Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. Hcm bài thu hoạch ngoại khóa họ và tên: Nguyễn Phạm Xuân Thy


Những chỉ số tài chính cơ bản mà nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư cổ phiếu



tải về 0.51 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu25.05.2022
Kích0.51 Mb.
#52098
1   2   3   4   5   6
1751101030158 - Nguyễn Phạm Xuân Thy

2. Những chỉ số tài chính cơ bản mà nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư cổ phiếu 
trên TTCK? Chọn 3 mã cổ phiếu để minh họa
2.1. Những chỉ số tài chính cơ bản mà nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư cổ 
phiếu trên TTCK 
Chỉ số
Công thức tính
Đặc điểm
P/E
P/E = P/EPS
·
Dùng để đánh giá mối liên hệ giữa hiện giá của cổ 
phiếu so với tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS – 
Earnings per share) – lợi nhuận thu được trên mỗi cổ 
phần (hay còn gọi là khoản đầu tư ban đầu). Nói cách 
khác, tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng chi ra bao 
nhiêu tiền cho một cổ phiếu.
·
Tỷ số P/E cao thường thể hiện sự kỳ vọng tích cực 
của nhà đầu tư rằng sự tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu 
sẽ cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên, đôi khi doanh 
nghiệp có thể đang kinh doanh kém hiệu quả, khiến chỉ 
số EPS thấp nên kéo theo P/E cao – điều này có thể ảnh 
hưởng không tốt đến quyết định đầu tư.
·
Tỷ số P/E thấp thường không tốt bởi nhà đầu tư 
không còn kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp 
nên chốt lời làm cho giá giảm và khiến P/E thấp. Dù tỷ 
số P/E thấp nhưng có thể không được xem là rẻ để nhà 
đầu tư mua với kỳ vọng tạo ra nhiều lợi nhuận bởi đây 
là lúc chốt lời của những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, 
trường hợp P/E thấp cho kết quả tốt là giai đoạn doanh 
nghiệp bắt đầu hoạt động hiệu quả hơn trước, giúp EPS 
tăng nên khiến P/E thấp. Điều này lại là cơ hội đầu tư 
tốt vì cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang bị định giá 
thấp hơn so với giá trị của nó.
P/B
P/B = P/(Tổng 
giá trị tài sản – 
Giá trị tài sản vô 
hình và nợ)
·
Dùng để so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so 
với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó.
·
Tỷ số này giúp nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu 
đang cao hơn/thấp hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp 
bao nhiêu lần -> nhà đầu tư có thể xem cổ phiếu đang bị 
định giá cao/thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. Nếu 
định giá thấp hơn giá trị thực thì đây là cơ hội tốt



Beta
Hệ số Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và 
rủi ro của chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư với thị 
trường. Cụ thể, thị trường sẽ có hệ số cố định là Beta = 1, 
nếu cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì sẽ rủi ro cao hơn và 
ngược lại. Tức là nếu toàn thị trường giảm, cổ phiếu sẽ bị 
mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng đều thì 
cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn, do đó nhiều nhà đầu tư đã chấp 
nhận mua những cổ phiếu có Beta cao để có lợi nhuận tốt 
hơn trong tương lai.
ROEA
ROEA = (Lợi 
nhuận ròng / 
Vốn chủ sở hữu 
bình quân) x 
100%
·
Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 
(ROEA) đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng 
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
·
Việc đánh giá chỉ số ROAE của một doanh nghiệp 
cao hay thấp cần được xem xét tới yếu tố ngành. Các 
doanh nghiệp có chỉ số ROEA cao hơn các doanh nghiệp 
khác và trung bình ngành được coi là doanh nghiệp hoạt 
động hiệu quả.
ROAA
ROAA = (Lợi 
nhuận 
ròng/ 
Tổng tài sản 
trung bình) * 
100%
·
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) 
được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của tài sản 
của một doanh nghiệp.
·
ROAA cho biết mức độ sử dụng tài sản của một 
công ty để tạo ra lợi nhuận và hoạt động tốt. Theo một 
số nhà phân tích ROAA lớn hơn 5% được coi là tốt. Tuy 
nhiên, trên thực tế, việc xác định chỉ số ROAA bao 
nhiêu là tốt cho mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau 
nhất định. Điều này phụ thuộc vào: lĩnh vực mà công ty 
đó đang hoạt động, so sánh ROAA các đối thủ cùng 
ngành, so sánh ROAA với kết quả trong quá khứ.
 
 




tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương