BỘ quốc phòNG



tải về 230.95 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích230.95 Kb.
#11058
1   2   3

2. Tài liệu chính thức

2.1. Xây dựng và hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương;

2.2. Một số chính sách về quốc phòng, hậu phương quân đội;

2.3. Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;

2.4. Một số nội dung văn kiện tham mưu quân sự khi chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến;

2.5. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong thời kỳ mới;

2.6. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự;

2.7. Nội dung văn kiện các ngành trong tác chiến khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.



3. Tài liệu bổ trợ

3.1. Một số sự kiện quốc phòng, an ninh của thế giới và khu vực;

3.2. Một số sự kiện an ninh trong nước;

3.3. Một số chiến dịch tiêu biểu trong chiến tranh giải phóng;

3.4. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghệ thuật quân sự;

3.5. Dự báo chiến lược của một số nước có liên quan đến QP-AN của Việt Nam trong thời kỳ mới;

3.6. Một số nội dung cập nhật khác.

V. ĐỊA ĐIỂM:

Tại Trường quân sự các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; trường hợp đặc biệt có thể tổ chức tại trường quân sự cấp tỉnh do Tư lệnh quân khu quyết định.



VI. THỜI GIAN: Tổng số thời gian mỗi khóa học 19 ngày làm việc, được phân chia như sau:

1. Lên lớp: 12 ngày;

2. Thảo luận: 02 ngày;

3. Tự nghiên cứu: 01 ngày;

4. Nghiên cứu thực tế: 02 ngày;

5. Thu hoạch: 01 ngày;

6. Cơ động: 01 ngày.

VII. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:

1. Tổ chức

a) Các khóa BDKTQP-AN do trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và trường quân sự cấp tỉnh tổ chức (theo quyết định của Tư lệnh các quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) trực tiếp tổ chức quản lý;

b) Học viên từng khóa ở cấp tỉnh do Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập; ở các Bộ, ngành Trung ương, do người đứng đầu Bộ, ngành tổ chức triệu tập theo chỉ tiêu của Tư lệnh quân khu và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

c) Hằng năm, Hội đồng GDQP-AN quân khu, thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch trình Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phê duyệt; Trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Quy chế lớp học và Ban cán sự lớp do Hiệu trưởng Trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và trường quân sự cấp tỉnh (theo quyết định của Tư lệnh quân khu) quyết định.

2. Phương pháp

a) Tập trung giới thiệu những nội dung chính của từng chuyên đề, thảo luận từng cụm kiến thức theo tổ học tập;

b) Giảng viên, báo cáo viên: Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng các Cục, Thủ trưởng Ban giám hiệu trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội giới thiệu một số chuyên đề theo phân công của Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm bộ môn và các giảng viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm giới thiệu các chuyên đề theo kế hoạch của nhà trường; mời một số lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương giới thiệu một số chuyên đề; các chuyên đề an ninh, trật tự do giảng viên, báo cáo viên của các học viện, nhà trường Bộ Công an đảm nhiệm theo hiệp đồng của trường quân sự các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

c) Nghiên cứu thực tế và nghiên cứu các nội dung bổ trợ qua băng hình;

d) Kết hợp nghe giảng, thảo luận và nghiên cứu thực tế, hệ thống nội dung học tập và đối chiếu so sánh lý luận với thực tiễn để phát hiện, đề xuất những vấn đề cần giải quyết;

d) Thảo luận, tham gia ý kiến đóng góp vào chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức BDKTQP-AN.



3. Đánh giá kết quả học tập

a) Nhận xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình học tập;

b) Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của học viên trong các buổi thảo luận;

c) Trước khi kết thúc khóa học, học viên viết thu hoạch, có kiến nghị, đề xuất, góp ý với các cơ sở đào tạo; các ý kiến tham gia của học viên được xem xét, tổng hợp và báo cáo cấp trên giải quyết;

d) Hoàn thành chương trình khóa học, học viên được Hiệu trưởng trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cấp “Chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQP-AN”.

Phần III

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC

QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 3

A. CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC KHỐI BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

I. MỤC ĐÍCH:

Quán triệt những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về QP-AN, kinh tế đối ngoại; Nhà nước quản lý đối với nhiệm vụ QP-AN trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Làm cơ sở vận dụng trong công tác tham mưu, đề xuất theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.



II. YÊU CẦU:

1. Nắm chắc nội dung cơ bản, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ quan theo từng cương vị công tác;

2. Tích cực nghiên cứu, đối chiếu, so sánh lý luận với thực tiễn, phát hiện đề xuất những vấn đề chưa hợp lý cần giải quyết góp phần hoàn chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức BDKTQP-AN.

III. ĐỐI TƯỢNG:

Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương của các cục, vụ, viện, các tổ chức sự nghiệp; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa và các chức danh tương đương thuộc các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp và tương đương (không thuộc đối tượng 2) có trụ sở trên địa bàn tỉnh.

(có phụ lục kèm theo)

IV. NỘI DUNG:

1. Chuyên đề chính

1.1. Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới (4 tiết);

1.2. Phòng, chống Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (4 tiết);

1.3. Một số vấn đề quản lý Nhà nước về QP-AN, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân (4 tiết);

1.4. Một số vấn đề cơ bản bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế, xã hội trong tình hình mới (6 tiết);

1.5. Những nội dung cơ bản về kết hợp quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với QP-AN (4 tiết);

1.6. Chuyển hoạt động của Bộ, ngành Trung ương từ thời bình sang thời chiến và công tác động viên thời chiến (6 tiết);

1.7. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới (4 tiết);

1.8. Các trạng thái quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng (4 tiết).

2. Chuyên đề bổ trợ

2.1. Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;

2.2. Một số nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng; An ninh Quốc gia; Nghĩa vụ quân sự; Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Dự bị động viên;

V. ĐỊA ĐIỂM: Tại Trường quân sự tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây gọi chung là trường quân sự cấp tỉnh); trường hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành Trung ương hoặc địa điểm khác do Chủ tịch HĐGDQP-AN cấp tỉnh quyết định.

VI. THỜI GIAN: Tổng số thời gian mỗi khóa học 12 ngày làm việc, được phân chia như sau:

1. Lên lớp: 07 ngày;

2. Thảo luận: 01 ngày;

3. Tự nghiên cứu: 01 ngày;

4. Nghiên cứu thực tế: 01 ngày;

5. Thu hoạch: 01 ngày;

6. Cơ động: 01 ngày.

VII. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:

1. Tổ chức

a) Các khóa BDKTQP-AN cho cán bộ công chức, thuộc các Bộ, ngành Trung ương, học tại trường quân sự cấp tỉnh, do trường quân sự tỉnh quản lý; học tại Bộ, ngành Trung ương, do các Bộ, ngành Trung ương phối hợp với trường quân sự cấp tỉnh quản lý;

b) Hằng năm, căn cứ số lượng cán bộ các Bộ, ngành Trung ương đề nghị với HĐGDQP-AN cấp tỉnh về việc mở lớp; căn cứ kế hoạch mở lớp của HĐGDQP-AN cấp tỉnh để phối hợp với trường quân sự cấp tỉnh thực hiện;

c) Học viên từng khóa do người đứng đầu cơ quan, tổ chức triệu tập, theo chỉ tiêu của cấp có thẩm quyền giao;

d) Quy chế lớp học và Ban cán sự lớp do người có thẩm quyền mở lớp quyết định.

2. Phương pháp

a) Tập trung giới thiệu những nội dung chính, kết hợp cập nhật những văn bản của Đảng, Nhà nước về QP-AN;

b) Giảng viên, báo cáo viên là Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Ban giám hiệu trường quân sự cấp tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh giới thiệu một số chuyên đề; mời một số giảng viên có trình độ, năng lực thuộc các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội giới thiệu một số chuyên đề theo hợp đồng của trường quân sự cấp tỉnh;

c) Thảo luận làm rõ nội dung về QP-AN gắn với cơ quan, đơn vị và trách nhiệm cá nhân;

d) Học viên tự đối chiếu nội dung học với thực tiễn của cơ quan, đơn vị để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ.

3. Đánh giá kết quả học tập

a) Nhận xét đánh giá tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập;

b) Đánh giá nhận thức của học viên trong các buổi thảo luận;

c) Trước khi kết thúc khóa học, học viên viết thu hoạch, có nội dung kiến nghị, đề xuất với nhà trường, ban tổ chức về nội dung và phương pháp tổ chức; các ý kiến tham gia của học viên được tổng hợp báo cáo cấp trên nghiên cứu, giải quyết;

d) Hoàn thành chương trình khóa học, học viên được Hiệu trưởng trường quân sự cấp tỉnh cấp “Chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQP-AN”.

B. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN

I. MỤC ĐÍCH:

Quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối QP-AN, kinh tế đối ngoại; Nhà nước quản lý đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Làm cơ sở vận dụng trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.



II. YÊU CẦU:

1. Nắm chắc nội dung cơ bản, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ quan theo từng cương vị công tác;

2. Tích cực nghiên cứu, đối chiếu, so sánh lý luận với thực tiễn, phát hiện, đề xuất những vấn đề chưa hợp lý cần giải quyết góp phần hoàn chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức BDKTQP-AN.

III. ĐỐI TƯỢNG:

Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương của các sở, ngành cấp huyện, cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Phó Trưởng công an cấp huyện; sĩ quan cấp Thượng tá, Trung tá quân đội, công an; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm khoa và tương đương các trường cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học của tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (không thuộc đối tượng 2); Đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp huyện không giữ các chức vụ trên.

(có phụ lục kèm theo).

IV. NỘI DUNG:

1. Chuyên đề chính

1.1. Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới (4 tiết);

1.2. Phòng, chống Chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (4 tiết);

1.3. Một số vấn đề quản lý Nhà nước về QP-AN ở địa phương (4 tiết);

1.4. Nội dung, phương pháp làm tham mưu cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng - quân sự địa phương (4 tiết);

1.5. Xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân ở cấp tỉnh, huyện (4 tiết);

1.6. Chuyển hoạt động của địa phương từ thời bình sang thời chiến và công tác động viên thời chiến (4 tiết);

1.7. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong thời kỳ mới (4 tiết);

1.8. Hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện (4 tiết);

1.9. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng cơ sở bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn (4 tiết);

1.10. Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (4 tiết);

1.11. Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao (4 tiết).



2. Chuyên đề bổ trợ

2.1. Phương pháp giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp, khiếu kiện ở địa phương, cơ sở;

2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (chương trình cập nhật);

V. ĐỊA ĐIỂM: Tại trường quân sự cấp tỉnh hoặc trường chính trị cấp tỉnh hoặc địa điểm khác do Chủ tịch HĐGDQP-AN cấp tỉnh quyết định.

VI. THỜI GIAN: Tổng số thời gian mỗi khóa học 12 ngày làm việc, được phân chia như sau:

1. Lên lớp: 07 ngày;

2. Thảo luận: 01 ngày;

3. Tự nghiên cứu: 01 ngày;

4. Nghiên cứu thực tế: 01 ngày;

5. Thu hoạch: 01 ngày;

6. Cơ động: 01 ngày.

VII. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:

1. Tổ chức

a) Các khóa bồi dưỡng kiến thức QP-AN do cơ sở đào tạo trực tiếp quản lý;

b) Hằng năm, Hội đồng GDQP-AN cấp tỉnh xây dựng kế hoạch mở lớp, trường quân sự cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện trình Chủ tịch HĐGDQP-AN tỉnh phê duyệt;

c) Học viên từng khóa ở cấp tỉnh do Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh triệu tập; ở các cơ quan, tổ chức Trung ương, có trụ sở trên địa bàn tỉnh, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức triệu tập theo chỉ tiêu của Chủ tịch HĐGDQP-AN cấp tỉnh;

d) Quy chế lớp học và Ban cán sự lớp do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.

2. Phương pháp

a) Tập trung giới thiệu những nội dung chính, cập nhật những văn bản của Đảng, Nhà nước và địa phương về nhiệm vụ QP-AN; phần bổ trợ các địa phương đưa thêm nội dung để học viên nghiên cứu; tổ chức tham quan 1 đơn vị quân đội, công an hoặc địa phương diễn tập khu vực phòng thủ;

b) Thảo luận làm rõ nội dung quan điểm của Đảng và Nhà nước về QP-AN gắn với thực tiễn của địa phương, trách nhiệm cá nhân theo cương vị công tác;

c) Giảng viên, báo cáo viên: Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, lãnh đạo Công an tỉnh; cán bộ cấp phòng có trình độ, năng lực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh giới thiệu một số chuyên đề; Ban Giám hiệu, Chủ nhiệm khoa của trường quân sự giới thiệu các chuyên đề; mời lãnh đạo tỉnh, giám đốc một số sở, ngành giảng viên có trình độ thuộc các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội giới thiệu một số chuyên đề theo hợp đồng của trường quân sự tỉnh;

d) Học viên đối chiếu nội dung học với thực tế từng địa phương, liên hệ những việc đã làm ở cơ sở để bổ sung kiến thức trong vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ.

3. Đánh giá kết quả học tập

a) Nhận xét đánh giá tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập;

b) Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của học viên trong các buổi thảo luận;

c) Trước khi kết thúc khóa học, học viên viết thu hoạch, có nội dung kiến nghị, góp ý với cơ sở đào tạo về nội dung và phương pháp tổ chức; các ý kiến tham gia của học viên được tổng hợp báo cáo cấp trên nghiên cứu giải quyết;

d) Hoàn thành chương trình khóa học, học viên được Hiệu trưởng trường quân sự cấp tỉnh cấp “Chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQP-AN”.

C. CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ

I. MỤC ĐÍCH:

Quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối QP-AN, kinh tế đối ngoại; Nhà nước quản lý đối với nhiệm vụ QP-AN trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Làm cơ sở vận dụng trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.



II. YÊU CẦU:

1. Nắm chắc nội dung cơ bản, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ quan theo từng cương vị công tác;

2. Tích cực nghiên cứu, đối chiếu, so sánh lý luận với thực tiễn, phát hiện, đề xuất những vấn đề chưa hợp lý cần giải quyết góp phần hoàn chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức BDKTQP-AN.

III. ĐỐI TƯỢNG:

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn (cấp xã).

(có phụ lục kèm theo).

IV. NỘI DUNG:

1. Chuyên đề chính

1.1. Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới (4 tiết);

1.2. Phòng, chống Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (4 tiết);

1.3. Một số vấn đề quản lý Nhà nước về QP-AN, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân ở cơ sở (4 tiết);

1.4. Xây dựng xã (phường, thị trấn) vững mạnh toàn diện và chính sách hậu phương quân đội (6 tiết);

1.5. Nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã trong tổ chức thực hiện công tác quốc phòng - quân sự địa phương (4 tiết);

1.6. Xây dựng lực lượng dân quân và lực lượng dự bị động viên ở xã, phường, thị trấn (4 tiết);

1.7. Văn kiện chỉ huy chiến đấu cấp xã (6 tiết);

1.8. Hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ cấp huyện (4 tiết);

1.9. Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức diễn tập cấp xã (4 tiết);

1.10. Chuyển hoạt động của địa phương từ thời bình sang thời chiến và công tác động viên thời chiến ở cơ sở (4 tiết);

1.11. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng cơ sở bảo vệ an ninh, chính trị trên địa bàn (4 tiết);

1.12. Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (4 tiết).

2. Chuyên đề bổ trợ

2.1. Giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp, khiếu kiện ở cấp xã;

2.2. Tổ chức phòng tránh, sơ tán khi địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;

2.3. Phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng.



V. ĐỊA ĐIỂM: Tại trường quân sự cấp tỉnh hoặc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do Chủ tịch HĐGDQP-AN cấp tỉnh quyết định.

VI. THỜI GIAN: Tổng số thời gian mỗi khóa học 12 ngày làm việc, được phân chia như sau:

1. Lên lớp: 07 ngày;

2. Thảo luận: 01 ngày;

3. Tự nghiên cứu: 01 ngày;

4. Nghiên cứu thực tế: 01 ngày;

5. Thu hoạch: 01 ngày;

6. Cơ động: 01 ngày.

VII. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:

1. Tổ chức

a) Các khóa BDKTQP-AN do cơ sở đào tạo trực tiếp quản lý;

b) Hằng năm, Hội đồng GDQP-AN tỉnh xây dựng kế hoạch mở lớp, trường quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Hội đồng GDQP-AN cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện, trình Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN cấp tỉnh phê duyệt;

c) Học viên từng khóa học ở cấp tỉnh do Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh triệu tập;

d) Quy chế lớp học và Ban cán sự lớp do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.

2. Phương pháp

a) Tập trung giới thiệu những nội dung chính, cập nhật những văn bản của Đảng, Nhà nước và địa phương về nhiệm vụ QP-AN; phần bổ trợ các địa phương đưa thêm nội dung để học viên nghiên cứu; tổ chức tham quan 1 đơn vị quân đội, công an hoặc địa phương diễn tập khu vực phòng thủ;

b) Thảo luận làm rõ nội dung quan điểm của Đảng và Nhà nước về QP-AN gắn với thực tiễn của địa phương, trách nhiệm cá nhân trên cương vị công tác;

c) Giảng viên, báo cáo viên: Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, lãnh đạo Công an tỉnh; thủ trưởng cấp phòng có trình độ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, Ban Giám hiệu, Chủ nhiệm khoa trường quân sự tỉnh giới thiệu một số chuyên đề; mời lãnh đạo một số sở, ngành, chủ trì địa phương cấp tỉnh, huyện, giảng viên có trình độ cao thuộc các cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội giới thiệu một số chuyên đề theo hợp đồng của trường quân sự tỉnh;

d) Học viên đối chiếu nội dung đã học với thực tế địa phương, những việc đã làm ở cơ sở để vận dụng trong quá trình công tác.

3. Đánh giá kết quả học tập

a) Nhận xét đánh giá tinh thần trách nhiệm trong quá trình học tập;

b) Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của học viên trong các buổi thảo luận;

c) Trước khi kết thúc khóa học, học viên viết thu hoạch, có nội dung kiến nghị, đề xuất với nhà trường về nội dung và phương pháp tổ chức; các ý kiến tham gia của học viên được tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

d) Hoàn thành chương trình khóa học, học viên được Hiệu trưởng trường quân sự cấp tỉnh cấp “Chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQP-AN”.

Phần IV

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC

QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 4

A. CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC KHỐI BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ Ở CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN

I. MỤC ĐÍCH:

Bồi dưỡng những nội dung chủ yếu về đường lối của Đảng; quản lý của Nhà nước đối với nhiệm vụ QP-AN trong tình hình mới; âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta và các biện pháp phòng chống để vận dụng trong tổ chức, thực hiện theo cương vị công tác góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.



II. YÊU CẦU:

1. Nắm được những nội dung cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ quan theo phạm vi chức trách được giao;

2. Đề xuất những vấn đề cần giải quyết, góp phần hoàn chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức BDKTQP-AN.

III. ĐỐI TƯỢNG:

Công chức, viên chức ở ngạch chuyên viên và các ngạch tương đương thuộc khối bộ, ngành Trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp huyện quản lý và người đứng đầu các doanh nghiệp không thuộc đối tượng 3, các chức danh tương đương trên địa bàn huyện.



IV. NỘI DUNG:

1. Chuyên đề chính

1.1. Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới (4 tiết);

1.2. Phòng, chống Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam (4 tiết);

1.3. Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố QP-AN (4 tiết);

1.4. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới (4 tiết);

1.5. Xây dựng, hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên cơ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (4 tiết);

1.6. Một số vấn đề cơ bản bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế, xã hội trong tình hình mới (4 tiết).

2. Chuyên đề bổ trợ

2.1. Nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng, Nghĩa vụ quân sự, An ninh quốc gia, Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Dự bị động viên;

2.2. Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao;

2.3. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam;

2.4. Các trạng thái quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

V. ĐỊA ĐIỂM: Tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, ngành; trường chính trị cấp tỉnh hoặc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

VI. THỜI GIAN: Tổng số thời gian khóa học 04 ngày làm việc.

1. Lên lớp: 03 ngày

2. Thảo luận: 0,5 ngày;

3. Thu hoạch: 0,5 ngày.



VII. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:


tải về 230.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương