BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: /2013



tải về 97.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích97.22 Kb.
#18535


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Số: /2013/TT - BNNPTNT



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày tháng năm 2013



DỰ THẢO


THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới




Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;

Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg  ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg  ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; là cơ sở để đánh giá công nhận tiêu chí và xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các xã trong phạm vi cả nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.

2. Thôn là tên gọi chung để chỉ cộng đồng dân cư dưới cấp xã, gồm thôn, ấp, xóm, bản, làng, phum, sóc… theo địa bàn dân cư được pháp luật công nhận.

3. Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn.

4. Đường liên xã là đường nối giữa các trung tâm các xã (không thuộc đường huyện, tỉnh lộ và quốc lộ).

5. Đường trục thôn, xóm là đường nối giữa các thôn hoặc từ các trung tâm các thôn đến các cụm dân cư trong thôn.

6. Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; phòng chống tác hại do nước gây ra; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, trạm bơm, cống, kênh, công trình điều tiết nước và bờ bao các loại.

7. Công trình thủy lợi kiên cố là công trình được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đạt các tiêu chuẩn thiết kế; hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, lâu bền, phát huy hết năng lực thiết kế.

8. Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong công tác quản lý và vận hành trong một phạm vi nhất định.

9. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp được hiểu là: Công trình thủy lợi đã được xây dựng đầy đủ và đồng bộ theo quy hoạch; đủ năng lực tưới, tiêu, kiểm soát lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết bình thường.

10. Các tổ chức dùng nước: Là tổ chức hợp tác của những người hưởng lợi từ công trình thủy lợi làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh trên một địa bàn nhất định. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có dịch vụ thuỷ lợi cũng là một loại hình Tổ chức dùng nước.

11. Trường học phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia là các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12. Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, thực hiện theo Thông tư số 04/2009/TT- BYT về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống" ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế.

13. Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.

14. Lao động có việc làm thường xuyên của một xã là những người từ 15 tuổi trở lên có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, có khả năng lao động, đang làm việc trong và ngoài phạm vi địa giới hành chính của xã), có thu nhập ổn định.

15. Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ ngưỡng nghèo trở xuống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.

16. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở xã bao gồm: Tổ chức đảng, Chính quyền và Đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã.

Chương II

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ


Điều 3. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch:

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới. 



Điều 4. Tiêu chí giao thông

1. Quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn quy định trong Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là mức tối thiểu để quy hoạch, thiết kế và xây dựng mới đường giao thông nông thôn.

2. Căn cứ để quy hoạch, thiết kế xây dựng và xét công nhận đạt tiêu chí: theo các văn bản quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Tiêu chí thuỷ lợi

1. Phương pháp xác định:

a) Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời ba yêu cầu sau:

- Các công trình thủy lợi được xây dựng đầy đủ, đồng bộ và kiên cố theo đúng quy hoạch và thiết kế đã được duyệt.

- Các công trình thủy lợi đáp ứng trên 95% nhu cầu về tưới, cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, rau màu, cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối…) theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt trong điều kiện thời tiết bình thường.

- Các công trình thuỷ lợi hoạt động ổn định, an toàn (đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vận hành), phát huy trên 80% năng lực thiết kế.

b) Tổ chức Hợp tác dùng nước hoạt động hiệu quả, bền vững.

- Tất cả các công trình thủy lợi (được phân cấp hoặc giao cho xã quản lý) đều có tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ.

- Có đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-BNN&PTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi. Tổ chức Hợp tác dùng nước có điều lệ hoặc quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền công nhận.

- Có kế hoạch điều hòa, phân phối nước tưới, cấp nước (hoặc tiêu thoát nước) đầy đủ, kịp thời theo đúng kế hoạch và thời vụ, được trên 70% số hộ dùng nước thông qua.

- Có quy định thu thủy lợi phí nội đồng. Nguồn thu thủy lợi phí nội đồng và thủy lợi được nhà nước cấp bù (nếu có) đủ bù đắp chi phí quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Bảo đảm 95% số hộ dùng nước nộp thủy lợi phí (nội đồng) đầy đủ.

2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch và công nhận tiêu chí

a) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN285:2002: công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐ-BXD ngày 28/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

b) Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến: thiết kế hệ thống kênh tưới, tiêu; trạm bơm; hồ chứa và các công trình thuỷ lợi khác;

c) Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi: Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008;

d) Các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 hướng dẫn củng cố, phát triển và thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước;

- Thông tư số 65/2009/TT-BNN ngày 12/10/2009 và Thông tư số 40/2011/TT-BNN ngày 27/5/2011 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; chuyển giao phân cấp quản lý công trình thủy lợi của Công ty khai thác công trình thủy lợi huyện cho xã.

- Thông tư số 134/1999/TT-BNN-QLN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh mương.

Điều 6. Tiêu chí điện nông thôn

1. Thực hiện theo quy định tại Văn bản số 11059/BCT-TCNL ngày 29/11/2011 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện tiêu chí về điện trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Căn cứ để quy hoạch, thiết kế xây dựng và công nhận đạt tiêu chí:

- Luật Điện lực (số 28/2004/QH11, có hiệu lực từ ngày 01/7/2005);

- Quy phạm trang bị điện: 11 TCN-18-2006 đến 11 TCN-21-2006;

- Quy định kỹ thuật điện nông thôn (viết tắt là QĐKT-ĐNL-2006) ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 8/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định kỹ thuật điện nông thôn;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN01:2008/BCT) ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ Công thương về quy định các nguyên tắc bảo đảm an toàn khi làm việc tại đường dây, thiết bị điện

Điều 7. Tiêu chí giáo dục (tiêu chí số 05 và tiêu chí số 14)

1. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là những học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở và đang được tiếp tục học trung học tại các trường phổ thông trung học, bổ túc trung học phổ thông và học nghề tại các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề.

Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) được xác định theo như sau:

Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc trung học

=

Số học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS của xã đã và đang được tiếp tục học bậc trung học tại các trường THPT, bổ túc văn hoá và học nghề

Tổng số học sinh của xã đã được công nhận tốt nghiệp THCS



x

100%

2. Lao động trong độ tuổi đang làm việc, đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

- Người lao động đang làm việc trong nền kinh tế;

- Người đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ, chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo được xác định như sau:



Tỷ lệ lao động qua đào tạo

=


Lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

Tổng số lao động trong độ tuổi


x

100%


3. Căn cứ để quy hoạch, thiết kế xây dựng và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia: theo quy định tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành:

- Thông tư 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

- Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

- Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.



Điều 8. Tiêu chí văn hoá (tiêu chí số 06 và tiêu chí số 16)

1. Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch về thực hiện tiêu chí văn hóa tại các văn bản:

a) Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của trung tâm văn hóa thể thao xã.

b) Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.

c) Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Căn cứ để công nhận tiêu chí: Thực hiện theo Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.



Điều 9. Tiêu chí chợ nông thôn

1. Chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng đối với các chợ xây dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Căn cứ quy hoạch, thiết kế xây dựng và xét công nhận chợ đạt chuẩn:

- Quy định của Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn thiết kế chợ nông thôn theo Quyết định Số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361 : 2006 " Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế ".

- Chợ được tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

Điều 10. Tiêu chí bưu điện

1. Thực hiện theo Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

2. Căn cứ quy hoạch, thiết kế xây dựng và xét công nhận đạt tiêu chí: theo các văn bản quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 11. Tiêu chí nhà ở dân cư

1. Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng có các chỉ tiêu sau:

- Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên;

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;

- Đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên ở (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh…) phải phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng;

- Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường…. Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kết nối với hệ thống giao thông chung của thôn, bản, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cho người cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy…;

- Kiến trúc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, từng vùng, miền.

2. Căn cứ để thiết kế xây dựng nhà ở dân cư và xét công nhận tiêu chí:

- Thông tư số 05-BXD-ĐT ngày 09/02/1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở;

- Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Quyết định 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Điều 12. Thu nhập bình quân đầu người/năm của người dân nông thôn

1. Phương pháp tính toán

a) Thu nhập bình quân đầu người/năm là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong hộ. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời gian một năm, gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm,…

- Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm: rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.

b) Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã sẽ do xã tự điều tra, thu thập thông tin và tính toán theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Thống kê;

c) Cục Thống kê của tỉnh, thành phố thẩm định và công bố mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã hàng năm.

2. Căn cứ xét, công nhận tiêu chí:

- Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

- Mức thu nhập hàng năm khu vực nông thôn của vùng do Tổng cục Thống kê công bố

- Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu vực nông thôn của vùng do Tổng cục Thống kê công bố



Điều 13. Tiêu chí hộ nghèo

Thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

- Các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng cho từng giai đoạn cụ thể.



Điều 14. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Phương pháp xác định: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm lao động có việc làm thường xuyên chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động của xã.



Điều 15. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

1. Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trên địa bàn xã chuyên sản xuất, làm một số dịch vụ hoặc kinh doanh tổng hợp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; hoạt động có hiệu quả được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

2. Phương pháp đánh giá:

a) Hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp, hợp tác xã thủy sản và hợp tác xã nghề muối) hoạt động có hiệu quả khi tại thời điểm phân loại đạt các tiêu chí sau:

- Đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật hợp tác xã;

- Có trụ sở hoạt động độc lập;

- Hoạt động quy mô liên thôn, xã, liên xã;

- Có trên 50% nông dân hoặc ngư dân, diêm dân trên địa bàn xã tham gia là thành viên HTX.

- Hợp tác xã đang thực hiện cả 3 dịch vụ cơ bản sau:

+ Đáp ứng trên 90% nhu cầu dịch vụ thủy lợi của thành viên ;

+ Cung ứng trên 70% nhu cầu một loại hạt hoặc cây, con giống chủ lực của thành viên ;

+ Có hợp đồng với các doanh nghiệp để tiêu thụ trên 10% sản lượng một loại nông sản hàng hóa chủ lực của thành viên ;

Vốn chủ sở hữu của HTX tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần nhất với mức tăng bình quân một năm trên 5%. .

b) Tổ hợp tác trong nông nghiệp (bao gồm cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nghề muối) hoạt động có hiệu quả tại thời điểm phân loại đạt các tiêu chí sau:

- Được Uỷ ban nhân dân xã chứng thực vào hợp đồng hợp tác theo quy định của Nghị định số 151/1997/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1997;

- Có ít nhất 30 hộ nông dân hoặc ngư dân, diêm dân trên địa bàn tham gia là thành viên tổ hợp tác;

- Số thành viên tham gia tăng ít nhất 2 thành viên/năm trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá;

- Hoạt động ổn định, liên tục trong ít nhất 3 năm gần nhất ;

- Vốn góp của thành viên đạt trên 100 triệu đồng;

- Hàng năm đều có trích lãi từ kinh doanh chung của tổ hợp tác để tăng quỹ tích lũy của tổ trong 3 năm gần nhất.

c). Đối tượng áp dụng

Việc phân loại hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả không áp dụng đối với các hợp tác xã và tổ hợp tác phi nông nghiệp



Điều 16. Tiêu chí Y tế

1. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế

a) Người dân tham gia Bảo hiểm y tế là người đã tham gia vào các hình thức bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

b) Phương pháp tính



Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế

=

Số người có thẻ bảo hiểm y tế trong một thời gian xác định

Tổng dân số của xã trong cùng kỳ



x

100

2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Được xác định căn cứ theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 17. Tiêu chí môi trường

1. Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: Các cơ sở sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp), các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản của hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường phải đảm bảo yêu cầu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

2. Phương pháp xác định

a) Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn xã gồm các nội dung:

- Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

- Không có các cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp trong khu vực dân cư.

- Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom và thải bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định.

- Trong mỗi thôn (bản, buôn, ấp) có tổ dọn vệ sinh môi trường thường xuyên, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường, khuôn viên khu công cộng, thu gom về nơi quy định để xử lý.

- Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân.

- Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng.

- Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh thái.

b) Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Mỗi thôn hoặc liên thôn cần quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài.

- Có quy chế về quản lý nghĩa trang quy định cụ thể khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh, nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc thăm viếng. Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều cao quy định.

- Cùng với việc quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang cần vận động người dân:

+ Thực hiện hoả táng thay cho chôn cất ở những nơi có điều kiện;

+ Thực hiện chôn cất tại nghĩa trang thay cho chôn cất tại vườn (ở những nơi còn phong tục này).

3. Căn cứ để đánh giá tiêu chí

- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về Xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;

- TCVN 7956: 2008 - Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế

+ Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải TCVN 5945:2005;

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009

- Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bảo vệ môi trường làng nghề.

- Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu, ban hành kèm theo Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 18. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

1. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở xã được đánh giá trên cơ sở:

Có đủ các Tổ chức theo quy định về hệ thống tổ chức chính trị ở cấp xã, thôn được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hoặc Điều lệ của tổ chức đó.

a) Đảng bộ hoặc chi bộ cơ sở "Trong sạch, vững mạnh" phải đảm bảo 05 yêu cầu theo quy định.

b) Chính quyền "Trong sạch, vững mạnh" phải đảm bảo 07 yêu cầu theo quy định.

c) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã, thôn đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.

2. Cán bộ, công chức xã

a) Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn: Cán bộ, công chức xã nêu ở tiêu chí này bao gồm các chức vụ, chức danh quy định tại Điều 61 của Luật cán bộ, công chức năm 2008

b) Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định hiện hành của Bộ Nội vụ.

Điều 19. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững

Thực hiện theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.


Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 20. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Căn cứ các quy định của Trung ương để cụ thể hóa nội dung thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

2. Quy định mức đạt chuẩn nông thôn mới đối với từng huyện, xã trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đạt mức chung của tỉnh theo quy định của của Trung ương.

3. Giao các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện, đánh giá và công nhận đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên cơ sở các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành trung ương.



Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời bổ sung, sửa đổi. Các trường hợp đặc thù đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW ;

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;

- Toà án Nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;

- MTTQVN và Cơ quan TW của các đoàn thể;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Website Chính phủ, Website Bộ NN & PTNT;

- Công báo;

- Lưu VT, KTHT.


BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát



Каталог: tintuc -> Documents
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> BỘ TƯ pháp danh sách những cá nhâN ĐƯỢc cấp chứng chỉ HÀnh nghề luật sư
Documents -> Danh sách những cá nhâN ĐƯỢc cấp chứng chỉ HÀnh nghề luật sư
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1227
Documents -> BỘ TƯ pháp số: 1571 /QĐ-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
Documents -> Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

tải về 97.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương