu quả tốt cho cảnh quan khu vực.

 

6.5.2. Nhà chợ chính có thể sử dụng giải pháp hợp khối, phân tán hay kết hợp, tuỳ theo loại chợ, tính chất kinh doanh, điều kiện cụ thể của địa phương về môi trường khí hậu và địa hình khu đất, mức đầu tư và kế hoạch xây dựng.



Các giải pháp bố cục mặt bằng tổng thể chợ tham khảo Phụ lục B.

 

6.5.3. Có thể tách riêng ra bên ngoài nhà chợ chính các bộ phận như: nhà kho, nhà vệ sinh, nhà dịch vụ tắm rửa, giặt là công cộng, trạm biến thế, trạm bơm nước, nhà làm việc của Ban quản lý chợ, nhà trực bảo vệ, nơi thu gom (xử lý) rác, nhà để xe,… Các chức năng này cũng có thể hợp khối sao cho có được hiệu quả thẩm mỹ và thuận lợi cho công tác quản lý. Một số chức năng dịch vụ và ngành hàng độc lập có thể được bố trí dưới dạng các ki ốt riêng (như bán đồ lưu niệm, bưu điện, bán hoa, giải khát, sửa chữa dụng cụ gia đình…).



 

6.6. Bố trí không gian mua bán ngoài trời.

6.6.1. Không gian mua bán ngoài trời: chủ yếu phục vụ đối tượng kinh doanh không thường xuyên (kinh doanh tự do). Tuỳ theo trường hợp cụ thể nên bố trí một số diện tích có mái không có tường, dưới dạng đơn giản, có thể cố định hay di động… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người buôn bán và khách hàng, trong trường hợp thời tiết bất thường.

 

6.6.2. Đối với các chợ trong trung tâm thành phố (thị xã), không gian mua bán ngoài trời nên bố trí ở phía các đường phụ, bên trong tường rào phạm vi chợ, tránh tiếp xúc với đường phố lớn, đặt ở phía sân trong, sau nhà chợ chính, gần bãi xe và tiện thu gom rác và dễ dàng quản lý, tránh ùn tắc lộn xộn ảnh hưởng mỹ quan đường phố. Điều này phải đặc biệt chú ý đối với các loại chợ có không gian hoạt động ngoài trời là chính như chợ đầu mối, chợ truyền thống văn hoá …



 

6.7. Bố trí không gian giao thông nội bộ và bãi để xe

6.7.1. Đường giao thông nội bộ được giải quyết hợp lý giúp cho các hoạt động của chợ được lưu thông thuận tiện. Nên phân luồng ra vào chợ có khoảng cách xa nhau để tránh ùn tắc giao thông. Khoảng cách giữa hai cổng chợ nên từ 30m trở lên.

 

6.7.2. Nên có đường nội bộ để xe chữa cháy có thể đi vòng quanh nhà chợ, tiếp cận được nhiều nhất với các diện tích của công trình. Trường hợp không có đường nội bộ đi vòng quanh chợ thì đường giao thông bên ngoài khu chợ phải bảo đảm đạt yêu cầu tiếp cận chữa cháy cho chợ.



 

6.7.3. Bãi để xe nên thiết kế có mái, cần được bố trí thuận tiện với các khu cửa ra vào, có quy định nơi để riêng cho ô tô và xe đạp, xe máy. Cần tính toán đến vị trí, quy mô sân bãi cho xe tập kết hàng hoá phù hợp với dây chuyền công năng và tính chất của chợ.

 

6.7.4. Diện tích bãi để xe cho chợ được tính theo số lượng phương tiện giao thông mang đến chợ, bao gồm của khách hàng và hộ kinh doanh. Số lượng phương tiện giao thông của hộ kinh doanh được tính trung bình 1 phương tiện / hộ kinh doanh. Số lượng phương tiện giao thông của khách hàng được tính bằng 60% - 70% số lượng khách hàng đang có mặt ở chợ tại một thời điểm. Số lượng khách hàng tại một thời điểm được tính theo diện tích kinh doanh (kể cả diện tích kinh doanh tự do) với tiêu chuẩn 2,4m2 – 2,8m2/ khách hàng.



 

6.7.5. Tỷ lệ các loại phương tiện giao thông trong bãi xe được xác định như sau:

-Xe đạp chiếm 20% - 35%;

-Xe máy chiếm 60% - 70%;

-Xe ô tô chiếm > 5%.

 

6.7.7. Tiêu chuẩn diện tích cho một chỗ để phương tiện trong bãi xe (bao gồm cả diện tích chỗ để xe và diện tích giao thông) được xác định trong bảng 4.



 

 

Bảng 4 : Chỉ tiêu diện tích cho một chỗ để xe trong bãi



TT

Loại xe

Tiêu chuẩn diện tích m2/xe

1

Xe đạp

≥ 1,25

2

Xe máy

≥ 2,5

3

Xe ô tô (với xe nhỏ nhất là 4 chỗ)

≥ 25,0










Chú thích:  -   Các chợ trong nội thành, các khu đô thị mới, khuyến khích xây dựng tầng hầm làm bãi để xe;

-Tuỳ theo quy hoạch chợ cần chú ý đến nơi đỗ cho phương tiện vận tải, giao thông công cộng và chỗ đỗxe của người tàn tật;

-Bãi xe và số lượng xe đối với các loại chợ như chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ văn hoá du lịch (đặc biệt) thì tuỳ vào tính chất ngành hàng và hình thức kinh doanh để có các đề xuất cụ thể, được phê duyệt thông qua dự án.

6.8. Bố trí không gian sân vườn, cây xanh.

6.8.1. Diện tích đất cây xanh không nên nhỏ hơn 10% diện tích đất xây dựng.

 

6.8.2. Với chợ có quy mô diện tích hợp khối lớn nên có sân vườn bên trong để đảm bảo thông thoáng, hoặc dùng để tạo khoảng giãn cách giữa các hạng mục công trình.



 

6.8.3. Không nên trồng loại cây có quả thu hút ruồi, muỗi gây mất vệ sinh.

 
7. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế nhà chợ chính.

7.1. Các loại không gian trong nhà chợ chính.

Nhà chợ chính là hạng mục kiến trúc chủ thể của khu chợ bao gồm những nội dung hoạt động chính với tính chất kinh doanh thường xuyên của chợ. Các không gian của nhà chợ chính được phân chia như sau:

-Không gian các điểm kinh doanh (lô quầy) của chủ hàng (xem điều 7.2);

-Không gian giao thông mua hàng của khách (xem điều 7.3);

-Không gian các phòng làm việc theo kiểu hành chính - trong đó chủ yếu là nơi làm việc của Ban quản lý chợ (xem điều 7.4);

-Không gian kinh doanh dịch vụ (xem điều 7.5);

-Không gian chức năng phụ trợ (xem điều 7.6);

-Không gian chức năng kỹ thuật công trình (xem điều 7.7).



Chú thích:  Tuỳ theo đồ án quy hoạch mặt bằng tổng thể, các không gian như phòng làm việc của Ban quản lý chợ, các phòng dịch vụ có thể được bố trí phân tán ngoài nhà chợ chính.

 

7.2. Không gian các điểm kinh doanh (lô quầy) của chủ hàng.

7.2.1. Không gian các điểm kinh doanh của chủ hàng là không gian bao chứa diện tích của một hay nhiều ĐKD.

 

7.2.2. Mật độ tổng diện tích các điểm kinh doanh của chủ hàng không nên lớn hơn 50% diện tích kinh doanh.



 

7.2.3. Bố trí không gian và phân chia các điểm kinh doanh của chủ hàng được hình thành theo dạng cụm hay tuyến tuỳ thuộc vào tính chất kinh doanh và cách tổ chức hệ thống giao thông. Cần phát huy tối đa diện tiếp xúc và tính dẫn hướng cho khách hàng kể cả tầm nhìn rộng và xa.

Giải pháp thiết kế phân chia lô quầy trong chợ tham khảo trong Phụ lục C.

 

7.2.4. Không chia và ngăn bề ngang điểm kinh doanh của chủ hàng nhỏ hơn 3m. Trường hợp các hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng diện tích nhỏ thì phải ghép chung lô quầy.



 

7.2.5. Tuỳ theo ngành hàng, có thể thiết kế chi tiết quầy sạp theo 3 loại sau:

a) Loại quầy sạp chủ hàng đứng bên trong quầy để giao dịch với khách;

b) Loại quầy sạp chủ hàng đứng cùng với vị trí khách hàng để giới thiệu và giao dịch với khách (trường hợp này quầy hàng mỏng, chủ hàng đứng ở diện tích giao thông mua hàng của khách);

c) Loại quầy sạp có diện tích lớn, giống như một gian hàng. Khách được vào trong phạm vi diện tích (cụm bán hàng) đã thuộc quyền sở hữu của chủ hàng. Trường hợp này cách thiết kế quầy có thể theo cả 2 trường hợp trên. Giải pháp thiết kế phân chia lô quầy trong chợ xem hình 3 và Phụ lục C.

 

Hình 3 - Chi tiết thiết kế quầy sạp











a) Chủ hàng đứng bên trong quầy để giao dịch với khách






b) Chủ hàng đứng cùng vị trí khách hàng









c) Kiểu bố trí quầy sạp để khách hàng có thể tự do lựa chọn













 

7.2.6. Với ngành hàng tươi sống, do đặc tính của của hàng không thể lưu chứa lâu ngày (hoặc chỉ trong ngày) đồng thời để cải thiện sự thông thoáng, dễ dàng vệ sinh cọ rửa… nên thường không ngăn chia cứng mà theo hình thức ngăn chia thoáng là chủ yếu. Ranh giới giữa các chủ hàng thường bằng quầy, bàn, tủ kệ, giá và có thể là vách ngăn lửng (ở các chợ có điều kiện, các vách ngăn lửng làm bằng kính, tạo được hiệu quả thông thoáng và sang trọng).

 

7.6.3. Đối với khu vực bố trí ngành hàng tươi sống cần có khu giết mổ gia cầm tập trung hoặc sơ chế thực phẩm tươi sống. Phải có hệ thống thu gom rác thải và xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực



7.3. Không gian giao thông mua hàng của khách.

7.3.1. Không gian giao thông mua hàng của khách là không gian đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng của khách. Tuỳ theo mặt bằng cụ thể để tổ chức hệ thống giao thông cho khách thuận tiện đi lại, tiếp cận với các lô quầy.

 

7.3.2. Các tuyến giao thông trong chợ được phân thành 2 loại, giao thông chính (lối đi chính) có chiều rộng không nhỏ hơn 3,6m, và giao thông phụ (lối đi phụ) có chiều rộng không nhỏ hơn 2,4m. Khoảng cách giữa 2 lối đi chính không lớn hơn 20m theo cả 2 phương dọc và ngang (xem hình 4 và hình 5).




Hình 4 - Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ






 

Hình 5 - Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ






7.3.3. Trong trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng ghép nhiều điểm kinh doanh để hình thành cụm bán hàng, có bố trí lô quầy cho khách vào bên trong thì chiều rộng lối đi trong cụm bán hàng phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 5.

 

Bảng 5 - Chiều rộng lối đi giữa các dãy quầy



STT

Vị trí lối đi

Chiều rộng lối đi (m)

1

Lối đi giữa 2 dãy quầy > 10m

2,4

2

Lối đi giữa 2 dãy quầy ≥ 5m

1,8

3

Lối đi giữa 2 dãy quầy < 5m

1,2










 

7.3.4. Tỷ lệ diện tích giao thông không nên nhỏ hơn 50% diện tích kinh doanh (không kể diện tích giao thông bên trong cụm bán hàng như quy định tại điều 7.3.3).

 

7.3.5. Các lối đi chính ở tầng 1 cần liên hệ trực tiếp với các cửa ra vào nhà chợ chính. Từ tầng 2 trở lên, các lối đi chính phải liên hệ trực tiếp được với các thang bộ và thang thoát hiểm của công trình.



 

7.3.6. Các quy định về lối thoát hiểm và thang thoát hiểm phải tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy TCVN 2622 : 1995 và TCVN 6161 : 1996, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát theo quy định trong bảng 6.

 

Bảng 6: Khoảng cách xa nhất đến cửa (hay thang) thoát hiểm gần nhất


Chợ

Cấp công trình

Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát (≤m)

Chiều dài lối thoát cụt (≤m)

Loại 1

1

40

25

2

30

15

Loại 2

2

30

15

3

25

12

Loại 3

3

25

12

4

20

10













 

7.3.7. Trên một sàn tầng chợ nên hạn chế tối đa thay đổi cốt cao độ. Trong trường hợp phải liên hệ giữa các cốt cao độ hoặc tầng nhà khác nhau cần thiết kế đường dốc để vận chuyển hàng hoá cũng như đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

 

7.3.8. Thiết kế giao thông trong chợ phải chú ý đến điều kiện đi lại cho người tàn tật có thể tiếp cận được mọi quầy hàng và dịch vụ ở các tầng. Giải pháp thiết kế phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264 : 2002 – “Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”.



 

7.3.9. Lối ra, vào và cầu thang nội bộ cho cán bộ, nhân viên nên thiết kế để khi cần có thể sử dụng làm lối thoát nạn cho khách hàng ở khu vực diện tích kinh doanh.

 

7.3.10. Hệ thống giao thông và thoát hiểm phải có biển báo để chỉ dẫn cho cả người bình thường và người tàn tật cùng sử dụng.



 

7.4. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ.

7.4.1. Không gian làm việc của Ban quản lý chợ bao gồm các phòng làm việc theo tính chất hành chính. Tuỳ theo quy mô và tính chất của chợ, bộ phận này có thể được bố trí trong nhà chợ chính hoặc bên ngoài, có thể hợp khối với các hạng mục khác trong khu chợ.



Chú thích:  Trường hợp các chợ có quy mô nhỏ thì tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà một ban quản lý có thể điều hành nhiều chợ nhỏ.

 

7.4.2. Tiêu chuẩn diện tích cho bộ phận Ban quản lý chợ đối với các phòng làm việc được xác định theo tiêu chuẩn nhà làm việc. Quy mô diện tích của Ban quản lý chợ căn cứ vào số người làm việc. Diện tích sàn của Ban quản lý chợ được xác định bằng khoảng 3% tổng diện tích sàn chợ (không bao gồm trường hợp chợ có thiết kế diện tích văn phòng cho thuê).



 

7.4.3. Đối với các chợ có quy mô lớn, có thể bố trí một phòng họp. Số chỗ của phòng họp được xác định trong khoảng từ 5%-10% số hộ kinh doanh tại chợ, hoặc diện tích phòng họp được xác định theo tiêu chuẩn ≤ 0,1m2/ĐKD.

 

7.5. Không gian kinh doanh dịch vụ.

7.5.1. Quy mô và tính chất của loại hình kinh doanh dịch vụ thường không xác định mà tuỳ thuộc vào điều kiện của từng chợ. Chợ có quy mô lớn thì chức năng này càng nhiều và đa dạng.

 

7.5.2. Cửa hàng ăn uống – giải khát: ngành hàng này thường được bố trí ở một khu vực riêng đối với chợ có quy mô nhỏ. Đối với chợ có quy mô lớn, có thể bố trí ở nhiều khu vực. Khi thiết kế cần tránh những ảnh hưởng về hơi, khói, mùi… tới các ngành hàng kinh doanh khác.



 

7.5.3. Phòng trông giữ đồ: được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp.

 

7.5.4. Phòng trông giữ trẻ: được bố trí ở gần cửa ra vào của nhà chợ. Căn cứ vào loại chợ và quy mô chợ để xác định diện tích cho thích hợp. Nơi trông giữ trẻ cần bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát, có bố trí đồ chơi cho các cháu.



 

7.5.5. Cửa hàng sửa chữa dụng cụ gia đình: thường được bố trí ở một khu vực riêng. Quy mô và số lượng loại hình dịch vụ này được xác định theo nhu cầu thực tế. Nên bố trí ở các điểm kinh doanh phía ngoài để dễ tiếp cận.

 

7.5.6. Khu vui chơi giải trí: không gian của các chức năng này thường được xác định ở những vị trí chuyển tiếp chức năng, ở khu vực sảnh, khu trung tâm hay các khoảng giãn cách cần thiết. Các loại hình dịch vụ này tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng loại chợ để xác định quy mô diện tích và vị trí trong nhà hay ngoài trời cho phù hợp.



 

7.5.7. Các dịch vụ khác: Tuỳ theo nhu cầu và mức độ tiện nghi của từng dự án chợ có thể bổ sung thêm một số dịch vụ khác như bộ phận cung cấp thông tin thương mại, tín dụng – ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông...

 

7.6. Không gian chức năng phụ trợ.

7.6.1. Khu vệ sinh: cần được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, có vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người tàn tật có thể tiếp cận sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh lân cận. Phải ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho các khu vệ sinh trong chợ.

 

Chú thích: - Tiêu chuẩn sử dụng thiết bị vệ sinh được quy định trong bảng 7.

- Số lượng người để tính toán quy mô khu vệ sinh bao gồm số chủ

hàng và khách hàng có mặt ở chợ tại một thời điểm.

- Số chủ hàng được lấy trung bình 1người /hộ kinh doanh, số khách

hàng áp dụng như cách tính ở điều 6.7.4 của tiêu chuẩn này.

7.6.2. Kho: Thường có 2 loại cơ bản (kho chứa hàng thông thường và kho lạnh) để phục vụ cho các chủ hàng kinh doanh tại chợ thuê diện tích, theo nhu cầu gửi hàng dài hoặc ngắn hạn. Khi thiết kế cần điều tra khảo sát thực tế, tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng chợ để xác định quy mô nhu cầu cho thích hợp. Kho thường bố trí thành một nhà riêng hoặc ở tầng hầm, phải chú ý tới điều kiện giao thông vận chuyển hàng hoá, thông thoáng và PCCC.

 

7.6.3. Khu để xe: Thường được bố trí ở ngoài trời hoặc có nhà riêng. Đối với nhà chợ chính thì vị trí thích hợp là tầng hầm. Khi thiết kế để xe trong tầng hầm nên có 2 cửa đường dốc và đặt cách xa nhau, không nên nhỏ hơn 25m để bảo đảm an toàn và tránh gây ùn tắc. Xác định quy mô diện tích khu để xe xem điều 6.7.4 của tiêu chuẩn này.



 

7.6.4. Nhà thường trực, bảo vệ thường bố trí ở khu cổng ra vào, vị trí dễ quan sát các hoạt động trong chợ và đảm bảo tiếp ứng nhanh với mọi tình huống xảy ra. Trong nhà chợ chính thường không bố trí cụ thể các phòng này.

 

7.6.5. Không gian tín ngưỡng nên bố trí ở ngoài nhà chợ chính, ở một vị trí thích hợp trong khuôn viên của chợ. Nếu phải bố trí trong nhà chợ chính, chỉ nên bố trí ở tầng 1 và có cửa ra vào độc lập quay ra phía ngoài. Tường ngăn và trần phải bảo đảm chống cháy không ảnh hưởng đến không gian bên trong nhà chợ.



 

7.6.6. Nơi thu gom rác, xử lý rác: được bố trí ở ngoài nhà chợ chính. Trường hợp phải hợp khối trong nhà chợ chính cần được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh, không ảnh hưởng đến các diện tích kinh doanh xung quanh, thuận tiện cho giao thông vận chuyển rác hàng ngày. Diện tích nơi chứa rác phải tính đến việc áp dụng công nghệ xử lý rác sơ bộ trước khi vận chuyển đi.

 


Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 495.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương