BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học vinh


THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của



tải về 1.07 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.07 Mb.
#38251
1   2   3   4   5   6   7

THÔNG BÁO

Công khai cam kết chất lượng đào tạo của

cơ sở đào tạo năm học 2012-2013


STT

Nội dung

Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (14 chuyên ngành)

Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (30 chuyên ngành)

Các ngành đào tạo trình độ đại học (45 ngành)


I


Điều kiện tuyển sinh

Thi tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ:

Hằng năm, Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh Sau đại học vào cuối tháng 2 (đợt 1) và cuối tháng 8 (đợt 2). Trước đó khoảng 3 tháng, Nhà trường có thông báo tuyển sinh rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có các điều kiện sau:

1. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

Nhà trường quy định chi tiết các điều kiện về văn bằng, ngành học, điểm trung bình chung học tập toàn khóa ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ để được dự tuyển vào các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở mình và nêu rõ trong thông báo tuyển sinh.

2. Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

3. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư, TSKH hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học TSKH hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

a) Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

b) Năng lực hoạt động chuyên môn;

c) Phương pháp làm việc;

d) Khả năng nghiên cứu;

đ) Khả năng làm việc theo nhóm;

e) Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

g) Triển vọng phát triển về chuyên môn;

h) Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

4. Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.

5. Đối với những chuyên ngành có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, Nhà trườngquy định cụ thể về thời gian làm việc chuyên môn mà thí sinh cần có trước khi dự tuyển và nêu rõ trong thông báo tuyển sinh.

6. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

7. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).



Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ:

Hằng năm, Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh Sau đại học vào cuối tháng 2 (đợt 1) và cuối tháng 8 (đợt 2). Trước đó khoảng 3 tháng, Nhà trường có thông báo tuyển sinh rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Thời gian làm bài thi môn cơ bản và môn cơ sở theo hình thức tự luận là 180 phút, môn ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm là 90 phút.

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây:

1. Về văn bằng (riêng đối với thí sinh thi vào ngành Quản lý giáo dục có quy định cụ thể):

a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi.

b) Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định nội dung kiến thức học bổ sung cho từng đối tượng dự thi.

2. Về thâm niên công tác chuyên môn: Đối với thí sinh tốt nghiệp Đại học loại Khá trở lên được thi ngay sau khi tốt nghiệp, thí sinh tốt nghiệp Đại học loại Trung bình cần thời gian công tác là một năm trở lên mới được dự thi.

Đối tượng và chính sách ­ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; và người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng. Đối tượng :

a) Ng­ười có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo; các đối t­ượng đ­ược ­ưu tiên phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền.

b) Th­ương binh, bệnh binh ng­ười có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

đ) Ng­ười dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

e) Con nạn nhân chất độc màu da cam.


Tuyển sinh đại học hệ chính quy:

Hiện nay được Nhà trường thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các điều kiện tuyển sinh của các ngành đào tạo đại học theo hệ chính quy của Trường được thực hiện theo quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05/03/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ của Nhà trường.



Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hệ chính quy được thực hiện theo quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2013 thực hiện theo Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuyển sinh Trung học phổ thông chuyên được thực hiện theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Điều lệ trường đại học" và Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên;



II


Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục cam kết phục vụ người học (như phòng học, trang thiết bị, thư viện ...)

Có đầy đủ phòng học, trang thiết bị,... phục vụ cho học tập, nghiên cứu;

Có hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại;

Trường có Thư viện điện tử, các dịch vụ phục vụ thuận lợi cho sinh viên khi tiếp cận; Thư viên đầy đủ số lượng các loại đầu sách, chủng loại tài liệu, truy cập và tra cứu tài liệu qua Internet dễ dàng.


Có đầy đủ phòng học, trang thiết bị,... phục vụ cho học tập, nghiên cứu;

Có hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại;

Trường có Thư viện điện tử, các dịch vụ phục vụ thuận lợi cho sinh viên khi tiếp cận; Thư viên đầy đủ số lượng các loại đầu sách, chủng loại tài liệu, truy cập và tra cứu tài liệu qua Internet dễ dàng.


1. Có đủ phòng học, giảng đường đảm bảo chất lượng. 30% phòng học có trang bị máy chiếu projector.

2. Phòng máy tính được kết nối internet, hệ thống wifi phủ sóng trong toàn Trường.

3. Thư viện có đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.



III


Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, phương pháp quản lý của cơ sở giáo dục

- Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Vinh đạt tỷ lệ đạt chuẩn cao so với các trường đại học trong cả nước. Hiện nay, Trường Đại học Vinh có gần 1.000 cán bộ, công chức. Trong tổng số 650 giảng viên, có 58 giáo sư, phó giáo sư, 4 giảng viên cao cấp, 160 tiến sĩ... Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 25%, tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 60%, có từ 10 – 20 % giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với ngư­ời nước ngoài và phát huy quyền tự chủ trong học thuật.

- Trường Đại học Vinh đã liên kết và mời hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước đang tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

- Có hệ thống quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.


- Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Vinh đạt tỷ lệ đạt chuẩn cao so với các trường đại học trong cả nước. Hiện nay, Trường Đại học Vinh có gần 1.000 cán bộ, công chức. Trong tổng số 650 giảng viên, có 58 giáo sư, phó giáo sư, 4 giảng viên cao cấp, 160 tiến sĩ... Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 25%, tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 60%, có từ 10 – 20 % giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với ngư­ời nước ngoài và phát huy quyền tự chủ trong học thuật.

- Trường Đại học Vinh đã liên kết và mời hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước đang tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

- Có hệ thống quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.


- Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Vinh đạt tỷ lệ đạt chuẩn cao so với các trường đại học trong cả nước. Hiện nay, Trường Đại học Vinh có 959 cán bộ, công chức. Trong tổng số 650 giảng viên, có 58 giáo sư, phó giáo sư, 2 giảng viên cao cấp, 160 tiến sĩ, 415 thạc sỹ... Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 25%, tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu là 60%, có từ 10 – 20 % giảng viên có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với ngư­ời nước ngoài và phát huy quyền tự chủ trong học thuật.

- Trường Đại học Vinh đã liên kết và mời hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước đang tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

- Có hệ thống quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.


IV



Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của người học ở cơ sở giáo dục

Được Nhà trường cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tập về việc học tập, nghiên cứu của học viên;

Được sử dụng thư viện, tài liệu học tập, phòng thí nghiệm, trang thiết bị của Nhà trường;

Được tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động khoa học có liên quan.

Tạo mọi điều kiện cho học viên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, thỏa đáng cho học viên. Theo dõi và đề xuất các hình thức khen thưởng và kỷ luật học viên chính xác, kịp thời.



Được Nhà trường cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tập về việc học tập, nghiên cứu của học viên;

Được sử dụng thư viện, tài liệu học tập, phòng thí nghiệm, trang thiết bị của Nhà trường;

Được tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động khoa học có liên quan.

Tạo mọi điều kiện cho học viên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, thỏa đáng cho học viên. Theo dõi và đề xuất các hình thức khen thưởng và kỷ luật học viên chính xác, kịp thời.



Được Nhà trường cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tập về việc học tập, nghiên cứu của học viên;

Được sử dụng thư viện, tài liệu học tập, phòng thí nghiệm, trang thiết bị của Nhà trường;

Được tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động khoa học có liên quan.

Tạo mọi điều kiện cho học viên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, thỏa đáng cho học viên. Theo dõi và đề xuất các hình thức khen thưởng và kỷ luật học viên chính xác, kịp thời.




V

Yêu cầu về thái độ học tập của người học

Nhà trường yêu cầu cao về mục đích của người học: học để làm việc, học để nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, có khả năng thực hiện công việc độc lập và phối kết hợp (làm việc theo nhóm).

Học viên có nhiệm vụ: Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian quy định của cơ sở đào tạo; Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học; Đóng học phí theo quy định; Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở đào tạo, không được dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan; Chấp hành nội quy, quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo;...

Quyền của học viên: Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo; được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nhà trường yêu cầu cao về mục đích của người học: học để làm việc, học để nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, có khả năng thực hiện công việc độc lập và phối kết hợp (làm việc theo nhóm).

Học viên có nhiệm vụ: Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian quy định của cơ sở đào tạo; Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học; Đóng học phí theo quy định; Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở đào tạo, không được dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan; Chấp hành nội quy, quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo;...

Quyền của học viên: Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo; được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người học phải thực hiện đầy đủ các quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 43/QĐ-BGD-ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo; Quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các quy định trong Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy định số 2989/QĐ-ĐHV ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cụ thể hoá một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.


VI



Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ đạt được

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch.

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh.

d) Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 500 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương. Trình độ ngoại ngữ tương đương được xác định theo chuẩn B2 của Khung Châu Âu Chung (Common European Framework – CEF).

2. Chứng chỉ ngoại ngữ của những trung tâm khảo thí ngoại ngữ trong nước có uy tín, có kết quả đánh giá năng lực người học tương đương với kết quả đánh giá của các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền theo các loại bài kiểm tra cấp chứng chỉ nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá và công nhận, có giá trị sử dụng trong đào tạo nghiên cứu sinh.


- Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

- Để được cấp bằng Thạc sĩ, học viên phải hoàn thành khoảng 15 chuyên đề Cao học, hoàn thành luận văn thạc sĩ và đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp.

- Đối với trình độ ngoại ngữ, Nhà trường quy định như sau:

* Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên đạt được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung.

* Đối với học viên đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ, trình độ năng lực ngoại ngữ thứ hai của học viên phải đạt yêu cầu


Sinh viên sau khi tốt nghiệp:

- Nắm vững kiến thức đại cương, khoa học cơ bản và kiến thức chuyên sâu; có khả năng học tiếp nâng cao trình độ; Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, có PPDH tốt đối với các ngành đào tạo sư phạm.

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có phương pháp tiếp thu nhanh các công nghệ mới; có kỹ năng giao tiếp xã hội, soạn thảo văn bản; có kỹ năng làm việc nhóm, quản lý nhóm.

- Có trình độ tiếng Anh đạt trình độ B, đủ để giao tiếp thông thường và đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.





VII


Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo các ngành đào tạo

  • Cán bộ quản lý giáo dục hoặc các ngành thuộc các lĩnh vực của kinh tế - xã hội.

  • Độc lập nghiên cứu các đề tài khoa học. Có khả năng hướng dẫn Cao học và Nghiên cứu sinh.

  • Trở thành các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hẹp.




  • Cán bộ quản lý giáo dục hoặc các ngành thuộc các lĩnh vực của kinh tế - xã hội.

  • Tự độc lập nghiên cứu các đề tài khoa học.

  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Tham gia giảng dạy tại các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

Trở thành các cán bộ chuyên viên ở các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị và các cơ quan pháp luật.

Nghiên cứu khoa học chuyên ngành tại các phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng các nhà máy, các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành, các tổ chức hợp tác quốc tế.

Có khả năng lập nghiệp, năng động, thích ứng với nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp.




Nghệ An, ngày 18 tháng 01 năm 2013

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

PGS. TS Đinh Xuân Khoa

Biểu mẫu 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phuc

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương