Bộ CÔng thưƠng nhà xuất bản công thưƠng báo cáo logistics Việt Nam logistics: TỪ KẾ hoạch đẾn hành đỘNG



tải về 1.32 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/117
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1.32 Mb.
#53351
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   117
bc log 2017

3. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
3.1. Tham gia Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO
Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) từ tháng 11/2015. 
Ngày 22/2/2017, TFA đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 
thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực.


BÁO CÁO
LOGISTICS VIỆT NAM 2017
27
LOGISTICS: TỪ KẾ HOẠCH ĐẾN HÀNH ĐỘNG
TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng 
hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một 
động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi 
ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên. 
Việc triển khai đầy đủ TFA được dự báo sẽ cắt giảm trung bình 14,3% chi phí thương 
mại của các quốc gia thành viên, trong đó các nước đang phát triển sẽ được lợi nhiều 
nhất theo khảo sát năm 2015 do các nhà kinh tế của WTO thực hiện. 
TFA bao gồm 3 phần chính với 24 điều, trong đó theo quy định của Hiệp định, các 
cam kết tại Phần I của Hiệp định được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm A: Thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực (hoặc trong vòng 1 năm đối với 
các nước thành viên kém phát triển). 
- Nhóm B: Thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực, sau một thời gian chuẩn bị 
- Nhóm C: Thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực, sau một thời gian chuẩn bị với sự 
hỗ trợ kỹ thuật.
Các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, sẽ tự rà soát trên cơ sở thực tiễn quản lý 
của mình để phân loại các điều khoản theo các nhóm A, B và C, xây dựng lộ trình thực 
hiện và thông báo cho WTO. 
Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc giảm bớt TTHQ 
sẽ giúp cắt giảm 2,8% chi phí thương mại đối với những nước thu nhập trung bình 
khá, 2,2% đối với các nước thu nhập trung bình thấp.
Hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải 
cách hướng tới thuận lợi hóa thương mại. Theo đó, cơ quan quản lý cần tạo ra nhu 
cầu và các hoạt động hỗ trợ xuyên suốt cho quá trình cải cách thuận lợi hóa thương 
mại. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động phát hiện những quy định chưa phù 
hợp với TFA cũng như những vấn đề làm hạn chế hiệu quả của TFA; phản ánh theo 
cơ chế TFA với các cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan (hải quan, quản lý 
chuyên ngành), các cơ quan giám sát, điều hành (Chính phủ, Quốc hội) và các tổ chức 
đại diện doanh nghiệp (VCCI, các hiệp hội,...). Từ đó, các doanh nghiệp đưa ra những 
sáng kiến theo TFA như đề xuất cách thức giải quyết bất cập và tạo sức ép bằng TFA 
thông qua các tiêu chuẩn, thời hạn hoàn thành cải cách thủ tục hải quan.
Cùng với việc tham gia TFA, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1899/QĐ-TTg 
ngày 4/10/2016 thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế Một cửa ASEAN, Cơ chế 
Một cửa Quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại. Đứng đầu Ủy ban là Phó Thủ tướng 
Vương Đình Huệ, thành viên Ủy ban là Lãnh đạo các Bộ ngành và VCCI.


BÁO CÁO

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   117




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương