Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học cần thơ viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học thực tập cơ SỞ SẢn xuấT



tải về 1.76 Mb.
trang34/47
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.76 Mb.
#51022
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   47
Đề-cương-TT-CSSX-FINAL

5.1.2 Ngưỡng nhiệt độ cao gây chết

Bảng 3.2 Tỷ lệ cá chết tích lũy theo nhiệt độ thấp.

Nghiệm thức (oC)

Tỷ lệ chết tích lũy (%)

38

22,3f

39

55,3e

40

70,6c

41

72,6c

42

88,5b

43

100a

Ghi chú: trong cùng một cột, giá trị trung bình có chữ số mũ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức giá trị 5% (P<0,05).



Hình: Phương trình hồi quy tuyến tính của tỷ lệ cá chết tích lũy theo nhiệt độ cao.

Giới hạn chịu đựng nhiệt độ của cá chốt sọc được thể hiện qua bảng 1. Ở khoảng các nhiệt độ từ 30 – 37 oC không có hiện tượng cá chết xảy ra trong 24h thí nghiệm. Hiện tượng cá chết xảy ra ở các nghiệm thứccó giá trị nhiệt độ từ 38 – 43oC. Ở nghiệm thức 38oC tỷ lệ cá chết tích lũy là 22,3% và tăng lên 55,3% ở nghiệm thức 39oC và tiếp tục tăng đến 88,5% ở nghiệm thức 42oC. Tỷ lệ cá chết là 100% ở nghiệm thức 43oC. Tỷ lệ cá chết ở các cặp nghiệm thức 40oC – 41oC khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy tuyến tính của tỷ lệ gây chết (y) theo nhiệt độ cao (x) là: y=14,003x – 498,9 (R=0,922). Theo phương trình này ngưỡng nhiệt độ cao gây chết của cá chốt sọc giai đoạn cá bột được xác định là 39,2oC.

Ở các nghiệm thức 19oC và 38oC cá bắt đầu bơi nhanh về sau chuyển động càng chậm, bơi về phía đáy cốc và bắt đầu nằm im và bắt đầu chết. Ở nhiệt độ 14oC và 43oC, cá bất động, hôn mê, tê cứng , lật ngang các mang , vây mang hoàn toàn ngưng hoạt động. Theo kết quả nguyên cứu ngưỡng nhiệt độ thấp và cao gây chết của cá chốt sọc giai đoạn cá bột được xác định lần lượt là 17,1oC và 39,2oC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Thanh Bình (2019) khi thực hiện thí nghiệm trên cá chốt bông với độ chênh lệch ngưỡng gây chết khoảng 1oC. Khoảng nhiệt độ cao và thấp gây chết sẽ cao và thấp thay đổi theo loại cá, độ tuổi của cá bắt đầu từ giai đoạn mới nở. Khả năng chịu đựng môi trường bất lợi của cá tăng dần theo sự phát triển và tuổi cá. Khi cơ thể cá phát triển ngày càng hoàn chỉnh là khả năng chịu đựng stress từ môi trường bên ngoài càng tốt hơn.

Hầu hết các loài cá nuôi phân bố ở DBSCL và những vùng phân bố có vĩ độ thấp thì nhiệt độ thích hợp cho đa số loài là 28 – 35 oC và giới hạn nhiệt độ cho phép là 10 – 40 oC (Trương, 2003). Theo dữ liệu từ trang web FISH BASE thì cá chốt sọc là loài cá sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ sống thích hợp là 25 – 30 oC thích nghi với môi trường nước có nhiệt độ biến đổi rộng.

Nhìn chung , biên độ nhiệt độ gây chết cá chốt sọc là hẹp hơn so với một số loài cá nuôi ở ĐB SCL . So với cá chép Cyprinus carpio và cá thác lác còm Chitala chitala thì nhiệt độ cao gây chết cá chốt sọc thấp hơn nhưng nhiệt độ thấp gây chết cao hơn . Ngưỡng nhiệt độ cao và thấp của cá chép lần lượt là 41,1oC và 9,2oC (Nguyen , 2004) và của cá thát lát còm là 41,7 oC và 11oC (La , 2012) . Nhiệt độ cao gây chết cá chốt sọc cũng thấp hơn cá tra Pangasianodon hypophthalmus (40,8oC) và cá basa Pangasius bo courti (40,3oC) nhưng nhiệt độ thấp gây chết là tương đương cá tra (16,7 oC) (Duong , 2003) . Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu cũng như khả năng chịu đựng của loài




tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương