Amoris laetitia


Bầy con của bạn như những cây ô-liu mơn mởn



tải về 1.39 Mb.
trang5/83
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.39 Mb.
#34795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   83

Bầy con của bạn như những cây ô-liu mơn mởn


  1. Chúng ta hãy trở lại với bài ca của tác giả thánh vịnh. Bài ca này cho thấy bên trong ngôi nhà có người chồng và người vợ đang ngồi tại bàn ăn, con cái quây quần bên họ như “những cây ô-liu mơn mởn” (Tv 128,3), tức là tràn đầy sinh lực. Nếu cha mẹ như là nền móng của ngôi nhà, thì con cái như là “những viên đá sống động” của gia đình (cf. 1 Pr 2,5). Thật ý nghĩa, trong Cựu Ước từ ngữ được sử dụng nhiều nhất sau tên gọi Thiên Chúa (YHWH, “Đức Chúa”) lại là từ “người con” (ben), một từ ngữ vốn có liên hệ đến động từ Hipri có nghĩa “xây dựng” (banah). Vì thế, trong thánh vịnh 127, ơn huệ con cái được tôn vinh bằng hình tượng hoặc như việc xây dựng một ngôi nhà, hoặc như đời sống xã hội và thương mại diễn ra tại các cổng thành: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công […] Này con cái là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. Bầy con sinh ra thời son trẻ tựa nắm tên người dũng sĩ cầm tay. Hạnh phúc thay người nào đeo ống đầy loại tên như thế! Họ sẽ không nhục nhã khi phải đến cửa công tranh tụng với địch thù.” (Tv 127,1.3-5). Đã hẳn, những hình ảnh này phản ảnh nền văn hóa của một xã hội thời xa xưa, nhưng sự hiện diện của những đứa con, dẫu sao vẫn là một dấu chỉ của một gia đình sung mãn, tiếp nối liên tục của chính lịch sử cứu độ, từ đời này qua đời khác.

  2. Trong viễn tượng đó, giờ đây chúng ta có thể giới thiệu một chiều kích khác nữa của gia đình. Chúng ta biết rằng trong Tân Ước người ta nói về “Hội thánh hội họp tại nhà” (cf. 1 Cr 16,19; Rm 16,5; Cl 4,15; Plm 2). Một không gian sống động của gia đình có thể biến thành Hội thánh tại gia, một khung cảnh cho Bí tích Thánh Thể, có sự hiện diện của Chúa Kitô tại bàn ăn. Chúng ta không thể nào quên hình ảnh của sách Khải huyền, trong đó Chúa nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20). Như vậy, người ta đã phác họa một mái ấm gia đình, là nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa, có kinh nguyện chung và, như thế, có phúc lành của Chúa. Đó chính là điều đã được khẳng định bởi thánh vịnh 128 mà chúng ta coi như nền tảng: “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người. Xin Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc!” (Tv 128,4-5a).

  3. Thánh Kinh còn coi gia đình như là trường giáo lý của con cái. Điều đó được minh họa trong phần mô tả cử hành lễ Vượt qua (cf. Xh 12,26-27; Đnl 6,20-25), và sau đó đã được giải thích thêm trong các haggadah của người Do Thái, tức là trong trình thuật dưới hình thức mẫu đối thoại kèm theo nghi thức bữa ăn tưởng niệm biến cố Vượt qua. Ngoài ra, còn có một thánh vịnh đề cao việc loan báo đức tin trong gia đình: “Điều chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng giấu gì con cháu cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Chúa, với những kì công Chúa đã làm. Người đã ban huấn lệnh cho nhà Gia-cóp, đặt ra lề luật cho Israel, dạy tổ tiên chúng tôi truyền lại cho con cháu các cụ được tường, hầu thế hệ tương lai kẻ hậu sinh cũng biết, rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu mình.” (Tv 78,3-6). Vì thế, gia đình là nơi cha mẹ trở thành những thầy dạy đầu tiên về đức tin cho con cái. Đó là một công trình “lưu truyền” từ người này sang người khác: “Vậy mai ngày con của ngươi có hỏi: ‘Điều đó nghĩa là gì?’ Thì ngươi sẽ nói với nó: ‘Đức Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ của Người mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ’” (Xh 13,14). Như vậy, nhiều thế hệ khác nhau sẽ lên tiếng ca tụng Đức Chúa, “nào là nam thanh, nào là nữ tú, khắp mặt bô lão, khắp mặt nhi đồng” (Tv 148,12).

  4. Cha mẹ có trách nhiệm phải hoàn tất cách nghiêm túc sứ mạng giáo dục của mình, như lời dạy bảo thường xuyên của các bậc khôn ngoan trong Thánh Kinh (cf. Cn 3,11-12; 6,20-22; 13,1; 22,15; 23,13-14; 29,17). Phần con cái thì được mời gọi gẫm suy và thực hành giới răn: “Hãy thờ cha kính mẹ” (Xh 20,12), động từ “thờ kính” ở đây có liên quan đến việc hoàn tất những cam kết trong gia đình và xã hội cách đầy đủ, không được xao nhãng lấy cớ được miễn chuẩn tôn giáo (cf. Mc 7,11-13). Thực ra, “ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu (Hc 3,3-4).

  5. Tin mừng cũng nhắc nhở chúng ta rằng con cái không phải là một thứ tài sản của gia đình, nhưng trước mắt chúng có cuộc sống riêng của mình để sống. Nếu quả thực Đức Giêsu vẫn tỏ ra mẫu mực vâng phục cha mẹ trần thế của Người, khi tuân phục các ngài (cf. Lc 2,51), thì hẳn Người cũng cho thấy việc chọn lựa cách sống của người con và chính ơn gọi làm người kitô hữu có thể đòi hỏi phải có một khoảng độc lập nào đó với gia đình để thực hiện việc hiến dâng cho Nước Chúa (cf. Mt 10,34-37; Lc 9,59-62). Hơn nữa, chính Người lúc 12 tuổi đã trả lời cho Mẹ Maria và Thánh Giuse là Người còn có một sứ mạng quan trọng hơn để hoàn tất ngoài phạm vi gia đình trần thế của Người (cf. Lc 2,48-50). Bởi thế Người đề cao sự cần thiết phải có những mối dây liên kết sâu xa khác nữa cả trong những mối tương quan gia đình: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21). Đàng khác, khi quan tâm đến các trẻ nhỏ trong xã hội của vùng Cận đông cổ đại vốn vẫn coi chúng như những chủ thể chẳng có lấy một quyền lợi đặc biệt nào, thậm chí có khi còn bị coi như những đồ vật mà gia đình sở hữu, Đức Giêsu còn đi đến chỗ giới thiệu các em nhỏ cho người lớn như là những thầy dạy, vì tính đơn sơ tin tưởng và hồn nhiên của các em đối với những người khác: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18,3-4).

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   83




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương