BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 278.45 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích278.45 Kb.
#17677
1   2   3

2. Đối tượng thụ hưởng: người/hộ nghèo, người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo, người/hộ dân tộc thiểu số và người dân, cộng đồng trên địa bàn thực hiện chương trình, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.

3. Đối tượng thực hiện: Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao kinh phí để thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.

III. Các dự án thành phần và mục tiêu, nhiêm vụ chủ yếu của từng dự án thuộc Chương trình

1. Dự án 1: Chương trình 30a (bao gồm: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ xuất khẩu lao động)

1.1. Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

a. Mục tiêu:

Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, thực hiện đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ đề ra đến năm 2020, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.



b. Đối tượng: là các huyện nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, gồm:

- 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;

- 30 huyện nghèo được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, trong đó: 07 huyện nghèo theo Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và 23 huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các huyện khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;



c. Nội dung:

- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông từ huyện đến trụ sở Ủy ban nhân dân các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn, bản, ấp;

- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;

- Nội dung 6: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;

- Nội dung 7: Đầu tư trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện nghèo;

- Nội dung 8: Đầu tư cơ sở dạy nghề tổng hợp huyện nghèo (bao gồm cả nhà ở cho học viên) đối với các huyện không thu hút được nguồn lực đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân;

- Nội dung 9: Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở các huyện nghèo.



d. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn (theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020)

đ. Kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương là 14.035,656 tỷ đồng (vốn đầu tư 13.203,816 tỷ đồng, vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng 831,84 tỷ đồng), trong đó:

- Hỗ trợ 64 huyện nghèo là 11.321,6 tỷ đồng;

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 30 huyện nghèo bằng 70% mức bình quân vốn đầu tư phát triển của các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP từ ngân sách Trung ương: 1.882,216 tỷ đồng (trong đó 07 huyện theo Quyết định 615/QĐ-TTg hỗ trợ đến năm 2016 và 23 huyện theo Quyết định 293/QĐ-TTg hỗ trợ đến năm 2018).

e. Cơ chế: theo quy định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; Hỗ trợ trọn gói về tài chính, tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp huyện, xã; Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Dự kiến phân bổ kinh phí nêu trên là cơ sở để trung ương bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương, còn việc bố trí đầu tư loại công trình gì, ở đâu phải căn cứ vào nhu cầu phát triển và Đề án giảm nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng huyện, từng xã. Chính phủ khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững.

g. Phân công trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo.

1.2. Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

a. Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, hoàn thành trước mục tiêu xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các điều kiện sinh kế cho hộ nghèo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống và sản xuất, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

b. Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn tiếp theo, cụ thể:

+ 300 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 (không bao gồm xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng do đã được Chính phủ phê duyệt thành thị trấn theo Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 19/7/2013; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới dự kiến đưa ra khỏi dánh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo)6.

+ 10 xã khác dự kiến đưa vào danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

c. Nội dung:

- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn xã;

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã;

- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về trạm y tế trên địa bàn xã;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã;

- Nội dung 6: Đầu tư cảng cá, bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối trên địa bàn xã;

- Nội dung 7: Đầu tư công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn;

- Nội dung 8: Hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng;

- Nội dung 9: Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.



d. Tiêu chí phân bổ: Định mức hỗ trợ mỗi xã 01 tỷ đồng/năm. Đây là cơ sở để bố trí vốn cho địa phương, còn việc phân bổ cụ thể phụ thuộc vào nhu cầu và kế hoạch cụ thể của từng xã hằng năm và 5 năm, chứ không phải là chia đều bình quân cho tất cả các xã trong từng năm.

đ. Mức đầu tư và dự kiến kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ hằng năm và cả giai đoạn theo tiêu chí và định mức quy định, huy động nguồn đóng góp từ ngân sách địa phương và cộng đồng.

Dự kiến mức hỗ trợ đầu tư bình quân 01 tỷ đồng/xã/năm;

Vốn duy tu bảo dưỡng bằng 6,3% vốn đầu tư.

Kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương 1.647,65 tỷ đồng (vốn đầu tư 1.550 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 97,65 tỷ đồng). Với định mức hỗ trợ 01 tỷ đồng/xã.

- Hỗ trợ đầu tư 310 xã x 01 tỷ đồng/xã/năm x 5 năm = 1.550 tỷ đồng;

- Hỗ trợ duy tu bảo dưỡng 310 xã x 0,063 tỷ đồng/xã/năm x 5 năm = 97,65 tỷ đồng.

e. Cơ chế: Hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho xã làm chủ đầu tư7, bảo đảm sự tham gia của người dân và giám sát của các tổ chức đoàn thể, tạo việc làm công cho người nghèo thông qua việc tham gia xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn. Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

g. Phân công trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

1.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

a. Mục tiêu:

- Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hoá đầu vào, đầu ra...).

b. Đối tượng:

b1) Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện nghèo

- Đối tượng: Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo); Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, các huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư bao gồm:

+ 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;

+ 30 huyện nghèo được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, trong đó: 07 huyện nghèo theo Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và 23 huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Các huyện khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí quy định, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.



b2) Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

- Đối tượng: Hỗ trợ phát triển sản xuất cho 310 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



c. Nội dung

c1) Hoạt động 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất

* Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện nghèo:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; Máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; Chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, cát săm, kho chứa, bạt; Chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp gồm: Khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng mới rừng;

- Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư, liên kết với hộ nghèo, cận nghèo trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, kết nối người nghèo với thị trường;

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; Máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; Chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, cát săm, kho chứa, bạt; Chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập;

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm.



c2) Hoạt động 2: Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo (đặc biệt là ở các xã biên giới).

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng, quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.



d. Tiêu chí phân bổ: theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

đ. Mức đầu tư và dự kiến kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm và cả giai đoạn theo tiêu chí và định mức quy định, huy động nguồn đóng góp từ ngân sách địa phương và cộng đồng.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất bình quân cho 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: 64 huyện x 10 tỷ đồng/huyện/năm x 5 năm = 3.200 tỷ đồng;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất cho 310 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với định mức 0,3 tỷ đồng/xã/năm đối với xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và 0,36 tỷ đồng/xã/năm (tăng 1,2 lần) cho các xã đặc biệt khó khăn vùng hải đảo. Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là 468,6 tỷ đồng, trong đó:

+ 298 xã x 0,3 tỷ đồng/xã/năm x 5 năm = 447 tỷ đồng.

+ 12 xã đảo x 0,36 tỷ đồng/xã/năm x 5 năm = 21,6 tỷ đồng.

- Hỗ trợ xã còn lại trong huyện nghèo theo QĐ 615 và QĐ 293 và địa bàn khác để thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo: 409 xã x 0,2 tỷ đồng/xã/năm x 5 năm = 409 tỷ đồng;

- Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là 200 tỷ đồng, cụ thể:

+ Tỉnh có dưới 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với định mức 0,2 tỷ đồng/tỉnh/năm: 7 tỉnh x 0,2 tỷ đồng/tỉnh/năm x 5 năm = 7 tỷ đồng.

+ Tỉnh có từ 10 đến dưới 20 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với định mức 0,3 tỷ đồng/tỉnh/năm: 10 tỉnh x 0,3 tỷ đồng/tỉnh/năm x 5 năm = 15 tỷ đồng.

+ Tỉnh có trên 20 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với định mức 0,4 tỷ đồng/tỉnh/năm: 04 tỉnh x 0,4 tỷ đồng/tỉnh/năm x 5 năm = 8 tỷ đồng.



Tổng kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương: 4.278 tỷ đồng

e. Phân công trách nhiệm:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên, đồng thời chỉ đạo thực hiện;

- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.



1.4. Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

a. Mục tiêu: Nhằm nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số và người lao động cư trú dài hạn tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, các huyện hưởng cơ chế hỗ trợ như các huyện 30a, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững (Trong giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ cho 20.000 lao động thuộc đối tượng hỗ trợ được đào tạo trong đó 70% tương đương khoảng 14.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài).

b) Đối tượng:

- Người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

- Người lao động thuộc đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn quy định tại Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long quy định tại Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015.

- Người lao động thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Các địa phương có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a.



c. Các hoạt động:

- Nội dung 1: Hỗ trợ người lao động tham gia học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Nội dung 2: Hoạt động nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Nội dung 3: Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

Ngoài ra người lao động được hưởng các chính sách:

- Tín dụng ưu đãi cho người lao động thuộc đối tượng của Chương trình có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài từ Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành.

d) Tiêu chí, định mức phân bổ theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

đ) Kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương: 400 tỷ đồng (vốn sự nghiêp) trong đó:

Hỗ trợ đào tạo và tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 250 tỷ đồng (30% lao động dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo là lao động có nghề; 40% lao động thuộc hộ cận nghèo, lao động cư trú tại huyên nghèo có nghề)

Kinh phí phân bổ cho địa phương để thực hiện tư vấn, nâng cao năng lực cán bộ tư vấn tại cơ sở, tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước: 150 tỷ đồng

e) Cơ chế thực hiện hỗ trợ người lao động thông qua hình thức đặt hàng đào tạo hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động; phân cấp cho địa phương thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động

2. Dự án 2: Chương trình 135 (bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân)

2.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

a. Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; hoàn thành trước mục tiêu xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các điều kiện sinh kế hộ nghèo, dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống và sản xuất, bảo đảm an ninh - chính trị, trật tự xã hội, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

b. Nội dung:

- Nội dung 1: Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn xã, thôn, bản;

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã, thôn, bản;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản;

- Nội dung 4: Hoàn thiện các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về trạm y tế trên địa bàn xã;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã; Xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn các thôn, bản;

- Nội dung 6: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;

- Nội dung 7: Hỗ trợ đầu tư công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn;

- Nội dung 8: Hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng.

- Nội dung 9: Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.



2.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

a. Mục tiêu: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả.

b. Đối tượng: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (ưu tiên hộ gia đình có chủ hộ là nữ, hộ dân tộc thiểu số); nhóm hộ, cộng đồng.

c. Hoạt động

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; Máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; Chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, cát săm, kho chứa, bạt; Chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập;

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, mô hình tạo việc làm, tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình.

2.3. Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn

a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

b. Hoạt động

- Hoạt động 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Hoạt động 2: Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

2.4. Tiêu chí phân bổ vốn Dự án 2 (Chương trình 135) theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

2.5. Dự kiến kinh phí Chương trình 135: 20.823,207 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 19.782,399 tỷ đồng (vốn đầu tư 14.346 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 5.436,399 tỷ đồng); NSĐP là 340,808 tỷ đồng (vốn đầu tư 241 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 99,808 tỷ đồng); huy động 700 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 15.505,981 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 15.249,798 tỷ đồng (vốn đầu tư 14.346 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 903,798 tỷ đồng); NSĐP là 256,183 tỷ đồng (vốn đầu tư 241 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 15,183 tỷ đồng).

Hỗ trợ đầu tư cho 2.331 xã, 2.932 thôn (Ngân sách trung ương hỗ trợ 2.295 xã và 2.871 thôn; ngân sách địa phương hỗ trợ 36 xã và 61 thôn: mức 01 tỷ đồng/xã và 0,2 tỷ đồng/thôn).

Vốn duy tu bảo dưỡng 6,3%: 918,983 tỷ đồng (NSTW).

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 4.229,5 tỷ đồng, trong đó Ngân sách trung ương là 4.160,25 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); NSĐP là 69,25 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

Dự kiến định mức hỗ trợ:

. Hỗ trợ các xã 135, mức 0,3 tỷ đồng/xã;

. Hỗ trợ các thôn, bản 135: mức 0,05 tỷ đồng/thôn, bản;

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo: ưu tiên các địa bàn nghèo, mức 1 tỷ đồng/mô hình.

- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 387,726 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó 372,351 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 15,375 tỷ đồng.



2.6. Cơ chế thực hiện: Hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho xã làm chủ đầu tư. Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

2.7. Phân công trách nhiệm: Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho cơ quan quản lý Chương trình MTQGGN bền vững giai đoạn 2016-2020.

3. Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

3.1. Mục tiêu:

- Hỗ trợ, thúc đẩy hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiệu quả, học nghề gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, vùng, miền; giảm nghèo gắn với củng cố an ninh quốc phòng; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

- Nhân rộng và đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, khuyến khích các hoạt động tạo việc làm công cho người nghèo, phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hoá đầu vào, đầu ra...).

3.2. Đối tượng:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (ưu tiên hộ gia đình có chủ hộ là nữ, hộ dân tộc thiểu số);

- Nhóm hộ, cộng đồng.

3.2. Các hoạt động:

Dự án được thực hiện trên cơ sở lồng ghép thực hiện các chính sách Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo theo tinh thần Nghị quyết 80/NQ-CP, bao gồm: chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo… Đối với các địa phương, lồng ghép thông qua thực hiện các chương trình: xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến nông, lâm, ngư; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo…; mức hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành, bao gồm các hoạt động như sau:

a. Hoạt động 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; Máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; Chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, cát săm, kho chứa, bạt; Chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập.

b. Hoạt động 2: Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung, mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi…), quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.

- Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.

3.3. Tiêu chí phân bổ, định mức phân bổ theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

3.4. Mức đầu tư và dự kiến kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm và cả giai đoạn theo tiêu chí và định mức quy định, huy động nguồn đóng góp từ ngân sách địa phương và nguồn khác: 866,65 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 566,65 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương là 200 tỷ đồng (vốn đầu tư 100 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 100 tỷ đồng); Huy động là 100 tỷ đồng.

3.5. Phân công trách nhiệm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho cơ quan quản lý Chương trình MTQGGN bền vững giai đoạn 2016-2020.

4. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

4.1. Mục tiêu:

- Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống thông tin - truyền thông cơ sở bao gồm hỗ trợ thông tin, đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở và nội dung thông tin tuyên truyền nằm trong hệ thống thông tin tuyên truyền quốc gia nhằm đảm bảo thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật được đưa đến phục vụ người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin và hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân; bảo đảm dân chủ ở cơ sở; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

- Hỗ trợ giảm nghèo thông tin cho các hộ gia đình góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của Nhà nước.

- Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo; nâng cao nhận thức về giảm nghèo của toàn xã hội (các cấp, các ngành, người dân), nhất là người nghèo và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo.



4.2. Đối tượng: Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc miền núi.

4.3. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Truyền thông về giảm nghèo

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông; thực hiện các chương trình, các đợt truyền thông...); tuyên truyền, giáo dục ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới địa phương, cơ sở.

- Phát triển, tăng cường hoạt động của Website về giảm nghèo để tạo diễn đàn và chia sẻ thông tin.

b. Hoạt động 2: Giảm nghèo về thông tin

- Đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở;

- Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát hành, phát sóng, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các ấn phẩm truyền thông (bao gồm: Sách; các chương trình phát thanh, truyền hình, ấn phẩm truyền thông) phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phổ biến các kinh nghiệm sản xuất, các gương điển hình trong sản xuất, hoạt động xã hội, kiến thức về khoa học kỹ thuật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, cơ quan trung ương và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân tại các địa bàn xã thuộc phạm vi của Dự án;

- Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo tại các đảo xa bờ, vùng sâu, vùng xa;

- Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;

- Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại cơ sở:

+ Hỗ trợ trang bị phương tiện tác nghiệp thông tin cổ động cho huyện;

+ Hỗ trợ trang bị phương tiện tác nghiệp thông tin cổ động cho .

- Xây dựng nội dung chương trình thông tin, tuyên truyền cổ động cho các đội thông tin cơ sở;

- Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu, biên giới.

4.4. Tiêu chí phân bổ, định mức phân bổ theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

4.5. Kinh phí thực hiện: 569,2 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 539,2 tỷ đồng (vốn đầu tư 40,2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 499 tỷ đồng); huy động 30 tỷ đồng.

4.7. Phân công thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho cơ quan quản lý Chương trình MTQGGN bền vững giai đoạn 2016-2020.

5. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

5.1. Mục tiêu:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp;

- Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

5.2. Đối tượng:

- Người nghèo/hộ nghèo, người/ hộ cận nghèo, người/ hộ mới thoát nghèo hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư;

- Các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là huyện nghèo, xã nghèo;

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.



5.2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nâng cao năng lực giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo trên toàn quốc, đặc biệt là trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức đối thoại chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người dân.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cộng đồng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về giảm nghèo.

b. Hoạt động 2: Giám sát đánh giá thực hiện Chương trình.

- Xây dựng khung theo dõi giám sát, đánh giá chính sách giảm nghèo theo các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, cơ chế vận hành của Chương trình và từng dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp.

- Xây dựng cơ chế, phân cấp trách nhiệm cho các cấp trong việc tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo.

- Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm ở các cấp.

- Tổ chức đánh giá giữa kỳ Chương trình giảm nghèo vào năm 2018;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp trung ương, tỉnh và huyện.

- Nâng cao năng lực vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo.



5.3. Tiêu chí phân bổ, định mức phân bổ theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

5.3. Kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách Trung ương khoảng 250 tỷ đồng từ vốn sự nghiệp, trong đó:

- Hoạt động nâng cao năng lực giảm nghèo: 125 tỷ đồng.

- Hoạt động giám sát đánh giá thực hiện Chương trình: 125 tỷ đồng.

5.4. Phân công thực hiện:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện;

- UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn theo các nội dung trên; chỉ đạo tổ chức thực hiện.

IV. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 dự kiến là 47.970,012 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương 41.499,204 tỷ đồng (vốn đầu tư 29.140,016 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 12.309,188 tỷ đồng).

- Ngân sách địa phương 4.490,808 tỷ đồng (vốn đầu tư 3.441 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.049,808 tỷ đồng).

- Huy động cộng đồng, doanh nghiệp: 2.030 tỷ đồng.

Phân chia ra các dự án như sau:

- Dự án 1: Chương trình 30a (bao gồm hợp phần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ xuất khẩu lao động): 25.261,306 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 20.361,306 tỷ đồng (vốn đầu tư 14.753,816 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 5.607,490 tỷ đồng); Ngân sách địa phương: 3.800 tỷ đồng (vốn đầu tư 3.100 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 700 tỷ đồng); Huy động: 1.100 tỷ đồng.

+ Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện nghèo: Ngân sách Trung ương để thực hiện hỗ trợ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng cho 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a với mức 35,38 tỷ đồng/huyện và cho 30 huyện nghèo hưởng 70% mức hỗ trợ của các huyện 30a là 24,77 tỷ đồng/huyện (=70% x 35,38 tỷ đồng): 14.035,656 tỷ đồng (vốn đầu tư 13.203,816 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 831,84 tỷ đồng)

Vốn duy tu bảo dưỡng: 6,3% vốn đầu tư = 831,84 tỷ đồng.

+ Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo: Ngân sách trung ương 1.647,65 tỷ đồng (vốn đầu tư 1.550 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 97,65 tỷ đồng). Với định mức hỗ trợ 01 tỷ đồng/xã. Vốn duy tu bảo dưỡng bằng 6,3% vốn đầu tư.

+ Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:

Dự kiến hỗ trợ 4.278 tỷ đồng từ ngân sách trung ương như sau:

. Hỗ trợ 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: 3.200 tỷ đồng, mức bình quân 10 tỷ đồng/huyện:;

. Hỗ trợ các xã bãi ngang: 469 tỷ đồng;

. Các xã còn lại trong huyện nghèo theo QĐ 615 và QĐ 293 và địa bàn khác: 409 xã x 0,2 tỷ đồng/huyện/năm x 5 năm = 409 tỷ đồng.

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu tiên các địa bàn nghèo: 200 tỷ đồng, tùy từng loại mô hình cụ thể được phê duyệt để hỗ trợ, mức hỗ trợ từ 0,3 tỷ đồng trở lên/mô hình.

+ Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 700 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 400 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương là 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

- Dự án 2: Chương trình 135 (bao gồm hợp phần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã, thôn, bản vùng dân tộc và miền núi; nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ cơ sở): 20.772,856 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 19.732,048 tỷ đồng (vốn đầu tư 14.346 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 5.386,048 tỷ đồng); NSĐP là 340,808 tỷ đồng (vốn đầu tư 241 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 99,808 tỷ đồng); huy động 700 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 15.505,981 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương là 15.249,798 tỷ đồng (vốn đầu tư 14.346 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 903,798 tỷ đồng); NSĐP là 256,183 tỷ đồng (vốn đầu tư 241 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 15,183 tỷ đồng).

Hỗ trợ đầu tư cho 2.331 xã, 2.932 thôn (ngân sách trung ương hỗ trợ 2.295 xã và 2.871 thôn; ngân sách địa phương hỗ trợ 36 xã và 61 thôn: mức 01 tỷ đồng/xã và 0,2 tỷ đồng/thôn).

Vốn duy tu bảo dưỡng 6,3%: 918,983 tỷ đồng (NSTW).

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 4.229,5 tỷ đồng, trong đó Ngân sách trung ương là 4.160,25 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); NSĐP là 69,25 tỷ đồng (vốn sự nghiệp).

Dự kiến định mức hỗ trợ:

. Hỗ trợ các xã 135, mức 0,3 tỷ đồng/xã;

. Hỗ trợ các thôn, bản 135: mức 0,05 tỷ đồng/thôn, bản;

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo: ưu tiên các địa bàn nghèo, mức 0,3 tỷ đồng/mô hình.

- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn: 337,375 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó 322 tỷ đồng từ Ngân sách Trung ương và 15,375 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

- Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a, Chương trình 135): 866,65 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 566,65 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương là 200 tỷ đồng (vốn đầu tư 100 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 100 tỷ đồng); Huy động là 100 tỷ đồng.

- Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 569,2 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 539,1 tỷ đồng (vốn đầu tư 40,2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 499 tỷ đồng); huy động 30 tỷ đồng.

- Dự án 5: Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: 500 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 250 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương 150 tỷ đồng (vốn sự nghiệp); huy động 100 tỷ đồng.



V. Chi phí liên quan trong quá trình thực hiện

1. Chi phí quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, công tác quản lý chỉ đạo có đặc thù, yêu cầu sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Các nội dung đầu tư của chương trình phải xuất phát từ chính nhu cầu của người dân trên địa bàn, thường xuyên có sự tham gia của người dân trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát hoạt động.

Với đặc thù trên, kinh phí phục vụ công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình cần được bố trí từ cấp trung ương đến địa phương (dự kiến chi phí quản lý chỉ đạo khoảng 3% nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hàng năm cho chương trình, kinh phí quản lý Chương trình sẽ được bố trí vào mục chi thường xuyên của các Bộ, ngành liên quan và địa phương thực hiện Chương trình).



2. Chi phí khuyến khích thoát nghèo, duy trì các kết quả đã đạt được, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững

Đối với các địa phương (huyện, xã, thôn) đã thoát nghèo theo tiêu chí (thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn đối với huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản) phải tiếp tục phấn đấu, vươn lên để giữ vững, duy trì phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững trên địa bàn, tiếp tục một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo động lực phát triển đối với các địa phương này.



3. Chi phí duy tu bảo dưỡng các công trình

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và bền vững các công trình hạ tầng cơ sở đã được đầu tư, đặc biệt là các công trình đầu tư trên địa bàn khó khăn (huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn), thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai (bão, lũ, sạt lở đất...) cần bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng được xác định trên tổng mức đầu tư các công trình đã hoàn thành (khoảng 6,3%).



VI. Thời gian và tiến độ thực hiện chương trình

1. Thời gian thực hiện: Từ 01/01/2016 đến 31/12/2020

2. Tiến độ thực hiện

Căn cứ vào khả năng bố trí, huy động nguồn lực và khả năng thực hiện các nội dung Chương trình, dự kiến tiến độ thực hiện như sau:

- Giai đoạn 2016-2018: đạt khoảng 50% một số mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.

- Giai đoạn 2019-2020: đạt 100% các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đã đề ra.



VII. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
files -> Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2

tải về 278.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương