Bộ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng du lịch báo cáo tổng kếT


Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến của Hill, 2000



tải về 0.91 Mb.
trang17/37
Chuyển đổi dữ liệu06.10.2022
Kích0.91 Mb.
#53450
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   37
NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LUA CHON DIEM DEN CUA KDL HAN QUOC FINALA 2 5 2021
Bao cao thc hanh Sn xut tom kho Cong, Mau-ban-thuyet-minh-dieu-kien-co-so-san-xuat-thuc-an-thuy-san-12.NT-chi-tiet-nhat, tài liệu tham khảo, 01-49-BUI PHUONG DAI(36-41), trongtruong so17a 09, tphuc, Editor, 01 - 2018022801 - Y dinh mua thuc pham an toan - Pham Xuan Giang - dinh dang, Back To School · SlidesMania, Quy phạm thực hành chế biến cá tra phi lê đông lạnh
Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến của Hill, 2000.

Hình 1.9: Mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến (Hill, 2000)
Kế thừa mô hình của Mathieson and Wall (1982), Hill (2000) hướng vào đánh giá vai trò của các nhân tố ảnh hướng tới tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hill (2000) cho rằng hành vi lựa chọn điểm đến chịu sự tác động của 2 nhóm nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, tác giả tập trung vào nhóm nhân tố là khoảng cách, thời gian đi du lịch, chi phí cho chuyến đi, các rủi ro có thể gặp phải cũng như kiến thức và tính hấp dẫn của điểm đến. Ông chia sự lựa chọn điểm đến được chia thành 3 giai đoạn: (1) giai đoạn xem xét, (2) giai đoạn cam kết, và (3) giai đoạn lựa chọn điểm đến cuối cùng. Khi du khách biết về điểm đến, họ có thể cam kết sẽ lựa chọn (evoked set), hoặc nhóm điểm đến không được chấp nhận (inert set), hoặc nhóm điểm đến không muốn lựa chọn hay không quan tâm (inept set) (Hill, 2000) .
Mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự định du lịch của Jalilvand và cộng sự, 2012: Theo Jalilvand và cộng sự (2012, trên cơ sở những điểm đến đã được xem xét và cam kết lựa chọn, du khách sẽ lựa chọn những điểm đến cuối cùng cho chuyến du lịch của mình. Những thông tin cùng với kinh nghiệm của bản thân giúp hình thành nên hình ảnh về điểm đến thông qua cảm nhận đánh giá của du khách, từ đó hình thành nên thái độ và thúc đẩy cho dự định hay hành vi lựa chọn điểm đến xảy ra (Jalilvand, Samiei, Dini, & Manzari, 2012) . Thể ở mô hình dưới đây:


Hình 1.10: Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự định
du lịch (Jalilvand và cộng sự, 2012)

Tóm lại, từ sự phân tích các mô hình hành vi tiêu dùng của du khách cho thấy, các nhà nghiên cứu cùng đồng quan điểm khi xem các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài là nhân tố đầu vào và sự lựa chọn điểm đến là nhân tố đầu ra. Sự lựa chọn điểm đến du lịch trải qua 3 giai đoạn: (1) phát triển các ý tưởng ban đầu về các điểm đến hay chính là quan tâm tới các điểm đến; (2) xem xét kỹ về các điểm đến mà nhận thức/quan tâm chuyển thành những cam kết chặt chẽ hơn gắn với một số điểm đến cụ thể; (3) sự lựa chọn điểm đến cuối cùng. Trong đó, các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng du lịch thường tập trung lý giải nguyên nhân hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách gồm các quyết định trước chuyến đi hay trước khi tiêu dùng, trong chuyến đi và các đánh giá sau chuyến đi ( (Thompton & Cooper, 1979); (A. G. Woodside & S. Lysonski, 1989); (Crompton, 1992); (Crompton & Ankomah, 1993); (Middleton, 1994); (Um & Crompton, 1990, 1991, 1992); Correia, 2002; (Corria & Pimpao, 2008)).
Như vậy, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là một khía cạnh rất quan trọng phải được nghiên cứu trong mọi hoạt động tiếp thị, trong đó có lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đặc biệt, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch không chỉ giúp nhà nghiên cứu, nhà quản lý hiểu rõ hơn nhu cầu của du khách trong các quyết định mua sản phẩm du lịch mà còn hiểu được các quyết định sau khi mua của họ. Quyết định sau khi mua thường liên quan đến việc đánh giá sự thỏa mãn với chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến cũng như kế hoạch quay trở lại du lịch, ý định giới thiệu cho người khác đến du lịch. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng giúp các nhà quản lý kinh doanh du lịch ở những cấp độ khác nhau hiểu rõ để có những chính sách phù hợp nhằm xây dựng lòng trung thành của du khách. Đồng thời, các lý thuyết cơ bản về hành vi tiêu dùng trong du lịch sẽ định hướng cho khung lý thuyết tiếp cận về sự lựa chọn điểm đến của du khách đối với các điểm đến du lịch.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả. Từ đó cũng cho thấy các tác nhân tới quyết định chọn điểm tham quan rất đa dạng và phức tạp.
Các tác giả Haider and Ewing (1990), Morey và cộng sự (1991), Crompton (1979), Hsu và cộng sự (2009), Schroeder và Louviere (1999) cho rằng, đặc điểm/đặc trưng của điểm đến là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn đến đến du lịch, bao gồm các nhân tố: giá cả, quy mô và dịch vụ lưu trú, điểm đến gần biển, điểm đến gần trung tâm, khoảng cách từ điểm đến tới sân bay, khoảng cách của các cơ sở lưu trú, cửa hàng mua sắm, các hoạt động tại điểm đến, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và các nhân tố an ninh an toàn ( (Haider & Ewing, 1990b); (Morey, Shaw, & Rove, 1991); (Hsu, Tsai, & Wu, 2009b); (Schroeder & Louviere, 1999b) .
Các tác giả Eymann and Ronning (1992), Morley (1994), Eymann and Ronning (1997), Lim (1999) xác định 2 nhân tố cơ bản ảnh sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách, đó là: Đặc điểm/đặc trưng của điểm đến như Giá (vé máy bay, giá khách sạn, giá tham quan, tỷ giá) và Đặc điểm cá nhân/Nhân khẩu học như Động cơ (thư giãn, tìm hiểu về văn hóa…), kinh nghiệm đi du lịch tới điểm đến, thu nhập…( (A. Eymann & Ronning, 1992); (Morley, 1994); (A. Eymann & Ronning, 1997); (Lim, 1999)).
Chen and Tsai (2007) chỉ ra 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin, như: Thông tin từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp; Thông tin truyền miệng; Thông tin thương mại (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, báo chí, mạng xã hội, website…); Hai là, đánh giá của du khách về điểm đến, như: Đánh giá hình ảnh thương hiệu điểm đến; Giá cả; Các nhân tố hữu hình khác (tài nguyên, giao thông, dịch vụ…); Ba là, động cơ, như: Xu hướng của xã hội (nơi đang sinh sống); Thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ (khám phá ẩm thực, văn hóa, lịch sử, ); Muốn trải nghiệm cảm giác khác lạ so với cuộc sống hàng ngày (thoát khỏi nơi cư trú thường xuyên, rời xa căng thẳng stress hàng ngày, gặp gỡ những người mới, tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm, thử thách bản thân) (Chen & Tsai, 2007) .
Correia and Pimpao (2008), cũng chỉ ra 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin, gồm: Nguồn trung lập (các văn phòng Du lịch); Nguồn mang tính thương mại (các công ty/đại lý lữ hành); Nguồn từ xã hội (từ người thân, bạn bè, gia đình); Nguồn thông tin quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp (Tập gấp brochures, báo chí, phim ảnh, radio, TV, internet); Hai là, đặc điểm, đặc trưng của điểm đến, gồm: Ẩm thực, môi trường xã hội, khả năng tiếp cận, bầu không khí thư giãn, an ninh an toàn, thời tiết, phong cảnh, hoạt động mua sắm, các hoạt động về đêm, trang thiết bị thể dục thể thao, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, có tính độc đáo, kỳ lạ..; Ba là, đặc điểm cá nhân, gồm: Có thêm trải nghiệm với nhiều nền văn hóa và lối sống, có thêm nhiều kiến thức về điểm đến, làm giàu hiểu biết của bản thân, thăm quan nhiều địa danh mới, được vui chơi giải trí, đến những địa danh mà bạn bè chưa bao giờ đến, muốn kể cho mọi người nghe về điểm đến, gắn kết thêm tình bạn, giải tỏa stress, rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới, trải nghiệm cảm giác phiêu lưu mạo hiểm (Correai & Pimpao, 2008) .
Ferencova (2012) cho rằng Hình ảnh của công ty du lịch, như: Danh tiếng và hình ảnh của công ty/đại lý du lịch, kinh nghiệm sử dụng dịch vụ của công ty du lịch, sự tư vấn, gợi ý của người quen về công ty du lịch, sử dụng các dịch vụ phụ thuộc của công ty du lịch, sử dụng các dịch vụ phụ thuộc công ty du lịch tại điểm đến, các ưu điểm nổi bật của công ty du lịch so với các công ty khác là yế tố quyết định nhất (Ferencova, 2012) .
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách đều đề cập đến các nhân tố bên trong (nhân tố cá nhân), và nhân tố bên ngoài (nhân tố môi trường). Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến một nhóm nhân tố hay một vài nhân tố nhất định tùy thuộc vào mục đích và bối cảnh nghiên cứu. Tổng hợp hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài thể hiện ở sơ đồ dưới đây:




tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương