BỘ TÀi chính số: 68/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 19. Đàm phán, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng



tải về 266.13 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích266.13 Kb.
#24501
1   2   3   4   5

Điều 19. Đàm phán, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.


1. Nội dung đàm phán hợp đồng

a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện;

b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo;

c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

d) Tiến độ;

đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

e) Bố trí điều kiện làm việc;

g) Chi phí dịch vụ tư vấn;

h) Các nội dung khác (nếu cần thiết).

Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm hoặc người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.

2. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Kết quả đấu thầu được duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7, Điều 38 Thông tư này;

b) Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

đ) Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

3. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.

4. Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm hoặc người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, xem xét huỷ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp đó phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu nếu cần thiết. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.



Mục 2

QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN CÁ NHÂN

Điều 20. Lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Tùy theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, bên mời thầu xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình sau đây:

1. Bên mời thầu xác định điều khoản tham chiếu và chuẩn bị dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này xem xét, phê duyệt. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:

a) Mô tả tóm tắt về dự án và công việc;

b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc;

c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn;

d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện công việc; các nội dung cần thiết khác (nếu có).

2. Bên mời thầu lựa chọn tối thiểu 3 hồ sơ lý lịch khoa học của 3 chuyên gia tư vấn phù hợp với yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; trường hợp thực tế có ít hơn 3 chuyên gia tư vấn thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Bên mời thầu đánh giá sự đáp ứng của chuyên gia tư vấn theo hồ sơ lý lịch khoa học trên cơ sở điều khoản tham chiếu để lựa chọn chuyên gia đáp ứng yêu cầu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, điều khoản tham chiếu và thông tin khác liên quan, bên mời thầu tiến hành đàm phán với chuyên gia tư vấn được đề nghị lựa chọn.

5. Căn cứ báo cáo của bên mời thầu, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng với chuyên gia tư vấn được lựa chọn.

Mục 3

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ

ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP

ĐẤU THẦU MỘT GIAI ĐOẠN

Điều 21. Chuẩn bị đấu thầu


1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

2. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

- Danh mục nội dung dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết định mua sắm và các tài liệu là cơ sở để quyết định mua sắm;

- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác có liên quan.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành). Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển.

- Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.

- Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hoá là đặc thù, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối.

- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu;

+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;

+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng);

+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu, đơn dự thầu không hợp lệ;

+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Hồ sơ dự thầu có tổng giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm;

+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

+ Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu: thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

4. Mời thầu:

a) Thông báo mời thầu: Đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển, phải gửi để thực hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu: Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và các gói thầu đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu theo mẫu hướng dẫn (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn) tới nhà thầu trong danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc danh sách nhà thầu vượt qua sơ tuyển. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 05 ngày đối với đấu thầu trong nước, 07 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 22. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá), cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến gói thầu;

b) Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: bao gồm các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng đối với hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, cụ thể:

a) Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;

b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt tài sản;

c) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

d) Khả năng thích ứng về mặt địa lý;

đ) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

e) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

g) Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ (nếu có).

3. Nội dung xác định giá đánh giá:

Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Xác định giá dự thầu (Trường hợp có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn);

b) Sửa lỗi.

c) Hiệu chỉnh các sai lệch.

d) Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) sang một đồng tiền chung (nếu có).

đ) Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

- Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện, công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;

- Điều kiện tài chính, thương mại;

- Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);

- Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất để kiến nghị trúng thầu.



Каталог: sotc
sotc -> Phụ lục I bảng giá các loại xe ô tô dùng để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn
sotc -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Së Tµi chÝnh
sotc -> Phụ lục II bảng giá các loại xe máy dùng để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn
sotc -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chíNH
sotc -> SỞ TÀi chính tỉnh bà rịa-vũng tàu quy trìNH
sotc -> Quy trình cấp pháT, thanh toáN, quyết toán kinh phí
sotc -> MẪu số 34 (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1) (2) cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
sotc -> Ủy ban bầu cử CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bà RỊa-vũng tàU Độc lập Tự do Hạnh phúc
sotc -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chíNH

tải về 266.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương