BỘ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 243.08 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích243.08 Kb.
#19893
1   2   3   4

TIÊU CHUẨN

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ TRÊN CÂY TRỒNG CẠN NGẮN NGÀY
10 TCN 393-99
Ban hành theo quyết định số: 116/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999

Quy định chung:

Qui phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá trong điều kiện đồng ruộng hiệu lực trừ cỏ, ảnh hưởng phụ đối với cây trồng của các thuốc trừ cỏ sử dụng trên cây trồng cạn ngắn ngày gồm: cà chua, khoai tây, cà dài, rau họ thập tự, cà rốt, ớt, hành, đậu các loại.

Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng có điều kiện canh tác (đất đai, phân bón, ánh sáng, giống) đồng nhất và kỹ thuật canh tác phù hợp, đại diện được phương pháp canh tác của địa phương.

Đối tượng cây trồng, cỏ dại phải đồng đều và phù hợp với đặc điểm tác động của thuốc nhằm tạo điều kiện cho thuốc biêủ hiện được hết tác dụng của chúng.

Ghi nhận cây trồng vụ trước và tất cả các loại thuốc trừ cỏ đã dùng trong vụ trồng trước, tuyệt đối không khảo nghiệm trên những ruộng đã xử lý trong vụ trước những loại thốc trừ cỏ có khả năng lưu tồn và ảnh hưởng đến cây trồng và cỏ dại vụ sau.

Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở những vùng có điều kiện sinh thái khác nhau và ở các vụ khác nhau, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

Phương pháp khảo nghiệm:

Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm (với các dạng thành phẩm khác nhau, nồng độ, liều lượng khác nhau, cách xử lý khác nhau...) tuỳ theo mục đích của khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc có tính năng, kiểu tác động hoặc phổ tác dụng tương tự như các loại thuốc trong các nghiệm thức thuốc khảo nghiệm và đã được đăng ký sử dụng trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt nam . Trường hợp không có loại thuốc so sánh thì có thể thay bằng biện pháp làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng (không làm cỏ): để có mọc tự nhiên cho đêan khi kết thúc khảo nghiệm.

Kích thước ô khảo nghiệm:

Tuỳ theo dạng thuốc và công cụ rải thuốc mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.

- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô là 25 - 20m2.

- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô là 200 - 300m2.

Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc gần vuông .

Số lần nhắc lại của các ô khảo nghiệm:

 Phải phù hợp với nghiệm thức khảo nghiệm như qui định trong phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng, thông thường khoảng 3 - 4 lần lặp lại cho khảo nghiệm 4 - 5 nghiệm thức.

Bố trí khảo nghiệm:

Có thể bố trí theo khối ngẫu nhiên hoặc theo các kiểu bố trí khác đã được qui định trong thống kê toán học.

Khảo nghiệm ô lớn có thể bố trí ô có nhắc lại hoặc không nhắc lại. Ruộng khảo nghiệm phải có hàng bảo vệ, giữa các ô thí nghiệm phải có dải ngăn cách có chiều rộng tối thiểu 1m hoặc ngăn cách bằng các vật liệu phù hợp để thuốc không thể từ ô này tạt sang ô khác.

Nếu khảo nghiệm được bố trí trên đất có sự biến động theo một chiều thì bố trí các khối thí nghiệm cắt ngang chiều biến động.



Tiến hành phun rải thuốc:

Phương pháp xử lý thuốc phải theo đúng yêu cầu của từng loại thuốc. Việc xử lý thuốc phải đảm bảo đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm. Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm.

Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay gr hoạtt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.

Khi xử lý không để thuốc ở ô này tạt, rỉ, tràn qua ô khác.

Đối với thuốc phun, trong khảo nghiệm diện hẹp thì nên sử dụng bình phun tay có dung tích < 5 lít, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bình phun tay thông thường hoặc động cơ để phun. Lượng nước thuốc phun là 500 - 600 lít/ha.

Sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại khác:

Nếu bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc để trừ dịch hại khác thì những thuốc này phải là những loại thuốc không trực tiếp hoặc gián tiếp tương tác với các thuốc khảo nghiệm, việc sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm.



Quan sát và thu thập số liệu:

Thu thập số liệu về đặc điểm canh tác - khí hậu:

Đặc tính đất gồm các số liệu sau:

- Địa hình đát: Đất trũng, đất gò, đất phù sa...v...v..

- Cấu trúc đất: Đất cát, đất sét, đất thịt ...v...v...

- Cấu trúc tầng đất mặt: Đất cứng đóng váng, đất rễ cây, đất lẫn đá .v...v...

- Độ PH của đất.

Cỏ dại và cây trồng vụ trước:

Ghi chép loại cây trồng vụ trứơc, những thuốc trừ cỏ đã sử dụng vụ trước, mô tả thành phần và mức độ hiện diện cỏ vụ trước và lúc xử lý, giai đoạn sinh trưởng của cỏ lúc xử lý.

Việc chuẩn bị đất trước khi trồng.

Chế độ nước, phân bón và các thao tác trên ruộng khảo nghiệm.

Thời tiết trong suốt quá trình khảo nghiệm:

Nhiệt độ, ẩm độ, nắng, gió, mưa... trong suốt quá trình khảo nghiệm phải được ghi nhận, trong đó ghi chép đặc biệt chi tiết về thời tiết lúc xử lý thuốc cho đến 6 giờ sau xử lý.



Hiệu lực trừ cỏ của thuốc:

Mật độ cỏ:

Trong vùng cách bờ 0,5 m, trên mỗi ô chọn 5 điểm (đối với khảo nghiệm diện hẹp) hay 10 điểm (đối với khảo nghiệm diện rộng) chéo góc, mỗi điểm có diện tích 0,5m x 0,4m, cố định các điểm này, đếm số cỏ của từng nhóm:

Nhóm cỏ hoà thảo (hàng năm và lâu năm)

Nhóm cỏ lá rộng (hàng năm và lâu năm)

Nhóm cỏ cói lác (hàng năm và lâu năm)

Và đếm mật độ một số loài cỏ chính trong từng nhóm đó. Đơn vị đếm là số thân cỏ có phần gốc mang rễ cỏ.

Thời điểm và số lần đếm tuỳ thuộc vào đặc tính của thuốc, điều kiện canh tác, thời tiết trong từng khảo nghiệm cụ thể. Nếu không có yêu cầu đặc biệt thì thời điểm và số lần quan sát như nhau:

. Đối với thuốc xử lý tiền mọc mầm: Quan sát vào lúc 10, 30 và 50 ngày sau khi cỏ ở ô đối chứng khong xử lý thuốc mọc khoảng 1 - 2 lá. Đối với một số cây trồng có thao tác vun gốc sau khi gieo, cây thì nền sắp xếp quan sát ít nhất 1 lần trước khi vun gốc và lần quan sát cuối là trước khi thu hoạch.

. Đối với thuốc xử lý hậu mọc mầm: Quan sát lúc trước khi xử lý thuốc và 10, 30, 50 ngày sau khi xử lý thuốc. Đối với một số cây trồng có thao tác vun gốc sau khi gieo cấy thì sau khi xử lý thuốc nên sắp xếp quan sát ít nhất 1 lần trước khi vun gốc và lần quan sát cuối là trước khi thu hoạch.

Trọng lượng cỏ tươi:

Trên mỗi điểm đã chọn, nhổ cỏ cả phần rễ và cân cả trọng lượng rễ cỏ. Thời điểm nhổ cỏ là sau khi quan sát mật độ cỏ lần cuối sau đó phân cỏ theo nhóm (như đã nêu ở mục 3.2.1 và loài cỏ chính, gộp các mẫu cỏ cùng nhóm, loài của cùng 1 ô lại. Phương pháp cân trọng lượng cỏ tươi: mẫu cỏ đem ngâm nước 1 giờ cho tươi lại, vớt ra vẩy cho ráo rồi cân.

Mô tả cỏ: Mô tả rõ triệu chứng cỏ bị thuốc tác động như thế nào, diễn biến cỏ chết, khả năng phục hồi của cỏ.

Ảnh hưởng độc của thuốc đối với cây trồng:

Số lần quan sát và thời điểm quan sát tuỳ thuộc vào đặc tính thuốc khảo nghiệm, điều kiện canh tác và thời tiết cụ thể của tùng khảo nghiệm mà người thực hiện khảo nghiệm có nhũng quyết định đặc biệt riêng. Thông thường thì thời điểm quan tát và số lần quan sát thực hiện như sau:

- Lần quan sát đầi tiên: Khi cây trồng có 2 - 3 lá thật (đối với thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm) hoặc trong vòng 1 tuần sau khi xử lý thuốc (đối vơí thuốc trừ cỏ hậu mọc mầm).

- Các lần quan sát sau: Thời điểm và số lần quan sát cùng lúc với việc đánh giá hiệu lực trừ cỏ.

Chỉ tiêu quan sát như sau:

Tỷ lệ cây bị ngộ độc: Tất cả những triệu chứng khác biệt về hình dạng, kích thước, màu sắc cây so với đối chứng không xử lý đều được coi là triệu chứng cây bị ảnh hưởng ngộ độc bơỉ thuốc trừ cỏ. Tính tỷ lệ cây bị ngộ độc bằng cách: đếm số cây bị ngộ độc so với tổng số cây điều tra. Số điểm điều tra là 5 điểm chéo góc (đối với khảo nghiệm diện hẹp) hay 10 điểm chéo góc (đối với khảo nghiệm diện rộng) trên 1 ô, mỗi điểm có diện tích 0,5 x 0,4 m.

Mức độ ngộ độc của cây : Được đánh giá theo thang phân cấp của Hiệp hội nghên cứu cỏ dại Châu âu như sau:

 Cấp độc                      Mức độ độc

1 Không có triệu chứng ngộ độc, cây bình thường

2 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, cây hơi không bình thường

3 Triệu chứng ngộ độc rõ

4 Triệu chứng ngộ độc khá nặng (ví dụ: có các vết hoại tử) tuy nhiên có thể chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5 Cây gầy yếu, những vết hoại tử nặng hoặc cây lùn rõ ràng, có thể ảnh hưởng đến năng suất.

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8Triệu chứng ngộ độc tăng dần cho đến làm chết cây

9Cây bị chết hoàn toàn.

* Chý ý: Số liệu cấp độc là số trung vị của các số liệu cấp độc của các lần lặp lại (đối với khảo nghiệm diện hẹp) hoặc của các điểm quan sát trong cùng một nghiệm thức (đối với khảo nghiệm diện rộng). Ngoài ra cũng cần quan sát, ghi chép các ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng của các ruộng xung quanh (nếu có).

Kiểu ngộ độc của cây: Mô tả rõ triệu chứng ngộ độc của cây, tiến trình phục hồi (nếu có).

Ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng vụ sau: Trong 1 số trường hợp tuỳ vào đặc điểm của thuốc khảo nghiệm và cơ cấu luân canh, chỉ tiêu này cần phải được theo dõi theo cùng phươngpháp theo dõi như đã nêu ở trên trong giai đoạn cây con.

3.4. Ảnh hưởng của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh, và những sinh vật khác không thuộc đối tượng phòng trừ .

. Năng suất, chất lượng nông sản: Nếu thuốc khảo nghiệm không ảnh hưởng nặng đến cây trồng (cấp độc nhỏ hơn 4) và không có nghi ngờ gì về năng suất cây trồng thì không nhất thiết phải đánh giá bằng chỉ tiêu này. Ngược lại thì phải đánh giá chỉ tiêu này theo yêu cầu sau:

+ Thu mẫu và đánh giá năng suất:

Với khảo nghiệm diện hẹp: thu hoạch trên diện tích 9m2 (3 x 3m).

Với khảo nghiệm diện rộng: Thu hoạch trên diện tích 40 m2 ở giữa ô. Sau đó cân trọng lượng nông sản ở ẩm độ phù hợp, xem chi tết ở bảng dưới đây:



Cây

Bộ phận thu, số lần thu mẫu

Thời điểm quan sát

Cà chua

Quả của 3 lứa hái

Bắt đầu từ lúc 6 tuần sau xử lý thốc trở đi

Cà dài

Quả của 3 lứa hái

Lúc thu hoạch

Ớt

Quả của 3 lứa hái

Bắt đầu từ lúc 6 tuần sau xử lý thốc trở đi

Rau họ thập tự

Lá hoặc củ tuỳ loại rau

Lúc thu hoạch

Khoai tây

Củ

Lúc thu hoạch

Cà rốt

Củ

Lúc thu hoạch

Hành

Lá hoặc củ tuỳ loại hành

Lúc thu hoạch

Đậu các loại

Quả của 3 lứa hái (đối với các loại đậu rau) và quả của lúc thu hoạch cuối vụ (đối với các loại đậu khác).

Bắt đầu lúc lứa hái đầu tiên (đối với các loại đậu rau và lúc thu hoạch (đối với các loại đậu khác)

 

Xử lý số liệu, lập báo cáo:

Số liệu phải được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Mọi kết luận được rút ra trong báo cáo phải dựa trên cơ sở các kết quả thống kê đó.

Báo cáo theo “ mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm đồng ruộng các loại thuốc trừ cỏ do Cục Bảo vệ ban hành.

 

 



TIÊU CHUẨN

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC THUỐC ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÂY LÚA


10 TCN 394-99
Ban hành theo quyết định số: 116/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999

Quy định chung:

Qui phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực của các loại thuốc điều hoà sinh trưởng (ĐHST) dùng trên lúa.

Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng ở đó cây lúa có những điều kiện sinh trưởng thích hợp để có thể tiếp nhận được tốt nhất nhưcng tác động kích thích - nếu có - của các thuốc điều hoà sinh trưởng cây. Nên chọn giống lúa mới ngắn ngày, dễ có phản ứng với thuốc kích thích vfa phân bón, được trồng phổ biến ở địa phương. Ngoài ra, các điều kiện trồng trọt như loại đất, ẩm độ, phân bón, cách làm đất, mật độ sạ hoặc cấy .... phải đồng đều trên mọi ô thí nghiệm và phải phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương.



Phương pháp khảo nghiệm:

Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc khác nhau, hoặc những liều lượng khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, những dạng thành phẩm khác nhau... của một hay nhiều loại thuốc khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc có kiểu tác dụng tương tự với các loại thuốc khảo nghiệm, đã được đăng ký sử dụng ở Việt nam và đang dùng phổ biến ở địa phương.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các ô không xử lý thuốc cho đến lúc kết thúc khảo nghiệm.

Khảo nghiệm được xắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

Các ô phải có bờ hoặc lớp đệm cách ly đủ để đảm bảo thuốc không tạt, rỉ, tràn qua các ô khác.

Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

 Tuỳ theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc nước...) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ...) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.

- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích tối thiểu là 30 m2 .

- Khảo nghiệm diện rộng: Diệ tích ô tối thiểu là 300m2.

Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc gần vuông.

 Số lần nhắc lại : 3 lần với khảo nghiệm diện hẹp. Những khảo nghiệm diện rộng không nhất thiết phải bố trí các lần nhắc lại..

Khu khảo nghiệm phải có dải bảo vệ xung quanh kích thước rộng là 1m.

2.3. Tiến hành phun rải thuốc:

2.3.1.Thuốc phải được xử lý đúng vị trí (như phun lên lá, bón vào rễ...) và đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm. Nên phun thuốc lúc trời mát, tốt nhất là vào buổi chiều. Trường hợp thuốc xử lý hạt giống thì nên xử lý theo đúng khuyến cáo của hãng.

Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay gr hoạtt chất trên đơn vị diện tích 1 ha. Nồng độ (%) thuốc pha và lượng nước thuốc phun (l/ha) cần được ghi rõ.

Trên những ô khảo nghiệm nhỏ chỉ được dùng bơm tay để phun, lượng nước phun bằng bơm tay phải theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho một loại thuốc, trên cơ sở đảm bảo thuốc được phun đều lên cây. Chú ý không để thuốc xử lý từ ô này tạt sang ô khác. Cần xử lý đúng lượng thuốc đã qui định cho mỗi khảo nghiệm. Trên những ô khảo nghiệm có diện tích rộng (từ 300 m2 trở lên) có thể dùng bơm động cơ đeo vai để phun. Cần rửa sạch bình trước khi phun công thức khác.

Với thuốc bột hay hạt, cần xử lý đúng lượng đã qui định của từng loại thuốc cho mỗi đơn vị diện tích. Trường hợp dùng bón vào đất, các ô bắt buộc phải có bờ nhỏ bao quanh để ngăn thuốc theo nước tràn sang các ô lân cận.

Cần ghi chép đầy đủ các đặc điểm và tình hình vận hành của công cụ rải thuốc cũng như giai đoạn sinh trưởng của lúa vào thời điểm rải thuốc.

Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

Thời điểm rải thuốc; số lần rải thuốc:

Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm. Số lần xử lý và ngày xử lý cần được ghi lại.



Điều tra và thu thập số liệu:

Điều tra đánh giá hiệu quả của thuốc:

Tuỳ theo tính năng tác dụng của thuốc, phương pháp và thời điểm xử lý thuốc mà đưa ra các chỉ tiêu theo dõi phù hợp về sinh trưởng và naưng suất, cũng như phẩm chất hạt.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ nảy mầm

- Mật độ cây mọc

- Tốc độ ra lá

- Số dảnh/m2 (hoặc số dảnh/khóm)

- Số dảnh hữu hiệu/m2 (hoặc số dảnh hữu hiệu/khóm).

- Chiều cao cây

-Thời gian trổ so đói chứng

-Trọng lượng thân lá

-Trọng lượng rễ tươi

-Mật độ ngã đổ

Các chỉ tiêu năng suất:

-Hệ số thu hoạch HI (%)

-Thành phần năng suất

-Năng suất thực tế

Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt:

-Độ bạc bụng

-Tỉ lệ gạo nguyên và tỉ lệ tổng lượng gạo

Ngoài ra, tuỳ từng loại thuốc, nếu có tính đặc trưng nào đó thì có thể thêm chỉ tiêu cần thiết khác.

Phương pháp và thời điểm quan sát:

Nên chia ô khảo nghiệm ra làm 2 khu vực.

Khu vực quan sát các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát dục của cây lúa: là khu vực bao quanh bên ngoài diện tích đất dành cho việc quan sát năng suất (nêu ở phần sau) và cách bìa ô khảo nghiệm 0.5 m. Khu vực này dùng để lấy mẫu, quan sát các chỉ tiêu về sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất.

Khu vực dùng để thu hoạch và tính năng suất: khu vực này có kích thước tối thiểu 5m2 (2 x 2.5 m). Trong suốt quá trình khảo nghiệm không được vào khu vực này (nhưng có thể vào làm cỏ, hoặc quá trình phun thuốc có đi qua... sao cho các điều kiện đó là giống nhau ở tất cả các ô).

Phương pháp điều tra và thừi điểm quan sát các chỉ tiêu như sau:

- Tỷ lệ nảy mầm (đối với thuốc xử lý hạt): với chỉ tiêu này được tiến hành đánhgiá trong phòng thí nghiệm. Hạt được đặt đều trên một lớp cát dày, đủ ẩm và được phủ bằng một lớp cát khác, đủ ẩm và dày khoảng 10 - 20 mm tuỳ theo kích thước của hạt. Ghi nhận tỉ lệ % trung bình của cây mầm bình thường từ 4 lần lặp lại (100 hạt/lần lặp lại) ở nhiệt độ từ 20 - 30oC. Lần đếm đầu tiên 5 ngày sau khi đặt và lần đếm sau cùng 14 ngày sau khi đặt.

Đối với khảo nghiệm diện rộng, ghi nhận tỉ lệ % trungbình của cây mầm bình thường từ 1000 hạt (không lặp lại).

- Mật độ cây mọc (đối với thuốc xử lý hạt): dùng khung 0.2 x 0.2m, 5 khung cố định/ô, thời gian và cách đếm như trên.

- Tốc độ ra lá (đối với thuốc xử lý hạt): lấy 5 cây/điểm, 5 điểm cố định/ô; đếm toàn bộ số lá trên cây khi cây lúa bắt đầu ra lá thật với khoảng cách 10 ngày/lần.

Đối với khảo nghiệm diện rộng, lấy 10 cây/điểm, 5 điểm cố định/ô, thời gian và cách đếm như trên.

- Số dảnh/m2 hoặc số dảnh/khóm: đối với lúa sạ, dùng khung 0.2m x 0.2 m, 5 khung cố định/ô, đếm tất cả số dảnh trong khung, từ đó tính ra số dảnh/m2. Đói với lúa cấy, đếm số dảnh của 3 khóm/ điểm, 5 điểm/ô, từ đó tính ra số dảnh/khóm. KHoảng cách đếm 10 ngày/lần, kể từ lúc bắt đầu đẻ nhánh.

Đối với khảo nghiệm diện rộng dùng khung 0.4 x 0.5m, 5 khung cố định/ô đối với lúa sạ và 10 khóm/điểm, 5 điểm/ô đối với lúa cấy; thời gian và cách đếm như trên.

- Số dảnh hữu hiệu/m2 hoặc số dảnh hữu hiệu/khóm: đối với lúa sạ, dùng khung 0.2 x 0.2m, 5 khung cố định/ô, đếm tất cả số dảnh trỗ bông trong khung, từ đó tính ra số dảnh hữu hiệu/m2. Đối với lúa cây, đếm số dảnh trỗ bông của 3 khóm/điểm, 5 điểm/ô, từ đó tính ra số dảnh hữu hiệu/khóm. Thời gian lấy chỉ tiêu vào lúc lúa trỗ hoàn toàn.

Đối với khảo nghiệm diện rộng: dùng khung 0.4 x 0.5m, 5 khung cố định/ô đối với lúa sạ và 10 khóm/điểm, 5 điểm cố định/ô đối với lúa cây; thời gian và cách đếm như trên.

-Chiều cao cây: Lấy 5 cây/điểm, 5 điểm cố định/ô (trường hợp lúa cấy, chọn 1 cây điển hình trong khóm; lấy 5 cây/5 khóm/điểm, 5 điểm/ô). Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất (trước khi trỗ) và đo từ mặt đất đến chóp bông cao nhất (sau khi trỗ).

-Đối với khảo nghiệm diện rộng, lấy 10 cây/điểm, 5 điểm cố định/ô (trường hợp lúa cấy, chọn 1 cây điển hình trong khóm; lấy 10 cây/10 khóm/ điểm, 5 điểm/ô), thời gian và cách đếm như trên.

-Thời gian trỗ so với đối chứng: Gji nhận thời gian lúa bắt đầu trỗ (trỗ 5%), thời gian lúa trỗ đều (trỗ 80%) trên toàn ô.

-Trọng lượng thân lá: Lấy 10 cây (hoặc 5 khóm)/điểm, 5 điểm/ô. Nhổ cây lúa trên, cắt bỏ phần rễ, để ráo nước, cân trọng lượng tươi của thân lá vào lúc lúa trỗ hoàn toàn.

Đối với khảo nghiệm diện rộng, lấy 20 cây (hoặc 10 khóm/điểm, 5 điểm cố định/ô; thời gian và cách đánh giá như trên.

-Mức độ ngã đổ: Quan sát bằng mắt ước lượng mức độ đổ ngã cho từng ô theo thang cấp dưới đây. Thời điểm quan sát bắt đầu khi lúa vào chắc đến khi thu hoạch.

Thang cấp ngã đổ:

Cấp                 Mô tả

1          Cây cứng khoẻ, hoàn toàn không đổ, ngã.

3          Cây tương đối khoẻ, hầu hết cây còn đứng thẳng

5          Hầu hết cây bị nghiêng

7          Cây yếu, hầu hết cây ngã rạp

9          Cây rất yếu, tất cả các cây đều ngã rạp

-Hệ số thu hoạch HI(%): Dùng khung 0.4 m x 0.5 m, 5 khung/ô.Thu toàn bộ thân -lá-hạt trong khung kể từ mặt đất trở lên, phơi 3-4 nắng thật tốt hoặc sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60-70oC trong 48 giờ ,cân tổng trọng lượng thân-lá-hạt và trọng lượng hạt.HI(%) được tính theo công thức :

 Trọng lượng hạt

HI(%) = -------------------------- --------- x 100%

 Tổng trọng lượng thân-lá-hạt

Đối với khảo nghiệm diện rộng, dùng khung 1m x1m, 5 khung/ô ; thời gian và cách đánh giá như trên.

- Thành phần năng suất : thu mẫu toàn bộ 5 khung có kích thước 0,2m x 0,2m/ khung tại 5 điểm đối với lúa xạ cũng như lúa cấy, tính

+ Số bông/m2

+ Số hạt/bông

+ % hạt chắc

+ Trọng lượng 1.000 hạt

Đối với khảo nghiệm diện rộng, dùng khung 0,4m x 0,5m, 5 khung /ô.

- Năng suất thực tế: trên mỗi ô, thu tối thiểu 5m2 ở giữa ô. phơi khô, quạt sạch. Tính ra kg thóc khô/ha. Thóc khô là thóc có ẩm độ 13%.

Đối với khảo nghiệm diện rộng , thu 5 điểm /ô với diện tích mỗi điểm là 9m2; cách làm như trên.

- Độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình 1.000hạt của gạo sát từ 1 kg lúa của 5m2 mỗi ô để đánh giá độ bạc bụng , làm sao mô tả được tốt nhất các khía cạnh: bạc bụng, bạc ở trung tâm, bạc lưng. Thang điểm đánh giá (% diện tích hạt):

Không

Ít (dưới 10%)



5- Trung bình (11-20%)

Nhiều (hơn 20%)

- Tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ tổng lượng gạo: mỗi ô lấy ra 1 kg hạt mẫu, sấy cho ẩm độ hạt xuống dưới 13%. Xay chà lúa bằng các dụng cụ của phòng thí nghiệm theo đúng chỉ dẫn về thời gian và trọng lượng áp dụng trên trục xay. Tính tỷ lệ gạo nguyên trên 1 kg lúa ban đầu và tỷ lệ tổng lượng gạo (gòm cả gạo nguyên và gạo bể).

đánh giá tác động phụ của thuốc:

Tác động xấu của thuốc đến lúa (nếu có):

Cần quan sát mọi ảnh hưởng (nếu có) của thuốc đến cây lúa. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng những số liệu cụ thể. PHương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng của cây lúa. Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng matứ như độ cháy lá, sự thay đổi màu sắc của lá... thì phải đánh giá theo phương pháp cho điểm ở phụ lục 1.

2.5.2.2. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xâu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh cũng như những sinh vật khác (động vật có ích, động vật hoang dã...).



Thu thập, xử lý, báo cáo và công bố kết quả:

Thu thập và xử lý số liệu:

 Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới phụ vụ cho việc đăng ký thuốc BVTV các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

Nội dung báo cáo:

Tên khảo nghiệm

Yêu cầu của khảo nghiêm

Điều kiện khảo nghiệm:

- Địa điểm khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống..

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của bệnh bạc lá trong khu thí nghiệm

Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải

- Lượng thuốc dùng gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha)

- Ngày xử lý thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục)

Kết luận và đề nghị:

Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bệnh bạc lá lúa chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.



Phụ lục: Bảng phân cấp mức độ đọc của thuốc khảo nghiệm đối với cây lúa.

Cấp      Triệu chứng nhiễm độc của cây lúa

1          Cây bình thường

2          Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3          Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4          Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5          Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất

6          Thuốc làm giảm năng suất ít

7          Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8          Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây



9          Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi

tải về 243.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương