BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 278.45 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích278.45 Kb.
#17677
1   2   3

1. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

2. Cơ chế huy động vốn


a. Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình;

b. Vốn huy động cộng đồng (bao gồm cả tiền, hiện vật và ngày công lao động) và doanh nghiệp;

c. Vốn hợp tác quốc tế (trên cơ sở có cam kết hoặc đã có văn bản thoả thuận, ghi nhớ).

3. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế


Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình.

4. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.


5. Cơ chế thực hiện

Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân.

Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Đối với các công trình hạ tầng cấp huyện, xã thực hiện cơ chế tạo việc làm công cho người nghèo và người dân trên địa bàn; công trình hạ tầng cấp thôn, bản thực hiện cơ chế giao cho cộng đồng làm chủ đầu tư. Dự kiến phân bổ kinh phí cho các dự án, cho các huyện nghèo, các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn là cơ sở để cấp Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương; còn việc phân bổ kinh phí cụ thể cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn do các địa phương tự quyết định, dựa trên nhu cầu phát triển và kế hoạch cụ thể của các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn chứ không phân bổ bình quân hàng năm.

Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án (kế hoạch) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình; thu hồi, luân chuyển một phần chi phí hỗ trợ hoặc vật nuôi (từ nguồn vốn ngân sách nhà nước) phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

Các Bộ, ngành Trung ương: xây dựng ban hành cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng chương trình khung và kế hoạch hàng năm cấp tỉnh; tổng hợp kế hoạch cấp quốc gia và phân bổ nguồn lực công khai, tạo chủ động cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức đã ban hành; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình; công bố tỷ lệ hộ nghèo cấp quốc gia.

Các cấp địa phương: thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hàng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng Đề án giảm nghèo cụ thể để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra.

6. Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình


a. Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo ở cấp xã.

b. Sắp xếp, thành lập Văn phòng giảm nghèo chuyên trách cấp tỉnh, đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng không tăng biến chế.

c. Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo.

d. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các xã nghèo.

đ. Nghiên cứu cơ chế sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo.

VIII. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Quản lý điều hành Chương trình

a. Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và CTMT Quốc gia xây dựng nông thôn mới); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

b. Địa phương: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

c. Hình thành Văn phòng giảm nghèo các cấp giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp; Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo giúp Ban Chỉ đạo Trung ương đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Văn phòng Giảm nghèo cấp tỉnh giúp việc Ban chỉ đạo cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan thường trực, điều phối, giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.



2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương

Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

a. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình theo đúng quy định để tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần của Chương trình sau khi phê duyệt.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý kinh phí, giám sát, phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo quy định; tổng hợp, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì thực hiện Dự án 1, Dự án 3 và Dự án 5.

b. Ủy ban Dân tộc chủ trì thực hiện Dự án 2, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện dự án, theo dõi, giám sát thực hiện dự án thành phần, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập tại Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 1; Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 2 và Dự án 3; theo dõi, giám sát thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

d. Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì Dự án 4, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hoạt động truyền thông; theo dõi, giám sát thực hiện nội dung giảm nghèo về thông tin cơ sở, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

e. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý kinh phí của chương trình; bố trí nguồn lực thực hiện đảm bảo mục tiêu của Chương trình được phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thống nhất với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng phân cấp, trao quyền mạnh mẽ cho địa phương.

g. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan:

- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý;

- Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80 chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.



IX. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của Chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình quân cả nước giảm 1,3-1,5%/năm, trong đó các huyện, xã, thôn, bản nghèo giảm bình quân 4%/năm; tạo môi trường cho người nghèo nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin; tạo điều kiện sinh kế, việc làm, thu nhập cho người nghèo phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người nghèo. Thực hiện chương trình hiệu quả cũng là giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở các địa bàn nghèo nhất trong cả nước.

Thực hiện định hướng giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế ổn định, nguồn lực ngân sách bảo đảm theo dự kiến, mục tiêu đề ra của chương trình hoàn toàn có khả năng thực hiện được theo mục tiêu giảm nghèo do Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đề ra.

1. Về kinh tế: Điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn giữa các vùng thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống các công trình giao thông); tăng thu nhập cho người dân và người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền.

2. Về xã hội: tạo điều kiện cho người nghèo, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thuận lợi hơn (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin), điều kiện sống của người dân được nâng lên, góp phần ổn định xã hội trên địa bàn. Nâng cao kiến thức và năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân để họ thực sự làm chủ trong sự nghiệp giảm nghèo.

3. Về quốc phòng, an ninh: địa bàn đầu tư của chương trình là địa bàn trọng yếu của quốc gia về an ninh quốc phòng, việc thực hiện phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đảm bảo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân sẽ góp phần thực hiện mục tiêu ổn định an ninh, quốc phòng trên địa bàn, giữ vững biên cương tổ quốc vùng giáp ranh.



4. Về phát triển bền vững: việc thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo sẽ góp phần thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, chương trình cũng mở rộng đối tượng hỗ trợ là hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để đảm bảo cho đối tượng thoát nghèo bền vững./.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1 Báo cáo của Ủy ban Dân tộc

2 Khoảng cách chênh lệch về mức độ nghèo có xu hướng tăng hơn: Khu vực Tây Nguyên, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 1,53 lần so với bình quân của cả nước, năm 2012 con số này gấp 1,6 lần; Khu vực miền núi phía Bắc, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2,34 lần so với bình quân của cả nước, năm 2012 con số này là 2,52 lần.

3 Bao gồm: 62 huyện nghèo theo Công văn 705/TTg-KGVX ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và 02 huyện nghèo mới được bổ sung theo Quyết định 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

4 Bao gồm: 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 và 23 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

5 (1) xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; (2) xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; (3) xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, (4) xã Thạnh Bằng, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; (5) xã Phú Mỹ, huyện Phú Quang, (6) xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; (7) xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Đình; (8) xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, (9) xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; (10) xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận).

6 (1) xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; (2) xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; (3) xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, (4) xã Thạnh Bằng, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; (5) xã Phú Mỹ, huyện Phú Quang, (6) xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; (7) xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Đình; (8) xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, (9) xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; (10) xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận).

7 Hỗ trợ trọn gói về tài chính và phân cấp trao quyền cho xã là một cơ chế mới được hiểu như sau: cấp xã được thông báo trước về nguồn kinh phí hỗ trợ hằng năm và 5 năm, dựa trên nhu cầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở địa phương, qua đó chủ động về huy động thêm nguồn lực để thực hiện; chủ động đề xuất và xác định nhu cầu đầu tư; chủ động tổ chức thực hiện, quản lý công trình đầu tư và sử dụng có hiệu quả các công trình được đầu tư trên địa bàn, trên cơ sở công khai, minh bạch về tài chính, bảo đảm có sự tham gia của người dân trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào sử dụng và duy tu bảo dưỡng.




Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
files -> Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2

tải về 278.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương